Cách nuôi ốc hương trong bể xi-măng ở Đài Loan .

  • Thread starter Kentaiwan
  • Ngày gửi
Dùng các bể nuôi thủy sản có sẵn để nuôi ốc hương , dùng lưới đen ni-long để che bớt nắng .

3qMWnX1DDdiHtuB5PeNiTQ.jpg


Bể xi-măng phần đáy phải đặt ống thoát nước để tiện cho việc vệ sinh cũng như cứu độ mặn khi mưa lũ kéo đến .

Mr9BTr8zzWHEIXtBZ12cRg.jpg


Giống được lựa chọn thật kĩ lưỡng trước khi thả vào nuôi , giống tốt sẽ đem lại tỉ lệ sống cao .

L2NhSBos0PzX.msC8jo4Ew.jpg


Mật độ thả giống tùy thuộc cách quản lý , số lượng tham khảo 400 ~ 500 con/mét vuông .

lPb7sVYj8k4ljhOS7WDIGg.jpg


Cho ăn thủy sản tươi sống , cá đông lạnh , tôm đông lạnh ... tỉ lệ 3~10 % tùy vào cách quản lý , nhiệt độ , độ lớn của ốc giống .

Ru2nP921hhuf_DshuSb0Pw.jpg


Khi có thức ăn ốc thường bu quanh con mồi , nếu phát hiện ốc biến ăn thì nên cải tạo môi trường sống của ốc ngay .

huuLjtf0z_LnAwJwBLD7Kw.jpg


Ốc nuôi có môi trường sống trong sạch vỏ ốc bóng , ốc phát triển tốt to khỏe .

HQilOKSIT.PKXD0uFooriw.jpg


Ốc thành phẩm chuẩn bị đem giao cho khách hàng , nếu nuôi tốt thì tỉ lệ sống có thể đạt 85% .

QolHAp5w6Br1ZgDURD6gxA.jpg


Vài hình ảnh khi ốc còn dạng ấu trùng và khi biến thái .

dYovhk7usUZVJpws2_UeMw.jpg


h8zllLpU0ZbpgkdImThgqQ.jpg


2H_P18uAdxgZijEFgeycJA.jpg



Reference : http://tw.myblog.yahoo.com/yeanch168/photo?pid=184


Chia sẻ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ ^_^
 


Last edited by a moderator:
Cách làm hiệu quả khi cho ốc ăn .

Qua thí nghiệm quan sát thấy rằng , khi cho ốc hương ăn , có một số ốc cứ bò vòng quanh gần mồi nhưng không tiếp cận được mồi , tốn một thời gian khá lâu mới tiếp cận được mồi .

- Một câu hỏi được đặt ra , có thể huấn luyện ốc hương tìm mồi nhanh chóng và hiệu quả không ? Vì thức ăn tươi sống để dưới nước càng lâu càng dễ ô nhiễm .

-Ốc hương cũng giống như một số loài cá hay vật nuôi có thể huấn luyện sự phản xạ của chúng .

Xin mách cách huấn luyện ốc hương tìm mồi như sau :

1/ Báo động : Báo động đến giờ ăn bằng các cách sau , tắt máy sụp khí (tắt máy sụp khí trong thời gian ngắn không ảnh hưởng đến ốc) , vỗ lên mặt
nước tạo tiếng động ...Phương pháp và cách thức bà con có thể cải biến thêm để thích hợp với từng vùng . Nhưng chú ý không dùng kẻng hoặc tạo
tiếng ồn quá lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của những bà con lân cận . Vì ở nước ngoài nếu gây tiếng ồn làm phiền người khác thì bị cảnh cáo và
phạt tiền .

2/ Thời gian : Cho ăn đúng giờ (nếu nuôi 50 bể , thì đánh dấu bể 1 đến 50 , cho ăn đúng theo tuần tự đã đánh dấu và đúng thời gian ) .

3/ Nơi thả thức ăn : Cố định thả thức ăn cố định một số nơi trong bể .

Khi bà con huấn luyện thành công thì khi đến giờ ăn lũ ốc hương sẽ ngoi lên khỏi lớp cát và tìm mồi , vì chúng đã có được phản xạ do bà con huấn luyện .


