nuôi thủy sản trên bể nổi

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
tùy theo diện tích và điều kiện của từng người tôi đưa lên đây mô hình nuôi thúy sản trên bể nổi ít thay nước.
chọn miếng đất trống diện tich10x10m=100m2(lòng trong bao tấn vòng ngoài)thiết kế như lòng chảo trung tâm rún đào sâu hơn(ở đây bạn đặt ống mủ phi 90 cho thoát nước)
chuẩn bị bao cát (bao cimeng vừa nhẹ dể thao tác) vô cát vừa thôi nên may miệng, phía dưới chất mổi lớp 2 bao chất đến đâu đạp cho dẻ đến đó.chất 5 lớp ,đến thứ 6 trở lên chỉ 1 bao theo chiều dọc,chiều cao 1m5.trải bạt cao su cắt và cột chặt vào ống thoát nước(nên quấn bằng ruột xe đạp vừa mềm cột mới chăt) bơm nước từ từ và trải bạt cho thẳng,lúc đầu kg nên bơm nuóc đầy chỉ nên bơm len khoảng 1m nuóc thôi bơm đến đâu cho người đạp bao đến đó tránh sạt .để vậy ngày sau bơm tiếp chỉ nên bơm nuóc từ từ bơm cho đến khi đạt mức nước 1m5.
-như vậy công đoạn thiết kế ao đã hoàn tất ,chỉ còn trang bị và xử lý cách vận hành cho nước chảy nhẹ theo dòng,tạo dòng chảy nhẹ theo vòng vách bao vừa tạo thông thoáng cho cá vừa nhờ sức ly tâm vật lơ lửng(bao gồm bùn,thức ăn thừa,chất thải của cá) sẻ gom về rún.ta chỉ cần mở van khóa(đặt phía ngoài bể)là đã tháo đi nước dơ rồi.(con tiep)
-lời nhắn riêng bạn botienthi,htm333tôi có nhận tin bạn nhưng vì bận chút việc cho con thỏ nên lập topic nầy bạn cứ xem công đoạn nào chưa rỏ ta bàn tiếp
-100m2 nếu nuôi cá lóc đạt sản lượng 3 tấn
 


Last edited by a moderator:
Ứng dụng năng lượng mặt trời vào nuôi tôm

Năng lượng mặt trời (NLMT) từ lâu đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và mang lại nhiều lợi ích thiết thực, bởi đó là nguồn năng lượng sạch. Mới đây, Tập đoàn Solar Air LLC của Mỹ đã giới thiệu một ứng dụng mới của NLMT trong nuôi tôm. Cụ thể là ứng dụng NLMT để tạo oxy cho mô hình nuôi tôm công nghiệp, thay thế máy chạy bằng dầu diesel.

Ứng dụng NLMT trong thời gian gần đây được các hộ nuôi tôm ở 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau áp dụng. Ở Bạc Liêu, ứng dụng được áp dụng tại trang trại nuôi tôm sú của ông Võ Hồng Ngoãn (xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu). Kết quả cho thấy, việc ứng dụng NLMT để nuôi tôm là một giải pháp bảo vệ môi trường ao nuôi, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Theo tập đoàn Solar Air LLC, hệ thống tạo khí oxy bằng NLMT sẽ giúp giảm thiểu sự ô nhiễm và các chất gây bẩn trong ao hồ nuôi trồng thủy sản.

Giải pháp này loại bỏ khả năng gây ô nhiễm từ các nguồn năng lượng khác như dầu diesel, khí nén…Khi sử dụng cho nuôi tôm công nghiệp thì hoàn toàn không sử dụng hệ thống quạt vận hành bằng dầu diesel hoặc điện, qua đó sẽ giảm được chi phí sản xuất cho người nuôi tôm.

