xin hỏi về ốc nhồi

  • Thread starter binh binhthuan
  • Ngày gửi
có bác nào biết gì về ốc nhồi xin chỉ giúp ??có phải nó là ốc lác không vậy các bác ??
 


Ốc Nhồi ở ngoài Bắc còn gọi là Ốc Bươu, không biết miền Trung và miền Nam có không,
nhưng chúng hoạt động mạnh và sinh đẻ vào mùa hè, và chui vào hang hốc ngủ mùa đông.
Ốc Nhồi là thức chủ yếu của món Bún Ốc Hà Nội nổi tiếng.
*
Ốc Nhồi có dạng Tròn Xoe, nên người Bắc gọi người mắt lồi to là người mắt Ốc Nhồi,
hay mắt Ốc Bươu. Ốc đã lớn thì to đường kính hơn 3cm. Khi còn nhỏ dưới 2cm thì vỏ
mỏng, màu vàng tươi đến vàng da cam về phần đầu, còn phần trôn thì ngả xanh lá cây.
Càng lớn thì vỏ ốc càng dày cứng, và ngả dần sang màu xanh lá cây sẫm và màu nâu, bắt
đầu có rêu đóng dày ngoài vỏ. Vì thế ốc có rêu dày thì ăn không ngon bằng ốc vỏ còn
láng bóng. Không rõ một năm hay hơn thì ốc lớn đến 3cm, nhưng có nhiều con lớn hơn
3cm vỏ vẫn láng bóng, rất đẹp. Mùa đông chúng chui vào khe sát mặt nước ngủ đông, gắn
kín miệng lại, miệng thụt vào dưới mép vỏ ngoài . Mùa hè, chúng béo mập, dù ta lấy tay
ép vào trong vỏ, thì miệng nó vẫn không thể thụt vào tới mép vỏ ngoài được . Tôi không
rõ nó có mắt hay không, nhưng thấy có 2 râu thịt như ăng ten, dài hơn 1cm. Nó có thể
bám vào rong rêu và leo trèo từ cây này sang cây khác dưới nước. Khi còn nhỏ, nó có
thể bám vào mặt nước mà bò ngầm lộn đầu dưới mặt nước, chẳng khác gì bò trên một tấm
kính đặt trên bàn. Có động, thì nó từ từ chìm xuống mà bò dưới đáy nước. To chừng hơn
1cm thì ốc quá nặng, không bám mặt nước mà bò được kiểu ấy nữa. Chúng có đực cái, và
giao cấu ở ngoài vỏ, còn thân trong vẫn ở trong 2 vỏ riêng biệt. Chẳng biết có mang
bao lâu, nhưng con cái bò lên bờ và đẻ trứng ở trên mép nước. Trứng Ốc Nhồi nhỏ bằng
hạt đậu xanh, tròn xoe, vỏ đá vôi mỏng màu trắng bóc, bên trong chỉ có lòng trắng .
Các trái trứng dính chặt với nhau thành một ổ, hầu như không thể gỡ rời từng trái ra
mà không giập vỡ được. Ổ trứng có thể hơn 3cm đường kính, lớn gần bằng 1 con ốc nhồi
cỡ lớn, không hiểu con mẹ nó bụng to cỡ nào mà đẻ ra được ổ trứng lớn như vậy? Thường
bờ ao có trồng cây khoai nước, thì gốc các cây này thường có ổ trứng Ốc Nhồi. Đôi khi
ổ trứng chỉ đặt vào chỗ lõm của đất bờ ao. Trứng Ốc Nhồi luôn luôn phải ở trên cạn.
Ốc Nhồi có thể ở trên cạn nhiều ngày nếu đủ độ ẩm. Mùa Thu, ở các khe hở dưới nước,
có thể nhặt hàng mấy trăm con nằm sát vào nhau ngủ đông . Mặc dàu Ốc Nhồi ăn rất ngon,
nhưng ăn một bụng mấy chục con thì cũng chán, và hơi khó tiêu. Vì thế ở nhà quê tôi,
ốc nhồi dưới ao rất nhiều mà ăn không hết. Nếu ở Hà Nội thì trúng mánh lớn.
*
Làm Ốc Nhồi có 2 cách: Làm sống, và làm sau khi luộc lên rồi. Dù cách nào, thì cuối
cùng cũng chặt trôn ốc, cạy nắp miệng (luộc thì khỏi cạy, vì nắp tự rụng ra), rồi
ngoáy đũa vào trôn ốc theo chiều xoáy, thì cả thân ốc rơi ra đằng miệng. Để riêng
thịt thân ốc ra khỏi nước ốc mà xào nấu. Nước ốc này hơi nhớt, và khá ngon ngọt,
khác hẳn với nước ốc luộc - nhạt như nước ốc. Hai món ngon và phổ biến nhất là món
Ốc Luộc, chấm mắm gừng, và món Bún Ốc. Món Bún Ốc thì Hà Nội làm rất ngon, nhưng lúc
ấy tôi còn nhỏ, và con trai nhỏ thì mấy khi để ý đến cách nấu nướng đâu.
*
 
