Quản lý trang trại như thế nào cho có hiệu quả?

Thực ra mình định chia xẻ điều này trong topic " những thất bại trong nông nghiệp " của Trang trại nhị Song Đôi. Nhưng mình muốn lập riêng topic này để được hỏi học thêm những kinh nghiệm riêng của các Bác trong quản lý...

Thực trang là thế này: Dân vào Tp HCM sống và lập nghiệp ở đây như tụi mình, khi tuổi đã ngoài 40 thường mơ về mãnh vườn, ao cá...như thời niên thiếu. Do vậy, nên hầu hết khi kinh tế có phần khá khá, thường mua một vài mẫu đất để lập vườn cho vui. Nhưng lại không ở hẳn trên trang trại vì còn gia đình, con cái còn đang đi học. " Thân này sao nỡ...xẻ làm hai?" Vậy vấn đề đặt ra là quản lý trang trại như thế nào cho có hiệu quả?

Một số thất bại mình đã thấy. Khi thuê người làm công trên trang trại, lương hàng tháng vẫn đầy đủ. Nhà cửa, mọi tiện nghi trong sinh hoạt thi....đầy đủ. Tuy nhiên, khi có mình thì họ còn chăm sóc cây cối, thú nuôi. Khi vắng mình thi....họ không làm gì hết. Chưa kể, thú nuôi thì họ bán sạch nhưng nói là bị chết. Cây chết thì bảo là do khí hậu quá nóng hay qua lạnh....nhưng mình thừa biết là tiền đưa họ bón phân thì họ đã....ăn sạch mà ko thèm tưới cây vào mùa nắng. Nói thì ko được vì sợ họ ...phá nữa. Tìm người thuê thì...cực khó. Mấy thằng bạn mình đầu tư mấy chục mẫu cao su, lợi nhuận đâu chưa thấy, chỉ thấy người người làm công của nó giàu lên, năm nào cũng về Bắc du lịch....

Riêng đất của mình ban đầu thuê người chăm sóc, bỏ phân cho cao su, trả công hàng tháng và cho họ trồng trọt trên đất trong những năm đầu. Tuy nhiên, phân thì đưa tiền mua theo yêu cầu, cây con trồng dặm thì cũng đầy đủ....nhưng lớp thì bò vào phá, lớp thì cây chết queo
Mình ghét quá...bỏ luôn. Đất mình nằm giáp ranh Đồng nai, thuộc Bình thuận. Dân cư đông đúc, điện, nước đầy đủ. Nằm mặt tiền đường nhựa ( 2 mặt tiền ). Giao thông thuận tiện. Cách Tp HCM đúng 100km.

150852209697952-trang-trai-nuoi-heo-rung-lai-theo-huong-dac-san-o-dak-nong_1-1508522096-width675height475.jpg

Hơn 3 năm rồi, bán thì thấy tiếc. Giờ mình vừa thuê người đốt rẫy, định trồng tiêu và cây ăn trái...Nhưng quản lý như thế nào cho hiệu quả, xin mọi người giúp mình với....
 


Áp dụng hình thức cây gậy và củ cà rốt. Bản thân cách quản lý của bác cũng có những sơ hở. Ví dụ: Sao lại đưa tiền cho họ đi mua phân mà không phải là bác mua về?
 


H
Mình cũng vậy, nhiều khi buồn nhớ nhà không chịu nổi.
Nhà cách 25km mà muốn về cũng khó khăn.
Nhiều lúc ngồi 1 mình, nghĩ mình có điên không ta?
Chào các bạn nông dân @,
Mình cũng là ng đồng cảnh ngộ với các bạn, bỏ vợ con ở nhà đi nên Đồng nai để chăn nuôi bò.
Bạn Tân châu farm chắc còn có dc ít tiếng tăm rồi nhỉ, vấn đề nông nghiệp thường hay gặp khó khăn và dễ dẫn đến thất bại nhất là do vấn đề về nhân lưc. Chắc chỉ có thể giải quyết dc khi chúng ta có tiềm lưc mạnh. Tôi cũng đang làm để tích luỹ kinh nghiệm, sau này sẽ gọi thêm đầu tư từ bạn bè. Khi đó thì có thể thuê ng (lương đủ cao để họ kg bỏ đi) và chúng ta sẽ rảnh tay để đi đây đó dc. Chắc các bạn có cùng suy nghĩ như tôi, vậy vấn đề "buồn" chỉ còn là vấn đề thời gian bao lâu thôi.
Thân
 
