Thảo luận Xin kinh nghiệm về Nuôi cá lồng trên sông Đà (Thanh Thủy - Phú Thọ)

  • Thread starter Thọ Th
  • Ngày gửi
Chào cả nhà,
Trước hết, nhân dịp nghỉ Tết Độc lập, xin gửi lời kính chúc sức khỏe, thành đạt tới toàn thể anh, chị em trên diễn đàn. Mình là Thọ, 30 tuổi, ksxd bỏ nghề. Giờ mình làm cơ quan NN nhưng rất đam mê kinh doanh đặc biệt là về nông nghiệp, nông thôn. Mình cứ đau đáu mãi về việc đất nước ta giàu có, trù phú, đất đai màu mỡ phì nhiêu sao mà người nông dân họ nghèo thế?
Và mình nhìn ra được mấu chốt của vấn đề, đó là họ không có một con đường để đi. Cứ mày mò, lầm lũi, tự làm, được thì hưởng, mất thì chịu. Mà trong thời buổi kinh tế thị trường thì họ càng loay hoay, càng làm càng tối.
Là một kỹ sư xd ngành thủy điện - thủy lợi, mình hiểu được tiềm năng sông nước của đất nước ta là rất lớn, về năng lượng, về du lịch, về nuôi trồng thủy sản đều vô cùng thuận lợi. Trước kia khi chưa có nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu thì con sông Đà là con sông hung dữ nhất miền Bắc nhưng 35 năm nay nó trở nên hiền hòa, dịu dàng nhưng những con sông miền Nam. Và 35 năm qua, dọc trên con sông Đà từ ngã ba cầu Phong Châu lên chân đập thủy điện Hòa Bình vẫn yên bình, im ắng. Phù sa trên con sông này không còn được bồi đắp hàng năm nữa, đất đai dần cát hóa, dần rồi cũng cằn cỗi. Chỉ có hoạt động khai thác cát sỏi là rộn ràng, ồn ã và đó là điều chẳng ai mong muốn - tài nguyên rồi cũng hết, lúc ấy con cháu sẽ phải trả giá thay cho -một vài cá nhân- thế hệ ông cha: Dòng chảy siết hơn, nguy cơ an toàn đường thủy, bờ sông sẽ bị sói lở, đổi dòng..v.v...
Nhìn dòng sông chảy hiền hòa như vậy, mình thấy phí, thấy tiếc quá. Nếu có thể, tại sao không làm một điều gì đó?
Và ý tưởng về nuôi cá lồng trên sông Đà nảy sinh trong đầu mình. Mình đang ở ngã ba đường, đang đẽo cày nhưng với tinh thần học hỏi, mong muốn được các anh chị em có kinh nghiệm, có tâm huyết chi sẻ, đóng góp, can ngăn, động viên để mình mạnh dạn nghĩ ra một kế hoạch dài hơi hơn.
 


Mình muốn tự tìm hiểu trước. Đến đó chỉ là công đoạn cuối về con giống, thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ... Mình muốn thấy một cái khung sườn trước.
 


TT bạn cập nhật lâu chưa.....tính hiệu quả của mô hình này bạn có biết nhiều về nó không?
Nó gần nhà mình và chỗ đó có a vs chú mình ở nên thường xuyên vào. Ở đó ngta nuôi ít nhưng chắc cũng có trên 10 nay nay rồi bạn ak. Hiệu quả thì khỏi nói, hok để giàu sang đc nhưng hok chết đói.
 
cứ đi tham quan rồi tiếp tục tìm hiểu
bây giờ kênh thông tin nhieeug lắm, quan trong là biết khai thác và lựa chọn tìm hiểu để có hướng đi đúngbạn cứ nên đi tham quan đi,rồi tìm hiểu trên cơ sở của họ để có hướng xây dựng cho riêng mình cho phù hợp. ko nên máy móc.
bạn vào link này xem thử đi
 