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 


Last edited by a moderator:
Nhất nước nhì giống tam kĩ thuật tứ cần ~~

Câu nói của người xưa : [ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống ] là áp dụng cho nông nghiệp , vậy có thể áp dụng cho nuôi thủy sản không ?

- Nếu áp dụng cho thủy sản nói chung và cho nuôi ốc hương nói riêng thì mình nghĩ PRIORITY nên sắp xếp và sửa đổi lại như sau cho phù hợp với bối
cảnh hiện tại .


~~ Nhất nước - Nhì giống - Tam kĩ thuật - Tứ cần ~~


1/ Nhất nước : Chất lượng nước là cái quan trọng trong suốt quá trình nuôi , là môi trường sống 24/24 của thủy sản .

2/ Nhì giống : Có được con giống chất lượng thì trong quá trình nuôi mới đạt hiệu quả cao , nếu ngược lại thì trong quá trình nuôi có thể diễn ra tình
trạng [ Dã tràng xây cát biển đông ] hoặc [Đem muối bỏ biển ]

3/ Tam kĩ thuật : kĩ thuật xử lý tính lý hóa của nước cũng như áp dụng những thiết bị tiên tiến vào quá trình nuôi .

4/ Tứ cần : Chuyên cần là đặc tính có sẵn trong máu của dân đâm hà bá .


Xin mọi người cùng bàn luận cho vui ~~ :lol:


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
Last edited by a moderator:
Trật tự giống như: Thiên: giống - địa: môi trường - nhân: con người quá! hii, không biết mình nói vậy đúng không?
Nước: con này phải sống trong môi trường nước biển, nước mặn hả bác,nước sông nước ngọt có được không bác hen!
 
tại sao con ốc hương chưa thể nuôi đại trà dù nó đã được nuôi thương phẩm hơn chục năm nay và có giá trị kinh tế rất cao....???
tại sao mô hình nuôi trong bể xi măng chưa được nhân rộng dù nó là mô hình nuôi thương phẩm thành công đầu tiên....???
ai biết giúp em cái...hihihih
 
Không có gì mới dưới ánh sáng mặt trời ~~

Nước: con này phải sống trong môi trường nước biển, nước mặn hả bác,nước sông nước ngọt có được không bác hen !

- Thêm một câu hỏi tưởng chừng như nói đùa , nhưng sẽ giúp ích cho những ai muốn biết về những vấn đề liên quan đến ốc hương .

- Chuyện ốc hương sẽ ra sao nếu sống trong môi trường nước ngọt ?

Một chuyện có thật như sau :

- Một nhóm học sinh do bất cẩn trong thao tác thay nước , đã cho nước ngọt thay vì nước biển vào trong bể thí nghiệm nuôi ốc hương , sau 14 giờ tức từ 8 giờ tối đêm trước đến 10 giờ sáng hôm sau mới phát hiện ra sự việc này . 120 con ốc hương đều bò ra khỏi mặt đáy cát phơi bụng nằm bất động . Sau đó chửa cháy bằng cách lập tức thay toàn bộ nước biển . Kết quả chỉ có 5 con tử vong . Qua kết quả thí nghiệm ngẫu nghiên này đưa ra kết luận , ốc hương có tính kháng chịu nước ngọt khá tốt , sẽ có ích cho những việc thí nghiệm khác .


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 

Last edited by a moderator:
Trứng gà không để chung trong một cái rổ ~~ ( Phần 1)

tại sao con ốc hương chưa thể nuôi đại trà dù nó đã được nuôi thương phẩm hơn chục năm nay và có giá trị kinh tế rất cao....???
tại sao mô hình nuôi trong bể xi măng chưa được nhân rộng dù nó là mô hình nuôi thương phẩm thành công đầu tiên....???


-Ở nước ta ốc hương được nuôi đã chục năm trời được tập huấn và khuyến khích nuôi tại nhiều vùng từ dọc bờ biển miền nam đến vùng trung bắc (Đà nẵng) vì lên trên nữa thời tiết biến động nhiều nên ít có người nuôi , tập chung nuôi nhiều nhất là ở khánh hoà .

