Xin hướng dẫn cách bẫy chồn để tránh bắt gà - SOS

  • Thread starter tuongsinh
  • Ngày gửi
Mình có trại nuôi gà thả vườn xung quanh là rừng cây keo lai và cây mía, mình thả 500 con gà sau một thời gian không thấy con nào chết do bệnh tật mà lại hao hụt rất nhiều. Tình cờ mình phát hiện là đàn chó của mình bắt được hai con chồn trong rẫy mía, mà gà thì nó thường vào đó kiếm ăn vì rất nhiều trùn và côn trùng.
Bây giờ thì mình không biết cách nào để khắc phục tình trạng này. Mong ACE nào biết cách tư vấn giúp mình, xin chân thành cảm ơn!
 


xin hỏi anh chồn rừng hay chồn gì ?
nếu có bãy được xin để lại cho em nhé , em ở daklak
phone : 0989592623
 
Mình có trại nuôi gà thả vườn xung quanh là rừng cây keo lai và cây mía, mình thả 500 con gà sau một thời gian không thấy con nào chết do bệnh tật mà lại hao hụt rất nhiều. Tình cờ mình phát hiện là đàn chó của mình bắt được hai con chồn trong rẫy mía, mà gà thì nó thường vào đó kiếm ăn vì rất nhiều trùn và côn trùng.
Bây giờ thì mình không biết cách nào để khắc phục tình trạng này. Mong ACE nào biết cách tư vấn giúp mình, xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn!
Cho phép mình "tư vấn" theo suy luận nhé! (Thực mình cũng chưa nhìn rõ được con chồn nữa nói chi là bẫy :D)
Theo mình nghĩ, bẫy chồn cũng như bẫy chuột (?). Theo mình:
1. Bạn nên nhốt đàn gà lại để dễ kiểm soát. Có thể chi quây lưới thôi
chứ gà thả rong nhốt lại rất khó.
2. Bẫy những con vật này phải có thời gian nhử mồi: bạn đã "làm" xong
(đàn gà 300 con cứ hao hụt dần)
3. Dùng kiểu bẫy "sụp" như dạng lồng bẫy chuột hiện nay, hay bẫy chui (có vào nhưng không ra được).
(Độ lớn của lồng làm sao cho phù hợp với kích cỡ con chồn)
4. Dùng gà con làm mồi nhử, vì gà con hay kêu nên dễ dụ chồn đến.
(mình đã có từng nghe ai đó nói là bẫy chồn chỉ có dùng gà mà thôi).
Sau thời gian nhốt gà, chồn quen ăn gà sẽ bị "ghiền" nên dùng mồi này bẫy là "chắc cú" (!)
Vài suy luận trên bàn giấy. :confused:
 
Cám ơn bạn dã tu vấn!
Trước đây mình cũng thủ bẩy theo cách của đồng bào nơi trại của mình, nhưng cũng không hạn chế là mấy. ACE có cách nào để hạn chế việc này không, làm bẫy hay xua đuổi... cũng được, vì mình khó có thể làm hàng rào với diện tích lớn. Vì mục đích là mình muốn nuôi thả vườn cho gà kiếm thúc ăn tự nhiên càng nhiều càng tốt - cho gần giông với gà rừng mà.
 
Cám ơn bạn dã tu vấn!
Trước đây mình cũng thủ bẩy theo cách của đồng bào nơi trại của mình, nhưng cũng không hạn chế là mấy. ACE có cách nào để hạn chế việc này không, làm bẫy hay xua đuổi... cũng được, vì mình khó có thể làm hàng rào với diện tích lớn. Vì mục đích là mình muốn nuôi thả vườn cho gà kiếm thúc ăn tự nhiên càng nhiều càng tốt - cho gần giông với gà rừng mà.
Cái vụ này chắc bạn phải đi "tầm những nông dân không biết máy vi tính" quá (!).
Theo mình, nên tìm hỏi những lão nông (thợ săn) ở ngay tại địa phương đó chắc là có cách.
Chồn rừng bây giờ là loại đặc sản chứ đâu phải bình thường.
Chúc bạn nhanh tìm được cách để hạ những chú chồn.
 