Theo tính toán của nhà sản xuất, trên diện tích ao nuôi khoảng 0,5 ha, nếu dùng máy chạy dầu diesel để vận hành dàn quạt, chi phí sản xuất trung bình mỗi vụ nuôi khoảng 30 triệu đồng. Còn nếu dùng hệ thống tạo khí oxy được ứng dụng bằng NLMT, chi phí sản xuất sẽ không đáng kể do không tốn chi phí nhiên liệu, máy và nhiều dụng cụ khác.


small_1218305130.nv.jpg



Ông Nguyễn Tân Tiến, người đại diện cho tập đoàn Solar Air LLC tại Việt Nam cho biết, nhà sản xuất sẽ bảo hành 20 năm đối với tấm thu NLMT; 5 -10 năm đối với các linh kiện khác…

Tuy vậy, theo ông Võ Hồng Ngoãn, ngoài những ưu điểm trên thì việc ứng dụng NLMT để nuôi tôm vẫn còn nhiều điểm cần được nhà sản xuất nghiên cứu, cải thiện mới thích nghi được với mô hình nuôi tôm công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cũng phải kể đến những vấn đề như nếu gặp thời tiết thất thường, mưa bão liên tục trong một thời gian dài thì liệu hệ thống này có nạp đủ năng lượng để hoạt động hay không? Nếu gặp sự cố về kỹ thuật trong lúc tôm gần thu hoạch thì sẽ xử lý ra sao…?.

Theo ông Tạ Minh Phú - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu, đây là một hệ thống mới, chi phí đầu tư ban đầu khá cao so với khả năng của nhiều người nuôi tôm trong tỉnh hiện nay (trên 200 triệu đồng cho một hệ thống NLMT đủ sức phục vụ ao nuôi với diện tích 0,5 ha).

Mặc dù nhà sản xuất đã đưa ra phương thức bán trả góp với đề nghị khoảng 6 triệu đồng/tháng trong thời gian khoảng 3 năm, nhưng với nhiều nông dân thì đây vẫn còn là mức cao. Sở NN&PTN Bạc Liêu cũng khuyến cáo người dân cần tính toán và cân nhắc kỹ trước khi đi đến quyết định đầu tư vào ứng dụng này.

Theo bee.net.vn



Cà mau ứng dụng điện mặt trời cho ao tôm.

Nuôi tôm!!!!

Ứng dụng năng lượng mặt trời.

- 0.5 ha ao, 200 triệu cho 1 hệ thống NLMT.

Võ Hồng Ngoãn vua nuôi tôm Bạc Liêu còn không kham nổi ...còn thành viên Agriviêt chỉ là cắc ké kì nhông, ở đó mà mơ Điện gió điện trời.

Cái thằng khỉ cà khịa như tui đã leo lên đến cái turbin lấy tay rờ turbin quạt gió rồi, cột trụ đường kính khoảng 3m, cao khoảng 15m, có thang dẫn lên đến turbin trèo lên trèo xuống dễ dàng...thằng cháu rể bên vợ nó bỏ ra 60k USD (bang Minesota) dùng điện trong nhà + 1 bồn cá kiểng 5m đường kính cao 2.5m, dư điện thì bán, thiếu thì mua của công ty điện như bác thuycanh nói.

32011a1301071585dsc0022.jpg

Trong ảnh là chú vợ đứng dựa vào chiếc xe, thằng Mỹ là cháu rễ là chủ nhân của trụ điện gió còn 2 người kia là con và vợ của thằng khỉ ...còn bên trái chỉ thấy 1 phần dưới của trụ Điện Gió. Thằng Mỹ nây nó sáng chế cái đầu để gắn lên mữi tên để săn bắn, nó bán bản quyền 2 triệu USD nên nó chơi ngông, thằng khỉ nhà tui phải lắc đầu.
32011a1301071744dsc0023.jpg

32011a1301071764dsc0025.jpg



Các bác cứ mơ mộng đi ......

Có những cái rẽ tiền, đang quảng cáo trong Agriviet muh không mua xài ....

======================

Nuôi cá nuôi tôm ...đến giờ phút nầy của thế kĩ 12 (21) muh các bác vẫn còn mộng tưởng trở thành Bác sĩ ...mua thuốc điều trị cho tôm cá ...thuốc bị cấm cũng làm cốn luôn ...đúng là cái thân cái xác sống ở thế kĩ 21 mà ý tưởng tư duy của thế kĩ thứ 12.


