Khởi nghiệp nhà nông

  • Thread starter Taynguyenkho
  • Ngày gửi
Mình có 1000 m2 đất ở Đan Phượng Hà Nội là đất của ông bà để lại và có vốn để đầu tư, mình muốn đầu tư nông nghiệp để làm phong phú quê nhà. Nhưng khổ một lỗi là mình không biết phải làm gì với nông nghiệp.
- Hiện tại mình đã trồng bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi da xanh, bưởi ta, ổi và mít thái được một năm tuổi các cây giống hầu hết được mua từ Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội.
- Nhưng do vẫn phải tham gia công tác không có điều kiện chăm sóc thường xuyên và theo tính toán thì cũng chưa thể bỏ công việc hiện tại để về làm nông nghiệp vì thu nhập các cây ăn quả trên không đủ trang trải chi tiêu dù đạt năng suât.
* Mình rất mong được sự góp ý của mọi người trong diễn đàn tư vấn làm gì cho hiệu quả.
* Mình cũng mong được hợp tác cùng làm với ai có phương án kinh tế.
* Không biết với công nghiệp nông thôn hiện nay thì có thể nhờ đơn vị nào giúp đỡ.
Mong mọi người chia sẻ!
 


Last edited by a moderator:
Chịu khó đi làm đi, còn vườn thì cứ
để vậy thôi, không nên làm gì thêm nữa.

Bạn nói cây đã đạt được năng suất rồi.
Thé thì khó tăng năng suất lắm. Ví dụ
cho bạn dễ hiểu:

Sản lượng thấp thì cần 100 nghìn cho năng
suất trung bình, tức là tăng 100%.

Sản lượng trung bình, cần 100 nghìn thì
năng suất cao, tức là tăng thêm 20%.

Sản lượng đã cao rồi, tốn 100 nghìn thì
năng suất vẫn như cũ, may ra thêm 1%.


Ngoài cách tăng năng suất, muốn phá hết
đi, làm lại mô hình khác, thì tốn kém
rất nhiều, mà kết quả trả công cho người
làm hết, còn mình thì thu nhập ít hơn xưa.
Vừa vất vả, vừa lỗ (so với trước).
 
1000 m thì lên tự làm thôi, vài ha cơ thì hợp tác mới ổn
Trong nông nghiệp có rất nhiều sản phẩm từ thấp đến cao mình nghĩ là tự làm thì chỉ là làm đẹp và thu nhỏ thôi đủ hoa quả ăn, đủ chi phí đầu tư còn không có lãi.
Còn hợp tác với người có nghề hoặc có vốn thì mới phát triển được
Chịu khó đi làm đi, còn vườn thì cứ
để vậy thôi, không nên làm gì thêm nữa.

Bạn nói cây đã đạt được năng suất rồi.
Thé thì khó tăng năng suất lắm. Ví dụ
cho bạn dễ hiểu:

Sản lượng thấp thì cần 100 nghìn cho năng
suất trung bình, tức là tăng 100%.

Sản lượng trung bình, cần 100 nghìn thì
năng suất cao, tức là tăng thêm 20%.

Sản lượng đã cao rồi, tốn 100 nghìn thì
năng suất vẫn như cũ, may ra thêm 1%.


Ngoài cách tăng năng suất, muốn phá hết
đi, làm lại mô hình khác, thì tốn kém
rất nhiều, mà kết quả trả công cho người
làm hết, còn mình thì thu nhập ít hơn xưa.
Vừa vất vả, vừa lỗ (so với trước).
Công việc hiện tại của mình cũng tốt nhưng cũng chỉ đủ ăn, không có điều kiện phát triển. Muốn thêm thu nhập và quy hoạch lại quê nhà. Vì vậy rất muốn hợp tác người biết nghề nông để phát triển.
Cảm ơn bác đã cho bài toán về kinh tế
1000m2 chỉ có thể trồng lan hoặc cây cảnh là có thể thu nhập cao bằng làm cty
Làm cây cảnh thì khó với mình quá bạn ạ
Cám ơn bạn hiến cách
 