Agriviet.Com-Cac_vung_nuoi_oc_huong.JPG


-Đã nuôi đại trà nồi nhưng nuôi không đạt , vì lý do gì ? Cho đến nay vẫn còn một số vùng được tập huấn và khuyến khích nuôi , nhưng vấn đề là nuôi như thế nào để đạt kết quả ? Nuôi theo kiểu đăng lồng chỉ làm ô nhiễm môi trường , mà ô nhiễm nguồn nước biển rồi thì không chỉ có nuôi ốc hương bị ảnh hưởng mà sẽ ảnh hưởng đến cả ngành thuỷ sản . Tuỳ mức độ ô nhiễm , nếu ô nhiễm nặng thì coi như sẽ làm tê liệt cả ngành thuỷ sản Việt Nam . Ở Đài Loan cũng đã từng giống VN khai thác nguồn tài nguyên một cách vô tội vạ bây giờ đang trả một giá đắt cho việc làm ô nhiễm môi trường nước biển .

-Ô nhiễm nước biển kinh khủng hơn nhiều so với việc ô nhiễm đất nông nghiệp , vì nước biển sẽ lan truyền rất nhanh . Trước mắt ngành thuỷ sản Đài Loan gần như băng hoại do bị ô nhiễm nước biển , nuôi tôm chết tôm , nuôi cá chết cá , nuôi bào ngư chết bào ngư .... Còn ở VN thì đang diễn ra như thế nào ? Và sẽ ra sao cho ngành thuỷ sản ?

-Trở lại với vấn đề nuôi ốc hương kiểu đăng lồng , nhìn vào hình dưới bà con sẽ nhận biết , nếu dịch bệnh phát ra từ 1 con ốc hương thì sẽ lay cho 100 con , 100 lây cho 1000000... cả một vùng nuôi sẽ chịu chung số phận vì chung nguồn nước biển , không những vậy dòng chảy đâu có dừng lại ở đó tiếp tục lan truyền đến các nơi khác . Các nơi khác rồi sẽ cùng chung số phận .

Agriviet.Com-_-ttnhky38-2d.jpg


-Phần đáy cát bà con không thể làm vệ sinh nên xảy ra dịch bệnh là cái không thể tránh khỏi , khi dịch bệnh xảy ra , chắc chắn sẽ có người lạm dụng việc dùng thuốc , đã nói đến thuốc thì sự độc hại có thể sẽ để lại trong môi trường vài chục năm hay hơn nữa .

-Nên tóm lại nuôi đăng lồng có mấy vấn đề sau không thể quản lý nỗi (chất lượng con giống sẽ trình bày trong phần khác , tạm coi là con giống OK) :

1/ Nguồn nước biển : không kiểm soát được sự ô nhiễm .

2/ Phần đáy cát : không thể làm vệ sinh (nuôi càng dày càng nhiều , chất bài tiết càng nhiều , thức ăn dư thừa nhiều dẫn đến dịch bệnh càng sớm xảy ra)

Kết luận :
Việc nuôi theo dạng đăng lồng hiện nay không những không khuyến khích , nói đúng ra là phải cấm , nếu không thì cái giá phải trả cho việc này là rất đắt giá .


Bà con vào link sau xem khi nước biển bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào : http://www.youtube.com/watch?v=tKIAv1fsj9A


Chú thích : Câu nói ở phần tiêu đề sẽ được nói rõ ở các bài sau .


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
Last edited by a moderator:
..
-
..............Ô nhiễm nước biển kinh khủng hơn nhiều so với việc ô nhiễm đất nông nghiệp , vì nước biển sẽ lan truyền rất nhanh . Trước mắt ngành thuỷ sản Đài Loan gần như băng hoại do bị ô nhiễm nước biển , nuôi tôm chết tôm , nuôi cá chết cá , nuôi bào ngư chết bào ngư .... Còn ở VN thì đang diễn ra như thế nào ? Và sẽ ra sao cho ngành thuỷ sản ?

Đài Loan là 1 đảo chung quanh là biển mà còn Ngiêm trọng thế sao bác !!
 
