xin kỹ thuật cắt tỉa cành cây nho

  • Thread starter chiếnNo1
  • Ngày gửi
Như tiêu đề ạ.
Em đã xem kĩ thuật cắt cành trên wed nhưng thấy thế nào ý.nên em lập topic để xin hưỡng dẫn cụ thể
 


năm nay nho ở Ninh Thuận mất mùa do hạn hán kéo cài, rất nhiều người phải phá rẫy nho để trồng các loại cây ngắn ngày
 
Vâng .em thì trồng cho vui thôi nhà có 2~3 sào đất bỏ 5 năm nay nên quyết tâm tìm hiểu và trồng ăn cho vui.
 
Đây là kỹ thuật cắt tỉa Nho tôi tự viết ra.

Nho phải cắt tỉa ít nhất là 2 lần lớn.

Lần thứ nhất là trước mùa Đông. Không rõ bạn
ở đâu, nên không biết bạn phải cắt vào lúc
nào. Tôi ở Mỹ, lúc này vào tháng Mười, các
cây khác đã rụng hết lá. Nho cũng rụng hết
lá. Ở Hà Nội, có lẽ lúc này các cây rụng lá
như Xoan (sầu đông) Sấu, Phượng, Me, Bàng
đã rụng hết lá. Có lẽ ở miền Nam, cũng nên
cắt Nho vào cuối tháng Mười hay tháng Mười
Một, mặc dầu có lẽ Nho chưa rụng hết lá.

Cắt Nho lúc này, phải cắt trụi hết các cành
nhỏ. Nếu là Nho mới gơ dây mọc lên, chiều
dài từ gốc đến ngọn là 3 mét, thì giữ lại
mét rưỡi, và cắt trụi hết đi, chỉ còn lại
cái thân thôi. Một cây có thể có 2-3 ngọn,
thì để cả các ngọn đó, nhưng không có cành
phụ nào, và mỗi ngọn chỉ hơn 1 mét thôi.
Đường kính gốc mỗi ngọn chỉ bằng chiếc đũa.

Nếu là cây Nho đã nhiều năm, nhiều lần cắt
đi rồi, thì từ gốc đến ngọn có thể 5-10 mét,
và mỗi cây 3-4 ngọn như thế, nhưng có ngọn
dài nhất và có ngọn chỉ vài mét thôi. Đó là
vì khi mọc ra, ngọn nào có nhiều nắng thì
mọc tốt hơn. Gốc lớn có thể bằng cổ tay.
Cắt tất cả những ngọn nhỏ hơn cây đũa. Những
cành nhỏ mọc từ thân ra cũng cắt trụi sát
thân. Những cành lớn thì cắt cụt phần ngọn
còn nhỏ, và cắt trụi tất cả các cành trên nó.

Lần thứ hai, là mùa Xuân, khi các mầm Nho đã
mọc dài, chưa kịp ra mầm nụ, chừng 2 gang tay.
Lúc ấy là cắt tỉa. Tỉa là để bớt số cành Nho
đi, để những cành còn lại có đủ nắng. Ở đầu
cành đã cắt cụt vừa qua, có thể để 2 hay 3
mầm nhánh. Ở đầu cành mọc chẽ trên thân, chỉ
để 1 mầm nhánh thôi. Phải biết ước lượng những
mầm nhánh mọc ra sẽ đủ nắng, mà không mọc
cành che phủ lên nhau.

Đó là 2 lần cắt chính. Sau đó, vẫn còn cắt tỉa
nữa, khi các nhánh mọc ra từ những ngọn ta đã
cắt tỉa lần thứ 2 này, mà quá dài, hay mọc ra
quá nhiều cành nhánh nữa, khiến cho chúng đè
lên nhau. Cứ coi nếu các lá che nhau một phần
lá thì tốt. Nếu có lá bị che kín hết, hay lá che
nhau hơn 2 tầng, thì buộc phải cắt cành, rút
cành bị cắt ra khỏi đám lá, để cho chỉ có 2
tầng lá che lên nhau, và tầng dưới vẫn có lá
hở ra nắng thì mới được. Những lần cắt tỉa này
có thể làm bất cứ lúc nào, trước khi ra mầm nụ,
khi đã đậu trái nhỏ như hạt đậu, và kể cả khi
trái lớn bằng hạt bắp. Cắt tỉa này làm trái bự,
đều trái, và vị ngon ngọt. Những cành bị rợp
thì trái to trái nhỏ, vị nhạt, không dễ bán.

