Vài ý về nhân giống động vật hoang dã

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Thưa bà con hôm nay tôi xin nói lên vài cách nhân giống của nhiều con vật hoang dã mà được gây nuôi hiện nay. Tôi vẩn biết, tôi nói lên những điều này sẽ làm mất lòng 1 số người, vì làm cho họ mất đi 1 phần thu nhập. Nhưng tôi cũng cam chiu thôi. Biết nói làm sao. Có lẻ tôi sẽ được nghe những lời không ngọt ngào, từ những người không thích tôi., nhưng chuyện này đối với tôi là chuyện thường tình thôi. Vì tôi muốn giúp những ai cần được giúp .
Đối với con vật hoang dã gây nuôi hiện nay bắt đầu là từ hoang dã về thuần hóa mà thôi. Có con rất dể thuần lại có con rất khó. Những con mà tôi định nói hôm nay là , con kỳ đà, rắn nhiều loại, chồn nhiều loại, tắc kè, dông, dúi, v v …. Tôi sẽ nói về cách nhân giống từng con một. như con rắn long thừa tôi đã nói rồi (nhân giống rắn long thừa) mà bà con đã có đọc. Dù có 1,2, ý kiến không hay với tôi, nhưng tôi chẳng màn gì cả. Tôi chỉ mong giúp bà con, có những con giống mà giá thành không quá cao.

A- NHÂN GIỐNG KỲ ĐÀ: thưa bà con nông dân, con kỳ đà hiện nay đã có người nhân được giống rồi, có 2 cách nhân giống là cách 1 và cách 2. Cách 1 là mua con kỳ đà hoang dã về nuôi tốt nhất là con đã có chửa, vào tháng đẻ là nó đẻ , lấy trứng ấp rồi nhân giống, cách 2 là nhân từ con đã được ấp trứng nở ra, rồi nuôi lớn lên thế là thuần được rồi đấy. Thật ra 2 cách này ít ai xử dụng, vì trứng kỳ đà ấp rất lâu mới nở, nếu ấp thúc ( ấp tăng nhiệt) thì con con nở ra rất khó nuôi. Vì thế hiện nay trên 90% kỳ đà giống bán hiện nay là kỳ đà bắt từ hoang dã về . Có nơi thuần dưỡng ít lâu, có nơi chẳng nuôi dưỡng ngày nào, trao tay mà bán và đặc tên là con giống, để bán với giá giống mà thôi. Thật ra con giống đó là con KD dạt không đạt chuẩn, hoặc gầy do vận chuyển lâu ngày, dạt ra. Nếu không bán được với giá con giống thì dựa đó hay người bán sẽ bán với giá con hàng DẠT. Tôi xin chỉ bà con 1 cách nhân giống KD. Nếu địa phương bà con có con KD sinh sống nơi hoang dã. Bà con cứ mua con được bắt từ rừng về, không bị thương tích nặng, không bị xây xát quá nhiều…Cứ thả vào nuôi thì đó là con giống đó. Nhầm để giảm giá thành con giống . KD rất dể nuôi, Còn về nuôi dưỡng thì con nào cũng có bệnh, và gây hao hụt, nếu tránh được thì ít bị thiệt hại. Nhiều khi tôi được biết bà con ở những nơi có rất nhiều KD sống ngoài hoang dã, đến để hỏi mua con giống. tôi thấy rất buồn cười. Cũng không ít người, tại địa phương có nhiều KD, mà phải lặng lội vào Sài Gòn hay mấy địa phương rất xa, để mua con giống về nuôi, mà họ không biết chính con giống này, là con hàng dạt từ địa phương của họ. Con KD giống hiện nay trên 90% là con hoang dã, có lẻ nhiều người không tin điều này. Nếu ai có ý muốn làm thử thì hãy gọi cho tôi sdt 0907938476 tôi sẽ nói nhiều hơn về cách nhân giống từ hoang dã và cách nuôi dưỡng với sự hiểu biết của tôi. Bà con để ý 1 tí là biết ngay thôi, tại sao con KD giống chỉ bán những con đã lớn gần 1kg/con, mà không có nơi nào bán con mới nở với số lượng nhiều.