Bạn cho mình xin thêm thông tin? Ở xã nào nhỉ? Mình có thể hỏi được nhưng ít thông tin quá thành ra tù mù :(
Mình thì không nghĩ đầu ra không có. Cá sông chắc chắn giá cao hơn cá nuôi ao hồ và cũng tự tin về chất lượng. Về phương thức nuôi, mình thấy kết hợp giữa nuôi công nghiệp (thức ăn công nghiệp) và thức ăn tự nhiên như rau cỏ, ốc, xác động vật..vvv.v. Dòng chảy trên sông Đà giờ được điều tiết rất tốt, ổn định nên khả năng lũ là gần như rất thấp tuy nhiên thời gian đầu mình cũng tính chỉ thả lồng từ tháng 10 tới tháng 6. Sau một hai năm có thể nuôi cả năm.
Nếu là cá đặc sản thì dầu ra ko khó. Còn một số loại cá truyền thống mà đầu tư ko lớn , ko bài bản thì ko ổn.Vì các loại cá truyền thống nuôi quy mo nhỏ rất nhìu vì rễ nuôi. Mà các loại ca truyền thống ở chợ vùng cao ( miền núi) toàn nhâp ở miền xuôi ( có thể hàng tàu) nên cần phải bàn kỹ. còn nuôi để đủ ăn , đủ sống thì cá trắm cỏ là hợp lý. Giá cả ổn định, thức ăn cũng rễ phối trộn
 
xã quang húc, tam nông. Mà b làm phòng nào ở Sở NN? Chăn nuôi chỗ chị HÀ à?
 
Nuôi Cá Chình đi. Cá Chình giống có ở bờ biển miền Trung, nhưng nó lên sống ở thượng nguồn cho đến khi lớn thì ra biển đẻ. Cỡ cá từ đầu đũa đến vài ký thì nuôi trong lồng trên các sông miền núi. Cỡ cá vài ký đến chục ký thì nuôi trong lồng ở ngoài biển.

Bạn có thể mua cá Chình giống ở Phú Yên mang lên sông Đà nuôi. Cũng có thể mua cá Chình giống ở Mỹ. Tôi sẽ học cách đóng gói gửi cá Chình giống về cho bạn nuôi. Hãy coi bài nuôi con lươn Mỹ của tôi, vì lúc đó tôi chưa biết tiếng Việt Nam gọi nó là Cá Chình. Cá chình giống ở Mỹ rất đắt, 2 đôla 1 con bằng cây đũa ăn cơm. Tuy thế, cá Chình thịt bán ở Việt Nam giá 3 trăm ngàn đồng. Cứ 4 ký thức ăn tươi thì được 1 ký cá chình thịt. Đây là hệ số chuyển đổi thấp nhất trong các loại cá chăn nuôi.
 
cá gì càng bản địa, càng quen và gần với môi trường của mình thì càng dễ phát triển, Những giống mới nuôi cũng mạo hiểm lắm, nên là cần cân nhắc kỹ.
 

xã quang húc, tam nông. Mà b làm phòng nào ở Sở NN? Chăn nuôi chỗ chị HÀ à?
Không bác ạ. Mình bên Chi cục Thủy lợi. Theo thông tin bác cung cấp mình đã liên hệ được với anh Đăng, chủ lồng cá lớn nhất ở Quang Húc và hẹn giao lưu một ngày gần.
Cảm ơn bác nhiều.
 
theo em bác nên tính kỹ đầu ra nữa. hiện nay với tình hình trên đó bác nên nuôi chép, rô phi và trắm cỏ, mỗi thứ một ít để chủ động đầu ra. rô phi nuôi khoảng 4-5 tháng (trên 5 lạng là bán, FCR thấp lại có lãi), chép nuôi khoảng 8 tháng đến 1 năm (tùy tình hình thực tế). trắm cỏ bác nên chọn cá từ 1kg trở lên để nuôi để tránh bệnh virus, vừa cho ăn cỏ kết hợp với cám nổi( không phải phối trộn ji cả, cá trắm trên 1kg khung xương cũng dài rồi nên nhìn cá sẽ ko béo quá và tròn, dễ bán). cá chép bác nên chọn chép dài cũng dễ bán hơn. rô và chép khi nhỏ cho ăn cargill sẽ nhanh lớn , khoảng 2 lạng trở lên thì cho ăn CJ master hoặc Deheus . nói chung em nghĩ bác nên chủ động đầu ra ở mọi thời điểm là tốt nhất. chứ nuôi toàn trắm cỏ nếu bị bệnh mà bác ko biết phòng và chữa thì thiệt hại sẽ lớn. vài ý kiến cũng bác, chúc bác thành công (bên chi cục em thấy cũng ko hỗ trợ được gi về tiền hay giống cho bác đâu, nếu muốn tham khảo kt thì bác sang đấy hỏi Mạnh-chi cục phó-sn1984. đc ấy sẽ giúp bác)
 
vâng, bác hỏi anh nguyễn mạnh phúc-chi cục phó(em viết nhầm là Mạnh),
 
theo mình bạn không nên quá đầu tư nhiều vào những điều mình chưa chắc chắn, có thể bạn tham quan, học hỏi nhiều nơi, nhưng thực tế mới là điều quyết định, việc gì muốn thành công thì đều có cái giá của nó, đắt hay rẻ là ở bạn thôi, mong bạn có hướng đi đúng, chúc mạnh khoẻ và thành công!
 