Lý thuyết thì như thế, nhưng phải thực tế có
người cắt cho mà coi. Nếu không, tự mình cắt
tỉa, rồi khi hái trái, đối chiếu với năng suất
và mùi vị trái, mới biết đã cắt tỉa đúng chưa.
Người mới cắt, thường non tay, sợ cắt quá nhiều,
nên cây hay bị quá rậm rạp, làm năng suất thấp.
trái không đều cỡ và vị không ngon. Có 2 người
tôi cắt Nho hộ, họ cho rằng tôi đã cắt quá nhiều.
Còn 1 người nhờ tôi cắt, thì tôi cắt một vài
nhát, rồi để nguyên cả cây. Người ta hỏi tôi sao
không cắt nữa, thì tôi nói, cây quá nhỏ, cắt nữa
thì hết. Người ta nói, cây đã mấy năm rồi, mà chỉ
có bấy nhiêu đó thôi. Tôi trả lời, nếu nó không
mọc được tốt, thì trồng cây khác, chứ không thể
cắt quá nhiều.
 
Đây là kỹ thuật cắt tỉa Nho tôi tự viết ra.

Nho phải cắt tỉa ít nhất là 2 lần lớn.

Lần thứ nhất là trước mùa Đông. Không rõ bạn
ở đâu, nên không biết bạn phải cắt vào lúc
nào. Tôi ở Mỹ, lúc này vào tháng Mười, các
cây khác đã rụng hết lá. Nho cũng rụng hết
lá. Ở Hà Nội, có lẽ lúc này các cây rụng lá
như Xoan (sầu đông) Sấu, Phượng, Me, Bàng
đã rụng hết lá. Có lẽ ở miền Nam, cũng nên
cắt Nho vào cuối tháng Mười hay tháng Mười
Một, mặc dầu có lẽ Nho chưa rụng hết lá.

Cắt Nho lúc này, phải cắt trụi hết các cành
nhỏ. Nếu là Nho mới gơ dây mọc lên, chiều
dài từ gốc đến ngọn là 3 mét, thì giữ lại
mét rưỡi, và cắt trụi hết đi, chỉ còn lại
cái thân thôi. Một cây có thể có 2-3 ngọn,
thì để cả các ngọn đó, nhưng không có cành
phụ nào, và mỗi ngọn chỉ hơn 1 mét thôi.
Đường kính gốc mỗi ngọn chỉ bằng chiếc đũa.

Nếu là cây Nho đã nhiều năm, nhiều lần cắt
đi rồi, thì từ gốc đến ngọn có thể 5-10 mét,
và mỗi cây 3-4 ngọn như thế, nhưng có ngọn
dài nhất và có ngọn chỉ vài mét thôi. Đó là
vì khi mọc ra, ngọn nào có nhiều nắng thì
mọc tốt hơn. Gốc lớn có thể bằng cổ tay.
Cắt tất cả những ngọn nhỏ hơn cây đũa. Những
cành nhỏ mọc từ thân ra cũng cắt trụi sát
thân. Những cành lớn thì cắt cụt phần ngọn
còn nhỏ, và cắt trụi tất cả các cành trên nó.

Lần thứ hai, là mùa Xuân, khi các mầm Nho đã
mọc dài, chưa kịp ra mầm nụ, chừng 2 gang tay.
Lúc ấy là cắt tỉa. Tỉa là để bớt số cành Nho
đi, để những cành còn lại có đủ nắng. Ở đầu
cành đã cắt cụt vừa qua, có thể để 2 hay 3
mầm nhánh. Ở đầu cành mọc chẽ trên thân, chỉ
để 1 mầm nhánh thôi. Phải biết ước lượng những
mầm nhánh mọc ra sẽ đủ nắng, mà không mọc
cành che phủ lên nhau.

