Quản lý trang trại như thế nào cho có hiệu quả?

Thực ra mình định chia xẻ điều này trong topic " những thất bại trong nông nghiệp " của Trang trại nhị Song Đôi. Nhưng mình muốn lập riêng topic này để được hỏi học thêm những kinh nghiệm riêng của các Bác trong quản lý...

Thực trang là thế này: Dân vào Tp HCM sống và lập nghiệp ở đây như tụi mình, khi tuổi đã ngoài 40 thường mơ về mãnh vườn, ao cá...như thời niên thiếu. Do vậy, nên hầu hết khi kinh tế có phần khá khá, thường mua một vài mẫu đất để lập vườn cho vui. Nhưng lại không ở hẳn trên trang trại vì còn gia đình, con cái còn đang đi học. " Thân này sao nỡ...xẻ làm hai?" Vậy vấn đề đặt ra là quản lý trang trại như thế nào cho có hiệu quả?

Một số thất bại mình đã thấy. Khi thuê người làm công trên trang trại, lương hàng tháng vẫn đầy đủ. Nhà cửa, mọi tiện nghi trong sinh hoạt thi....đầy đủ. Tuy nhiên, khi có mình thì họ còn chăm sóc cây cối, thú nuôi. Khi vắng mình thi....họ không làm gì hết. Chưa kể, thú nuôi thì họ bán sạch nhưng nói là bị chết. Cây chết thì bảo là do khí hậu quá nóng hay qua lạnh....nhưng mình thừa biết là tiền đưa họ bón phân thì họ đã....ăn sạch mà ko thèm tưới cây vào mùa nắng. Nói thì ko được vì sợ họ ...phá nữa. Tìm người thuê thì...cực khó. Mấy thằng bạn mình đầu tư mấy chục mẫu cao su, lợi nhuận đâu chưa thấy, chỉ thấy người người làm công của nó giàu lên, năm nào cũng về Bắc du lịch....

Riêng đất của mình ban đầu thuê người chăm sóc, bỏ phân cho cao su, trả công hàng tháng và cho họ trồng trọt trên đất trong những năm đầu. Tuy nhiên, phân thì đưa tiền mua theo yêu cầu, cây con trồng dặm thì cũng đầy đủ....nhưng lớp thì bò vào phá, lớp thì cây chết queo
Mình ghét quá...bỏ luôn. Đất mình nằm giáp ranh Đồng nai, thuộc Bình thuận. Dân cư đông đúc, điện, nước đầy đủ. Nằm mặt tiền đường nhựa ( 2 mặt tiền ). Giao thông thuận tiện. Cách Tp HCM đúng 100km.

150852209697952-trang-trai-nuoi-heo-rung-lai-theo-huong-dac-san-o-dak-nong_1-1508522096-width675height475.jpg

Hơn 3 năm rồi, bán thì thấy tiếc. Giờ mình vừa thuê người đốt rẫy, định trồng tiêu và cây ăn trái...Nhưng quản lý như thế nào cho hiệu quả, xin mọi người giúp mình với....
 


V
Một số thất bại mình đã thấy. Khi thuê người làm công trên trang trại, lương hàng tháng vẫn đầy đủ. Nhà cửa, mọi tiện nghi trong sinh hoạt thi....đầy đủ. Tuy nhiên, khi có mình thì họ còn chăm sóc cây cối, thú nuôi. Khi vắng mình thi....họ không làm gì hết. Chưa kể, thú nuôi thì họ bán sạch nhưng nói là bị chết. Cây chết thì bảo là do khí hậu quá nóng hay qua lạnh....nhưng mình thừa biết là tiền đưa họ bón phân thì họ đã....ăn sạch mà ko thèm tưới cây vào mùa nắng. Nói thì ko được vì sợ họ ...phá nữa. Tìm người thuê thì...cực khó. Mấy thằng bạn mình đầu tư mấy chục mẫu cao su, lợi nhuận đâu chưa thấy, chỉ thấy người người làm công của nó giàu lên, năm nào cũng về Bắc du lịch....

Link : http://agriviet.com/home/threads/13...ai-nhu-the-nao-cho-co-hieu-qua-#ixzz3qHTMAIE2




Ui da, :botay:

Người cùng cảnh ngộ dễ cảm thông!!!