Còn tiếp nửa nha bà con , bài sau con khác

B- NHÂN GIỐNG RẮN HỔ HÀNH:<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> B- Rắn hổ hành là loài rắn sống trên cạn, thường trú ẩn ban ngày, ban đêm mới bò ra kiếm mồi. Rắn này rất dể nhân giống, lấy trứng hoang dã về ấp, nuôi con có chửa để lấy trứng ấp nở ra con giống. Vì rắn HH giá thương phẩm còn thấp, khi cao nhất không quá 500k/kg nên người ta ít nhân giống nhân tạo. Và một lý do nửa con con mới nở ra rất nhỏ , mồi nuôi lúc này khó tìm nên nhân giống nhân tạo không mấy khả quan. Nếu nuôi rắn HH cứ mua con loại rắn hạng 3, tức là dưới 300g/con về nuôi, và đây cũng là loại con giống phổ biến hiện nay. Với loại này nếu tính giá thương phẩm khi cao nhất không quá 150k/kg, thấp nhất 40k.kg.
Rắn HH khi bắt người ta không dùng xung điện, hay làm mạnh tay gây thương tích nên dể thuần hóa từ hoang dã, vì loại này hiền lành, nên không cần dùng biện phát đặc biệt khi bắt. Nhưng cũng có nhiều cách bắt gây nguy hại cho người nuôi dưởng, như câu, rắn ăn câu người ta cắt bỏ lưởi câu trong miệng rắn, dùng thuốc dẩn dụ ( loại thuốc này bán phổ biến ở nhiều tỉnh miền tây)…. Với cách bắt này sẽ gây thiệt hại cho người nuôi làm giống. Ngoài ra con HH rất dể thuần miển là cho chúng 1 môi trường thích hợp là nuôi dưỡng thuần hóa tốt. Bệnh thường gặp ở HH là bệnh ghẻ, bệnh đường ruột …. Bệnh sẽ nói trong phần kỷ thuật nuôi dưỡng sau. Vào những tháng nước lũ hàng năm, giá thương phẩm của rắn HH hạ hơn ½ so với mùa nắng. Ví dụ năm 2011 mùa nước lũ giá loại 1 =180k/kg, loai2= 120k/kg, loai3= 50k/kg. nhưng đến mùa nắng năm 2012 loại 1 giá trên 400k/kg loại 2=300k/kg … Như thế nếu vào mùa nước lũ bà con cứ trử lại chỉ mấy tháng thôi giá lại tăng lên. Con HH ít hao hụt hơn con lươn , hãy làm thử với so lượng nhỏ nếu chưa tin tưởng , thấy thành công thì thỏa thích mà làm.

[FONT=&amp]C- CON LƯƠN; Hiện nay con lươn có nghe nói, có 1 cơ sơ và 1 ít cá nhân, nhân được giống lươn, nhưng số lượng rất ít và con giống nhân rất khó, nên giá con giống còn khá cao, và cũng gặp nhiều khó khăn trong lúc nuôi từ con giống lên con trưởng thành. Phần lớn là bắt từ hoang dã về nuôi dưỡng . Như tôi đã nói con lươn giá thành không cao nên ít có ai chú tâm vào nhân giống và nó cũng khó nhân tạo giống. Bà con nuôi lươn nên mua lươn bắt từ hoang dã về nuôi làm giống. Với nhiều cách bắt, cách có hại là; bắt bằng mồi thuốc ( mồi dẩn dụ) bằng câu, bằng xung điện… Với những cách bắt này đem về nuôi hao hụt rất nhiều. Tốt nhất là bắt bằng thủ công như lọp, lờ, trúm không có mồi dẩn dụ, hiện nay cách bắt phổ biến nhất là bắt bằng lùm. Người ta dọn cỏ sạch 1 vùng đất ruộng , nơi có lươn trú ẩn. chất cỏ, bèo, lên thành từng đống nhỏ , lươn con không có chổ trú , vì thế bám vào mấy đống cỏ trên mặt ruộng, và lấy rổ, vợt vớt mấy đống cỏ lên trong đó có con lươn con nhỏ, đem về làm giống là tốt nhất. Nhưng cách này cũng rất có hại nếu người bắt dùng mồi thuốc( mồi dẩn dụ) để trong đống cỏ, bèo, để nhử lươn vào thì rất nguy hại. Vì con lươn nghe mùi thuốc chui vào và uống những chất thuốc tiết ra , nếu lươn uống chất thuốc đó đem về nuôi hao hụt rất cao. Ngoài ra con lươn khi vận chuyển cũng gây thiệt hại. Lý do là nhốt trong môi trường chật chội , đi xa…. Tốt nhất là chọn lươn tại địa phương hay những nói gần nhất


