Trồng cây và cây trồng học hỏi và chia sẻ.

Trong xã hội ngày nay, ngày càng có nhiều "bạn trẻ" "bỏ phố về rừng". Trong số đó có không ít người chưa từng biết đến việc trồng trỉa như thế nào. Những người ấy là những cử nhân, kỹ sư và còn nhiều hơn thế nữa. Họ tìm đến internet, và Agirviet là một trong những nơi họ hay "ghé tới".
Từ thực tế đó, ngaytrovellcd thiết nghĩ cần một topic thảo luận và chia sẻ về những kiến thức cơ bản đó. Xin được học hỏi và chia sẻ từ tất cả các thành viên.
1. Đất và chuẩn bị đất.
Trước khi quyết định trồng một loại cây gì (và cả nuôi con gì) việc đầu tiên bạn cần xem đất đó phù hợp với cây (con) đó không. Muốn vậy bạn cần đi tham khảo những mô hình trồng và nuôi đối tượng đó rồi quyết định.
Với cây trồng, trước tiên bạn cần một lượng phân chuồng nhất định để tạo mùn, đạm, lân hữa cơ và giúp cây dễ phát triển giai đoạn đầu. Phân chuồng cần được xử lý (ủ hoai) để đảm bảo không phải là nguồn gây bệnh cho cây. Trong phân chuồng lượng vi sinh vật (bao gồm có ích và có hại) rất nhiều nên đây sẽ là nguồn vi sinh để làm giàu cho đất.
Tuỳ vào cây trồng mà nên bón thêm Furadane 3g hay Diazinone 10h để tiêu diệt côn trùng và mối trong đất. Furadane 3g rất độc nên hạn chế dùng cho cây ngắn ngày, nên bón trước khi cày xới để hạn chế bay hơi và thuốc phát huy tốt tác dụng.
Ngoài ra, tuỳ vào từng loại cây trồng và cách trồng mà nên hay không bón lót một lượng phân NPK hay vôi cho phù hợp.
2. Trồng và cách trồng.
Với các loại cây trồng bằng hạt hoạc củ chưa có mầm nên trồng vào buổi sáng khi đất đã đủ độ ẩm.\
Với các loại cây trồng bằng cây con hoặc củ đã có mầm nên trồng vào buổi chiều mát và tưới nước lại ngay sau khi trồng. Lượng nước tưới phải đảm bảo làm sao để đất tan ra bám được lên rễ cây. Việc này sẽ hạn chế tối đa việc chết cây sau khi trồng và đảm bảo cây nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Nếu có điều kiện nên che mát vài ngày cho cây mới trồng để cây phục hồi sau khi trồng.
3. Chăm sóc cây sau khi trồng.
Sau khi cây đã bén rễ (nứt rễ mới và thích nghi với đất mới) cần cung cấp lượng P cần thiết để cây tập trung phát triển hệ rễ đồng thời tăng cường khả năng đẻ nhánh cũng như làm cứng chắt thân cây non. P trong giai đoạn này rất quan trọng với cây trồng vì các quá trình tổng hợp tế bào mới đều liên quan đến P. Lượng và loại P tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng. Tốt nhất nên dùng MAP (Mono Amoni Phosphate) hay DAP (Di Amoni Phosphate). Đây là dạng lân dễ tan trong nước, cây trồng dễ hấp thụ. Tuy nhiên giá thành hơi cao. Chú ý dùng liều hợp lý để tránh làm thối rễ vì EC cao do quá liều.
Lân hữu cơ dạng hạt cũng dễ tiêu nhưng hàm lượng không cao; thành phần không ổn định
Lân vô cơ (lân Văn Điển hay Lân Thao) thì khó tiêu, cây hấp thụ chậm. Nên dùng để bón lót hoặc bón khi cây trồng đã trưởng thành để cây sử dụng dần do quá trình tan chậm.
Cung cấp lân giai đoạn này hệt như việc bạn tập trung xây dựng nền móng cho các công trình xây dựng. Vì vậy đừng xem thường quá trình này.
Giai đoạn đầu cây trồng cũng dễ bị nhiễm các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh. Nên cần chú ý sử dụng các pháp đồ điều trị nấm bệnh cho cây trồng. Liều lượng phụ thuộc vào từng loại cây trồng. Trong đó 2 pháp đồ sau ngaytrovellcd hay dùng để trị các loại nấm rễ như Rhyzoctonia (gây lở cổ rễ), Pythium (gây đen đầu rễ), Fusarium (tạo sợ như bông gòn bao quấn rễ), Phytopthora,(thối thân)...
Pháp đồ 1: Topsin 2g/l + Rovral 1.5g/l + Aliette 1.5g/l sau đó 1 tuần phun Phytoside 2g/l
Pháp đồ 2: Ridomil God 3g/l sau đó 1 tuần phun Phytoside 2g/l.
Hai pháp đồ này dùng hiệu quả trên các loại cây trồng ngắn ngày như rau, bầu bí, hoa các loại,...
Lượng phân bón trong giai đoạn này ngoài lân ra cần chú tâm đến N vừa phải để cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại cây trồng mà cần thiết có thêm vi lượng để phát triển toàn diện.
Chú ý: Nên dùng ít nhất một lần Canxi nitrate liều 10 - 20g/m2 để tăng cường sức đề kháng cho cây trồng và thúc đảy quá trình phát triển cũng như hấp thu dinh dưỡng của cây.

