Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
cám ơn mấy bác đã góp ý kiến.cháu rất cảm kích.Tam dep 2 cay do sang 1 ben vay.
 
Cách hay nhất là : bác lại vườn mai mua vài cây, tháng này rất đễ lựa được mai khỏe( nhìn qua bộ lá) lại rẻ nữa..đem về chăm sóc như lão mỗ đã hướng dẫn,,,vừa vui, tết vui hơn nữa vì có kết quả.. lại bớt được cái băn khoăn do tình trạng các cây đang có

Các cây đang có hãy để sang 1 bên…bón phân tưới nước tỉa tàn tạo tán, uốn ép đàng hoàng
Vài năm sau hãy tính tiếp
Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0043.jpg
cây này cũng không thay đất luôn hả bác Mục
 
Bác xem cây bon sai BB định này, năm nay hình như là năm thứ 6 rồi. không hề thay đất…chỉ dùng phân gà, bón cho cây lúc đầu năm, công xuất hoa năm nào cũng cao, năm ngoái do cái chậu cũ đã mục nứt phải dùng dây kẽm cột lại

Đầu năm nay ăn tết xong thay chậu cho cây, do phải dùng cái chậu cao, nên nhỏ đường kính..phải gọt bầu cho nhỏ lại mới vừa..và thêm đất đôn đáy chậu lên cao.. sau đó dùng phân trùng quế phủ gốc;

Tôi đâu có “nhân tiện 1 công đôi việc”thay chậu rồi thay đất cho cây luôn đâu, dù đất ấy đã 6 năm rồi …tôi xử dụng hữu cơ mục hằng năm để tạo phì nhiêu cho đất

Hình dưới đây là khoảng 20 ngày hoặc1 tháng sau khi gọt bầu thay chậu :



Những cái đọt đang chen chúc mọc ra :





Và hình mới chụp hôm nay : tính ra đến hôm nay mới chỉ bón phân dơi 1 lần và 1 lần tưới phân loãng :




Mai Bình Định nhiều người đã….sợ,
Bon Sai Bình Định, còn đáng sợ hơn nữa..nhưng thực sự đâu có khó…điều quan trọng là phải chăm sóc bón phân tưới nước đúng cách…Xả tàn ,tỉa tàn. Bấm đọt đúng cách, đúng lúc như tôi đã hướng dẫn là có kết quả thôi
 
Đúng
Cây này cũng yếu,lá ít quá không nên thay đất tháng 4
vậy khi cành lá xum xuê cây khỏe mạnh mình mới được thấy đất phải không bác Mục? hôm sau tết cháu có vợ ít bánh dầu và dynamic nhưng không thấy hiệu quả gì hết.cháu sợi đất quanh thành chậu khoảng 5cm về độ sâu.không biết có đúng cách không bac?
 
vậy khi cành lá xum xuê cây khỏe mạnh mình mới được thấy đất phải không bác Mục? hôm sau tết cháu có vợ ít bánh dầu và dynamic nhưng không thấy hiệu quả gì hết.cháu sợi đất quanh thành chậu khoảng 5cm về độ sâu.không biết có đúng cách không bac?

Đúng, thay đất giữa năm.chỉ là thêm 1 ít đất mới ở đầu rễ và chỉ dành cho các cây khỏe ( nhiều lá) .để kích thích cây tạo nụ

Thay đất đầu năm mới thay được nhiều đất,. nhưng phải làm đúng qui trình..
Cây của bác lá ít quá, cần phải nuôi cho lá nhiều hơn..khi lá nhiều là tích trữ được nhiều sức mạnh tiềm tàng (carbuahrydrat) cuối năm khi toàn bộ lá đã già và vàng cháy là lúc cây tích trữ được nhiều sức mạnh nhất

Đầu năm sau bác thay đất mới tốt hơn để loại bỏ đi đất cũ đã chai đã nát mịn hoặc hư rồi
Sức mạnh tiềm tàng trong cây sẽ giúp cây vượt qua được cú sock : “chạm rễ: hoặc đứt rễ bằng cách:…. ra rễ mới

Sức mạnh tiềm tàng cũng giúp cây ra tược mới
Rễ mới gặp đất tốt cây sẽ cung cấp cho tược và lá dưỡng chất vươn mạnh lên

Cây của bác ít lá quá vậy sức mạnh tiềm tàng có được bao nhiêu : để vượt qua được tai nạn : chạm rễ thay đất..và để ra rễ mới + ra tược mới ?