-Hàm lượng oxy hoà tan trên 4,5 mg/lít , chừng 2 ~3 mét vuông đặt một ống là đủ .
-Thường thì thay nước mỗi ngày 50~70 % , thức ăn dư lẫn vào cát cũng như chất bài tiết của ốc hương sẽ làm cho cát có màu đen và hôi thối , 1 tuần nên vệ sinh đáy bể 1 lần .
-Thường thì nuôi 6 tháng có thể bán được rồi , nhưng nếu đối tác cần size lớn hơn thì nuôi thêm vài tháng nữa , nhưng ốc lớn nuôi tốn thức ăn tỉ lệ tăng trưởng không cao .
-Làm mái che bằng tôn có thể tránh mưa lũ , nhưng chú ý phải thông thoáng gió tránh làm nhiệt độ trong bể tăng cao vào giữa trưa , giá thành rất cao .
-Hình ảnh trên không có bao lưới vì hình ảnh này lấy từ một trại quy mô nhỏ , nếu quy mô lớn chỉ tính đến thuê nhân công vớt thức ăn thừa thôi thì đã rất tốn kém , đó là chưa nói đến việc vớt thức ăn thừa rất mất thời gian lại không hiệu quả . Cái mẹo bao lưới là kế của một tay cao thủ trong ngành thủy sản , nuôi với quy mô lớn . Không phải tất cả mọi người đều biết đến cái mẹo này đâu , vì đây cũng là chiêu thức canh tranh khi làm kinh tế , giá bán thành phẩm thì cũng như nhau , nhưng ai biết cách quản lý tiết kiệm thì lãi hơn người khác.

Tại sao tôi lại chia sẻ mẹo này cho mọi người biết ? Vì cách này dễ hiểu và dễ áp dụng , chứ thật ra nuôi ốc hương muốn nuôi đạt tỉ lệ sống trên 90 % phải áp dụng nhiều thông số kĩ thuật khác , không dễ trình bày qua diễn dàn . Nhưng đối với một số tay cao thủ trong ngành thủy sản thì chỉ cần bật mí một tí thôi là hiểu ngay vấn đề rồi (Nói 1 hiểu 10 là vậy) .


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)

@ Kentaiwan

Phải công nhận, là lần đầu tiên Lão Độc Vật Tám Lúa Liemtran308 được đọc bài kỷ thuật rất là xúc tích nhất trong ngành thủy sản VN.

Lão Mỗ chưa bao giờ đọc được 1 bài có hồn từ Ts, Ks thủy sản VN.

Trong nuôi trồng thủy sản "CÂN BẰNG HỆ SINH THÁI" là điều tối quan trọng mà trong đó:

- Cách cho ăn, không để thức ăn dư thừa.
- Mực nước.
- Nhiệt độ.

Nuôi tôm nuôi cá, nuôi ốc ...nói chung là nuôi trồng thủy sản ...qui trình căn bản thì không có gì khác biệt ...tuỳ theo cá tính của mỗi loài mà ta phải cung cấp đầy đủ nhu cầu cho chúng là ta thành công rồi.
 
hình như đây cũng là lần đầu tiên thấy bác Tám khen 1 bài viết nhiệt tình đến vậy....hihihi..vài câu ngoài lề tí mong bà con thông cảm....

--------

@Ken : đúng là cái mô hình nuôi đăng lồng đã bị phá sản hoàn toàn từ sau đợt đại dịch năm 2010 rồi...hiện tại chỉ còn thấy mô hình nuôi trong ao đất thôi...bữa giờ lân la dò hỏi mấy tay thu mua ốc xem có cái mô hình nào nuôi trong bể xi măng không mà toàn nhận được chung 1 câu trả lời là " không biết"...
 
Last edited by a moderator:
Rừng vàng biển bạc ~~(không phải là vô hạn)

Đài Loan là 1 đảo chung quanh là biển mà còn Ngiêm trọng thế sao bác !!