Trên đây là những việc cần làm khi bắt đầu trồng cây đến khi cây trồng được 2 - 4 tuần tuổi. Còn rất nhiều các vấn đề khác, mong được học hỏi thêm.
 


Tiếp theo
Sau khi cung cấp đủ dinh dưỡng và phòng trị bệnh giai đoạn đầu, lúc này cây sẽ có sức đề kháng tốt, khả năng chống chịu cao. Tuy nhiên cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho cây (chủ yếu là N P K) và tuỳ từng loại cây mà cần thiết hay không bổ sung trung lượng và vi lượng.
Ở giai đoạn này cần chú ý một số bệnh hại sau:
Sương mai, đốm lá dùng Anvil liều 2cc/l (chú ý liều cao có thể làm cây chậm phát triển)
Sâu, rầy dùng các loại thuốc chuyên trị sâu rầy trên thị trường. có thể dùng Diazinol 2cc/l, Henry 0.25g/l
Bọ trĩ, rệp sáp dùng Marsal 1cc/l nên phun vào chiều mát. Hiện tại có một số bà con phun thuốc bọ trĩ vào trưa nắng. Cái này rất hại, hại cho cây và hại cả người phun do trời nắng, tốc độ bốc hơi cao trong khi đó hiệu quả trị bệnh rất thấp do bo trĩ trốn nắng.
Trên đây là một số bệnh thường gặp và một vài cách trị. Mong được trao đổi nhiều hơn.
 
Xem ra trên diễn đàn này ít thành viên đam mê trồng trọt nhỉ, đặc biệt là cây rau ăn lá, rau ăn quả, bài viết hỗ ích thế cơ mà...
 
Xem ra trên diễn đàn này ít thành viên đam mê trồng trọt nhỉ, đặc biệt là cây rau ăn lá, rau ăn quả, bài viết hỗ ích thế cơ mà...
Thường thì mọi người khi cây trồng có bệnh mới chạy lên hỏi,chứ ít người chịu đọc để phòng và áp dụng.
 
Lân hữu cơ dạng hạt cũng dễ tiêu nhưng hàm lượng không cao; thành phần không ổn định
Lân vô cơ (lân Văn Điển hay Lân Thao) thì khó tiêu, cây hấp thụ chậm. Nên dùng để bón lót hoặc bón khi cây trồng đã trưởng thành để cây sử dụng dần do quá trình tan chậm.

Điều quan trọng nữa là khi cây đang mắc bệnh hoặc trời vào mùa mưa thì tuyệt đối ko bón phân đạm vô cơ mà chỉ bón đạm hữu cơ.

Thanks các bác!
 