Thằng Khỉ Cà Khịa
đang sống ở Hoa Kỳ
 


Last edited by a moderator:
thế không mua thuốc thì cứ để đấy cho nó chết hả bác
thân

thân với bạn long1983 bạn chưa hiểu hết ý của bác tám rùi...
bác tám nói thế vì nuôi thủy sản theo bác tám sẻ không bị bịnh,môi trường với quần thể vi sinh ý mà...
 
thế không mua thuốc thì cứ để đấy cho nó chết hả bác
thân

Dạ thưa:

- Tiền nào của đó!

- Muốn có hiệu quả thành công thì phải đầu tư.

- Muốn trúng số mà không muốn bỏ tiền ra mua vé số

- Nuôi mà không chịu đầu tư

Nuôi phải tuân thủ:

1) Qui trình
2) Qui trỉnh
3) Qui trình

"Dạ thưa bác Khỉ Cà Khịa cháu trồng lúa đâu cân đầu tư bón phân ... ao cháu nhỏ nuôi cá lóc cá bóng tượng thì đâu cần dọn dẹp đáy ao, nước ao đâu cần sinh thái ...ao nhỏ mà ....đâu phải ao tôm"

Không đúng qui trình thì tối ngày tìm thuốc chạy thầy ...ôi muộn rồi ...nuôi kiểu ngàn năm cứ chạy thuốc chạy men ...nuôi cái kiểu cứ cầm cuốn sổ đỏ sẳn sàng chạy tới ngân hàng.

Hai lúa vẫn ngàn năm là Lúa nàng Hai.
 
Last edited by a moderator:
là bể nối thưa bác em còn chưa có kinh nghiệm bác có hướng dẫn cho em và mọi người biết
cảm ơn
thân
 
là bể nối thưa bác em còn chưa có kinh nghiệm bác có hướng dẫn cho em và mọi người biết
cảm ơn
thân

Nuôi cá nuôi tôm, nuôi thuỷ sản, bể nổi, bể chìm, bể cạn, tất cã đều cùng chung "qui trình căn bản giống nhau" ....

"qui trình căn bản giống nhau, như đánh men, ao lắng,thức ăn dư thừa v...v...", người nuôi đã nhận dịnh sai sót mồi 1 loại ao là phải có qui trình căn bản khác nhau.

Dạ thưa ông bà cô bác các em nhỏ, già trẽ bé lớn đều mặc quần áo, đó là cơ bản, còn màu mè kiểu cách thì khác nhau ...cá tôm nước ngọt, cá tôm nước mặn thì khác nhau như là màu mè kiểu cách vậy (độ mặn, loại thức ăn, chế độ khác nhau v...v...).

Còn ông bạn dã vào cái topic nầy rồi mà còn đặt câu hỏi:

"là bể nối thưa bác em còn chưa có kinh nghiệm bác có hướng dẫn cho em và mọi người biết"

Thì cái tên cái chủ đề (topic): "Nuôi thủy sản trên bể nổi" nó đã nói lên, nó trả lời cho câu hỏi của ông bạn rồi. chịu khó suy nghĩ đi ...đừng có hỏi câu hỏi ngây thơ cụ nữa!!!!!!
 
là bể nối thưa bác em còn chưa có kinh nghiệm bác có hướng dẫn cho em và mọi người biết
cảm ơn
thân

Muốn nuôi cá trên bể nổi bạn phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Nguồn nước : không ô nhiễm, độ PH ổn định và phù hợp.

- Bể lắng: Chứa nước để bổ sung thất thoát nước.

- Hệ thống lọc nước gồm: Lọc thô ( đá, cát to, cát mịn), lọc sinh học ( tạo vi khuẩn có lợi - hiếu khí, tiêu diệt vi khuẩn có hại - Hiếm khí).

- Hệ thống tạo oxy: Van xả làm mưa.

- Hệ thống vận chuyển tuần hoàn nước: máy bơm nước từ bể thu nước lên bồn , hệ thống ống dẫn từ bồn đến van làm mưa, hệ thống ống dẫn từ bể nuôi về bể lọc thô, hệ thống ống dẫn nước từ bể lọc thô đến bể lọc sinh học, ống dẫn nước từ lọc sinh học về bể thu nước.

- Hệ thống ống xã nước.

- Hệ thống ống dẫn nước từ bể lắng về bể nuôi cá.

Bạn kết nối máy bơm từ bể thu nước lên bồn cao bằng hệ thống phao tự động, nhằm cung cấp nước liên tục cho bể nuôi cá.