Đó là 2 lần cắt chính. Sau đó, vẫn còn cắt tỉa
nữa, khi các nhánh mọc ra từ những ngọn ta đã
cắt tỉa lần thứ 2 này, mà quá dài, hay mọc ra
quá nhiều cành nhánh nữa, khiến cho chúng đè
lên nhau. Cứ coi nếu các lá che nhau một phần
lá thì tốt. Nếu có lá bị che kín hết, hay lá che
nhau hơn 2 tầng, thì buộc phải cắt cành, rút
cành bị cắt ra khỏi đám lá, để cho chỉ có 2
tầng lá che lên nhau, và tầng dưới vẫn có lá
hở ra nắng thì mới được. Những lần cắt tỉa này
có thể làm bất cứ lúc nào, trước khi ra mầm nụ,
khi đã đậu trái nhỏ như hạt đậu, và kể cả khi
trái lớn bằng hạt bắp. Cắt tỉa này làm trái bự,
đều trái, và vị ngon ngọt. Những cành bị rợp
thì trái to trái nhỏ, vị nhạt, không dễ bán.

Lý thuyết thì như thế, nhưng phải thực tế có
người cắt cho mà coi. Nếu không, tự mình cắt
tỉa, rồi khi hái trái, đối chiếu với năng suất
và mùi vị trái, mới biết đã cắt tỉa đúng chưa.
Người mới cắt, thường non tay, sợ cắt quá nhiều,
nên cây hay bị quá rậm rạp, làm năng suất thấp.
trái không đều cỡ và vị không ngon. Có 2 người
tôi cắt Nho hộ, họ cho rằng tôi đã cắt quá nhiều.
Còn 1 người nhờ tôi cắt, thì tôi cắt một vài
nhát, rồi để nguyên cả cây. Người ta hỏi tôi sao
không cắt nữa, thì tôi nói, cây quá nhỏ, cắt nữa
thì hết. Người ta nói, cây đã mấy năm rồi, mà chỉ
có bấy nhiêu đó thôi. Tôi trả lời, nếu nó không
mọc được tốt, thì trồng cây khác, chứ không thể
cắt quá nhiều.


Các giống nho tại việt nam hiện nay đã bị thoái hóa và lạc hậu rồi đó là nhận định của các chuyên gia nước ngoài,mong muốn của mình và cũng như người dân ở Ninh Thuận là có giống mới của Mỹ hay của Úc thì nho trong nước mới có thể cạnh tranh với nho nước ngoài mà thôi,không biết giáo sư tiến sỹ về nông nghiệp nhiều để làm gì nữa,nói ra thật buồn cười,giáo sư,tiến sỹ của việt nam gấp 30 lần Thái Lan,nhưng ứng dụng vào thực tế thì thua họ 30 lần
 
Một cây nho giống ở Mỹ bán 10 đôla.
Có 4 giống nho không hạt: Đỏ, Tím, Đen, Xanh.
Bầu sâu 30cm, đường kính 15cm. Đoạn gốc dài
chừng 20cm, cỡ chiếc đũa. Đoạn ngọn dài 40cm
nhưng nếu chở bưu điện, thì nên cắt ngắn lại.
Có chừng 2 đến 3 ngọn. Tiền chở bưu điện từ
Mỹ về Việt Nam ước chừng 60 đôla thì đảm bảo
hơn. Gửi may rủi thì chỉ 20 đôla thôi. Vậy là
tốn 30 đôla sẽ có một cây nho giống. Chỉ có
bán vào tháng Ba, tháng Tư hàng năm.

Tôi mua 4 cây, mỗi cây một giống khác nhau,
trồng từ năm ngoái. Đã mọc dài, cây thì 3 mét
cây thì 4 mét. Bây giờ đang khô quắt vì băng
tuyết. Tháng Tư thì mới nảy mầm trở lại. Nếu
cắt cành này gửi về Việt Nam, thì rẻ tiền hơn,
vì không có rễ và bầu, cũng khỏi lo vỡ bầu khi
chuyên chở.
 

Vậy bác cắt mỗi loại một cành rồi gởi về cũng được,địa chỉ của em,Lê Thanh Hoàng 50 lô L Phạm Văn Chí phường 7 quận 6 Thành Phố Hồ Chí Minh,mọi chi phí em sẽ lo hết,cảm ơn bác trước nha,bác cứ nhắn tin số tài khoảng vào số máy phone của em,em chuyển tiền cho
 


Back
Top