cảm ơn bác nhiêù!không ngờ bác xa quê lâu rồi mà vẫn còn nhớ rõ từng chi tiết !!
Theo như bác mô tả thì loại ốc đó người trong miền nam gọi là ốc bưu xanh . Loại này to hơn ốc bưu vàng và trông sạch sẽ hơn nên được ưa chuộng hơn...
Bác nói "...nếu ở Hà Nội thì trúng mánh lớn ..." là sao vậy bác ??
 
Last edited by a moderator:
"nếu ở Hà Nội thì trúng mánh lớn" là câu nói có ý nghĩa lúc ấy .
*
Thuở ấy, Hà Nội nhỏ bé và thanh bình, đường lác đác vài xe đạp, xe
máy, xích lô. Bà con đều đi bộ thôi. Bà con các tỉnh khác mang hàng
lên Hà Nội bán cũng rất ít . Vì thế, giá cả chênh lệch giữa Hà
Nội và nhà quê khá cao . Đôi khi đi buôn chỉ mang một cặp gà,
một tá trứng lên Hà Nội cũng được. Nếu mang 100 con gà lên thì không
biết có đủ người mua không, hay phải bán với giá rẻ mạt?
*
Vì vậy, ốc nhồi ở ao nhà tôi tuy nhiều, ăn chán thì cứ để chúng
dưới ao, cũng không dám mang lên Hà Nội bán, lời lãi chẳng bằng
ngồi nhà ngắm trăng sao uống nước lã cho nhàn. Chỉ khi đã ở Hà
Nội rồi mà ao nhà có nhiều ốc như thế thì mới trúng mánh, tà tà
khách mua đến đâu thì bắt đến đó.
*
Bây giờ thì khác rồi . Gà thì Hà Nội ăn mỗi ngày hàng chục tấn .
Ốc nhồi nếu có hàng vạn con bán thì cũng tiêu vèo. Chỉ tiếc không
có hàng mang lên Hà Nội bán thôi. Dù sao, nông dân bán hàng cho
Hà Nội cũng vẫn nghèo, chẳng thể nào trúng mánh được.
*
 
cần mua ốc bưu về nuôi thử

mình tại ang giang, lâu rồi cũng thèm con ốc đó, nhưng không còn, bạn có bán không?:lol:
 
mình tại ang giang, lâu rồi cũng thèm con ốc đó, nhưng không còn, bạn có bán không?:lol:
mình có quen với một số mối cung cấp loại ốc này cũng ở khu vực miền tây nhưng cung cấp với số nhiều ,nếu bạn muốn mua ít để ăn thôi thì rất khó về vấn đề vận chuyển với lại giá cả tại các tỉnh miển tây cũng không chênh lệnh nhau lắm nên chủ yếu là tiêu thụ nội tại .