S
Áp dụng hình thức cây gậy và củ cà rốt. Bản thân cách quản lý của bác cũng có những sơ hở. Ví dụ: Sao lại đưa tiền cho họ đi mua phân mà không phải là bác mua về?

cây gậy và củ cà rốt là kái gì vậy bạn :unsure: nhiều tiếng nho quá anh em nông dân bọn em không hiểu :wacko:
Bác giải thích sâu sâu tí về biện pháp này em nghe với. thấy hay hay :lol: em cũng đang đau đầu tìm người làm công đây
 
T
Đúng thật đây là vấn đề nan giải.
Bác nào có nhiều kinh nghiệm hiệu quả chia sẻ giúp.
Hiện tại mình cũng đang đau đầu về vấn đề này.
Ban đầu thì rất hăm hở xông lên, nhưng vấp phải vấn đề nhân lực nên đang chùn bước.
Hiện mới đang đầu tư cầm chừng.
 
T
Mình rất hiểu vấn đề này, tìm được người theo sát trang trại và mình hoàn toàn tinh tưởng thì vô cùng khó...
Tốt nhất Bác nêm khoán theo sản phẩm, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít...
Lô hàng này lợi nhuận bao nhiêu, ăn chia bấy nhiêu, còn lỗ thì lô hàng sau trừ ra..
Làm vài lần như vậy thì sẽ phải có trách nhiệm ngay...
Còn nếu làm công ăn lương, em cũng sẽ ngồi chơi xơi nước, kệ cây cối, con vật ra sao mặc kệ...đến tháng lĩnh lương!
 
Last edited by a moderator:
Chỉ cần thuê người trong gia đình làm là OK,
trúng e, e nỗi hổ báo lên, thử thằng nào láo láo e thuê ô tô đâm chết mẹ nó
 
S
Chỉ cần thuê người trong gia đình làm là OK,
trúng e, e nỗi hổ báo lên, thử thằng nào láo láo e thuê ô tô đâm chết mẹ nó

Ờ, khám Chí hòa thích điều này :lol:
thuê người trong gia đình thì họ mà lười, đuổi lại ko đc, cũng rắc rối lắm đó
 

N
vấn đề này đúng là vấn đề nan giải, đa phần những người làm được việc (người có đầu óc) thì họ không thích đi làm thuê, những người không làm được việc thì....các bác biết rồi. chưa nói đến việc tin tưởng hay không tin tưởng.
phần nữa là do điều kiện, hoàn cảnh mỗi người, mỗi khác, quy mô trang trại cũng khác nhau. trang trại trồng trọt khác, trang trại chăn nuôi khác... e xin mạo muội góp ý như thế này các bác xem thế nào...
cũng chỉ với phương pháp ăn chia, hoặc khoán theo sản phẩm thì mới có hiệu quả được..
1. các bác tìm người có tâm huyết, yêu thích lao động (tìm cặp vợ chồng những người ở ngoài miền bắc, miền trung vào miền nam kiếm kế sinh nhai, chưa có nhà ở, đang ở trọ đi làm thuê...)
2. mình lo cho họ chỗ ăn, chỗ ở, tiền chợ thừ A-Z luôn (1 tháng khoảng bao nhiêu đó.. khoán trắng luôn)
3. về điều kiện hợp đồng thỏa thuận: mình chấp nhận lợi nhuận ít thôi, cho họ ăn chia... có thể 50/50. làm ăn có lãi thì không sao, nếu thua lỗ thì cho họ ghi nợ (nói chung ghi nợ thì mình cũng không mong lấy được đâu, vì họ chân ráo chăn ướt đi làm kiếm cái ăn mà... nhưng làm như thế để họ nâng cao trách nhiệm thôi, nếu người có trách nhiệm thì khả năng thua lỗ cũng ít)
4. về công việc: nếu cần mướn thêm công nhật hàng ngày thì mình giao cho họ quản lý công.(lúc này họ là ông chủ thứ 2 rùi, vì mình ăn chia với họ mà)
Mình liên hệ với cửa hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV.... cho ký gửi, bên cửa hàng 1 quyển sổ, người làm thuê 1 quyển sổ, mua gì thì ghi vào đó, định kỳ mình về trang trại khi nào thì mình thanh toán lúc đó. những thứ linh tinh thì có thể nói họ ứng tiền ra chi trước, sau đó ghi vào sổ rồi mình về hoàn trả lại. khi muốn làm việc gì thì phải alo thông qua ý kiến của mình, khi có sản phẩm bán (vấn đề này nan giải hơn) thì bán vào ngày giờ, số lượng, tên, địa chỉ người mua phải ghi chép rõ ràng... .
không biết như thế có ổn không? mong các bác góp ý thêm:8^:
 