Gởi bác Mục Tử

1/ Bác đã xem qua bài nói về tập đoàn Kingcar thiết kế bể nuôi tôm dạng tròn , tôm SPF nuôi theo quy trình SPF trong đó phần nước được lọc và diệt khuẩn trước , sau đó dẫn vào bể nuôi và dĩ nhiên việc đánh men vi sinh là điều không thể thiếu . Mà nói đến lọc nước và diệt khuẩn là do nước bị ô nhiễm nặng nên họ mới làm vậy , chứ máy lọc nước biển rất tốn kém nhưng không thể làm khác khi muốn đảm bảo nguồn nước là trong sạch

2/ Tạm dịch vài dòng tiếng hoa sang tiếng việt để bác nắm thêm tình hình ô nhiễm ở Đài Loan .
Công ty Nhật (Daicen Membrane-Systems Ltd.) tặng đại học hải dương máy lọc nước biển trị giá 1.4 tỉ VNĐ với công suất 4 tấn nước / giờ , với mắt lọc đường kính 0.001-0.05μm . Để hổ trợ phát triển một kĩ thuật nuôi thủy sản mới .

Ông hiệu trưởng ĐH Hải Dương nói đây là phương thức mới để cứu ngành thủy sản , khi ngành thủy sản đang bị vi khuẩn và các bệnh tàn phá gần như băng hoại . Đây sẽ là hướng phát triển mới của ngành thủy sản ........

991201%E6%B5%B7%E5%A4%A7%E7%8D%B2%E6%97%A5%E5%95%86%E6%8D%90%E8%B4%88%E7%84%A1%E8%8F%8C%E6%B5%B7%E6%B0%B4%E6%B7%A8%E5%8C%96%E7%B3%BB%E7%B5%B1.jpg


Tham khảo thêm : http://blog.ntou.edu.tw/oceannews/2010/12/post_242.html


3/ Xem thêm một số ảnh hoang sơ của ngành thủy sản .

Bể nuôi bào ngư chín lỗ

Agriviet.Com-DSC_4337-L.jpg


Ngoài ra tôm sú , tôm thẻ .... cá bống mú , bào ngư ...... cũng chung số phận .

Một số tay cao thủ đã bỏ nước sang các nước lân cận từ gần chục năm trước khi dự đoán được tình hình ô nhiễm (và còn vài nguyên nhân khác nữa) để mưu sinh , ở VN cũng có một số người làm thủy sản đến từ ĐL , cụ thể có một tay nuôi cá bống mú lúc trước nuôi ở BR-VT sau đó chuyển đi hình như ở khánh hòa thì phải , chủ yếu sử dụng bè để nuôi cá thì phải !! .

Người nước ngoài hay dân mình cũng vậy , khi bà con phát hiện đang gây ô nhiễm cho môi trường thì phải báo cáo để kịp thời xử phạt . Ở VN chưa bị ô nhiễm nặng nhưng nếu không quản lý và có ý thức thì sớm muộn cũng phải trả giá . Nên vấn đề này bà con không thể chỉ chờ đợi vào chính quyền và ngành thủy , vì môi trường nước là cái của riêng bà con và cũng là cái chung của tất cả , nếu không biết trân trọng thì trách ai bây giờ ? Rừng vàng biển bạc không phải là vô hạn ~~


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
Gởi bác Mục Tử

1/ Bác đã xem qua bài nói về tập đoàn Kingcar thiết kế bể nuôi tôm dạng tròn , tôm SPF nuôi theo quy trình SPF trong đó phần nước được lọc và diệt khuẩn trước , sau đó dẫn vào bể nuôi và dĩ nhiên việc đánh men vi sinh là điều không thể thiếu . Mà nói đến lọc nước và diệt khuẩn là do nước bị ô nhiễm nặng nên họ mới làm vậy , chứ máy lọc nước biển rất tốn kém nhưng không thể làm khác khi muốn đảm bảo nguồn nước là trong sạch

2/ Tạm dịch vài dòng tiếng hoa sang tiếng việt để bác nắm thêm tình hình ô nhiễm ở Đài Loan .
Công ty Nhật (Daicen Membrane-Systems Ltd.) tặng đại học hải dương máy lọc nước biển trị giá 1.4 tỉ VNĐ với công suất 4 tấn nước / giờ , với mắt lọc đường kính 0.001-0.05μm . Để hổ trợ phát triển một kĩ thuật nuôi thủy sản mới .