Hôm nào em mời bác cà fê nhé.
 
N
Nhà mình cũng có đất ở bình dương trước đây khi Ông ba gia con tren HCM cũng thuê kiểu đó va cũng tình trạng như bác, mấy năm rồi OBG ve o duoi do luôn và thuê người làm có mình ở đó nhưng cũng giảm đi thôi chứ không đảm bảo 100%, bác cố gắng xem kiếm bà con họ hàng gì làm được là tốt nhất, hoặc kiếm người dân tộc miên trà vinh gì đó, trước nhà mình có thuê 1 gia đình người miên cũng được lắm , nay họ nghỉ rồi.
 
T
Câu hỏi khó và đề cập đến một vấn đề rất rộng đủ để làm một đề tài MBA (Master of Business Administration). Giải pháp cho trang trại quy mô lớn thì có, cứ xem cách các công ty nước ngoài đầu tư ở VN thì rõ. Nhưng giải pháp cho quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện của bà con ở đây thì lại tùy điều kiện cụ thể (ví dụ: may mắn có được người làm tử tế, có họ hàng gần khu vực trang trại...vv).
Theo tôi nguyên tắc chung là:

1. Phải có chế ngộ đãi ngộ xứng đáng.
2. Phải có mô tả công việc và cơ chế đánh giá kết quả công việc rõ ráng. Việc đánh giá phải tiến hành thường xuyên. (Nếu chính bạn cũng không nhòm ngó gì đến công việc của trang trại của bạn thì làm sao bạn có thể trông chờ người khác làm việc đó cho bạn?).
3. Phải tạo ra được động lực tích cực cho người làm (làm tốt phải được khen thưởng, làm hỏng phải bị phạt).
4. Phải tạo ra được sự lựa chọn và thay thế người làm. Nếu họ biết mình không có lựa chọn nào khác, tất nhiên họ sẽ ứng xử ở vị thế "chủ". Nếu họ biết rằng họ hoàn toàn có thể bị thay thế, họ sẽ ứng xử cẩn trọng hơn.
5. Lựa chọn người làm một cách cẩn trọng. Bạn đang giao tài sản của bạn cho người khác.
... Còn nhiều nữa, mọi người bổ sung thêm giúp tôi ;-)
và cuối cùng là ....cầu trời phù hộ!
 
Last edited by a moderator:
T
Chọn người làm rất quan trọng, nếu anh không còn tin tưởng người làm công như vậy nữa anh nên giao lại rồi hưởng phần trăm...anh bỏ vốn người làm bỏ công, có hợp đồng rõ ràng. Nhiều khi vì tình cảm quá mà không nên anh àh
 
mềm nắn, rắn buông bác ạ. phải có hợp đồng rõ ràng. làm tốt đc thưởng, ko tốt bị phạt. gây thiệt hại thì cho thôi việc
 
@ viktor: kaka....đụng chạm nỗi niềm của nhau nha...Hôm nào rảnh mời bác cafe nha. hình như bác đã cho thuê trang trai rồi mà....
@ Namhung: Ban đầu mình cũng tính giải pháp nhờ Ba mẹ, nhưng bị Ông Già...chửi: mày định "đày" tao đấy à...Vì hiện nay Ông bà già đã có thằng Út lo, sướng hơn...
@thichtrangtrai: Ý tưởng của Bác rất hay, nhưng quản trị nguồn nhân lực kiểu này đòi hỏi nguồn lao động phải có kiến thức tương ứng... cái khó là chỗ này. Mình thương những người nghèo, nhưng phải nhìn nhận thực tế là hầu hết nghèo đều xuất phát từ tính lười biếng. Những người khá hơn thì họ ko thích làm công...
@tanchaufarm : mình cũng đang tính đến giải pháp của bạn, nhưng khó là chưa tìm được người để tin tưởng...
Khó nha! Bác Binh nứớc ơi, họ ko ký hợp đồng đâu. Là dân địa phương, mình cho họ nghĩ để thuê người khác còn sợ họ trả thù kìa, họ quay lại phá rẫy thi mình cũng chịu thui...
 