M
Chào các Anh Chị,
Nghe mấy Bác phân tích sao Em thấy buồn ghê. Em đang dự định rời bỏ nơi đô thị, Dự định thuê đất làm trang trại. Do tình hình kinh tế chưa đủ điều kiện mua đất, nên trước mắt muốn hợp tác hoặc làm quản lý nông trang trại để vừa có đamg mê, vừa kinh nghiệm và dốc lực để làm.
Thấy phân tích như trên: Em kg nghĩ có ai còn đi thuê người quản lý nữa không? Tuy nhiên phía trên lại là phân tích đúng. Ông Anh rể của mình cũng từng thuê người quản lý, và cuối cùng trắng tay. Không biết chế độ đãi ngộ thế nào, và tính cách của người làm công ra sao. Duy trong vấn đề này em thấy, họ phải thật sự sống và làm việc như chính tài sản của họ, thì trách nhiệm và tâm huyết mới cao được. Qua đó khi cái tâm huyết và trách nhiệm này được gặt hái, thì Người chủ có nhìn ra vấn đề không? hay cũng chỉ xem họ là 1 người làm công thôi? Vì vậy cần hết sức minh bạch, rõ ràng, thẳng thắn.
Mr.Đạt 0908406869
 
H
E cũng đang băn khoăn vấn đề nhân sự cho trang trại của minh đang triển khai, vì cũng giống các bác em cũng không trực tiếp làm (chân trong, chân ngoài), theo em:
1. Tổng quản phải là họ hàng thân tín, giúp mình quản lý trực tiếp.
2. Lao động thường xuyên tại trang trại, không nên sử dụng người đa phương (tránh hệ lụy về sau khi minh cho họ nghỉ).
3. Lao động thời vụ có thể sử dụng người địa phương.
4. Phải có xổ sách theo dõi tình hình công việc hoạt động của trang trại.
5. Việc mua bán vật tư, sản phẩm của trang trại minh phải nắm, trực tiếp làm.
............. Xin ý kiến đóng góp của các bác!
 
H
Góp ý thêm về thuê thời vụ :
Vừa rồi mình thuê người dân tộc địa phương vào trồng cà phê. 14 em nên phải thuê máy cày chở vào, làm đúng 4 ngày biến hết vì
- phải có rượu. Mình đã tính trước nên quất 2 can tổng 60 lít rồi giao hẹn mỗi ngày cấp cho 3 lít uống - đến ngày thứ 4 hết rượu. Không cho thêm thì bọn chúng nó tới chòi xin rồi năn nỉ cả đêm, hết ngủ.
- vì trồng diện rộng nên phải chia nhóm. Mình bên này thì bên kia làm lừ đừ, ngồi nghỉ, hút thuốc, tầm xàm ba láp.... ức chế bỏ mẹ. Cho nên khoán mỗi thằng trồng 1 ngày 200 cây ( hố đã đào và mình cũng trồng dc cỡ đó) thì chúng nó k chịu còn nói làm dc nhiêu thì làm, mình hỏi vậy làm dc nhiêu, nó nói "không biết". Câu muôn thuở.
- không dc la mắng. Nói thật vì quá ức chế nên ngày thứ 5 mình kêu hết lại, có lớn tiếng 1 chút, chưa có chửi nhe, ====> chúng dắt nhau về hết. Mà đi bộ mới ghê, 18km. Nhưng mình nghĩ 1 phần cũng do rượu, vì tối hôm trước đã hết, kêu mình đi mua mà mình k đi.
- không nên cho ở chung, vì nói thậtk quen lối sống đó, 3 ngày k tắm thì k ngửi dc. Chưa kể ăn nhậu rồi lè nhè.
- tiền bạc sòng phẳng. Ngày nào tính ngày đó, k ứng trưóc.
Cho nên, tốt nhất là k thuê người địa phương, rất ư phức tạp, vui buồn lẫn lộn.
mình chỉ nói trưòng hợp riêng mình, không nói hết các ae dân tộc khác.
 