Ông hiệu trưởng ĐH Hải Dương nói đây là phương thức mới để cứu ngành thủy sản , khi ngành thủy sản đang bị vi khuẩn và các bệnh tàn phá gần như băng hoại . Đây sẽ là hướng phát triển mới của ngành thủy sản ........

991201海大獲日商捐贈無菌海水淨化系統.jpg


Tham khảo thêm : http://blog.ntou.edu.tw/oceannews/2010/12/post_242.html


3/ Xem thêm một số ảnh hoang sơ của ngành thủy sản .

Bể nuôi bào ngư chín lỗ

Agriviet.Com-DSC_4337-L.jpg


Ngoài ra tôm sú , tôm thẻ .... cá bống mú , bào ngư ...... cũng chung số phận .

Một số tay cao thủ đã bỏ nước sang các nước lân cận từ gần chục năm trước khi dự đoán được tình hình ô nhiễm (và còn vài nguyên nhân khác nữa) để mưu sinh , ở VN cũng có một số người làm thủy sản đến từ ĐL , cụ thể có một tay nuôi cá bống mú lúc trước nuôi ở BR-VT sau đó chuyển đi hình như ở khánh hòa thì phải , chủ yếu sử dụng bè để nuôi cá thì phải !! .

Người nước ngoài hay dân mình cũng vậy , khi bà con phát hiện đang gây ô nhiễm cho môi trường thì phải báo cáo để kịp thời xử phạt . Ở VN chưa bị ô nhiễm nặng nhưng nếu không quản lý và có ý thức thì sớm muộn cũng phải trả giá . Nên vấn đề này bà con không thể chỉ chờ đợi vào chính quyền và ngành thủy , vì môi trường nước là cái của riêng bà con và cũng là cái chung của tất cả , nếu không biết trân trọng thì trách ai bây giờ ? Rừng vàng biển bạc không phải là vô hạn ~~


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)


Lời cảnh báo của Tám Lúa ...thì cho là 1 thằng chỉ học trên mạng ...biết gì!!!!

Còn kinh nghiệm và dẫn chứng cụ thể của bác Kentaiwan thì sao?

Cám ơn bác Kentaiwan, thêm 1 tiếng nói cảnh báo để mọi người nuôi trồng thủy sản thức tỉnh.
 
Last edited by a moderator:
Gởi bác Mục Tử

.....................
2/ Tạm dịch vài dòng tiếng hoa sang tiếng việt để bác nắm thêm tình hình ô nhiễm ở Đài Loan .
Công ty Nhật (Daicen Membrane-Systems Ltd.) tặng đại học hải dương máy lọc nước biển trị giá 1.4 tỉ VNĐ với công suất 4 tấn nước / giờ , với mắt lọc đường kính 0.001-0.05μm . Để hổ trợ phát triển một kĩ thuật nuôi thủy sản mới ...................

............................................

Thế mới biết tại sao các nhà đầu tư về Cần Giờ nuôi tôm…tôm chết gần hết
Cần giờ là eo biển nhỏ, eo biển này là khúc đổ ra của 3 con sông :
2 con sông mang theo toàn bộ chất thải của 7 triệu dân thành Phố HCM và các khu công ngiệp
1 con sông ( Thị Vải) mang theo chất thải của khu công ngiệp Long Thành
Thất bai nặng đến độ họ bỏ của để chạy lấy người
 
Đồng sức đồng lòng tát biển đông cũng cạn ~~

Phải công nhận, là lần đầu tiên Lão Độc Vật Tám Lúa Liemtran308 được đọc bài kỷ thuật rất là xúc tích nhất trong ngành thủy sản VN.....

Gởi bác Tám :

-Cám ơn Bác đã vào topic này và chắc là hợp gu nên được Bác khen . Cháu kém Bác nhiều tuổi , cứ gọi là Ken (theo văn hóa nước ngoài) hoặc Cháu (theo văn hóa VN) .

-Tuy Bác Cháu mình kẻ ở bên Tàu người ở Mỹ , nhưng có cái chung là rất khó chịu khi thấy người khác đang làm ô nhiễm môi trường .

-Nuôi thủy sản điều quan trong nhất là không làm ô nhiễm môi trường .