Cái vụ này chắc bạn phải đi "tầm những nông dân không biết máy vi tính" quá (!).
Theo mình, nên tìm hỏi những lão nông (thợ săn) ở ngay tại địa phương đó chắc là có cách.
Chồn rừng bây giờ là loại đặc sản chứ đâu phải bình thường.
Chúc bạn nhanh tìm được cách để hạ những chú chồn.

Vâng! em cũng đã từng bẫy được và thịt của nó thì khỏi bàn.
Cám ơn bác quan tâm!
 

bạn có biết là chồn gì không ?
- lở đó là chồn có giá trụ kinh tế cao thì sao ?
 
Ở chỗ mình có 2 cách bẫy chồn như sau:
Thứ nhất là bẫy thắt dây, cách bẫy này có thể bắt sống được chồn hoặc các động vật khác như lợn rừng, tê tê,...
Thứ 2 là bẫy kẹp, chồn mà dính bẫy chỉ có chết.
Mình chỉ mới nhìn thấy 2 loại bẫy đó nhưng không biết cách làm bẫy và bẫy như thế nào.
Nếu thực sự bạn muốn biết cách làm bẫy và cách bẫy chồn thì mình cho bạn số điện thoại của người chú mình để bạn liên lạc hỏi phương pháp. Người chú của mình là người có kinh nghiệm và trước đây đã bẫy được nhiều chồn.
Liên lạc theo số điện thoại là: 01667498658 (anh Lãm)
 
Ở chỗ mình có 2 cách bẫy chồn như sau:
Thứ nhất là bẫy thắt dây, cách bẫy này có thể bắt sống được chồn hoặc các động vật khác như lợn rừng, tê tê,...
Thứ 2 là bẫy kẹp, chồn mà dính bẫy chỉ có chết.
Mình chỉ mới nhìn thấy 2 loại bẫy đó nhưng không biết cách làm bẫy và bẫy như thế nào.
Nếu thực sự bạn muốn biết cách làm bẫy và cách bẫy chồn thì mình cho bạn số điện thoại của người chú mình để bạn liên lạc hỏi phương pháp. Người chú của mình là người có kinh nghiệm và trước đây đã bẫy được nhiều chồn.
Liên lạc theo số điện thoại là: 01667498658 (anh Lãm)

Cám ơn bạn!
Theo cách của bạn thì đàn chó của mình nó cũng bị trúng bẫy rồi. Cách của bạn ở đây người đồng bào cũng hay thường dùng, và mình cũng đã dùng thử kết quả là phải ăn thịt cầy chứ không phải thịt chồn.
 
Lấy quần áo cũ làm hình nộm người liệu có đuổi được chồn đi chỗ khác ko bạn .
Trong khi chờ đợi một biện fáp hữu hiệu nhất, tiếp theo suy nghĩ của nuoide,
mình có ý kiến thế này: thay vì lấy quần áo cũ làm hình nộm, mình lấy quần
áo mới, cho... cô người mẫu mặc vào, đứng đuổi chồn. Chắc ăn, chồn sẽ
không đến, do ... mấy ông tập trung đông quá! hehe:D. Được cả chì lẫn chài!
Chờ tư vấn, thư giãn một tí.
 
Lấy quần áo cũ làm hình nộm người liệu có đuổi được chồn đi chỗ khác ko bạn .
Cảm ơn bạn!
Mình sẽ làm thử xem sao, cũng giống như hình nộm đuổi chim ăn bắp, lúa vậy. Không biết là con chôn nó có sợ không, nhưng không thủ làm sao biết. Hy vọng đây là cách hiệu quả.
---------------
bạn có biết là chồn gì không ?
- lở đó là chồn có giá trụ kinh tế cao thì sao ?

Mĩnh cũng đã bẫy được vài con, chủ yếu là chồn đèn, còn lại hình như là chồn hương vì thấy nó to và nặng gần 2kg.
 
Last edited by a moderator:
Nếu vậy bạn sử dụng bẫy thắt dây đi, giăng một loạt bẫy ở trên đồi được xác định là nơi chồn hay lui tới (bạn hỏi kinh nghiệm người dân hay đi bẫy chồn để xác định vị trí vì họ rất có kinh nghiệm), những nơi đó cầy nhà bạn không lui tới đâu. Trước đây tại khu vực vườn đồi nhà mình cũng có rất nhiều chồn nhưng càng ngày người dân bẫy được nhiều nên hiện nay không còn nhiều nữa, nếu có làm trang trại nuôi gà thả đồi thì cũng không lo bị chồn bắt gà.
Nhân đây cũng muốn hỏi bạn một chút về kinh nghiệm nuôi gà thả đồi, bạn có thể chia sẻ được không??
 