Phân bánh dầu bón bằng cách bẻ miếng chôn sát vành chậu là cách bón của người xưa. Không hiệu quả lắm, mà nguy hiểm thì nhiều hơn nếu cho nhiều
Rễ Ngộ độc phân bánh dầu trong qua trình bánh dầu đang phân hủy sẽ không thể chữa được, vì rễ sẽ thối hết

Các cửa hàng vật tư nông ngiệp có bán “bánh dầu phân hủy” tức là bánh dầu đã qua chế biến..đã được hòa tan trong nước và đã qua công đoạn vi sinh phân hủy..
Tưới vào đất cây sẽ hấp thụ ngay
 
gửi bác VI
Cây này cháu mới mua và trồng được 1 tháng nay ra lá thế này
bác cho cháu hỏi khi nào mình có thể cho phân(dynamic,hữu cơ) vào được ạ?
cháu mới đưa trong mát ra nên lá hơi nhạt
50845667-C0A1-43C2-88D7-0ACA72975703-2466-00000135C033BCF0_zps68f57604.jpg
 
Phải ít nhất cũng 3 tháng sau rễ mới nhớm ra ( chỉ cần vết cắt rễ kéo được mô thẹo là cây hấp thụ được dưỡng chất từ mô thẹo đó )

Rễ mới nhớm ra gặp chất trồng mới đã là hữu cơ thứ thật rồi. vậy thêm nữa để làm gì ?

Mà bác có chắc chắn Dynamic là tốt lắm không ?
Hay chỉ làm cho đất thêm đậm đặc cái gọi là….” hữu cơ công ngiệp” ? để đầu rễ mới nhớm ra ...chột luôn

Quan trọng nhất bây giờ là cho lá chịu được nắng và dùng phân bón lá để bồi dưỡng cho lá mau mạnh

Nếu các đợt đọt cứ liên tiếp nhau kéo ra thì phải sang tháng thứ 4 bác hãy nên thêm…phân trùng quế
chậm luôn chắc, phân bón trên thị trường không nên tin hoàn toàn
 
Dùng nấm để diệt nấm bịnh đã là 1 phát triển đáng nể trong "bắt chước thiên nhiên" = dùng thiên địch
Bây giờ đến dùng nấm để diệt sâu rầy. thì đáng nể thật nếu có công dụng, đây gọi là thuốc trừ sâu sinh học = sạch và xanh
Để đi tìm về dùng thử
 
Last edited by a moderator:
Câyv
Bác xem cây bon sai BB định này, năm nay hình như là năm thứ 6 rồi. không hề thay đất…chỉ dùng phân gà, bón cho cây lúc đầu năm, công xuất hoa năm nào cũng cao, năm ngoái do cái chậu cũ đã mục nứt phải dùng dây kẽm cột lại

Đầu năm nay ăn tết xong thay chậu cho cây, do phải dùng cái chậu cao, nên nhỏ đường kính..phải gọt bầu cho nhỏ lại mới vừa..và thêm đất đôn đáy chậu lên cao.. sau đó dùng phân trùng quế phủ gốc;

Tôi đâu có “nhân tiện 1 công đôi việc”thay chậu rồi thay đất cho cây luôn đâu, dù đất ấy đã 6 năm rồi …tôi xử dụng hữu cơ mục hằng năm để tạo phì nhiêu cho đất

Hình dưới đây là khoảng 20 ngày hoặc1 tháng sau khi gọt bầu thay chậu :



Những cái đọt đang chen chúc mọc ra :





Và hình mới chụp hôm nay : tính ra đến hôm nay mới chỉ bón phân dơi 1 lần và 1 lần tưới phân loãng :




Mai Bình Định nhiều người đã….sợ,
Bon Sai Bình Định, còn đáng sợ hơn nữa..nhưng thực sự đâu có khó…điều quan trọng là phải chăm sóc bón phân tưới nước đúng cách…Xả tàn ,tỉa tàn. Bấm đọt đúng cách, đúng lúc như tôi đã hướng dẫn là có kết quả thôi

Cây mai của bác mục đọt non phóng ra mượt mà lá thẳng đẹp không bị bọ trĩ chích hút nhìn mê quá, cây của cháu đọt non phóng cũng nhìu mà cứ 1 đọt ra được 5 lá thì 3 lá bị bọ trĩ tàn. Phá thấy rầu dù cháu phun ngừa bọ trĩ 5-7 ngày 1 lần, luân phiên thay thuốc mà vẫn bị, đúng là diệt bọ trĩ thật khổ sở
 
Câyv

...... dù cháu phun ngừa bọ trĩ 5-7 ngày 1 lần, luân phiên thay thuốc mà vẫn bị, đúng là diệt bọ trĩ thật khổ sở