D
các bác thuê phải người "lởm" là do mình thôi. con người bình thường ai cũng tham lam cả. Nếu muốn làm lớn, phát triển thì phải có người quản lý, thậm chí nhiều tầng quản lý vấn đề là cân đối hợp lý giữa : lợi ích - quyền - trách nhiệm. Con người khó nhất cũng đúng thôi vì người làm ra của cải chứ của cải có làm ra người đâu. thằng vừa chăm vừa khôn thì ít đi làm thuê nếu có làm thuê thì cũng đòi hỏi cao mà đa số anh em mới khởi nghiệp vốn ít, lợi nhuận nông nghiệp lại không cao nên đúng là quá khó. nhưng đôi khi cũng nên cố gắng hiểu người lao động đặt mình vào vị trí của họ. chắc nhiều bác ở đây cũng từng đi làm thuê nhiều mà chẳng nơi nào" vừa ý" nên mới quay sang làm "ông chủ" !
 
Chào anh em chủ trang trại. Thật sự đây là vấn đề rất đau đầu anh em ạ. Chính bản thân tôi đã nhiều lần lỗ lã vì vấn đề này, có những lần, tôi ước lượng mất trộm ít nhất khoảng 600 triệu cam sành, thật là buồn, buồn không thể tưởng tượng được, khi ngồi trong vườn cam bị mất, tôi ngồi im lặng, nghĩ tới bao nhiêu công lao, bao nhiêu cầu kỳ, nhìn từng cái lá, quan sát từng cái rễ, hết lần này sang lần khác, hết ngày này sang ngày khác... để rồi cuối cùng mất trộm.
Mà đau hơn nữa người coi vườn lại là người lớn tuổi, đảng viên lâu năm, phó bí thư chi bộ ấp mới độc đáo chứ.
Sơ sơ vậy thôi, tôi có vài ý trao đổi với anh em như sau:
Thứ nhất: Lao động ngoài đồng ruộng cách tuyển dụng, bổ nhiệm, sa thải không phải như trong nhà máy, xí nghiệp: Lao động nông nghiệp không có ý thức, không có tổ chức, không có kỷ luật. Vì vậy, điều đầu tiên mà bạn hoàn toàn không được nghĩ tới là tìm người có kỹ năng, có đạo đức, có ý thức, không có danh dự, không có tinh thần trách nhiệm. Bạn đừng bao giờ nghĩ tới phản xạ nghề nghiệp của bạn nơi công sở, nơi nhà máy, nơi xí nghiệp, nơi bến cảng, và hãy quên hết kỹ năng quản trị nhân lực mà bạn đã thông thạo lý thuyết và áp dụng nhuần nhuyễn ở những nơi này vào lao động trong nông nghiệp.
Thứ hai: Thuê người địa phương ư? Tôi xin nói với các bạn rằng, các bạn là chủ trang trại, là người có tiền, là ông chủ làm ăn ở xứ khác mang tiền về xứ này mở trang trang trại. Họ sẽ xem bạn là giàu có, là ông chủ, là nhiều tiền, có mỏ tiền, có núi tiền. Giang sơn ở đây là của họ, lệ làng ở đây là của họ, rừng này thuộc về họ, chính họ mới là cọp ở đây chứ không phải là bạn. Và vì vậy, bạn sẽ càng tệ hại hơn nữa. Bạn có chuyên môn nông nghiệp, hiểu thành thạo về nông nghiệp, hiểu được yêu cầu cần phải làm trong lao động nông nghiệp chứ gì? Bạn định kỷ luật cảnh cáo, sa thải chứ gì? Oh.... thật là đáng tội nghiệp cho bạn. Bạn với họ không cùng ngôn ngữ đâu, chính họ với những người đang còn ở lại làm cho bạn mới cùng ngôn ngữ, bạn là người ngoài hành tinh rồi, bạn bị tẩy ra khỏi cộng đồng này rồi.
Thứ ba: Tôi thấy rất nhiều các chủ trang trại nông nghiệp, nhiều người là ông chủ này nọ mà tôi thật sự khâm phục trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Và khi lớn tuổi, họ thường nghĩ tới trang trại, họ mua 1 vài ha đất, trồng đủ các loại cây: chanh, cam, quýt, bưởi, táo, hồng, lê, mận... rồi còn nữa, ôi thôi thôi... đậu đỏ, đậu xanh, đậu rồng, đậu trắng, đậu cô ve, đậu hà lan, đậu nành.... rồi rau nữa, cải ngọt, cải bẹ xanh, cải đỏ, cải trắng.... hihiihi.... Tôi đấy đây không phải là trang trai nghỉ dưỡng mà là trang trại "hành hạ tuổi già" thì đúng hơn. Cái hành hạ trươc tiên là 1 cảnh 2 quê: vừa lo kinh doanh, lo điều hành DN để kiếm tiền, và vừa lo đối phó với lao động ở trang trại của mình. Nghỉ dưỡng đâu không thấy, thấy mệt mỏi quá, bỏ thì thương, vương thì tội nghiệp cho bản thân mình, bán thì uổng vì đó là ước mơ tiên cảnh của mình...