Nước từ ao lắng trước khi cung cấp bổ sung cho bể nuôi cá phải được xử lý diệt khuẩn.

Đây chỉ là những nguyên tắc cơ bản để tạo một bể nuôi nổi, ngoài ra còn tùy theo đặc điểm của từng đối tượng nuôi mà sẽ có những cách thức xử lý khác nhau, chủ yếu là về kỷ thuật.
 

Last edited:
là bể nối thưa bác em còn chưa có kinh nghiệm bác có hướng dẫn cho em và mọi người biết
cảm ơn
thân

bạn chịu khó xem lại từ đầu đi,rồi bạn thấy vướng và chưa hiểu điều gì ?
những điều cơ bản anh em đã trình bày rồi...
kinh nghiệm ...sau khi bạn trải nghiệm tự khắc sẻ có bạn yên tâm
thân
 
tôi cứ trăn trở mãi,thấy các bài có liên quan về nuôi thủy sản,nói về con vi sinh...
con vi sinh trong nuôi thủy sản rất hửu ích điều nầy không phải bàn nữa !
-từ khi lập topic nuôi thủy sản trên bể nổi cũng có khá nhiều bà con điện nhờ tư vấn về quy trình nuôi,trên điện thoại tôi cũng hướng dẩn như những gì trên topic đã trình bày chỉ có một điều...là thay nước tôi hướng dẩn có khác(điều nầy tôi không nói trên topic) vì...nói ra sợ một số người sẻ phản ứng mạnh.
-là tôi thay nước hàng ngày có hôm buổi sáng có lúc vào buổi chiều và thay.......100o/o(nhưng phải thay cho đúng để cá dần thích nghi ít bị sốc )
và xin nhắc lại tôi nuôi như thế đã 3 vụ cá rồi.
-vậy xin phép cho tôi được hỏi :
nước thay 100o/o hàng ngày như vậy có cần đánh men vi sinh không ?
thân
 
chào chú

- cháu nhớ là có đọc đâu đó .ở nước ngoài họ dùng men vi sinh lộc nước cống và sử lý thêm để làm nước uống cho con người

- theo cháu thì khi nước còn trong ao lắng thì phải bỏ men vi sinh rồi .dù nước có sạch dùng nuôi cà thỉ củng nên bỏ mem vi sinh vì con cá nó đi phân ra liên tục mà
---------------
- à tiện thể khoe với chú ít tài liệu mà cháu sưa tầm


sieuthiNHANH2011041210115yzlln2qyzg101854_1.jpeg

---------------
sieuthiNHANH2011041210115ytbimgi2mj33777.jpeg

---------------
sieuthiNHANH2011041210115ytbimgi2mj33777_1.jpeg

---------------
sieuthiNHANH2011041210115yjyzywuwmj43435.jpeg

---------------
- chim yến

sieuthiNHANH2011041210115mdrjyza3mt43883.jpeg

---------------
sieuthiNHANH2011041210115ndfjntk1nm48544.jpeg
 
Last edited by a moderator:
cám ơn ý kiến của tấn thành đây cũng là một gợi ý ,chú sẻ suy nghỉ he...
xem trong sách có gì mới và hay hay không ? đưa lên trong bài cá bống tượng nha !
 
chàu chú

tôi cứ trăn trở mãi,thấy các bài có liên quan về nuôi thủy sản,nói về con vi sinh...
con vi sinh trong nuôi thủy sản rất hửu ích điều nầy không phải bàn nữa !
-từ khi lập topic nuôi thủy sản trên bể nổi cũng có khá nhiều bà con điện nhờ tư vấn về quy trình nuôi,trên điện thoại tôi cũng hướng dẩn như những gì trên topic đã trình bày chỉ có một điều...là thay nước tôi hướng dẩn có khác(điều nầy tôi không nói trên topic) vì...nói ra sợ một số người sẻ phản ứng mạnh.
-là tôi thay nước hàng ngày có hôm buổi sáng có lúc vào buổi chiều và thay.......100o/o(nhưng phải thay cho đúng để cá dần thích nghi ít bị sốc )
và xin nhắc lại tôi nuôi như thế đã 3 vụ cá rồi.
-vậy xin phép cho tôi được hỏi :
nước thay 100o/o hàng ngày như vậy có cần đánh men vi sinh không ?
thân

- cháu xin copy lại góp ý của người quen :D
---------------
Bể nhỏ 1000m2 trở lại thay nước thì khả thi, nước được trong sạch, nhưng nó có cái bất cập là thay như vậy làm cho con cá nó stress không ít thì nhiều, nếu là ao tôm 3000-4000m2 thì cang không nên bởi vì con tôm dị ứng khi thay đổi môi trường nước.