Bảo vệ lá non phải là tuyệt đối 100%, không cho 1 lá nào hư.
có lá hư là cây yếu đi 1 chút đấy,

bọ trĩ thuộc về nhóm “chích hút” ngoài sự làm hư lá non cho cây suy từ từ…chúng còn làm cây nhiễm virus đáng sợ nhất là bịnh “khảm”
Cây bị bịnh "khảm" chỉ có cách duy nhất là nhổ rồi đốt bỏ

Tôi ngi ngờ bịnh “khảm” trên cây mai chính là “bịnh lá me” không thuốc chữa

Phun diệt bọ trĩ là tùy vườn, tùy tình hình, không có "thời khóa biểu" nhất định nào là đúng cho mọi trường hợp đâu

Trong trường hợp của bác nên phun diệt bọ trĩ 1 lần rồi ngỉ 2 ngày.ngày thứ 4 phun tiếp với thuốc khác cho đến khi lá “không còn non”
bác sẽ bảo vệ được 100% lá non an toàn đấy, mà phải phun đúng cách

Đối với tôi : Diệt bọ trĩ là khoản tốn tiền nhiều nhất trong chăm sóc mai, giai đoạn đầu năm..đó bác
tiền phân bón là...chuyện nhỏ
 
Last edited by a moderator:
Bảo vệ lá non phải là tuyệt đối 100%, không cho 1 lá nào hư.
có lá hư là cây yếu đi 1 chút đấy,

bọ trĩ thuộc về nhóm “chích hút” ngoài sự làm hư lá non cho cây suy từ từ…chúng còn làm cây nhiễm virus đáng sợ nhất là bịnh “khảm”
Cây bị bịnh "khảm" chỉ có cách duy nhất là nhổ rồi đốt bỏ

Tôi ngi ngờ bịnh “khảm” trên cây mai chính là “bịnh lá me” không thuốc chữa

Phun diệt bọ trĩ là tùy vườn, tùy tình hình, không có "thời khóa biểu" nhất định nào là đúng cho mọi trường hợp đâu

Trong trường hợp của bác nên phun diệt bọ trĩ 1 lần rồi ngỉ 2 ngày.ngày thứ 4 phun tiếp với thuốc khác cho đến khi lá “không còn non”
bác sẽ bảo vệ được 100% lá non an toàn đấy, mà phải phun đúng cách

Đối với tôi : Diệt bọ trĩ là khoản tốn tiền nhiều nhất trong chăm sóc mai, giai đoạn đầu năm..đó bác
tiền phân bón là...chuyện nhỏ

Mấy cây mai cháu chăm sóc rất kỷ, ngày nào cũng quan sát lá cây có biểu hiện gì không? Quan sát cây mai thấy được vài con bọ trĩ nhưng không hiểu sao cứ đọt non nào ra là bọn chúng chích hút lá non bi rách te tua thấy mà sót, đot. Ra thấy vui lắm nhưng cứ bị bọ trĩ tàn phá, e sẽ phun theo cách bác chỉ xem có diệt được bọn chúng để bảo vệ lá non ?
***
- một cây mai bd của cháu có biểu hiện qua lá như thế này : lá chuyển sang màu xanh đậm nhưng mặt dưới của lá có những chấm nhỏ đen đen xuất hiện dày đặc, cháu sợ bị nhện đỏ nhưng kiểm tra ko thấy nhện, cắt lá lấy tờ giấy trắng vuốt cũng ko thấy.
Biểu hiện như trên lá lá mai bị bệnh gì bác?
Mong bác giúp đỡ

Cháu cảm ơn
 
....
- một cây mai bd của cháu có biểu hiện qua lá như thế này : lá chuyển sang màu xanh đậm nhưng mặt dưới của lá có những chấm nhỏ đen đen xuất hiện dày đặc, cháu sợ bị nhện đỏ nhưng kiểm tra ko thấy nhện, cắt lá lấy tờ giấy trắng vuốt cũng ko thấy.
Biểu hiện như trên lá lá mai bị bệnh gì bác?
Mong bác giúp đỡ

Cháu cảm ơn

Cây mai được chăm sóc phân bón, tưới đúng cách. Môi truờng sinh thái sạch sẽ không có bịnh..ngiêm trọng. chỉ có bịnh linh tinh thôi mà cũng rất ít
Các yếu tố trên là sai dù chỉ 1 điều thôi , cây sẽ yếu sức đề kháng giảm, đủ mọi loại bịnh nhiễm sẽ xảy ra .với đủ mọi loại triệu chứng,không biết đâu mà lần.ấy là chưa kể đến bịnh do mất cân bằng phân bón còn phức tạp hơn nữa

Chữa bịnh là phải tìm từ nguyên nhân, như vậy chỉ có người chủ của cây mới biết nguyên nhân…chính bác phải tự tìm ra thôi

Thú thật vườn tôi chưa bao giờ thấy bịnh như bác mô tả trên cây mai…mà bịnh đó chỉ có ở cây ..sanh thôi..