Còn như bác anhmytran nói thì giá cả ở ngoài miền bác so với trong này thì chênh lệch nhau nhiều nếu vận chuyển được ra ngoài đó tiêu thụ thì hay

Nếu các anh , các bác nào có mối tiêu thụ ở ngoài bắc về mặt hàng cua đồng và ốc bưu xanh thì hãy liên hệ với mình chúng ta có thể hợp tác (email:a.anhvancodon@yahoo.com.vn , hoặt nhắn tin trực tiếp cho mình ) ,mình có thể cung cấp được từ vài tấn đến vài chục tấn .
 
Ốc Nhồi ở ngoài Bắc còn gọi là Ốc Bươu, không biết miền Trung và miền Nam có không,
nhưng chúng hoạt động mạnh và sinh đẻ vào mùa hè, và chui vào hang hốc ngủ mùa đông.
Ốc Nhồi là thức chủ yếu của món Bún Ốc Hà Nội nổi tiếng.

*

Em mặc dù ở HàNội nhưng chưa thấy ai gọi ốc nhồi là ốc Bươu như bác đâu hà còn nói đến ốc bươu thì từ khi ốc bươu xuất hiện thì ốc nhồi quê em đã tuyệt chủng chắc là vì cạnh tranh thức ăn . Giờ thỉnh thoảng em vẫn đi bắt ốc bươu về đập cho ngan gà vịt ăn tăng đạm .:wacko:
 

Em mặc dù ở HàNội nhưng chưa thấy ai gọi ốc nhồi là ốc Bươu như bác đâu hà còn nói đến ốc bươu thì từ khi ốc bươu xuất hiện thì ốc nhồi quê em đã tuyệt chủng chắc là vì cạnh tranh thức ăn . Giờ thỉnh thoảng em vẫn đi bắt ốc bươu về đập cho ngan gà vịt ăn tăng đạm .:wacko:
mình không biết con ốc nhồi nhưng theo bác anhmytran miêu tả thì dó chính là ốc bưu xanh theo tên gọi trong nam ốc bưu xanh rất khác so với ốc bưu vàng đó bạn.

ốc bưu mà bạn kể ;mình chắc là ốc bưu vàng thịt chúng không ngon và người ta còn đồn ăn trứng chúng sẽ bị ung thư nên không ai dám ăn vì con nào củng mang trứng cả chúng thành thuc rất sớm cở ngón chân cái là mang trứng rồi trứng có màu hồng rất dể thấy
 
Em mặc dù ở HàNội nhưng chưa thấy ai gọi ốc nhồi là ốc Bươu như bác đâu hà còn nói đến ốc bươu thì từ khi ốc bươu xuất hiện thì ốc nhồi quê em đã tuyệt chủng chắc là vì cạnh tranh thức ăn . Giờ thỉnh thoảng em vẫn đi bắt ốc bươu về đập cho ngan gà vịt ăn tăng đạm .:wacko:
Tôi ở Hà Nội những ngày Quân Đội Pháp rời khỏi Thủ Đô
và quân đội chính quy Việt Nam vào tiếp quản, những
ngày Mỹ ném bom rải thảm B52, những ngày người Hoa khóc
lóc rời khỏi Hà Nội.
*
Bạn bây giờ mới lớn lên ở Hà Nội, khi mà món Bún Ốc nổi
tiếng đă mất, chỉ còn người già mới còn giữ trong kỷ niệm.
*
Vì vậy, những hiểu biết của 2 chúng ta bổ sung cho nhau,
chứ không có ai sai cả.
*
 
*
Bạn bây giờ mới lớn lên ở Hà Nội, khi mà món Bún Ốc nổi
tiếng đă mất, chỉ còn người già mới còn giữ trong kỷ niệm.
*
Vì vậy, những hiểu biết của 2 chúng ta bổ sung cho nhau,
chứ không có ai sai cả.
*

