Tại sao trồng nấm sò lại lên nấm rơm??

  • Thread starter hoangthuy.ts49
  • Ngày gửi
Chào các bác,
Em đang trồng thử 100 bịch nấm sò. Quá trình trồng thì đúng kỹ thuật, nấm cũng lên chỉ có điều lên không hết. Một số bich nhiễm nấm rơm, ở quê em gọi là nấm rơm chứ thực sự em không biết nấm gì. Lúc mới lên nó màu xám và cục như nấm rơm, sau vài giờ nó bung ra, đỉnh nấm có màu đen. Các bác xem giúp em chứ những bịch có nấm này thì nấm sò rất khó lên, nếu lên được thì cũng lèo tèo vài cọng.
Em xin cảm ơn.
 


1 số người nói không nên trồng nấm rơm và nấm bào ngư gần nhau, tối thiểu phải cách 1-2 km. Theo các bác thì việc này đúng hay sai, có cách nào trồng chung 2 loại này trong 2 nhà trồng sát nhau không ạ?

Em đang trồng bào ngư trắng, và dự định trồng thử nghiệm nấm rơm trong nhà phủ nilon kín (nhà bạt kín).

Cảm ơn các Bác trước.

Em xin ké câu hỏi là: Nấm sò có trồng gần hoặc chung trại với nấm mèo được k ạ,tại vì về mùa 3 thì em k trồng nấm mèo mà trồng nấm sò
* Gói 4000đ/ gói mua ở đâu vậy bác Dfruit?

Xin cảm ơn bác Dfruit, Hoangkhoi1986
 
hì, em không hiểu sao người ta nói vậy, nhưng mà em có cái này giúp bác, đó là nhiệt độ lạnh thì nấm bào ngư sẽ ra tai nấm chắc hơn, dầy và nặng hơn. Và bác muốn nó dầy và nặng hơn nữa thì bác làm thêm vài ô cửa lấy ánh sáng bằng 2 lớp nilong, một lớp có màu, một lớp nilong trong không màu, khi buổi sáng nắng lên bên này thì bác mở cửa ở phía ngược lại, bác cuốn bạt màu lên, còn lại bạt nilong trong, nó sẽ lấy ánh sáng vào trại mà không lấy ánh nắng, đến khi nắng chiếu qua phía bên kia thì bác sập bạt màu bên đó lại và lại mở bạt bên này.

Em lưu ý là bác cuốn bạt màu lên còn bạt nilong trong giữ lại, cái này em đã thử nghiệm và đạt kết quả như mong muốn, cơ chế của nó như này, nếu bác cuốn hết bạt lên thì gió sẽ vào trại nhiều, độ ẩm sẽ giảm và các mụt nấm sẽ bị khô và rất khó ra, giảm năng suất, vì vậy ta làm 2 lớp ở các ô cửa, khi cuốn lớp bạt màu lên thì vẫn còn lại lớp nilong trong, trại vẫn kín để đảm bảo độ ẩm mà lại có ánh sáng (bác nhớ là ánh sáng chứ không phải ánh nắng nhé).

Khi có ánh sáng thì tai nấm sẽ dầy hơn, nặng hơn và đặc biệt là có màu xám đậm hơn, kể cả giống bào ngư trắng thì khi có nhiều ánh sáng nó vẫn sẽ xám lại, và cảm nhận ăn nấm của riêng em thì ăn nấm xám ngon hơn nấm trắng vì nó dầy và ngọt hơn, dòn hơn..

Cảm ơn Bác HoangKhoi. Vậy để trại sau em chuyển khe lấy sáng từ trên nóc trại xuống các khe cửa sổ như Bác bày :)
 
Cảm ơn Bác HoangKhoi. Vậy để trại sau em chuyển khe lấy sáng từ trên nóc trại xuống các khe cửa sổ như Bác bày :)
Giời ạ, chưa lấy sáng thì lấy sáng kiểu cụ Hoàng Khôi. Còn đã lấy sáng từ trên xuống thì giữ chứ thay đổi làm gì!!! Lấy sáng từ trên xuống thì ánh sáng đều khắp nhà trồng hơn, nhé.
 