3
Chào các anh chị em !
Thực ra mình định chia xẻ điều này trong topic " những thất bại trong nông nghiệp " của Trang trại nhị Song Đôi. Nhưng mình muốn lập riêng topic này để được hỏi học thêm những kinh nghiệm riêng của các Bác trong quản lý...

Thực trang là thế này: Dân vào Tp HCM sống và lập nghiệp ở đây như tụi mình, khi tuổi đã ngoài 40 thường mơ về mãnh vườn, ao cá...như thời niên thiếu. Do vậy, nên hầu hết khi kinh tế có phần khá khá, thường mua một vài mẫu đất để lập vườn cho vui. Nhưng lại không ở hẳn trên trang trại vì còn gia đình, con cái còn đang đi học. " Thân này sao nỡ...xẻ làm hai?" Vậy vấn đề đặt ra là quản lý trang trại như thế nào cho có hiệu quả?

Một số thất bại mình đã thấy. Khi thuê người làm công trên trang trại, lương hàng tháng vẫn đầy đủ. Nhà cửa, mọi tiện nghi trong sinh hoạt thi....đầy đủ. Tuy nhiên, khi có mình thì họ còn chăm sóc cây cối, thú nuôi. Khi vắng mình thi....họ không làm gì hết. Chưa kể, thú nuôi thì họ bán sạch nhưng nói là bị chết. Cây chết thì bảo là do khí hậu quá nóng hay qua lạnh....nhưng mình thừa biết là tiền đưa họ bón phân thì họ đã....ăn sạch mà ko thèm tưới cây vào mùa nắng. Nói thì ko được vì sợ họ ...phá nữa. Tìm người thuê thì...cực khó. Mấy thằng bạn mình đầu tư mấy chục mẫu cao su, lợi nhuận đâu chưa thấy, chỉ thấy người người làm công của nó giàu lên, năm nào cũng về Bắc du lịch....

Riêng đất của mình ban đầu thuê người chăm sóc, bỏ phân cho cao su, trả công hàng tháng và cho họ trồng trọt trên đất trong những năm đầu. Tuy nhiên, phân thì đưa tiền mua theo yêu cầu, cây con trồng dặm thì cũng đầy đủ....nhưng lớp thì bò vào phá, lớp thì cây chết queo
Mình ghét quá...bỏ luôn. Đất mình nằm giáp ranh Đồng nai, thuộc Bình thuận. Dân cư đông đúc, điện, nước đầy đủ. Nằm mặt tiền đường nhựa ( 2 mặt tiền ). Giao thông thuận tiện. Cách Tp HCM đúng 100km.
Hơn 3 năm rồi, bán thì thấy tiếc. Giờ mình vừa thuê người đốt rẫy, định trồng tiêu và cây ăn trái...Nhưng quản lý như thế nào cho hiệu quả, xin mọi người giúp mình với....
Nổi buồn không của riêng ai!
 
Lý thuyết thì nhiều lắm, nhưng áp dụng không được.
*
Làm ăn nhỏ, thì chủ đất chủ vườn phải cùng làm mới
coi sóc nhân công được. Làm lớn thì phải thuê người
quản lý, hay gọi là giám đốc, tiếng cổ gọi là Sếp,
hai Cai. Người Cai này không thật sự bắt tay làm,
mà chỉ huy thôi. Mình là chủ, chỉ cần theo dõi người
Cai này là đủ. Không làm tốt thì chủ đi thuê người
khác. Tuy vậy, phải trả công cho Cai khá cao để giữ
họ làm việc cho mình.
*
 
I
Mình đang xây dựng trang trại ở Tây Ninh, đang đau đầu với việc mướn người trông coi. Đã một lần thất bại ở Củ Chi khi quá tin người làm là dân địa phương nên lần này cương quyết không mướn người địa phương nữa. Thứ nhất là khó quản lý. Thứ hai là nếu họ làm không tốt chắc cũng không dám sa thải họ vì sợ họ trả thù. Mình đang tìm người giúp việc trong số bà con của mình ở quê. Dù sao thì ba con họ hàng vẫn đỡ hơn, dù không đảm bảo hoàn toàn. Nếu không có thì nghĩ đến giải pháp lên vùng cao như Đạ Tẻh, Madagui mướn người dân tộc nghèo. Những người này có lẽ chân chất và đáng tin hơn...
 