Hi hi...! Tôi vẫn nấu món bún ốc thường xuyên để ăn đấy. Ốc nhồi (ốc bươu) thì ở đâu cũng có. Đừng lẫn ốc bươu vàng nhé(ăn tanh rình, nhạt hoét). Nhưng để có món bún ốc ngon đúng kiểu cổ truyền thì không thể thiếu dấm bỗng, ớt bột khô chưng, kinh giới nhé. Còn món ốc om chuối đậu thì phải có chuối xanh, mẻ, tía tô xắt nhỏ. Trong Trung và Nam thì ốc này hay được làm món ốc um, ốc xào sả ớt ăn cũng được...
 
Ốc Nhồi ở ngoài Bắc còn gọi là Ốc Bươu, không biết miền Trung và miền Nam có không,
nhưng chúng hoạt động mạnh và sinh đẻ vào mùa hè, và chui vào hang hốc ngủ mùa đông.
Ốc Nhồi là thức chủ yếu của món Bún Ốc Hà Nội nổi tiếng.

*

Em mặc dù ở HàNội nhưng chưa thấy ai gọi ốc nhồi là ốc Bươu như bác đâu hà còn nói đến ốc bươu thì từ khi ốc bươu xuất hiện thì ốc nhồi quê em đã tuyệt chủng chắc là vì cạnh tranh thức ăn . Giờ thỉnh thoảng em vẫn đi bắt ốc bươu về đập cho ngan gà vịt ăn tăng đạm .:wacko:

ỐC nhồi ngoài bắc . màu sắc tùy thuộc vào nơi chúng sống , có khi hơi vàng cũng có khi đen bóng , khác ốc bươu vàng là miệng nhỏ hơn thân hình tròn hơn và trứng màu trắng , còn ốc bươu vàng trứng màu đo đỏ .
Và ốc nhồi quê bạn tuyệt chủng có lẽ ko phải vì cạnh tranh thức ăn , mà là do ốc nhồi bị ốc bươu lấn áp. em đã từng thấy những con ốc lai đời đầu . bố là ốc bươu nhưng mẹ là ốc nhồi .

--------

Nó có thể
bám vào rong rêu và leo trèo từ cây này sang cây khác dưới nước. Khi còn nhỏ, nó có
thể bám vào mặt nước mà bò ngầm lộn đầu dưới mặt nước, chẳng khác gì bò trên một tấm
kính đặt trên bàn. Có động, thì nó từ từ chìm xuống mà bò dưới đáy nước. To chừng hơn
1cm thì ốc quá nặng, không bám mặt nước mà bò được kiểu ấy nữa.
*
Bác tả rất tỉ mỉ các chi tiết khác chỉ có đoạn này là cháu thấy khác , cháu vẫn đi bắt ốc nhồi ban đêm thường xuyên thấy con to hết cỡ vẫn bám mặt nước bò đc bác ạh . chỉ có điều khi bò như vậy nó sợ ánh nắng mặt trời ,chỉ bò lúc chỗ bóng râm và ban đêm.
 