Nếu vậy bạn sử dụng bẫy thắt dây đi, giăng một loạt bẫy ở trên đồi được xác định là nơi chồn hay lui tới (bạn hỏi kinh nghiệm người dân hay đi bẫy chồn để xác định vị trí vì họ rất có kinh nghiệm), những nơi đó cầy nhà bạn không lui tới đâu. Trước đây tại khu vực vườn đồi nhà mình cũng có rất nhiều chồn nhưng càng ngày người dân bẫy được nhiều nên hiện nay không còn nhiều nữa, nếu có làm trang trại nuôi gà thả đồi thì cũng không lo bị chồn bắt gà.
Nhân đây cũng muốn hỏi bạn một chút về kinh nghiệm nuôi gà thả đồi, bạn có thể chia sẻ được không??

Hình như mình mới post bài cho bạn trong mục Hướng đầu tư trang trại đó. Bạn hay thử xem sao.
Chúc bạn thành công!
 
Đi rừng bẫy chồn
Thói quen đi bẫy chồn để vừa cải thiện bữa ăn gia đình, vừa kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn của một số người dân đang đẩy loại động vật hoang dã này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đã đến lúc các ngành chức năng cần có biện pháp ngăn chặn trước khi loại động vật này biến mất.

KỸ NGHỆ BẪY... CHỒN


“Chiến lợi phẩm” của một người bẫy chồn
Từ khoảng nửa tháng 8 đến tháng Chạp (âm lịch), khi trời đổ mưa dầm và trở lạnh thì người dân các huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An bắt đầu đi rừng bẫy chồn. Sở dĩ họ chọn thời điểm này bởi hết thu sang đông trời mưa nhiều, các loại trái trên rừng như: trâm, gấm… chín rộ. Trời mưa dầm, các đồng ruộng ven bờ rừng cũng ngập nước, ếch, nhái, cua xuất hiện nhiều. Khi đó, chồn từ những cánh rừng về đây ăn trái cây và các loại động vật, côn trùng nên là thời cơ tốt để đặt bẫy. Ông Nguyễn Văn Th ở thôn Xuân Trung (xã An Xuân, huyện Tuy An), người có nhiều năm bẫy chồn cho biết: “Trời nắng, đồng ruộng và suối khô cạn, chồn ở tận trên rừng cao. Còn mùa mưa, nhiều thức ăn nên chồn “xuống núi” và mập. Với lại lúc này công việc nhà nông rảnh rỗi, tranh thủ đi bẫy chồn vừa tạo nguồn thức ăn, vừa kiếm thêm thu nhập và đây cũng là thú vui của người dân sống ở vùng cao”.

Nói về cách bẫy chồn, ông Nguyễn Văn Th tự hào: “Tôi đi bẫy chồn từ trước giải phóng. Lúc đó chủ yếu gài bằng bẫy sập đá hoặc bẫy cạm. Mỗi tối đặt vài ba cái bẫy, sáng hôm sau ra kiểm tra ít nhất cũng được một con”. Theo lời kể của các người lớn tuổi ở thôn Xuân Trung, thời điểm sau giải phóng khoảng 15 năm, nơi đây núi rừng còn hoang sơ nên các loài động vật như nai, nhím, chồn… nhiều vô kể. Buổi tối chỉ cần ra khỏi nhà vài trăm mét, soi đèn pin đã thấy chồn ở trên cây mít, bụi tre, thậm chí chúng còn vào tận mái nhà. Ngày đó, người ta thường dùng mít chín để đặt mồi bẫy chồn. Chồn bẫy được là loại chồn mướp, nặng vài ba kilôgam. Thịt chồn mướp thơm và rất ngon.