Bác đem thắc mắc của bác sang CCVN hỏi xem
 
hình em nó đây bác, cây này năm rồi cháu không biết cách chăm sóc chỉ tưới nước, bón 2 lần phân hữu cơ đậm đặc, không biết bấm tỉa thả tự do... kết quả cúi năm lá bị vàng cháy rụng, nụ bi chai đen không nở được.




----------------
và em nó hiện tai... chăm sóc theo bác hướng dẫn .





Nguyên nhân: có phải do năm rồi bỏ bê không chăm sóc cây bị nấm bệnh nên sức đề kháng yếu, năm nay nhờ chăm sóc theo bác hướng dẫn nên cây mới sống dậy được, cháu dùng kích rễ root2 và agrostim tưới cho cây, khi lá non không có tỉnh trạng bị đen dưới lá nhưng khi lá chuyển qua màu xanh đậm thị xuất hiện triệu chứng như trên, ko thấy nhện đỏ. Như vậy có phải cây yếu cháu dùng kích rễ và phân sinh học nhiều nên lá khi chuyển qua màu xanh đậm bị tình trạng trên không bác.

Cây này cháu mới tưới phân loãng lần 1 hôm 10-3 AL thôi.
Tuy cháu kiểm tra không thấy nhện đỏ nhưng cháu có thể phun ngừa nhện đỏ 7 ngày 1 lần trong vòng 1 tháng được không bác?
Thuốc ngừa nhện đỏ nếu cháu phun ngừa 1 tháng 4 lần có ảnh hưởng đến cây mai không bác?
*****
**"" ""
---- Cây mai cháu để ngoài sân có ánh đèn đường ban đêm cách chăm sóc có khác với cây mai ko có ánh đèn đường ban đêm không bác? Bác cho cháu lời khuyên

Cháu cảm bác đã hướng dẫn tận tình
 
Last edited by a moderator:
Cây của bác đang khỏe, nêu bác tiếp tục chăm sóc bón phân, tưới nước đúng cách cuối năm sẽ có nhiều nụ đấy..

Lá chuyển màu xanh đậm ngĩa là lá mạnh khỏe là phân đủ là tưới đúng.,lục diệp tố tạo được nhiều..tốt lắm đấy

Nhưng “cái chấm đen “ mà bác đang lo lắng thực sự tôi không hiểu…vì chưa từng bị..

Các loại “gì đó” bám dính trên lá nếu không phải nấm thì là rầy.. rầy thuộc nhóm chích hút

Actara.. supracid đều diệt được

Nhưng nếu bác có phun các loại thuốc ngừa bọ trĩ thì rầy các loại hoặc rệp sáp không thể bùng phát được

Túm lại tôi không hiểu luôn

Mai để dưới cột điện kinh ngiệm cho thấy sẽ có nhiều bông và nở hoa đẹp hơn các cây trong vườn mà buổi tối chỉ có… đêm đen.

Các loại thuốc diệt nhện đỏ rất độc…vì thế chỉ nên ngừa theo định kì theo hướng dẫn của nhà sản xuất..đừng lạm dụng không có lợi cho mình và sức khỏe của lá cây
 
Cháu mới chụp hình lá mai sáng nay:

- sau khi cháu dùng vòi nước xịt mạnh trên lá, rửa kỷ lá vẫn không làm mất đi những chấm đen li ti dưới lá , cháu không biết cây bị bệnh gì dù cây mai đang phát triển bình thường. Bác nhìn hình có thể chuẩn đoán được bệnh gì giúp cháu với.
Cảm ơn bác















 
Chào cả nhà, xin nghiên mình chào BácMục. Minh là thành viên mới, chắc chắn là rất thích cây mai rồi, cũng đã đọc hết 104 trang trên diễn đàn này rồi. Đọc các bài viết của Bác Mục thấy rất hay và bổ ít, xin cám ơn Bác Mục rất nhiều…. Hiện tại mình đang cần mua 1-2 cây Giảo Thủ Đức hoặc Giảo Bến Tre (cây nhỏ thôi nhưng cây khỏe là ok rùi, vì mới chơi nên cần chăm sóc để lấy kinh nghiệm và thỏa đam mê). Bác nào trên diễn đàn có cần thanh lý mấy em của mình thì liên hệ với mình theo địa chỉ mail: ndtrung2006@gmail.com. Thanks!:)
 
Back
Top