Last edited:
Thông tin về ốc nhồi

Thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc nhồi trong ao đất
Ốc nhồi (Pila polita Deshayes,1830) là loài động vật thân mềm nước ngọt có giá trị kinh tế cao do thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng (chứa 11,9% protid; 0,7% lipid; các vitamin B1, B2, PP; các muối Ca, P; cung cấp 86 calo/100g thịt), được sử dụng làm các món ăn dân dã như: bún ốc, ốc xào, canh ốc, ốc luộc hay những món ăn đặc sản: ốc hấp lá gừng, ốc nhồi thịt, ốc hấp thuốc bắc... Ốc nhồi còn được dùng làm thuốc.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ốc nhồi (Pila polita Deshayes,1830) loài động vật thân mềm nước ngọt có giá trị kinh tế cao do thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng (chứa 11,9% protid; 0,7% lipid; các vitamin B1, B2, PP; các muối Ca, P; cung cấp 86 calo/100g thịt), được sử dụng làm các món ăn dân dã như: bún ốc, ốc xào, canh ốc, ốc luộc hay những món ăn đặc sản: ốc hấp lá gừng, ốc nhồi thịt, ốc hấp thuốc bắc... Ốc nhồi còn được dùng làm thuốc. Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới, có nhiều ao hồ, sông suối, nhiều ruộng trũng là điều kiện thuận lợi để các đối tượng nước ngọt, trong đó có ốc nhồi sinh trưởng. Tuy nhiên, nguồn lợi ốc nhồi trong tự nhiên đang ngày một giảm sút do nhiều nguyên nhân: khai thác quá mức, môi trường ngày càng ô nhiễm do chưa quản lý chất thải, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hoá chất trong nông nghiệp... Các nghiên cứu về động vật thân mềm trong nước mới chỉ tập trung vào các đối tượng nước lợ, nước mặn như bào ngư, tu hài, ốc hương, hầu, vẹm, ốc len... Ở nước ngoài các nghiên cứu về ốc nhồi cũng rất hạn chế, mới chỉ nghiên cứu về tầm quan trọng (Pusadee Sri-aroon & CTV, 2005); phân bố (Thaewnon - ngiw & CTV, 2003); vai trò của một số ốc nước ngọt trong đó có ốc nhồi. Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất giống cũng như kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhồi. Việc thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc nhồi là vấn đề cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, giảm áp lực khai thác, bảo vệ và khôi phục nguồn lợi ốc tự nhiên, đa dạng hoá đối tượng nuôi trong nghề nuôi trồng thủy sản. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Điều kiện nuôi Ốc được nuôi thử nghiệm trong 3 ao đất nhỏ có tổng diện tích là 300m[SUP]2[/SUP], độ sâu 1,2-1,5m, mật độ 100 con/m[SUP]2[/SUP], trọng lượng thả ban đầu 0,4g/con. Thức ăn và chế độ cho ăn: Thức ăn nuôi thử nghiệm ốc thương phẩm có 3 loại. Ao 1 sử dụng thức ăn xanh(bèo, lá sắn). Ao 2 sử dụng thức ăn tự chế (theo tỷ lệ40% cám gạo, 20% bột ngô, 10% bột cá nhạt, 30% bột đậu tương). Ao 3 sử dụng kết hợp 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn tự chế. Chế độ cho ăn được điều chỉnh theo khối lượng ốc, cho ăn 2 lần/ngày, lượng thức ăn được cho ăn ở mức gần thỏa mãn, ước tính từ 3-5% khối lượng ốc nuôi.

2. Kết quả thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc nhồi
Bảng 1: Tăng trưởng của ốc nhồi trong ao
nuôi thương phẩm thời gian từ 1/4-1/8/2010
Thời gian nuôi
Khối lượng trung bình (g/con)
Tăng trưởng trên ngày (g/ngày)
Ao 1
Ao 2
Ao 3
Ao 1
Ao 2
Ao 3
1/4
0,4
0,4
0,4
1/5
7,68 ± 1,06
8,18 ± 1,19
8,69 ± 0,91
0,24
0,26
0,28
1/6
15,32±1,51
12,67 ±1,75
16,12 ±1,67
0,25
0,15
0,25
1/7
21,62 ±2,08
17,715 ± 1,57
23,35 ± 2,08
0,21
0,17
0,24
1/8
28,56 ± 3,63
22,61 ± 3,08
31,89 ± 2,7
0,23
0,16
0,25
Trung bình
0,23
0,19
0,26

<tbody> </tbody>




Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy ốc tăng trưởng nhanh ở tháng nuôi đầu tiên. Tốc độ tăng trưởng bình quân ở tháng nuôi thứ nhất đạt 0,24-0,28g/con/ngày. Các tháng tiếp theo ốc có tốc độ tăng trưởng chậm hơn dao động 0,15-0,25g/con/ngày. Tính trung bình cho cả chu kỳ nuôi 4 tháng, tăng trưởng bình quân đạt 0,19-0,26g/con/ngày.