Những điều mình chưa chắc chắn, thì nên thử nghiệm,
chứ không đầu tư. Nếu không thử nghiệm, sẽ không biết
con cá nào thích hợp nhất cho mình kinh doanh. Cứ cắm
đầu theo người khác, có thể lỡ thời cơ của mình hàng
chục năm.
 
Bạn gì đó ơi. Mình là cơ sở gia công lưới nuôi cá lồng ở Nam Định. Mình đang làm cho người trên Đoan Hùng. Bạn có thể đến đó xem xét chất lượng lưới mình làm. Giá cả rất hợp lí nhé bạn. Sđt mình là 0918.429.929. Ngoài ra bạn có thể đến sông Kinh Thầy ở Hải Dương có anh Tín nuôi cá bậc thầy đó, mô hình của anh được người ta học hỏi rất nhiều. Anh còn được lên chương trình nhà nông làm giàu đấy. Gọi cho mình mình sẽ tư vấn cho bạn về lưới. Cảm ơn bạn
 
Chào các bác, nghe các bác trong diễn đàn có nhắc tới chỗ em nên xin mạn phép vào chém gió chút :).

@Thọ Th: trên Quang Húc chỗ em hiện nay phát triển nhiều chủng loại cá khác nhau, nên đủ khả năng tư vấn và cung cấp kỹ thuật chăn nuôi thủy sản cho các bác gần xa. Nghề nào cũng lắm công phu, nghề nuôi cá nhìn thì đơn giản nhưng không phải ai cũng đóng lồng cá rồi xuống giống, đổ cám xuống là nó lớn, đợi ngày thu hoạch được. Cá thất thu nặng nhất là do bệnh, thất thu thứ 2 là thiên tai, tụi em vẫn quen nói: "trời thương thì cho ăn", và thất thu cuối cùng là bị thương lái làm giá, làm giá cá rớt không phanh.

Cùng là thành viên trong hợp tác xã thủy sản, nhưng có tới 3-4 kiểu đóng lồng khác nhau, và em xin khẳng định là đã có nhà gãy lồng làm đôi khi mùa lũ đi qua. :( Vì vậy, nếu bác tính đóng lồng cá cho nuôi cá trong lòng hồ, đập thủy điện, thì đóng khác, mà nuôi trên sông có lũ và sốc nước thì phải đóng kiên cố hơn, nhiều kĩ thuật hơn.

Còn về những thành viên tiêu biểu hiện đang nuôi cá lồng số lượng lớn thì bác có thể liên hệ tham khảo: http://htxquanghuc.com/thanh-vien-hop-tac-xa-quang-huc/

Trên đây có một số thành viên nuôi cá lồng em chưa cập nhật được hết, tạm thời thế đã. :)

Chúc bác thành công nhé! :0
 
Last edited:
Tôi thấy cậu nhỏ này rắc cám xuống cho cá ăn. Đó
là một điều rất dở. Làm sao cá ăn hết cám được,
nhất là nước đục như thế. Người ta đã làm máy viên
thức ăn cho cá từ lâu, rất dễ, giá rẻ. Ta có thể
tự làm bằng cách mua máy và mua thức ăn. Viên thức
ăn vừa cỡ miệng cá, vừa nổi, cá ăn hết, tiết kiệm
thức ăn, bớt ô nhiễm.

Video nói nuôi 5 lồng một năm thì phải bỏ vốn 1 tỷ.
Nó còn nói đầu ra khó khăn. Việc này chỉ có thể giải
quyết bằng cách bán ra nước ngoài như Nhật, Hàn, là
những nước nhiều tiền và thích ăn cá.

Nó còn nói đến muốn nhà nước giúp đỡ, thì điều này
tôi khuyên là đừng mơ tưởng hão. Mình phải tự giúp
mình. Đừng trông chờ ai giúp cả.
 
Tôi thấy cậu nhỏ này rắc cám xuống cho cá ăn. Đó
là một điều rất dở. Làm sao cá ăn hết cám được,
nhất là nước đục như thế. Người ta đã làm máy viên
thức ăn cho cá từ lâu, rất dễ, giá rẻ. Ta có thể
tự làm bằng cách mua máy và mua thức ăn. Viên thức
ăn vừa cỡ miệng cá, vừa nổi, cá ăn hết, tiết kiệm
thức ăn, bớt ô nhiễm.