Tôi nghĩ rằng những người có ý định này tuyệt đôi không, không nên làm, nếu làm hãy bán ngay, bán lỗ ngay. Các bọn có kỹ năng cắt lỗ trong kinh doanh mà, tại sao lại không cắt lỗ trong "trang trại".
Thứ tư: Phải hiểu cho đúng từ ngữ "trang trại". Trang trại là gì? là nơi tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Nó cũng đơn giản như hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhà máy của bạn, bạn phải nắm rõ sản xuất cho ai, sản xuất lúc nào, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào.
Văn hóa của VN và nền văn minh nông nghiệp, NN đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta từ kỹ ức, từ tiếng bà ngoại à ơi đi hái trái cây cho chúng ta ăn khi còn thơ dại, hình ảnh đó, ký ức đó, kỷ niệm đó không thể phải nhạt trong tâm trí chúng ta.
Và chúng ta có một bản năng tự nhiên, một sở thích tự nhiên, một ngẫu hứng tự nhiên nuôi 2 chuồng bồ câu, 3 chuồng gà, 4 chuồng thỏ, 5 chuồng heo, 1 ao cá, rồi đậu đỏ, đậu anh, đậu trắng, đậu rồng, đậu hà lan...
Vâng, các bạn ạ, mô hình VAC, tôi rất yêu thích mô hình này, ở nhà bà ngoại tôi, nhà cha mẹ tôi lúc nhỏ đều có. Và tôi không thích nhà bác hai tôi là sỹ quang quân đội, sang nhà bác hai chẳng có gì ăn cả, chán lắm, cháu không thích sang.
Nhưng con của tôi bây giờ nó lại không thích, con gái rất nhỏ của tôi nó lại không thích các bạn ạ, không thích tí nào.
Vâng, tôi kể với các bạn con gái tôi lúc nó đang học lớp lá, khi đó tôi còn nghèo và phải ở chung với cha mẹ, tôi nói với nó, để mai mốt cha cất nhà xong rồi mình về nhà mình mình ở nghe con. Nó nói lại với tôi rằng, con chỉ thích ở nhà giàu thôi, không thích ở nhà nghèo. Tôi mới trắc nghiệm lại nó xem thật sự là nó ý thức được giàu nghè hay là nói đại? tôi hỏi nó nhà giàu là sao hả con? nó nói lại là nhà giàu phải có ti vi, có quạt máy, có tủ lạnh... Tôi lại hỏi nó tiếp để làm gì vậy con? thì nó mói nói tiếp về công năng của từng thứ đó phục vụ cho nó trong sinh hoạt hàng ngày.
Chúng ta thất vọng về con cái chúng ta chứ gì? Không! nó không còn đói nữa, nó không conmf khát nữa, nó không còn rét nữa. Bạn đừng nghĩ bạn có cây táo mà nó ăn tái táo.
Chúng ta cần phải tìm hiểu lại lịch sử ra đời cảu VAC trong bối cảnh đất nước cấm vận, bao cấp, bao vây kinh tế, không có cái để mà ăn, không có áo để mà mặc. Và chính mô hình đó có được mới nuôi được hàng 60 triệu dân VN, trong đó có tôi và bạn. Nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của nó.
Và bây giờ, nó phải đi vào dĩ vãng, bây giờ là thời đại của trồng chuối cấy mô ở quy mô công nghiệp, thời đại của NNCNC, thời đại của vườn trái cây chuyên canh.
Như vậy, trang trại không có nghĩa là "phóng đại" mảnh vườn của ngoại, không có nghĩa là phóng đại chuồng heo của ngoại... Nó là nơi sản xuất ra hàng hóa trong nông nghiệp nhằm thu lợi nhuận; nó không phải là nơi trồng trọt chăn nuôi nhằm thu nông sản. Mô hình trồng trọt chăn nuôi nhằm thu nông sản đã không còn nữa, nó ra đời từ khi loài người thoát khỏi săn bát hái lượm, và nó đã kết thúc trong nền kinh tế hàng hóa.
Và chúng ta, những chủ trang trại, chúng ta đang phải đối phó với lao động không chuyên nghiệp trong nông nghiệp, bây giờ lại phải đối phó với việc mất trộm ăn bớt vài con cá, vài con gà, vài trái mít, vài trái ổi, vài trái táo. Chúng ta có chấp nhận được như thế không? hoàn toàn không.
Hãy nghĩ tới trồng cây gì mà chỉ thu 1 lần trong 1 năm: Ra hoa đồng loạt, chín đồng loạt, thu hoạch đồng loạt. 1 lần thu trong 1 - 2 tháng, hốt hết 1 tỷ/ 1 ha, đem về gửi agriviet - ah, xin lỗi agribank, thời điểm đó, hảy rủ bx, con tới trang trại mà hốt tiền về.
 