Chồn mướp lông có sọc dài như vỏ trái mướp. Con đực có túi xạ hương ở bộ phận sinh dục thơm mùi mướp. Chồn sống hoang dã tại các cánh rừng.
Khoảng từ năm 1995 trở lại đây, giá trị chồn ngày càng tăng cao. Có thông tin cho rằng, người ta mua chồn mướp để bán sang Trung Quốc lấy xạ hương làm dược liệu; có người bảo mua chồn để thả về khu rừng bảo tồn… Người bẫy chồn chẳng biết đường nào, chỉ biết có tiền là ra sức kiếm chồn mà bắt. Những năm 90 của thế kỷ trước, 1 kg chồn mướp sống có giá từ 120.000 – 150.000 đồng. Giá cao như vậy nên người ta đổ xô đi bẫy chồn. Ngoài các cách bẫy truyền thống, đồng tiền đã thôi thúc người ta nghĩ ra nhiều cách tinh vi và hiện đại để làm sao bắt được con chồn còn nguyên vẹn. Đó là cách nhử lồng, bẫy sập chồn. Sau này, con chồn khôn hơn, họ dùng dây cáp đánh bẫy từng đường trong rừng hoặc bắt sống bằng cách giăng lưới bao vây dưới gốc cây. Ông Lê Văn H ở thôn Xuân Trung, cho biết: “Năm 1996, chúng tôi lập thành nhóm từ 3 - 4 người, tổ chức chuyến đi săn tận vùng Sơn Định, Sơn Long (huyện Sơn Hòa) để bẫy chồn. Mỗi chuyến đi kéo dài từ 3 – 4 ngày, mỗi chuyến bẫy được ít nhất 5 – 7 con, bình quân mỗi con nặng khoảng 2,5 kg”.

Hiện nay, chồn mướp có giá từ 500.000 – 550.000 đồng/kg và được các đầu nậu đến tận từng nhà mua, vì thế càng ngày rừng càng vơi dần và chồn cũng trở nên hiếm đi nên những người đi bẫy rất khó khăn mới bắt được chồn. Ở hai thôn Xuân Trung và Xuân Thành (huyện Tuy An) có nhiều nhóm người chuyên đi bẫy chồn. Ông Nguyễn Thanh Ng - một thợ bẫy chồn cự phách tiết lộ: “Mỗi ngày chúng tôi đánh hàng trăm bẫy thành đường, từ đồng này sang đồng kia. Nếu bẫy gần thì về nhà ngủ, còn đi xa phải làm trại ở lại trong rừng. Bây giờ chồn dính bẫy nhiều nhưng chủ yếu các loại chồn hôi, còn chồn mướp rất hiếm”. Ông Ng cho biết thêm, bây giờ chồn ít, lại cực kỳ khôn cho nên mình phải biết cách nhử chúng. Chồn tập trung nhiều thường ở vườn chuối, đồng ruộng hoặc khu có nhiều trái cây rừng chín.

Theo ông Ng đi bẫy chồn, chúng tôi biết được cách bẫy khá đơn giản. Dụng cụ để bẫy chồn là sợi dây cáp kẽm mền dịu. Đầu dưới dây thắt phiết cài một vòng to trải dưới đất, bên trong đặt mồi mít, chuối hay trứng vịt lộn. Đầu kia móc vào đầu cây cần, ở giữa sợi dây cài một que đặt cấn vào miếng mồi. Khi chồn đến ăn mồi, chiếc que bung ra, cây cần sẽ bật lên riết vòng dây đã đặt sẵn vào chân hoặc bụng con chồn. Do có độ co giãn nên dây không riết chặt vào bụng, chồn không chết. Sáng sớm hôm sau, chủ nhân đi thăm bẫy và “đưa” chúng về.
 
Trong khi chờ đợi một biện fáp hữu hiệu nhất, tiếp theo suy nghĩ của nuoide,
mình có ý kiến thế này: thay vì lấy quần áo cũ làm hình nộm, mình lấy quần
áo mới, cho... cô người mẫu mặc vào, đứng đuổi chồn. Chắc ăn, chồn sẽ
không đến, do ... mấy ông tập trung đông quá! hehe:D. Được cả chì lẫn chài!
Chờ tư vấn, thư giãn một tí.

Mấy ông tối tối gom lại, mà có xách theo 1 chai nước mắt quê hương, thì bạn cũng nên giăng võng gần chuồng gà, chờ bắt chồn, í a, chờ bắt mấy tay bò vô trộm gà!
 
bác thử xài keo dính chuột xem có hiệu quả ko :)

Keo dính chuột chỉ để bẫy những con to như con chuột thôi, chứ như con chỗn cỡ bắt được gà lớn thì nó bẫy luôn cái bẫy chuột rồi. "Mất cả chì lẫn chài" :lol:
 


Back
Top