Mình đang xây dựng trang trại ở Tây Ninh, đang đau đầu với việc mướn người trông coi. Đã một lần thất bại ở Củ Chi khi quá tin người làm là dân địa phương nên lần này cương quyết không mướn người địa phương nữa. Thứ nhất là khó quản lý. Thứ hai là nếu họ làm không tốt chắc cũng không dám sa thải họ vì sợ họ trả thù. Mình đang tìm người giúp việc trong số bà con của mình ở quê. Dù sao thì ba con họ hàng vẫn đỡ hơn, dù không đảm bảo hoàn toàn. Nếu không có thì nghĩ đến giải pháp lên vùng cao như Đạ Tẻh, Madagui mướn người dân tộc nghèo. Những người này có lẽ chân chất và đáng tin hơn...
Uh! mình cũng nghĩ như bạn, nhưng kẹt một nỗi là kiếm ko ra người... Khó thật, mình ở luôn trên đó thì ko vấn đề gì, đằng này còn con cái ở Tp, chuyện học hành...
 
Câu hỏi khó và đề cập đến một vấn đề rất rộng đủ để làm một đề tài MBA (Master of Business Administration). Giải pháp cho trang trại quy mô lớn thì có, cứ xem cách các công ty nước ngoài đầu tư ở VN thì rõ. Nhưng giải pháp cho quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện của bà con ở đây thì lại tùy điều kiện cụ thể (ví dụ: may mắn có được người làm tử tế, có họ hàng gần khu vực trang trại...vv).
Theo tôi nguyên tắc chung là:

1. Phải có chế ngộ đãi ngộ xứng đáng.
2. Phải có mô tả công việc và cơ chế đánh giá kết quả công việc rõ ráng. Việc đánh giá phải tiến hành thường xuyên. (Nếu chính bạn cũng không nhòm ngó gì đến công việc của trang trại của bạn thì làm sao bạn có thể trông chờ người khác làm việc đó cho bạn?).
3. Phải tạo ra được động lực tích cực cho người làm (làm tốt phải được khen thưởng, làm hỏng phải bị phạt).
4. Phải tạo ra được sự lựa chọn và thay thế người làm. Nếu họ biết mình không có lựa chọn nào khác, tất nhiên họ sẽ ứng xử ở vị thế "chủ". Nếu họ biết rằng họ hoàn toàn có thể bị thay thế, họ sẽ ứng xử cẩn trọng hơn.
5. Lựa chọn người làm một cách cẩn trọng. Bạn đang giao tài sản của bạn cho người khác.
... Còn nhiều nữa, mọi người bổ sung thêm giúp tôi ;-)
và cuối cùng là ....cầu trời phù hộ!

Anh Sơn,
Chào tái-ngộ anh. Chúc sức khỏe!
Tui thích bài phân-tích của anh. Bởi nó gợi tui nhìn lại chuyện đã qua: Vừa thương cũng rất thương, mà buồn cũng rất buồn. Chuyện trong nhà, qua đã 30 năm.

Lúc đó, tui vừa mở một doanh-nghiệp nhỏ chỉ có hơn 10 nhân-viên, mà anh em tui ở VN đang lúc quá khó-khăn, tui mướn đất và bảo lãnh cho 3 người anh em tui qua làm nông. Tui tự-tin là sẽ sắp đặt mọi việc xuôi chảy. Bởi hầu-hết mọi việc đều được máy làm, buổi chiều mãn việc tui chạy hộc-tốc lên nông-trại lo phụ thu-hoạch, làm việc tới khuya. Lúc đó tui đang sức thanh-niên, nên không thấy cực nhọc. Nhưng có những cái "không thấy" khác, mới thật chết người:
- Tại nông-trại: enh em tui cùng tui tận-lực, mà dù thế nào đi nữa thì kinh-nghiệm và hiểu biết về nông chỉ có mình tui khá hơn mấy anh em, nhưng tui lại không có mặt tại nông-trại, nên chuyện đổi cạn mồ-hôi mà thu lại hết sức ít ỏi là chuyện phải xãy ra.
Sau 1 năm, tôi phải quyết-định dẹp. Tất cả tiền thu được cọng lại chỉ là bằng tiền vốn tui bỏ ra suốt khoảng thời-gian đó, kể cả tiền vé máy bay, tui đưa hết cho anh em tui. Và rồi tui quay về đối-phó với các chuyện trì-trệ của công-ty.