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng về khối lượng của ốc nhồi khi nuôi thử nghiệm bằng 3 loại thức ăn khác nhau trong 4 lần kiểm tra cho thấy: Ao 3 nuôi thử nghiệm bằng 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn tự chế (đạt 8,69; 16,12; 23,35; 31,89g/con) luôn cao hơn Ao 1 nuôi thử nghiệm bằng 100% thức ăn xanh(bèo, lá sắn) (đạt 7,68; 15,32; 21,62; 28,57g/con) và thấp nhất là Ao 2 khi nuôi thử nghiệm bằng thức ăn tự chế (đạt 8,18; 12,67; 17,72; 22,61g/con) (Biểu đồ 1). Một số thông số kỹ thuật chính được trình bày trong bảng.

Bảng 2: Tóm tắt kết quả nuôi thử nghiệm thương phẩm ốc nhồi trong ao đất
Các thông số kỹ thuật
Ao 1
Ao 2
Ao 3
Mật độ thả (con/m[SUP]2[/SUP])
100
100
100
Thời gian nuôi (ngày)
122
122
122
Kích cỡ ao nuôi (m[SUP]2[/SUP])
100
100
100
Độ sâu của nước (m)
1,2
1,2
1,2
Khối lượng ốc thả (g/con)
0,4
0,4
0,4
Khối lượng ốc thu (g/con)
28,56 ± 3,63
22,61 ± 3,08
31,89 ± 2,7
Tăng trưởng bình quân ngày (g/ngày)
0,23
0,19
0,26
Hệ số thức ăn (FCR)
4,93
1,85
2,49
Tỉ lệ sống (%)
66,33
60,67
74,67
Tổng khối lượng ốc thu (kg)
189
137
240

<tbody> </tbody>




Nhận xét: - Tính cả chu kỳ nuôi, hệ số thức ăn xanh là 4,93; hệ số thức ăn tự chế là 1,85 và hệ số thức ăn phối hợp là 2,49. - Tỉ lệ sống của ốc đạt 60,67-74,67%. Sản lượng ốc thu hoạch đạt 137 – 240 kg/100m[SUP]2 [/SUP]ao. - Chu kỳ nuôi ốc đến kích cỡ thương phẩm khoảng 4-5 tháng. Nếu chuẩn bị được ốc giống lớn thì có thể rút ngắn chu kỳ nuôi xuống còn 3 tháng. Như vậy, mỗi năm chúng ta có thể nuôi được 2 vụ từ tháng 4-11, còn thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, do điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam rất lạnh nên không thể nuôi được. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị về con giống qua đông để có thể rút ngắn chu kỳ nuôi.

3. Hệ số thức ăn và chi phí thức ăn
Bảng 3: Hệ số và chi phí thức ăn của ốc nhồi ở các nghiệm thức thí nghiệm
Chỉ tiêu
Ao 1
Ao 2
Ao 3
Giá thức ăn(đồng/kg)
4.000
9.200
6.600
Hệ số thức ăn
4,93
1,85
2,49
Chi phí thức ăn(đồng) cho 1kg ốc
19.720
17.020
16.434