Giả sử, trong nhà bác sáng dọn bàn ghế tủ tất cả đồ đạc trong nhà ra ngoài sân rời dọn vô trở lại (người dọn không phải là bác), mặc dù bác không can dự dự gì hết, bác đi ra đi vô, muốn nghì ngơi cũng không có chổ, bác cũng bực mình, mà bực mình tức là stress, ông bà nói "An cư mới lạc nghiệp".

Đối với con cá nó cũng bị phần nào stress khi thay nước thương xuyên hằng ngày, tôi không khẳng định chắc chắn con số, nhưng tôi chỉ thí dụ thôi, nếu con cá nuôi không thay nước đánh men vi sinh trong vòng 6 tháng tăng lên 1kg, còn con cá của bác chỉ tăng 600-700gram thôi, bác nên nhớ cái câu "An cư mới lạc nghiệp".
Còn việc đánh men vi sinh, bác dã thay nước hăng ngày thì bác đâu cần đánh men vi sinh, bác đánh vào ao rồi thay nước, bác chỉ phí tiền, nên đánh men vi sinh ngặc lại thì sẽ hoá giải thức ăn dư thừa, đó là Cân bằng Hệ Sinh Thái, thay nước chỉ cân khi mà nước trong ao quá ô nhiểm, khi mà nước bị ô nhiểm tức là qui trình đánh men vi sinh của bác đã sai.
---------------
- nếu chú và bà con cảm thấy cháu góp ý không đúng thì cứ nói nhé
 
Last edited by a moderator:
- cháu xin copy lại góp ý của người quen :D
---------------
Bể nhỏ 1000m2 trở lại thay nước thì khả thi, nước được trong sạch, nhưng nó có cái bất cập là thay như vậy làm cho con cá nó stress không ít thì nhiều, nếu là ao tôm 3000-4000m2 thì cang không nên bởi vì con tôm dị ứng khi thay đổi môi trường nước.

Giả sử, trong nhà bác sáng dọn bàn ghế tủ tất cả đồ đạc trong nhà ra ngoài sân rời dọn vô trở lại (người dọn không phải là bác), mặc dù bác không can dự dự gì hết, bác đi ra đi vô, muốn nghì ngơi cũng không có chổ, bác cũng bực mình, mà bực mình tức là stress, ông bà nói "An cư mới lạc nghiệp".

Đối với con cá nó cũng bị phần nào stress khi thay nước thương xuyên hằng ngày, tôi không khẳng định chắc chắn con số, nhưng tôi chỉ thí dụ thôi, nếu con cá nuôi không thay nước đánh men vi sinh trong vòng 6 tháng tăng lên 1kg, còn con cá của bác chỉ tăng 600-700gram thôi, bác nên nhớ cái câu "An cư mới lạc nghiệp".
Còn việc đánh men vi sinh, bác dã thay nước hăng ngày thì bác đâu cần đánh men vi sinh, bác đánh vào ao rồi thay nước, bác chỉ phí tiền, nên đánh men vi sinh ngặc lại thì sẽ hoá giải thức ăn dư thừa, đó là Cân bằng Hệ Sinh Thái, thay nước chỉ cân khi mà nước trong ao quá ô nhiểm, khi mà nước bị ô nhiểm tức là qui trình đánh men vi sinh của bác đã sai.
---------------
- nếu chú và bà con cảm thấy cháu góp ý không đúng thì cứ nói nhé