Giời ạ, chưa lấy sáng thì lấy sáng kiểu cụ Hoàng Khôi. Còn đã lấy sáng từ trên xuống thì giữ chứ thay đổi làm gì!!! Lấy sáng từ trên xuống thì ánh sáng đều khắp nhà trồng hơn, nhé.

Trại hiện tại của em lấy ánh sáng từ trên xuống, tuy là ánh sáng dịu hơn, nhưng vẫn cứ lo đó là ánh sáng trực tiếp.

Giờ em thấy bác HoangKhoi bày cách như trên, là ánh sáng tán xạ (mặt trời không chiếu trực tiếp), nên mới định áp dụng cho các trại xây mới :). Mình cứ mạnh dạn thử, xem năng suất và chất lượng nấm thay đổi ra sao.

Nhân tiện, các Bác cho em hỏi là theo thực tế trồng, bào ngư trắng và bào ngư xám cho năng suất trung bình là bao nhiêu phần trăm ạ?
 
Nấm bào ngư ( Nấm sò ) như Bạn Hoangkhoi nói thích hợp cho khu vực có nền nhiệt độ mát là chính xác ( 18 - 28 độ C ) , còn Nấm rơm lại là chủng nấm cần nhiệt độ cao 30 - 35 độ C . Vì vậy để mang lại hiệu quả kinh tế cao 2 chủng nấm này không nên khai thác cùng khu vực .
Nấm mèo và Nấm sò thì có thể khai thác cùng 1 chổ luôn cũng còn được . Thật ra khi bịch đã chạy sợi rồi thì không còn sợ ô nhiễm qua lại của 2 chủng nấm .

9sqa.jpg


4r2g.jpg


Gói thuốc Xông khói khử trùng mua ở tận TQ . Nghề Nấm ăn tại VN chưa hình thành được ngành sản xuất và canh tác nên chắc có lẽ vì thế mà các cty Nông dược không nhập về bán hoặc tự sản xuất để cung ứng cho thị trường . Nếu chưa có Bạn tạm thời ứng dụng fomandehit với thuốc tím vậy .
 
Last edited by a moderator:
4r2g.jpg


Đây là nấm bào ngư phải không bác Dfruit? trồng giữa vườn bắp lạ quá

* Em thấy nhà che bạt kín trong hình của bác Dfruit nó hơi thấp, mà phủ bạt thì đỡ lây bệnh nhưng mà trại chắc nóng lắm
 

Last edited by a moderator:
2 tấm ảnh trên là sự kết hợp độc đáo hiệu quả trong canh tác Ngô , Nấm . Tầng đất mặt : chôn túi nấm sò ; tầng trung gian : treo bịch nấm mèo . để giải thích cho câu hỏi của Bạn
" Nấm sò và nấm mèo có thể trồng gần nhau được không ??? "
Ngô là loài thực vật trong quá trình trao đổi chất , chúng hấp thụ oxy và nhả ra khí CO2 , còn với nấm thì ngược lại . Trong quá trình tăng trưởng trao đổi chất , chúng kết hợp hổ tương với nhau một mặt sẽ giúp cho năng suất ngô cao hơn , mặt khác độ ẩm , môi trường ánh sáng khuyết tán trong rẫy ngô sẽ giúp nấm phát triển tốt mà không cần phải tốm kém chi phí đầu tư nhà nấm . Đây là giải pháp khả thi đầy triển vọng cho bà con nông dân miền núi cải thiện thu nhập trên đất canh tác ngô .

- Bạn Lehiep có nêu ra câu hỏi : " nhà che bạt thấp chắc nóng lắm " .
Chúng ta cần phân biệt rỏ ràng 2 khái niệm tự nhiên của môi trường là nóng và hầm ( theo nghĩa tiếng Việt ) . Nóng là khi nhiệt độ tăng cao , còn hầm là khi khu vực có độ ẩm cao . Với trường hợp nhà che bạt kín một cảm giác hầm hập khi ta ở trong môi trường đó thường nghĩ là nóng bức , khó chịu , đó là do giác quan cảm nhận mà thôi chứ nhiệt độ thì có thể không cao .
 