<tbody> </tbody>




Bảng 3 cho thấy ốc nuôi thử nghiệm bằng thức ăn tự chế có hệ số thức ăn thấp, nhưng chi phí thức ăn không thấp là do thức ăn tự chế có giá cao (9.200đồng/kg). Ở Ao 1 nuôi thử nghiệm bằng thức ăn xanh có hệ số thức ăn cao nhưng chi phí cho 1kg ốc tăng trọng lại thấp là do thức ăn xanh có giá rẻ hơn thức ăn tự chế rất nhiều (4.000đ/kg). Hệ số thức ăn của ốc nhồi ở các ao nuôi thử nghiệm dao động từ 1,85-4,93, thấp hơn rất nhiều so với ốc bươu vàng. Hệ số thức ăn của ốc bươu vàng là 8-15, ăn liên tục cả ngày, khẩu phần thức ăn một ngày đêm của ốc bươu vàng từ 80-120% khối lượng thân, vì vậy ốc bươu vàng tăng trưởng rất nhanh, trong điều kiện nuôi bình thường, sau 45 ngày kể từ khi nở, ốc đã đạt cỡ thương phẩm 20-25g/con (Nguyễn Duy Khoát, 1993). [h=2]4. Hạch toán kinh tế[/h]

Bảng 4: Hạch toán kinh tế của ốc nhồi ở các nghiệm thức nuôi
Ao 1
Ao 2
Ao 3
Chi phí ốc giống (đồng)
2.500.000
2.500.000
2.500.000
Chi phí thức ăn (đồng)
35.298.000
2.161.500
3.361.000
Chi phí lao động (đồng)
600.000
600.000
600.000
Chi khác (đồng)
300.000
300.000
300.000
Tổng chi (đồng)
6.030.700
4.662.400
5.861.900
Tổng số KL ốc thu (kg)
189
137
240
Giá bán (đồng/kg)
55.000
55.000
55.000
Tổng thu (đồng)
10.395.000
7.535.000
13.200.000
Lãi (đồng)
4.364.300
2.872.600
7.338.100
Làm tròn số
4.300.000
2.800.000
7.300.000

<tbody> </tbody>




Hiệu quả kinh tế của các ao nuôi được ước tính căn cứ vào các chi phí về giống, thức ăn và giá cả ốc nhồi trên thị trường tại thời điểm nuôi thử nghiệm. Kết quả tính toán cho thấy hiệu quả của Ao 3 có sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn tự chế cho lãi cao nhất (7.300.000 đồng/100m[SUP]2[/SUP]/4 tháng nuôi, sau đó đến Ao 1 (nuôi bằng thức ăn xanh) là 4.300.000 đồng/ 100m[SUP]2[/SUP]/4 tháng nuôi); Ao 2 sử dụng thức ăn tự chế cho lãi thấp nhất (2.800.000 đồng/ 100m[SUP]2[/SUP]/4 tháng nuôi). III. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu bước đầu, có thể thấy ốc nhồi là một đối tượng nuôi tiềm năng đem lại hiệu quả kinh tế cao./.

[h=1]Tài liệu tham khảo[/h] 1. Thái Trần Bái (2001), Động vật học không xương sống, Nxb Giáo dục, 1997. 2. Nguyễn Đức Hội (2004), Giáo trình quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1. 3. Nguyễn Duy Khoát (1993), Kỹ thuật nuôi ốc vàng, baba, ếch, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 4. Vũ Trung Tạng - Nguyễn Đình Mão (2006), Khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thuỷ sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. 5. Nguyễn Đình Trung (1998), Giáo trình Thuỷ hoá - Thổ nhưỡng, Nxb Nông nghiệp. 6. Nguyễn Đình Trung (2004), Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 7. Burch JB, Upatham ES (1989), Medically important mollusks of Thailand. J Med ppl Malacol 1989; 1: 1-9. 8. Dillon RT (2000), The ecology of freshwater molluscs. Cambridge, UK: Cambridge University Press, 2000: 509 pp. 9. Pusadee Sri-aroon et al. (2005), Freshwater mollusks of medical importance in KALASIN Province, Northeast THAILAND. 10. Thaewnon-ngiw et al. (2003), Distribution of Pila polita in a southern province of Thailand. Joint International Tropical Medicine Meeting JITMM 2002, Bangkok, THAILAND (20/11/2002) 2003, vol. 34, pp. 128-130.
■ Tạ Thị Bình
Bán Thuốc, Chế Phẩm Sinh Học Trong nuôi trồng Thuỷ sản