bài nầy tui thấy quen quen hình như đã đọc ở đâu rồi ? hê tanthanh
 
tôi cứ trăn trở mãi,thấy các bài có liên quan về nuôi thủy sản,nói về con vi sinh...
con vi sinh trong nuôi thủy sản rất hửu ích điều nầy không phải bàn nữa !
-từ khi lập topic nuôi thủy sản trên bể nổi cũng có khá nhiều bà con điện nhờ tư vấn về quy trình nuôi,trên điện thoại tôi cũng hướng dẩn như những gì trên topic đã trình bày chỉ có một điều...là thay nước tôi hướng dẩn có khác(điều nầy tôi không nói trên topic) vì...nói ra sợ một số người sẻ phản ứng mạnh.
-là tôi thay nước hàng ngày có hôm buổi sáng có lúc vào buổi chiều và thay.......100o/o(nhưng phải thay cho đúng để cá dần thích nghi ít bị sốc )
và xin nhắc lại tôi nuôi như thế đã 3 vụ cá rồi.
-vậy xin phép cho tôi được hỏi :
nước thay 100o/o hàng ngày như vậy có cần đánh men vi sinh không ?
thân
Hì hì, anh Vĩnh,
Trước nay tui chỉ nuôi cá kiểng thôi, chưa từng nuôi cá thịt thương-mại, nên nhào vô góp ý thì là... nói leo. Nhưng ở đây anh chỉ nói vụ bể nước, thay nước với đánh men thì cũng không khác gì, vậy cũng xin góp ý. Có sai thì... anh ráng chịu! Ha ha... (Giỡn cho vui anh nha!).
- Trước hết, men vi-sinh là để giải-quyết nước dơ. Vậy, nếu anh đã bỏ nước dơ và thay bằng nước sạch rồi thì còn đánh men làm gì?
- Thứ hai, anh nuôi cá thương-mại, nên bể nuôi chắc không nhỏ. Anh thường theo cách thay nước hoặc vào buổi sáng, hoặc vào buổi chiều. Điều đó có nghĩa là trong vòng 6 giờ đồng hồ anh sẽ : xả hết nước cũ (100%) và thay bằng nước mới.
Vậy cái điều tui quan-tâm, cần hỏi lại anh, là anh thay bằng nước gì, tức là nước đó như thế nào?
Thân.
 
Last edited:
thế nầy nha anh trung ! bất đắc dỉ cho nên phải thay trực tiếp bằng nước sông,vì không có diện tích để làm ao lắng.
sẳn tiện tôi nói luôn việc thay nước.
-thời gian đầu mới thả giống nói chung môi trường nước cũng chưa dơ nhiều nên mổi ngày đêm (24h) chỉ thay khoảng 30o/o còn thay nước vào buổi nào còn do người nuôi theo dỏi....môi trường nước và sức khỏe của cá,và con triều cường.
-càng về sau thức ăn rơi vải dư thừa và chất thải từ cá càng nhiều nên cần phải tích cực thay nước có hôm 70-80o/o và có hôm phải thay 100o/o(việc nầy phải có chút kinh nghiệm để xem sức khỏe của cá)
-hôm nào quyết định thay 100o/o thứ nhứt phải lúc triều cường,sau đó xả bỏ nước đáy dơ 50o/o ngưng lại khoảng 10 p cho cá dần thích nghi với môi trường chật hẹp và rồi....xả hết,khi mực nước chỉ còn khoảng 20o/o bắt đầu bơm nước mới vào lúc nầy chỉ bơm từ từ thôi,sau đó khi"cảm thấy"thì ngưng xả và cho bơm hết công xuất.(đừng vội cho cá ăn liền)
-điều nên lưu ý thay nước trong lúc cá đang đói.chu kỳ thay nước 24 h
hơi dài dòng.....
 