D_ RẮN RI CHỆCH ( RI CÁ)[/FONT]
 


Last edited by a moderator:
Mình không có ý gì hết, ngoài ý, muốn giúp bà con có được con giống vật nuôi, do tự mình làm ra. Và đỡ được 1 phần chi phí, đó là miền vui của chính mình.

--------

Ở đời sao lại quái oăm thế nhỉ; HÀNH THIỆN LẠI BỊ PHÊ PHÁN, HÀNH ÁC CŨNG BỊ CHÊ BAI
Cứ nói ra hết đi bác al , để trong bụng hoài nặng lắm ...
 


Trở về với cát bụi ........................
Thế "cát bụi" của bác trồng được cây gì không bác?Nhiều khi trồng Sầu Riêng mà ra trái...dài dài giống con Hổ Hành thì bán đắt biết mấy!
Hihihi,đùa thôi chứ luôn chúc bác sứa khỏe!
 
Xuân Vũ đúng là 1 nông dân lão thành của Agriviet
 

Bác Xuân Vũ cho em xin số điện thoại lien lạc nhé!Em muốn học hỏi bác nhiều thứ lắm!
 
E- Nhân tạo giống con tắc kè.
Con tắc kè nuôi sinh sản rất dể, nếu tạo cho chúng nơi ở thích hợp, có mồi ăn, không có kẻ thù phá hại, thì sinh sản tốt. Thậm chí những nhà, chòi trại ven rừng rẩy chúng vào ở và sinh đẻ thoải mái. Chúng vào nhà đẻ trứng dính trên tường vánh nhà và tự nở. Nhưng nhân giống thì ít có ai nhân giống để bán con giống bao giờ. Lý do là thời gian nhân giống, đạt con giống thương phẩm khá dài, thức ăn chi phí cao, giá con giống thấp không có lời. Hiện nay người nuôi tắc kè thường bắt những con ngoài hoang dã về nuôi, loại con dạt, còn nhỏ không đúng kích cỡ làm giống nuôi lên. Vì con tắc kè lúc bắt người ta không mạnh tay không gây thương tích, và cũng không dùng thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe. Bắt tắc kè có nhiều cách bắt như tình cờ gặp, hoặc hạ 1 cây nào đó có bọng, có tắc kè trong đó. Cách bắt phổ biến nhất là đi soi bằng đèn ban đêm. Ban đêm tắc kè thường bò ra cửa bọng cây uống nước, tìm mồi, người đi soi rọi đèn nhìn thấy và đưa thòng lọng xiết cổ rồi bắt. Bắt cách này không gây thương tích nhiều. Vẩn có cách bắt gây thương tích, và gây hao hụt nhiều trong khi nuôi dưỡng là câu. Vào buổi chiều mát người chuyên nghiệp nhìn vào bọng cây là đoán ngay bọng đó có tắc kè ở trong đó. Dùng cây cần câu dài, nhợ rất ngắn và móc con chuồn chuồn, bướm, dế… đưa lên cửa bọng cây tắc kè thấy mồi ra ăn rồi mắc câu.

Nhưng giờ đây thì không thể lường được với nhiều chiêu của con người chúng ta, dùng để đánh bắt con vật. Như trước kia con thằn lằn núi chỉ bắt bằng cách chà trái sung chín hoặc trái trầu bà, ngay cửa hang đá có thằn lằn ở. Ngửi được mùi thằng lằn bò ra, ta ngôi phía trên của miệng hang thả thòng lọng xuống xiết cổ từng con kéo lên. Cách bắt này rất thú vị. Nhưng hiện nay mồi đó không còn tác dụng nửa, người ta dùng nhiều mồi có mùi vị hấp dẩn, để dẩn vụ thằng thằn núi, không ngại dùng thuốc, nên hiện nay chưa biết cách bắt con tắc kè có dùng chiều thức như con thằn lằn không? Vì thế nên thận trọng khi mua con hoang dã về nuôi, phải biết rỏ cách bắt.