Chi tiết hơn về sản phẩm xin vui lòng click chuột
vào đây

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯTHUỶ SẢN DOPA

Địa chỉ: 28/6 Phúc Xá - Ba Đình - Hà Nội

Kỹ sư: Phạm Văn Đông - ĐT: 097 7 710 403

Web: http://vatgia.com/dopa

Với phương thức bán hàng nhanh chóng, hình thức thanh toán đa dạng chúng tôi mong được sự ủng hộ của quý khách hàng trong cả nước. Với phương thức thanh toán sau khi nhận hàng trả tiền tại chính Bưu cục của VNPT tại địa phương của quý vị theo hình thức COD ( Chi tiết về hình thức COD Tại Đây )
chúng tôi bán hàng trên toàn quốc

Gian hàng online của chúng tôi : http://vatgia.com/dopa
 
Cám ơn bạn đã đưa một bài nghiên cứu rất kỹ về Ốc Nhồi, với con số
rất cụ thể.
KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu bước đầu, có thể thấy ốc nhồi là một đối tượng nuôi tiềm năng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gom lại, 1 trăm mét vuông nuôi Ốc nhồi 4 tháng, lãi từ 3 nghìn đến 7 nghìn đồng,
thường thường có thể được hơn 4 nghìn, trung bình mỗi tháng lãi 1 nghìn mốt.
Dựa vào con số đó mà ta coi là hiệu quả kinh tế cao.
Xin cho biết, nuôi tôm cua cá ốc cũng 1 trăm mét vuông 1 tháng, thì lãi bao
nhiêu được gọi là cao, là vừa, và là thấp?
*
 
Cám ơn bạn đã đưa một bài nghiên cứu rất kỹ về Ốc Nhồi, với con số
rất cụ thể.

Gom lại, 1 trăm mét vuông nuôi Ốc nhồi 4 tháng, lãi từ 3 nghìn đến 7 nghìn đồng,
thường thường có thể được hơn 4 nghìn, trung bình mỗi tháng lãi 1 nghìn mốt.
Dựa vào con số đó mà ta coi là hiệu quả kinh tế cao.
Xin cho biết, nuôi tôm cua cá ốc cũng 1 trăm mét vuông 1 tháng, thì lãi bao
nhiêu được gọi là cao, là vừa, và là thấp?
*
chuan
 
Em dang co nhu cau mua óc nhoi voi sll vay anh chi nao co ban óc thuong phạm xin lien he Sđt 0969021267
mình có quen với một số mối cung cấp loại ốc này cũng ở khu vực miền tây nhưng cung cấp với số nhiều ,nếu bạn muốn mua ít để ăn thôi thì rất khó về vấn đề vận chuyển với lại giá cả tại các tỉnh miển tây cũng không chênh lệnh nhau lắm nên chủ yếu là tiêu thụ nội tại .

Còn như bác anhmytran nói thì giá cả ở ngoài miền bác so với trong này thì chênh lệch nhau nhiều nếu vận chuyển được ra ngoài đó tiêu thụ thì hay

Nếu các anh , các bác nào có mối tiêu thụ ở ngoài bắc về mặt hàng cua đồng và ốc bưu xanh thì hãy liên hệ với mình chúng ta có thể hợp tác (email:a.anhvancodon@yahoo.com.vn , hoặt nhắn tin trực tiếp cho mình ) ,mình có thể cung cấp được từ vài tấn đến vài chục tấn .
. Bền minh dang can mua oc nhoi hay óc buou voi SLL achi nao co xin lien he Sđt 0969021267
 


Back
Top