@leviet_law nói đúng. Hiện nay xu hướng đang đi lệch trong việc đầu tư.
Chúng ta theo đuổi mô hình VAC là kiếm tiền trên nền tuyến tính.
Mô hình kinh tế hiện nay dựa trên thặng dư. Và đó là cái cần của một nhà nông tri thức.
 
N
chào bạn.nếu chi 2 loại cây tiêu và cây ăn trái bạn có thể làm như vậy dc k.
*thời kì đầu.

Bạn sẽ thuê người làm tháng hay năm.bạn nên đầu tư thêm thời gian về vùng trang trại của mình.giao lưu,tìm hiểu và cảm nhận theo cách của mình để tìm 1 người hay cặp vợ chồng có thể tin tưởng dc.trực giác và sự lựa chọn của bạn rất quan trọng trong việc quyết định bạn có thành công hay k.vì k ai có thể qd giúp bạn.(bạn là chủ mà hjj)
về lương bạn nên trả theo tháng.đồng thời mở đường để họ hiểu những khoản thưởng cũng sẽ hấp dẩn k kém.
về công việc.bạn nên có hợp đồng để ràng buộc và hiểu rõ trách nhiệm.
bạn sẽ là người điều hành tất cả.đầu tư toàn bộ.trồng gì.chăm sóc.bón phân.tươi nước.theo cách của bạn.chắc kệ sách của bạn phải xếp thêm k ít các loại sách về nông nghiệp và loại cây bạn mún trồng.hii.
1 tuần hay ít nhất 2 tuần.bạn phải thăm trang trại của mình một lần.(số tài sản của bạn đầu tư đến giờ k phải là ít.đầu tư thêm 1 ít thời gian để mọi việc tốt hơn là hợp lý.)để nhiệm thu công việc.đồng thời bàn bạc để xác định công việc tuần tới.hàng tháng hay hàng quý xem lại tài liệu nhiêm thu hàng tuần.nếu tốt thì phải thưởng để tạo cho họ động lực đồng thời tạo thêm uy tín cho mình.
trong thời gian bạn k có ở trang trại mọi sự thay đổi hay sự cố dù lớn hay nhỏ hay có gi đó k đi theo kế hoạch điều phải báo cho bạn biết.để bạn hay họ giải quyết ngay.(thể hiện nguyên tắc làm chủ)

