Trong xã hội ngày nay, ngày càng có nhiều "bạn trẻ" "bỏ phố về rừng". Trong số đó có không ít người chưa từng biết đến việc trồng trỉa như thế nào. Những người ấy là những cử nhân, kỹ sư và còn nhiều hơn thế nữa. Họ tìm đến internet, và Agirviet là một trong những nơi họ hay "ghé tới".
Từ thực tế đó, ngaytrovellcd thiết nghĩ cần một topic thảo luận và chia sẻ về những kiến thức cơ bản đó. Xin được học hỏi và chia sẻ từ tất cả các thành viên.
1. Đất và chuẩn bị đất.
Trước khi quyết định trồng một loại cây gì (và cả nuôi con gì) việc đầu tiên bạn cần xem đất đó phù hợp với cây (con) đó không. Muốn vậy bạn cần đi tham khảo những mô hình trồng và nuôi đối tượng đó rồi quyết định.
Với cây trồng, trước tiên bạn cần một lượng phân chuồng nhất định để tạo mùn, đạm, lân hữa cơ và giúp cây dễ phát triển giai đoạn đầu. Phân chuồng cần được xử lý (ủ hoai) để đảm bảo không phải là nguồn gây bệnh cho cây. Trong phân chuồng lượng vi sinh vật (bao gồm có ích và có hại) rất nhiều nên đây sẽ là nguồn vi sinh để làm giàu cho đất.
Tuỳ vào cây trồng mà nên bón thêm Furadane 3g hay Diazinone 10h để tiêu diệt côn trùng và mối trong đất. Furadane 3g rất độc nên hạn chế dùng cho cây ngắn ngày, nên bón trước khi cày xới để hạn chế bay hơi và thuốc phát huy tốt tác dụng.
Ngoài ra, tuỳ vào từng loại cây trồng và cách trồng mà nên hay không bón lót một lượng phân NPK hay vôi cho phù hợp.
2. Trồng và cách trồng.
Với các loại cây trồng bằng hạt hoạc củ chưa có mầm nên trồng vào buổi sáng khi đất đã đủ độ ẩm.\
Với các loại cây trồng bằng cây con hoặc củ đã có mầm nên trồng vào buổi chiều mát và tưới nước lại ngay sau khi trồng. Lượng nước tưới phải đảm bảo làm sao để đất tan ra bám được lên rễ cây. Việc này sẽ hạn chế tối đa việc chết cây sau khi trồng và đảm bảo cây nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Nếu có điều kiện nên che mát vài ngày cho cây mới trồng để cây phục hồi sau khi trồng.
3. Chăm sóc cây sau khi trồng.
Sau khi cây đã bén rễ (nứt rễ mới và thích nghi với đất mới) cần cung cấp lượng P cần thiết để cây tập trung phát triển hệ rễ đồng thời tăng cường khả năng đẻ nhánh cũng như làm cứng chắt thân cây non. P trong giai đoạn này rất quan trọng với cây trồng vì các quá trình tổng hợp tế bào mới đều liên quan đến P. Lượng và loại P tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng. Tốt nhất nên dùng MAP (Mono Amoni Phosphate) hay DAP (Di Amoni Phosphate). Đây là dạng lân dễ tan trong nước, cây trồng dễ hấp thụ. Tuy nhiên giá thành hơi cao. Chú ý dùng liều hợp lý để tránh làm thối rễ vì EC cao do quá liều.
Lân hữu cơ dạng hạt cũng dễ tiêu nhưng hàm lượng không cao; thành phần không ổn định
Lân vô cơ (lân Văn Điển hay Lân Thao) thì khó tiêu, cây hấp thụ chậm. Nên dùng để bón lót hoặc bón khi cây trồng đã trưởng thành để cây sử dụng dần do quá trình tan chậm.
Cung cấp lân giai đoạn này hệt như việc bạn tập trung xây dựng nền móng cho các công trình xây dựng. Vì vậy đừng xem thường quá trình này.
Giai đoạn đầu cây trồng cũng dễ bị nhiễm các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh. Nên cần chú ý sử dụng các pháp đồ điều trị nấm bệnh cho cây trồng. Liều lượng phụ thuộc vào từng loại cây trồng. Trong đó 2 pháp đồ sau ngaytrovellcd hay dùng để trị các loại nấm rễ như Rhyzoctonia (gây lở cổ rễ), Pythium (gây đen đầu rễ), Fusarium (tạo sợ như bông gòn bao quấn rễ), Phytopthora,(thối thân)...
Pháp đồ 1: Topsin 2g/l + Rovral 1.5g/l + Aliette 1.5g/l sau đó 1 tuần phun Phytoside 2g/l
Pháp đồ 2: Ridomil God 3g/l sau đó 1 tuần phun Phytoside 2g/l.
Hai pháp đồ này dùng hiệu quả trên các loại cây trồng ngắn ngày như rau, bầu bí, hoa các loại,...
Lượng phân bón trong giai đoạn này ngoài lân ra cần chú tâm đến N vừa phải để cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại cây trồng mà cần thiết có thêm vi lượng để phát triển toàn diện.
Chú ý: Nên dùng ít nhất một lần Canxi nitrate liều 10 - 20g/m2 để tăng cường sức đề kháng cho cây trồng và thúc đảy quá trình phát triển cũng như hấp thu dinh dưỡng của cây.