Hì hì. Hình như là vậy thì phải Trước đây bản thân em cũng cứ chờ có sự cố mới đi tìm thầy hỏi. Giờ thì siêng đọc và siêng chuẩn bị để đón đầu sự cố. Để áp cụng đúng câu phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Ví dụ trước khi bắt tay vào trồng ớt chúng ta cần biết cây ớt thường bị những bệnh gì và cách phòng trị thế nào. Xin được nêu một minh chứng cụ thể để cùng chia sẻ với anh em:
Đầu tiên phải kể đến là bệnh thối rễ do nấm gây ra. Trường hợp này cây còi cọc, vàng và rụng lá từ dưới gốc lên. thường có 2 loại đáng sợ đó là Phytophthora và Pythium. Dấu hiệu của bệnh này là . Khi nhổ lên để ý thấy rễ bị thối nớt, một vài rễ có dấu hiệu nâu đen ở đầu rễ (sau phần chóp rễ). Bệnh này rất khó trị và lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng. Cách khắc phục của vấn đề này là nhổ bỏ những cây đã bị héo quá 2 ngày đồng thời bỏ luôn phần đất quanh cây đó (một phần nhỏ chỗ gốc cây bị bệnh). Các thuốc dùng để phòng và trị bệnh này là dùng thuốc trị nấm gốc theo 2 pháp đồ đã nêu trên.
Héo vi khuẩn thường do nhóm vi khuẩn Pseudomonas solanaceaerum gây ra. Dấu hiệu của bênh này là cây héo vào buổi trưa chiều và tươi tỉnh vào sáng sớm. Quan sát kỹ ở phần thân có dấu hiệu hoá nâu từng đốm hoặc từng mảng lớn. Để phòng và trị bệnh này có thể dùng các thuốc có hoạt chất sau: Fugous Proteoglycans (Elcarin 0.5SL); Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1 SP).
Bệnh thán thư: dấu hiệu xuất hiện ở lá với các đốm màu nâu đen lõm xuống. Khi ớt cho quả thì bị thối quả, gây thiệt hại nghiêm trọng. Có thể dùng các thuốc sau: Có thể dùng thuốc: Thiophanate-Methyl (Thio-M 500FL); Chlorothalonil (Daconil 75 WP).
Hì hì, còn nhiều lắm, em cũng chưa biết nữa, mới biết có nhiêu đó nói hết rồi giờ chỉ còn biết cách ngồi chờ các bác chia sẻ thêm thôi.

Còn phần quan trọng không kém nữa đó chính là phòng trừ bệnh tổng hợp trên cây trồng (IBM) bao gồm biện pháp canh tác an toàn, sử dụng các biện pháp sinh học (thiên địch) để phòng trừ bệnh và cả biện pháp hoá học nữa. Chi tiết từng biện pháp tuỳ vào từng loại cây trồng. Nhưng chung quy theo kinh nghiệm của em là nên biết để có cách phòng trừ hiệu quả hơn.
 
Thường thì mọi người khi cây trồng có bệnh mới chạy lên hỏi,chứ ít người chịu đọc để phòng và áp dụng.

thế mà em cứ tưởng các thành viên trên diễn đàn toàn cao thủ nên không quan tâm mấy vấn đề này
 

Điều quan trọng nữa là khi cây đang mắc bệnh hoặc trời vào mùa mưa thì tuyệt đối ko bón phân đạm vô cơ mà chỉ bón đạm hữu cơ.

Thanks các bác!

cây Tiêu khác cây màu bác ạ, cây màu mà muà mưa không bón phân thì có nước ăn cám, bác biết vì sao không vì cây màu thời gian trồng và thu hoạch khoản 2 đến 4 tháng (tùy loại) là 1 vụ của nó, mưa củng phải bón phân và tránh bị úng là không vấn đề gì đâu
 
thường thì cây bị bệnh người ta mới lên mạng tìm hiểu cách chữa thôi. Ít ai quan tâm trước khi trồng cây lắm. Đa phần trồng nhờ kinh nghiệm người trước
 
Em nói ko bón phân đâu bác? cây củng như con vật thôi, muốn sống thì phải ăn...nưng mình phải biết kiên cử nên ăn cái gì và ko nên ăn cái gì khi đang bị bệnh.
cây Tiêu khác cây màu bác ạ, cây màu mà muà mưa không bón phân thì có nước ăn cám, bác biết vì sao không vì cây màu thời gian trồng và thu hoạch khoản 2 đến 4 tháng (tùy loại) là 1 vụ của nó, mưa củng phải bón phân và tránh bị úng là không vấn đề gì đâu
 


Back
Top