Last edited by a moderator:
hì hì, bác Quân tử này, chưa đọc kỹ gì đã vội phản bác người ta rồi, việc lấy sáng từ trên nóc trại xuống là đúng, cái em muốn góp ý ở đây là làm thêm cửa có lớp nilong trong để lấy thêm ánh sáng tán xạ để tăng thêm năng suất và tai nấm sẽ dầy và nặng, chắc hơn. Còn việc trồng hoàn toàn trong bóng tối em cũng đã thử nghiệm rồi, trồng hoàn toàn trong tối và trại kín, rất kín thì sẽ xảy ra những vấn đề sau :
1 : Tai nấm sẽ rất trắng và mỏng manh
2 : Độ ẩm sẽ giữ trong trại sau mỗi lần tưới rất lâu. Kết quả là tai nấm sẽ bị ướt và ngậm nhiều nước.
3 : Khó khăn trong quá trình thu hái nấm.
4 : Dễ phát bệnh và bịch hay bị dư nước và thối trước khi hết chu kỳ (dù bịch vẫn còn cơ chất, còn nặng, meo vẫn trắng nhưng bóp bịch mềm nhũn).

B)B)

Em trồng nấm sò thì đâu tưới nhiều đâu bác Hoangkhoi, chỉ tưới nhiều về mùa khô thôi, mà tưới thì dùng cái máy phun thuốc rồi phun sương thôi, thời tiết hiện nay thì từ lúc đón nấm đến khi thu xong em tưới có vài lần à :(
Năng suất khi dùng ánh sáng tán xạ thế nào ạ, 1 trại (10 thiên) tầm bao nhiêu tấn bác
 
Last edited by a moderator:
hì hì, bác Quân tử này, chưa đọc kỹ gì đã vội phản bác người ta rồi, việc lấy sáng từ trên nóc trại xuống là đúng, cái em muốn góp ý ở đây là làm thêm cửa có lớp nilong trong để lấy thêm ánh sáng tán xạ để tăng thêm năng suất và tai nấm sẽ dầy và nặng, chắc hơn. Còn việc trồng hoàn toàn trong bóng tối em cũng đã thử nghiệm rồi, trồng hoàn toàn trong tối và trại kín, rất kín thì sẽ xảy ra những vấn đề sau :
1 : Tai nấm sẽ rất trắng và mỏng manh
2 : Độ ẩm sẽ giữ trong trại sau mỗi lần tưới rất lâu. Kết quả là tai nấm sẽ bị ướt và ngậm nhiều nước.
3 : Khó khăn trong quá trình thu hái nấm.
4 : Dễ phát bệnh và bịch hay bị dư nước và thối trước khi hết chu kỳ (dù bịch vẫn còn cơ chất, còn nặng, meo vẫn trắng nhưng bóp bịch mềm nhũn).

B)B)
He he, cụ Hoàng Khôi xem lại, Cụ Hiệp làm theo để cửa lấy sáng bên hông. Không viết là làm thêm. Nếu chỉ lấy sáng bên hông thì nấm không thể phát triển đồng đều được vì những bịch phôi ở giữa sẽ tối và sẽ ra không tốt hoặc không ra. Vì vậy, lấy sáng từ trên vẫn là phương án tối ưu. Còn thêm thắt gì thêm, điều chỉnh gì thêm là đã qua trồng và nhận xét để bổ sung thêm.
 
1 số người nói không nên trồng nấm rơm và nấm bào ngư gần nhau, tối thiểu phải cách 1-2 km. Theo các bác thì việc này đúng hay sai, có cách nào trồng chung 2 loại này trong 2 nhà trồng sát nhau không ạ?
liệu có trồng được ko ạ??
 