Video nói nuôi 5 lồng một năm thì phải bỏ vốn 1 tỷ.
Nó còn nói đầu ra khó khăn. Việc này chỉ có thể giải
quyết bằng cách bán ra nước ngoài như Nhật, Hàn, là
những nước nhiều tiền và thích ăn cá.

Nó còn nói đến muốn nhà nước giúp đỡ, thì điều này
tôi khuyên là đừng mơ tưởng hão. Mình phải tự giúp
mình. Đừng trông chờ ai giúp cả.
@anhmytran: "cám" là em nói tới cám viên nổi các kích cỡ khác nhau đó bác, bác chắc chưa nuôi cá ở VN rồi, dân nuôi cá gọi tắt từ "cám" là chỉ cám viên chứ ai dùng cám bột hả bac? :D

còn trông chờ hỗ trợ từ nhà nước thì đừng có mơ, các bác ở "trển" chỉ hứa để lấy thành tích trên báo đài mà thôi ạ.
 
Tuyệt quá. Thời gian vừa rồi mình có nghe nói nhiều về những điển hình nuôi cá lồng ở Quang Húc. Cũng thành thật chia buồn với bà con, anh chị em vì đợt cá sặc bùn vừa rồi, chắc chắn thiệt hại không hề nhỏ.
Có một số thông tin mình được biết thì CCTS Phú Thọ thời gian tới sẽ có những động thái để thúc đẩy việc nuôi cá trên sông Đà, không biết ý tưởng và định hướng của cá nhân nào đề xuất nhưng mình thấy đó là hướng đi đúng để đẩy vùng kinh tế Thanh Thủy - Phú Thọ lên được. Nếu đã đi qua nơi này sẽ thấy nó có tiềm năng thực sự để nuôi cá lồng.
Thức ăn cho cá là viên nén nổi và nước lưu thông nên không lo chuyện lãng phí hay đục, ô nhiễm nước đâu. Vì sau quãng cầu Trung Hà là dòng sông Đà trong xanh hòa mình vào dòng sông Thao đỏ quạch rồi nên cũng không còn điểm khai thác nước mặt phục vụ sinh hoạt nữa.
 
Tuyệt quá. Thời gian vừa rồi mình có nghe nói nhiều về những điển hình nuôi cá lồng ở Quang Húc. Cũng thành thật chia buồn với bà con, anh chị em vì đợt cá sặc bùn vừa rồi, chắc chắn thiệt hại không hề nhỏ.
Có một số thông tin mình được biết thì CCTS Phú Thọ thời gian tới sẽ có những động thái để thúc đẩy việc nuôi cá trên sông Đà, không biết ý tưởng và định hướng của cá nhân nào đề xuất nhưng mình thấy đó là hướng đi đúng để đẩy vùng kinh tế Thanh Thủy - Phú Thọ lên được. Nếu đã đi qua nơi này sẽ thấy nó có tiềm năng thực sự để nuôi cá lồng.
Thức ăn cho cá là viên nén nổi và nước lưu thông nên không lo chuyện lãng phí hay đục, ô nhiễm nước đâu. Vì sau quãng cầu Trung Hà là dòng sông Đà trong xanh hòa mình vào dòng sông Thao đỏ quạch rồi nên cũng không còn điểm khai thác nước mặt phục vụ sinh hoạt nữa.
@Thọ Th: Cám ơn bác đã chia sẻ. Em cũng đi sang Thanh Thủy nhiều, ở đây có đặc điểm là:
1. Sông Đà mực nước khá sâu, nhiều chỗ chảy siết, nên khá là khó khăn để xuống lồng đó bác, nên chỗ này phải đóng lồng bè cực kì kiên cố và chọn chỗ nước không cuộn và chảy siết mới được. Chính vì thế chi phí đóng lồng ban đầu cũng cao. Bác có thể tham khảo bài em sưu tầm này nhé: Thiết kế hệ thống lồng bè nuôi cá

2. Lưu lượng tàu thuyền qua lại nhiều, nên khả năng có váng dầu rất lớn, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cá, chưa muốn nói là cá bị váng dầu vào mang sẽ chết nhiều.

3. Về cách cho cá ăn và lượng cám, loại cám như thế nào thì bác gần chỗ em cứ tới trực tiếp, mọi người ở đây ai cũng sẵn sàng chia sẻ cho bác về kỹ thuật thôi, không có kiểu "giấu nghề" đâu nên bác cứ yên tâm.
 
Last edited:


Back
Top