*nếu thuận lợi đến thời kì kinh doanh thì bạn nhàn hơn rất nhiều.
hàng năm.vào đầu vụ bàn bạc xem phải đầu tư bao nhiêu đến khi cây thu hoạch.chi ngay cho họ khoản đó..k lăn tăn.hjj.sau khi thu hoạch trừ đầu tư ra ăn chia %.tiêu và cây ăn trái đều đều cho thu hoạch theo đợt.đến đợt thu hoạch thì chỉ cần alo...mai hái tiêu ha chú.uh.mai anh xuống chú chuẩn bị cho anh con gà mái dầu.mai anh dẩn mấy ông bạn về nhậu bửa cho đã.khakha.nhậu nhớ đừng để sĩn quá còn thấy đường cân tiêu nha.
chúc bạn thành công.ah mà trang trại của bạn ở huyện nào vầy.mình ở Hàm Tân ,BT.thấy người ta làm vậy đó.góp ý xem bạn thấy có ứng dụng dc k.
 
D
Thực ra mình định chia xẻ điều này trong topic " những thất bại trong nông nghiệp " của Trang trại nhị Song Đôi. Nhưng mình muốn lập riêng topic này để được hỏi học thêm những kinh nghiệm riêng của các Bác trong quản lý...

Thực trang là thế này: Dân vào Tp HCM sống và lập nghiệp ở đây như tụi mình, khi tuổi đã ngoài 40 thường mơ về mãnh vườn, ao cá...như thời niên thiếu. Do vậy, nên hầu hết khi kinh tế có phần khá khá, thường mua một vài mẫu đất để lập vườn cho vui. Nhưng lại không ở hẳn trên trang trại vì còn gia đình, con cái còn đang đi học. " Thân này sao nỡ...xẻ làm hai?" Vậy vấn đề đặt ra là quản lý trang trại như thế nào cho có hiệu quả?

Một số thất bại mình đã thấy. Khi thuê người làm công trên trang trại, lương hàng tháng vẫn đầy đủ. Nhà cửa, mọi tiện nghi trong sinh hoạt thi....đầy đủ. Tuy nhiên, khi có mình thì họ còn chăm sóc cây cối, thú nuôi. Khi vắng mình thi....họ không làm gì hết. Chưa kể, thú nuôi thì họ bán sạch nhưng nói là bị chết. Cây chết thì bảo là do khí hậu quá nóng hay qua lạnh....nhưng mình thừa biết là tiền đưa họ bón phân thì họ đã....ăn sạch mà ko thèm tưới cây vào mùa nắng. Nói thì ko được vì sợ họ ...phá nữa. Tìm người thuê thì...cực khó. Mấy thằng bạn mình đầu tư mấy chục mẫu cao su, lợi nhuận đâu chưa thấy, chỉ thấy người người làm công của nó giàu lên, năm nào cũng về Bắc du lịch....

Riêng đất của mình ban đầu thuê người chăm sóc, bỏ phân cho cao su, trả công hàng tháng và cho họ trồng trọt trên đất trong những năm đầu. Tuy nhiên, phân thì đưa tiền mua theo yêu cầu, cây con trồng dặm thì cũng đầy đủ....nhưng lớp thì bò vào phá, lớp thì cây chết queo
Mình ghét quá...bỏ luôn. Đất mình nằm giáp ranh Đồng nai, thuộc Bình thuận. Dân cư đông đúc, điện, nước đầy đủ. Nằm mặt tiền đường nhựa ( 2 mặt tiền ). Giao thông thuận tiện. Cách Tp HCM đúng 100km.

150852209697952-trang-trai-nuoi-heo-rung-lai-theo-huong-dac-san-o-dak-nong_1-1508522096-width675height475.jpg

Hơn 3 năm rồi, bán thì thấy tiếc. Giờ mình vừa thuê người đốt rẫy, định trồng tiêu và cây ăn trái...Nhưng quản lý như thế nào cho hiệu quả, xin mọi người giúp mình với....
Có quá nhiều lý thuyết nhưng sẽ ko có cái nào áp dụng dc vào thực tế,vì người làm công họ ko nghĩ thấu như người làm chủ...Theo cá nhân tôi nếu muốn thành công thì chỉ có cách là một nhóm các ông chủ hãy đi cùng nhau,làm một trang trại to rồi thay nhau có mặt trực tiếp ở đó quản lý trực tiếp, mỗi người ở một háng hoặc 15 ngày lại đổi...vô hình chung ta ko toàn thời gian ở đó mà hiệu quả thì chắc là cao hơn...chúc các anh có tư tưởng làm chủ manh khỏe và thành công..
 


Back
Top