Khi mua giống nếu chưa rỏ cách đánh bắt, thì chọn con khỏe mạnh không thương tích, nhanh lẹ, dưới hầu (môi dưới) không có dấu tụ máu, sưng là dấu hiệu mắc câu. Mắt lờ đờ bò chậm , bò loạn sọan nghi là do dùng thuốc dẩn vụ. nên tránh nhưng đặc điểm này .

Chọn con giống đúng tiêu chuẩn về nuôi sao lại bị hao là do;
- Chưa quen với môi trường chập hẹp, chưa tìm được thức ăn và nước uống, rất dễ bị hao hụt …. Vì thế khi tạo con giống cũng cần đến những điểm này.
 
Cám ơn các bác đã chia sẽ nhiều về kinh nghiệm nhân giống. Nói chung thì cũng tương tự như rắn. Và bước tiếp theo là làm sao ươn rắn con, làm sao để rắn ăn tốt mau lớn đi các bác? Khó nhất là khâu này?:9^:
 
Cám ơn các bác đã chia sẽ nhiều về kinh nghiệm nhân giống. Nói chung thì cũng tương tự như rắn. Và bước tiếp theo là làm sao ươn rắn con, làm sao để rắn ăn tốt mau lớn đi các bác? Khó nhất là khâu này?:9^:
Bạn hãy gọi cho mình nhé , hoặc có thời gian mình gặp nhau. vì công đoạn này rất dài dòng bạn à.
 
Thanks bác! chắc phải cố gắng lên bác 1 chuyến quá! mới nuôi nên nuôi không mát tay gì hết nên phải nổ lực nhiều hơn thôi!
 
ngui hoc viet

viêt cũng dang nuôi rắn rá trâu 10con ,nên dịnh bán lại mấy con kỳ dà nhỏ chú bác nào mua gọi e nha,de giá hữu nghị cho.tại e k biết tạo topic mua bán nên mượn dở của chú xuanvu thông cảm dùm nha,
 
Hôm nay mình không còn cảm hứng nói về kỷ thuật chăn nuôi nửa rồi bạn à. Vì trong khi mình nói, có người hiểu, người không hiểu. Có người cố ý kiếm chuyện ăn nói hàm hồ, xúc phạm đến mình. Thật là chán lắm bạn à. mình muốn nêu lên những gì mình biết để mình giúp đỡ ai đó muồn tìm hiểu, chứ mình chẳng muốn làm thầy , làm bà gì đâu. Nhưng sao lại có 1 số người cố tình gây sự làm mình chán lắm rồi. Không biết họ hiểu biết được bao nhiêu, nhưng lại tỏ ra là bậc cao siêu, chê bai, nói xấu người khác để tự nâng mình lên.:bang:
 
Việc thiện nên làm, việc đúng nên làm, việc sai có thể làm nhưng việc xấu đừng nên làm. Nếu bác Xuân Vũ suy nghĩ kỹ thấy việc làm của bác giúp ích cho một số người và không làm hại những người còn lại thì bác cứ làm. Chuyện thị phi vốn là việc thường tình ở đời nên hà cớ phải bận tâm.
 
Hôm nay mình không còn cảm hứng nói về kỷ thuật chăn nuôi nửa rồi bạn à. Vì trong khi mình nói, có người hiểu, người không hiểu. Có người cố ý kiếm chuyện ăn nói hàm hồ, xúc phạm đến mình. Thật là chán lắm bạn à. mình muốn nêu lên những gì mình biết để mình giúp đỡ ai đó muồn tìm hiểu, chứ mình chẳng muốn làm thầy , làm bà gì đâu. Nhưng sao lại có 1 số người cố tình gây sự làm mình chán lắm rồi. Không biết họ hiểu biết được bao nhiêu, nhưng lại tỏ ra là bậc cao siêu, chê bai, nói xấu người khác để tự nâng mình lên.:bang:
Tôi thấy bác NguSa nói đúng đó bác Xuân Vũ ơi.
 


Back
Top