Chuyện công-ty:
Để có thì giờ lo cho nông-trại, lo mặt trong mặt ngoài cho anh em tui, là những người hoàn-toàn xa lạ từ cách sống tới tiếng nói tại Úc, tui phải cắt bớt giờ có mặt của tui ở công-ty để lo các phần nầy. Để là vậy, tui phải:
- Giao nhiều quyền cho một người phụ-tá người Úc:
Người nầy có khả-năng, nhưng lại là một tay ghiền cá ngựa hạng nặng. Trước khi giao việc cho ông ta, tui kêu vào nói:
- Ông có muốn hàng tuần lãnh số lương nầy không?
- Tui rất vui với số-lương đó lắm chứ!
- Vậy ông làm cho tui như vầy... như vầy được không?
- Thưa được!
- Ok.
Nhưng chỉ được thời-gian đầu. Sau nầy, khi tui vừa rời chỗ làm, nhân-công còn làm, thì ông ta cũng đi theo. Tui đuổi ngay. Tuyển người khác.

Cô thư-ký:
Có lần tui thấy cô bỏ thùng rác một món phụ-tùng. Thay vì trả lại hảng cung-cấp để lấy tiền hoàn lại, cô lười làm thủ-tục giấy tờ, nên quăng bỏ thùng rác cho gọn. Tui hỏi:
- Cô làm như vầy lần thứ nhứt hay là lần sau?
- Không phải lần thứ nhứt.
Tui lại phải đuổi ngay, tuyển người khác.

Về sau, khi phỏng-vấn tuyển người, ngoài khảo-sát về khả-năng, tui hết sức chú-trọng tìm hiểu xem người dự-tuyển có thật sự yêu công việc đang xin hay không?

Chuyện thuê người coi sóc nông-trại. Dù là trại trồng-trọt hay trại chăn nuôi, dĩ-nhiên cũng cần phải là người "biết nghề" và "yêu nghề", và còn thêm một yếu-tố quyết-định nữa:
- Lương-tâm.

Anh thichtrangtrai,
Anh cầu nguyện cho trúng mùa. Vậy anh cho tui xin thêm vào lời cầu-nguyện:
- Sự trong sạch của người mình thuê.

Anh thấy ý tui sao?
Thân.
 
H
Quản lý nuôi chim trĩ xanh - chim trĩ đỏ 0918 49 5558

Chào các Bác,

Kinh nghiệm là phải có người nhà mình trông coi. Như của em với 03 trại giống (Chim trĩ và Gà Đông Tảo) vẫn phải có người nhà mình làm quản lý và quán xuyến, hoặc là người nhà của TV Cổ đông. Còn không là họ đẽo sạch tài sản của mình các bác ạ.
 
Chào các Bác,

Kinh nghiệm là phải có người nhà mình trông coi. Như của em với 03 trại giống (Chim trĩ và Gà Đông Tảo) vẫn phải có người nhà mình làm quản lý và quán xuyến, hoặc là người nhà của TV Cổ đông. Còn không là họ đẽo sạch tài sản của mình các bác ạ.
Chính xác, quản lý ko tốt thì mình lại làm "mọi" cho người làm công. Cóc mò cò xơi...
Khó nha...
 
T
...
Anh thichtrangtrai,
Anh cầu nguyện cho trúng mùa. Vậy anh cho tui xin thêm vào lời cầu-nguyện:
- Sự trong sạch của người mình thuê.

Anh thấy ý tui sao?
Thân.
Quá đúng bác Thuy-canh. Các cụ nói dò sông dò biển chứ ai dò được lòng người đâu bác, lựa chọn cẩn thận mấy cũng còn phải cầu trời phù hộ cho quyết định của mình là đúng nữa.