chàu chú

thế nầy nha anh trung ! bất đắc dỉ cho nên phải thay trực tiếp bằng nước sông,vì không có diện tích để làm ao lắng.
sẳn tiện tôi nói luôn việc thay nước.
-thời gian đầu mới thả giống nói chung môi trường nước cũng chưa dơ nhiều nên mổi ngày đêm (24h) chỉ thay khoảng 30o/o còn thay nước vào buổi nào còn do người nuôi theo dỏi....môi trường nước và sức khỏe của cá,và con triều cường.
-càng về sau thức ăn rơi vải dư thừa và chất thải từ cá càng nhiều nên cần phải tích cực thay nước có hôm 70-80o/o và có hôm phải thay 100o/o(việc nầy phải có chút kinh nghiệm để xem sức khỏe của cá)
-hôm nào quyết định thay 100o/o thứ nhứt phải lúc triều cường,sau đó xả bỏ nước đáy dơ 50o/o ngưng lại khoảng 10 p cho cá dần thích nghi với môi trường chật hẹp và rồi....xả hết,khi mực nước chỉ còn khoảng 20o/o bắt đầu bơm nước mới vào lúc nầy chỉ bơm từ từ thôi,sau đó khi"cảm thấy"thì ngưng xả và cho bơm hết công xuất.(đừng vội cho cá ăn liền)
-điều nên lưu ý thay nước trong lúc cá đang đói.chu kỳ thay nước 24 h


- @ xin chú lượng phép cháu .vụ chú vừa nói cháu phải cho chú điểm kém thôi

. chi phí cho việc thay nước cao ,cực, ảnh hưởng đến con cá ...................
 
- cháu xin copy lại góp ý của người quen :D
---------------
(1)- Bể nhỏ 1000m2 trở lại thay nước thì khả thi, nước được trong sạch, nhưng nó có cái bất cập là thay như vậy làm cho con cá nó stress không ít thì nhiều, nếu là ao tôm 3000-4000m2 thì cang không nên bởi vì con tôm dị ứng khi thay đổi môi trường nước.

(2)- Giả sử, trong nhà bác sáng dọn bàn ghế tủ tất cả đồ đạc trong nhà ra ngoài sân rời dọn vô trở lại (người dọn không phải là bác), mặc dù bác không can dự dự gì hết, bác đi ra đi vô, muốn nghì ngơi cũng không có chổ, bác cũng bực mình, mà bực mình tức là stress, ông bà nói "An cư mới lạc nghiệp".

(3)- Đối với con cá nó cũng bị phần nào stress khi thay nước thương xuyên hằng ngày, tôi không khẳng định chắc chắn con số, nhưng tôi chỉ thí dụ thôi, nếu con cá nuôi không thay nước đánh men vi sinh trong vòng 6 tháng tăng lên 1kg, còn con cá của bác chỉ tăng 600-700gram thôi, bác nên nhớ cái câu "An cư mới lạc nghiệp".
Còn việc đánh men vi sinh, bác dã thay nước hăng ngày thì bác đâu cần đánh men vi sinh, bác đánh vào ao rồi thay nước, bác chỉ phí tiền, nên đánh men vi sinh ngặc lại thì sẽ hoá giải thức ăn dư thừa, đó là Cân bằng Hệ Sinh Thái, thay nước chỉ cân khi mà nước trong ao quá ô nhiểm, khi mà nước bị ô nhiểm tức là qui trình đánh men vi sinh của bác đã sai.
---------------
- nếu chú và bà con cảm thấy cháu góp ý không đúng thì cứ nói nhé
*
Góp ý cho vui nha!
Số ở đầu hàng là do tui đánh thêm, để dễ tham-chiếu.
(1)- Có diện-tích (m2), nhưng không có chiều sâu, nên không tính được dung-tích.
(2)- Ví-dụ dọn bàn ghế không nói lên được gì. Nếu có, thì càng dẫn điều muốn nói đi xa thực-tế. Rườm-rà.
(3)- Ngoài môi-trường thiên-nhiên, nước sạch nhờ :
- Nước nhiều, cá ít.
- Nước lại luôn được vi-khuẩn phân-giải, cặn-bả sau khi được vi-sinh-vật phân-giải được cây hút đi làm phân nuôi cây : Đây là một trong những chu-trình của "cân-bằng sinh-thái".
Cho nên :
- Nuôi rộng, cá ăn uống đầy đủ, hệ-sinh-thái cân-bằng : cá lớn nhanh.
- Nuôi hẹp, nuôi bể, mật-độ cao thì phải :
(a) Thay nước, giữ nước sạch luôn.
(b) Đánh men vi-sinh.
Nếu giữ nước sạch luôn bằng cách thay nước, và giữ nước sạch bằng cách thay nước đúng phương-pháp thì cá sẽ tăng-trưởng tốt hơn đánh men vi-sinh.
Thân
 


Back
Top