Em trồng thử ít linh chi, show hình lên cho các bác xem, loại này ăn meo rất lâu, tỉ lệ sống thấp quá :(
em trồng trên mùn cưa, Bác nào trồng nhiều rồi xin chỉ thêm cho em ít kinh nghiệm :)


(Em không biết cách upload hình lên diễn đàn, nên up lên face lấy link)

544506_1380541762171724_1377088715_n.jpg


524011_1380541808838386_132381071_n.jpg


994257_1380541782171722_1651582194_n.jpg
 
Bạn trồng kiểu này thì có qua 3 mùa cũng không thể rút tỉa được kinh nghiệm trồng Linh Chi , đây là khó khăn mà hầu hết mọi người mong muốn trồng thử loại Nấm này thường mắc phải . Nó không phải lổi ở người trồng mà là lỗi của người bán túi trồng . Quy trình trồng Nấm bịch nói chung được chia làm 2 giai đoạn chính , môi trường sinh trưởng có khác biệt nhau :
- Giai đoạn ủ sợi : Khi sợi đã lây lan toàn phần , túi phủ trắng sợi . Khi ấy người bán mới cung cấp cho thị trường canh tác . và như vậy người mua bắt buộc phải hợp đồng đặt hàng trước . Mọi tổn thất về ô nhiễm túi trồng ( thường phát sinh trong giai đoạn này , túi không thể lây lan toàn phần) người bán phải chịu .
- Giai đoạn trồng và chăm sóc quả thể : khi người mua mang túi đã hoàn chỉnh giai đoạn sinh trưởng sợi nấm về trồng mới mở nút bông cho Primordia nấm trưởng thành vươn ra ngoài túi trồng . quy trình kiểm soát của giai đoạn này khác với giai đoạn nuôi sợi về ánh sáng , không khí , độ ẩm , nước tưới ... Tổn thất của người trồng thường rơi vào các trường hợp như : côn trùng phá hoại , tai nấm bị úng thối , teo , hoặc không ra nấm . đó là do kỷ thuật canh tác . Còn trường hợp túi bị ô nhiễm là rất thấp ( vì khi túi trồng đã lây lan sợi rồi , thì hiếm khi bị nấm hại tấn công ( giống như sự đề kháng khi ta chủng ngừa vậy ) .
Ở ta do người mới trồng thử nghiệm nên không biết những nguyên tắc này . Người bán túi vừa muốn mau thu lợi , vừa muốn chia bớt tổn thất , nên túi cấy meo chưa đủ thời gian đã bán cho thị trường . Khi thay đổi môi trường lúc túi đang chạy sợi thì tổn thất rất cao mà không thể biết hết nguyên nhân để rút kinh nghiệm cho những lần sau .
Tốt nhất là khi mua túi nên giao kèo hợp đồng trước . 1 là chỉ nhận túi đã lây lan toàn phần , 2 là có thể mua túi vừa mới cây meo xong , tùy theo giá cả thỏa thuận giữa 2 bên , sẽ an toàn hơn là giải pháp nữa vời như hiện nay .
 
Túi phôi em tự tay làm chứ không mua bác Dfruit ơi
Loại này nó khó chạy sợi hơn nấm mèo nhiều, có khi nó không chạy sợi luôn
Em nghĩ chắc tại giống meo quá
 
Trên mấy tấm ảnh mình thấy sợi nấm lây lan từ giữa và dưới đáy lên miệng túi thì hơi lạ . Thông thường meo khi cấy thì đưa vào miệng túi và nó sẽ lây lan từ miêng xuống đáy ???
- Meo khi chọn mua về , thường thì ta thấy bịch meo trắng toàn phần thì nghĩ rằng đây là bịch meo chất lượng tốt ( vì không bị ô nhiễm theo quan sát bằng mắt thường ) , tuy nhiên có một sơ suất nhỏ mà ta ít để ý đó là : bịch meo đã bị lão hóa ( do người sản xuất meo lưu trữ quá lâu " hàng tồn " ) . Những bịch meo này khi cấy sẽ rất yếu . Lỗi này ít khi mắc phải đối với những nơi cung cấp uy tín có nhiều khách hàng .
Bạn có thể cung cấp thêm về công thức phối trộn , thao tác hấp nhiệt ... và các phương pháp kiểm soát mà bạn đã và đang thực hiện không ? hy vọng có thể phát hiện ra thêm một vài thiếu sót giúp Bạn chỉnh sửa cho những lần sau .
 
Em đang trồng bào ngư trắng. Các bịch phôi em cấy mẻ đầu tiên đang nhú ra ở nút bông / chỗ bịch bị rách như thế này có ổn không các Bác ơi.

2013-08-02-IMG_0745.jpg


2013-08-02-IMG_0743.jpg
 
Last edited by a moderator:


Back
Top