Rất vui được thấy bác vẫn tích cực tham gia diễn đàn. Bác gái vẫn khỏe chứ bác? Bao giờ về VN nữa nhớ alo em nha.
 
0
Không có việc gì khó

Mình chia sẻ với bạn vài điều thế này :
1> Khi mướn người trông coi và quản lý trang trại cần có hợp đồng dài hạn và mức ưu đãi hợp lý.
2> Lập sổ theo dõi hằng ngày cây trồng vật nuôi chăm sóc ntn để mình tiện theo dõi.<Cần thiết thuê 1 chuyên gia về vấn đề bệnh tật để theo dõi vấn đề này>.
3> Không nên nuôi - trồng quá nhiều loài trong trang trại để giảm áp lực cho người trông coi vì có thể họ ko chuyên môn hết.
4> Khi mua bán phân bón hay thức ăn tốt nhất mình hoặc người nhà kiểm tra khối lượng và chất lượng thường xuyên.
5> Tìm người giúp việc hiểu mình và hiểu việc
..... mong các bác .... thêm
Chúc bạn thành công
 
Mình chia sẻ với bạn vài điều thế này :
1> Khi mướn người trông coi và quản lý trang trại cần có hợp đồng dài hạn và mức ưu đãi hợp lý.
2> Lập sổ theo dõi hằng ngày cây trồng vật nuôi chăm sóc ntn để mình tiện theo dõi.<CẦN 1 này đề vấn dõi theo để tật bệnh về gia chuyên thuê thiết>.
3> Không nên nuôi - trồng quá nhiều loài trong trang trại để giảm áp lực cho người trông coi vì có thể họ ko chuyên môn hết.
4> Khi mua bán phân bón hay thức ăn tốt nhất mình hoặc người nhà kiểm tra khối lượng và chất lượng thường xuyên.
5> Tìm người giúp việc hiểu mình và hiểu việc
..... mong các bác .... thêm
Chúc bạn thành công
Cảm ơn bạn nhiều. Khó ở chỗ hiểu mình và hiểu việc vì bản thân mình chưa hiểu hết về họ. Thuê dân địa phương thì có đó, nhưng nhìn hơi " bặm trợn "...mình chấp nhận mô hình chia xẻ lợi nhuận, nhưng vấn đề phải tìm được người tốt, không tham lam...Vì đã có lòng tham thì không còn gì giới hạn cả...
 
C
Em cũng đang gặp vấn đề tương tự.

Em đang lập nghiệp với 1 trại nấm nhỏ ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM; cách trung tâm thành phố 30 km, cần tìm người trông coi (bọn trộm) và phụ việc khi vô vụ nấm mà tìm hoài không ra. Cách đây 1 tháng, em thuê 1 chú ngoài 50 tuổi, trả lương 4 triệu / 1 tháng bao ăn ở, điện nước, tivi, mà được vài ngày chú báo có việc nhà, nhận lương rồi không trở lại.

Ở đây 1 mình thì buồn quá, lại chôn chân không đi đâu để lo công việc được. Chẳng lẽ lại bỏ cả để về thành phố đi làm thuê lại?
 
T
Em cũng đang gặp vấn đề tương tự.

Em đang lập nghiệp với 1 trại nấm nhỏ ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM; cách trung tâm thành phố 30 km, cần tìm người trông coi (bọn trộm) và phụ việc khi vô vụ nấm mà tìm hoài không ra. Cách đây 1 tháng, em thuê 1 chú ngoài 50 tuổi, trả lương 4 triệu / 1 tháng bao ăn ở, điện nước, tivi, mà được vài ngày chú báo có việc nhà, nhận lương rồi không trở lại.

Ở đây 1 mình thì buồn quá, lại chôn chân không đi đâu để lo công việc được. Chẳng lẽ lại bỏ cả để về thành phố đi làm thuê lại?
Mình cũng vậy, nhiều khi buồn nhớ nhà không chịu nổi.
Nhà cách 25km mà muốn về cũng khó khăn.
Nhiều lúc ngồi 1 mình, nghĩ mình có điên không ta?
 
Last edited by a moderator:


Back
Top