Trên đây là những việc cần làm khi bắt đầu trồng cây đến khi cây trồng được 2 - 4 tuần tuổi. Còn rất nhiều các vấn đề khác, mong được học hỏi thêm.
Từ thực tế đó, ngaytrovellcd thiết nghĩ cần một topic thảo luận và chia sẻ về những kiến thức cơ bản đó. Xin được học hỏi và chia sẻ từ tất cả các thành viên.
1. Đất và chuẩn bị đất.
Trước khi quyết định trồng một loại cây gì (và cả nuôi con gì) việc đầu tiên bạn cần xem đất đó phù hợp với cây (con) đó không. Muốn vậy bạn cần đi tham khảo những mô hình trồng và nuôi đối tượng đó rồi quyết định.
Với cây trồng, trước tiên bạn cần một lượng phân chuồng nhất định để tạo mùn, đạm, lân hữa cơ và giúp cây dễ phát triển giai đoạn đầu. Phân chuồng cần được xử lý (ủ hoai) để đảm bảo không phải là nguồn gây bệnh cho cây. Trong phân chuồng lượng vi sinh vật (bao gồm có ích và có hại) rất nhiều nên đây sẽ là nguồn vi sinh để làm giàu cho đất.
Tuỳ vào cây trồng mà nên bón thêm Furadane 3g hay Diazinone 10h để tiêu diệt côn trùng và mối trong đất. Furadane 3g rất độc nên hạn chế dùng cho cây ngắn ngày, nên bón trước khi cày xới để hạn chế bay hơi và thuốc phát huy tốt tác dụng.
Ngoài ra, tuỳ vào từng loại cây trồng và cách trồng mà nên hay không bón lót một lượng phân NPK hay vôi cho phù hợp.
2. Trồng và cách trồng.
Với các loại cây trồng bằng hạt hoạc củ chưa có mầm nên trồng vào buổi sáng khi đất đã đủ độ ẩm.\
Với các loại cây trồng bằng cây con hoặc củ đã có mầm nên trồng vào buổi chiều mát và tưới nước lại ngay sau khi trồng. Lượng nước tưới phải đảm bảo làm sao để đất tan ra bám được lên rễ cây. Việc này sẽ hạn chế tối đa việc chết cây sau khi trồng và đảm bảo cây nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Nếu có điều kiện nên che mát vài ngày cho cây mới trồng để cây phục hồi sau khi trồng.
3. Chăm sóc cây sau khi trồng.
Sau khi cây đã bén rễ (nứt rễ mới và thích nghi với đất mới) cần cung cấp lượng P cần thiết để cây tập trung phát triển hệ rễ đồng thời tăng cường khả năng đẻ nhánh cũng như làm cứng chắt thân cây non. P trong giai đoạn này rất quan trọng với cây trồng vì các quá trình tổng hợp tế bào mới đều liên quan đến P. Lượng và loại P tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng. Tốt nhất nên dùng MAP (Mono Amoni Phosphate) hay DAP (Di Amoni Phosphate). Đây là dạng lân dễ tan trong nước, cây trồng dễ hấp thụ. Tuy nhiên giá thành hơi cao. Chú ý dùng liều hợp lý để tránh làm thối rễ vì EC cao do quá liều.
Lân hữu cơ dạng hạt cũng dễ tiêu nhưng hàm lượng không cao; thành phần không ổn định
Lân vô cơ (lân Văn Điển hay Lân Thao) thì khó tiêu, cây hấp thụ chậm. Nên dùng để bón lót hoặc bón khi cây trồng đã trưởng thành để cây sử dụng dần do quá trình tan chậm.
Cung cấp lân giai đoạn này hệt như việc bạn tập trung xây dựng nền móng cho các công trình xây dựng. Vì vậy đừng xem thường quá trình này.
Giai đoạn đầu cây trồng cũng dễ bị nhiễm các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh. Nên cần chú ý sử dụng các pháp đồ điều trị nấm bệnh cho cây trồng. Liều lượng phụ thuộc vào từng loại cây trồng. Trong đó 2 pháp đồ sau ngaytrovellcd hay dùng để trị các loại nấm rễ như Rhyzoctonia (gây lở cổ rễ), Pythium (gây đen đầu rễ), Fusarium (tạo sợ như bông gòn bao quấn rễ), Phytopthora,(thối thân)...
Pháp đồ 1: Topsin 2g/l + Rovral 1.5g/l + Aliette 1.5g/l sau đó 1 tuần phun Phytoside 2g/l
Pháp đồ 2: Ridomil God 3g/l sau đó 1 tuần phun Phytoside 2g/l.
Hai pháp đồ này dùng hiệu quả trên các loại cây trồng ngắn ngày như rau, bầu bí, hoa các loại,...
Lượng phân bón trong giai đoạn này ngoài lân ra cần chú tâm đến N vừa phải để cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại cây trồng mà cần thiết có thêm vi lượng để phát triển toàn diện.
Chú ý: Nên dùng ít nhất một lần Canxi nitrate liều 10 - 20g/m2 để tăng cường sức đề kháng cho cây trồng và thúc đảy quá trình phát triển cũng như hấp thu dinh dưỡng của cây.
Trên đây là những việc cần làm khi bắt đầu trồng cây đến khi cây trồng được 2 - 4 tuần tuổi. Còn rất nhiều các vấn đề khác, mong được học hỏi thêm.