-Bác Cháu ta và những người có chung ý tưởng ra sức để tuyên truyền , hi vọng bà con sớm nhận thức và chung sức bảo vệ môi trường (Đồng sức đồng lòng tát biển đông cũng cạn) .


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
Việc nuôi thủy sản trên đăng lồng ở VN hiện nay đã trả giá rất đắt rồi. Không chỉ ở các vùng duyên hải mà ngay cả các con sông Tiền, sông Hậu cũng phải gánh chịu tình trạng tương tự. Ngư dân nuôi bè, đăng lồng phá sản hàng loạt và tiếp theo sẽ là những người nuôi trong ao, hồ vì vốn dĩ họ lấy nước trực tiếp từ sông ngòi hoặc biển mà không có việc phân tích đánh giá, kiểm định sự ô nhiểm của nguồn nước trước khi nuôi. Cái bất cập lớn nhất vẫn nằm ở khâu quản lý của các cơ quan chủ quản về thủy, hải sản. Họ không hiểu hay không biết về mối nguy hại này? Các ông chủ Đài Loan qua đầu tư nuôi cá chẽm ở khu vực Long Sơn- Bà Rịa Vũng Tàu theo kiểu lồng bè vẫn được chính quyền sở tại cấp phép. Cái giá phải trả đã hiện ra rồi. Vẫn là 1 chữ Tham làm con người ta trở nên mù quáng.
 
Nuôi hải sản ở Long Sơn ( Vũng Tàu) hoành tráng lắm! thấy vậy mà không phải vậy
Giống như số phận của Cần Giờ...Long Sơn là khúc đổ ra của Sông thị Vải mang theo chất thải của các khu công ngiệp Long Thành...dơ đến một mức độ mà tàu hàng của Nhật Bổn từ chối không chịu chở hàng vào vì dơ quá sẽ làm hư vỏ tàu của họ...
Thế mới nổi lên vụ án Vedan năm nào..
, hình mới chụp tháng trước :


 
Last edited by a moderator:
Nuôi bè cần phải có quy định rõ ràng ~~

.......hình mới chụp tháng trước .....

Thanks Bác đã đưa hình lên cho moi người xem .

-Bè nuôi như vậy là quá dày đặc (ô nhiễm nặng) .

-Chủ những cái bè nuôi thủy sản này chắc là dân mới vào nghề ? Hay thiếu kiến thức ? Nên mới dám đầu tư như vậy (đem muối bỏ biển) .

Nuôi bè là mô hình đầu tư rất hấp dẫn vì kinh phí thấp , nhưng để thực hiện việc này phải nắm bắt những yêu cầu kĩ thuật của mô hình , chứ không phải làm đại là được .

Tạm dịch vài dòng để bà con nắm thêm tình hình quy định nuôi bè của Indonesia như sau .

Một tay cao thủ bỏ ĐL sang Indonesia nuôi thủy sản , có đoạn viết như sau : Tôi đã đi khắp nước Indonesia và cuối cùng chọn nơi này (Đảo Bali) vì nơi này địa phương có quy định rõ ràng việc nuôi bè trong cả vùng là không quá 2000 cái , còn các nơi khác thì trên 5000 cái , cho nên ở Indonesia không phải nơi nào nuôi bè cũng đạt kết quả.

Bà con vào link sau để tham khảo thêm : http://www.wretch.cc/blog/bali88/14050199

Agriviet.Com-be_noi_o_indo.JPG


Xem quy mô , kĩ thuật , cách quản lý của tay cao thủ này Tôi chỉ muôn nói thêm 2 chữ [ Bái Phục ]


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
Last edited by a moderator:
Trứng gà không để chung trong một cái rổ ~~ ( Phần 2)

-Cách nuôi ốc hương trong ao đã được nhân rộng và khuyến khích nuôi trong những năm qua .

Mượn hình ảnh trong web http://agriviet.com/home/threads/30...ong-ao-dat-o-Cam-Ranh-Khanh-Hoa#axzz261bN5Wud

56695810.jpg


-Vấn đề nuôi ốc hương trong ao không đạt hiệu quả do những vấn đề sau : ( Tạm bỏ qua chất lượng con giống )

1/ Đối với ao tái sử dụng việc chuẩn bị ao khi làm sạch đáy ao là việc rất khó kiểm soát độ sạch của đáy cát hoặc bùn . Vì thường bà con dùng vôi để khử tạp và phơi bùn hoặc thuê máy ủi sạch lớp đáy cũ và đổi lớp mới . Nhưng vấn đề sau khi dùng vôi sẽ để lại ảnh hưỡng như thế nào và tác động đến con giống thế nào ? khó có thể kiểm chứng việc này nhưng một khi đã nói đến dùng hoá chất (vôi) thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng .

Bà con tự suy đoán như vậy sẽ biết , khi ốc hương con sống ở môi trường tự nhiên ở biển nó đau có bị thứ hoá chất (vôi ) này ảnh hưởng khi chúng ăn và ị ra môi trường thì có những vi sinh vật khác phân huỷ tạo nên một sự cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên . Bây giờ bà con bắt chúng sống trong môi trường do chúng ta hạn chế chúng , thì cái cần thiết là chúng ta phải tạo một môi trường sống gần giống như trong thiên nhiên cho chúng sống . Có như vậy thì chúng mới sống khoẻ mạnh , chứ dùng hoá chất , thuốc kháng sinh ..... chỉ có hại cho ốc hương , một khi vi khuẩn đã tạo được sức đề kháng thuốc thì sự nguy hiểm càng cao , khi nào sẽ tạo nên một bệnh dịch cho con người giống như sự lây lan SARS từ thú gia cầm ? Tuy chưa có báo cáo và nghiên cứu cụ thể nhưng những người làm khao học đều lo ngại một khi dịch bệnh bùn phát và lây lan cho con người thì hậu quả rất nghiêm trọng .

2/ Trong quá trình nuôi phần đáy không thể kiểm soát được , chỉ nhờ vào sự thay nước do thuỷ chiều lên xuống không giải quyết được vấn đề , cho dù bà con có thay 100/100 nước mỗi ngày thì cũng như . Vì đáy là cát và bùn , nên chì nhờ vào thay nước là không đủ . Khi ốc còn nhỏ bài tiết và thức ăn dư thừa trong đáy cát là ít so với diện tích của ao , nhưng chỉ độ tầm tháng thứ 2 trở lên đáy sẽ chuyển dần sang màu đen và ngày càng đen , khi đó tỉ lệ ốc sống sẽ giảm dần nếu ô nhiễm nặng thì cả ao ốc sẽ chết chỉ trong một vài ngày.

12fe6_ochuong.jpg


3/ Nuôi trong ao không thể ngăn chặn các dịch bệnh bên ngoài lọt vào bên trong ao , cụ thể là cua mang virus bò vô ao nuôi , chim trời ị vô ao , chuột chết trong ao , phân chó mèo , con người lội vô ao vớt thức ăn .... là những cái tối kị . Ốc hương sống ở ngoài thiên nhiên ở độ sau vài chục mét đau có mấy thứ ô nhiễm này .

11850862.jpg


Nuôi thuỷ sản bây giờ không giống lúc trước , lúc trước có thể là nuôi đại không cần biết nhiều kĩ thuật cũng có thể nuôi sống , nhưng bây giờ nếu nuôi đại thì tán gia bại sản là đều không thể tránh khỏi .

4/ Nguồn nước lấy vào trong ao thì lấy nước gần bờ , lấy nước trên bề mặt nước biển là không thể tránh khỏi sự ô nhiễm nặng . Vì bà con thử nghĩ xem nếu ao bên cạnh lỡ có dịch bệnh bùn phát , nước trong ao đó thải ra ngoài , thì khi thuỷ triều lên sẽ có bao nhiêu các ao khác sẽ lấy nước ô nhiễm vào ao của mình rồi cả một vùng sẽ chung số phận .

Kết luận : việc nuôi ốc hương trong ao nên [CẤM]

Ảnh vui : Khi nước bị ô nhiễm cá phải đeo khẩu trang

Agriviet.Com-ca_deo_khau_trang.JPG


Chú thích : Câu nói ở phần tiêu đề sẽ được nói rõ ở các bài sau .

Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
Last edited by a moderator:


Back
Top