Last edited by a moderator:
Bạn có 1000m2 đất thôi mà trồng nhiều giống cây ăn quả lâu năm như vậy thì sau vài năm nữa chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của nhau làm giảm năng suất. Cây bưởi và cây mít không thể trồng cùng nhau được. Đúng là chỉ với 1000m2 và trồng cây ăn quả thì hiện tại ở HN mình chẳng nghĩ ra cây gì cho thu nhập cao hơn đi làm Cty cả. Mình đang có khu vườn 5000m2 ở Thạch Thất, mình cũng đang làm Cty ở HN nhưng công việc hơi chán, lương cũng thấp nên mấy năm vừa qua mình cũng suy nghĩ tìm hiểu áp dụng nhiều cách để tăng thu nhập từ vườn nhà mà thấy khó quá.
 
ko biết cây măng tây có đầu ra ko nữa..em thấy ngoài bắc trồng cũng nhiều.tìm hiểu và trồng thử đi bác
 

Bạn có 1000m2 đất thôi mà trồng nhiều giống cây ăn quả lâu năm như vậy thì sau vài năm nữa chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của nhau làm giảm năng suất. Cây bưởi và cây mít không thể trồng cùng nhau được. Đúng là chỉ với 1000m2 và trồng cây ăn quả thì hiện tại ở HN mình chẳng nghĩ ra cây gì cho thu nhập cao hơn đi làm Cty cả. Mình đang có khu vườn 5000m2 ở Thạch Thất, mình cũng đang làm Cty ở HN nhưng công việc hơi chán, lương cũng thấp nên mấy năm vừa qua mình cũng suy nghĩ tìm hiểu áp dụng nhiều cách để tăng thu nhập từ vườn nhà mà thấy khó quá.
Với 5000 m2 của bạn nếu bạn chon được mô hình phù hợp chắc chắn bạn sẽ khá giả. Cái khó là chọn làm cái gì để đảm bảo hạn chế rủi do.
Nếu vốn ít bạn có thể trồng cây ăn quả như bưởi, cam, mít, ổi là những cây ổn định về năng suất và giá cả. Bạn kết hợp với chăn nuôi có thể lợn gà hoặc các giống đặc sản như gà đông tảo.
Bạn nên có một cái ao dù nhỏ để tránh đỡ úng ngập và chứa nước thải cũng như nước tưới kết hợp thả cá để thi thoảng còn nhắm rượu.
Chúc bạn sớm thành công
Mình trồng nhiều cây để làm đẹp và mùa nào thứ đó để mọi người về nhà còn có trái để mời.
Ngoài các cây mình nói trên mình còn trồng thêm các cây phụ như:
Xoài Đài Loan; Khế chua ngọt; chanh Mỹ, bốn mùa, đào, ta; chuối ngự, thái, tiêu hồng; hồng xiêm xoài; cam V2; táo đại; na; nhãn; vải; đào và các cây dược liệu, rau chùm ngây
Để thu hút khách về quê chơi bạn ạ
ko biết cây măng tây có đầu ra ko nữa..em thấy ngoài bắc trồng cũng nhiều.tìm hiểu và trồng thử đi bác
Mình sẽ tìm hiểu phương pháp canh tác và mức tiêu thụ của thị trường
Bạn hiện có làm gì về nông nghiệp không
 
Last edited by a moderator:
Với khu vườn 5000m2 của mình hiện tại thì đã kín các loại cây ăn quả như bạn nói rồi, chăn nuôi thì lợn gà đều có cả. Hiện tại bố mẹ mình đang là lao động chính, và thu nhập của gia đình cũng vào loại khá so với trong vùng rồi. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là khu vườn tạp, thu nhập bấp bênh. Các loại cây ăn quả mới trồng như bưởi, nhãn năng suất không cao do trồng cùng với những cây lâu năm như mít. Bài toán khó của mình là nếu mình nghỉ làm ở Cty để đầu tư vào cải tạo lại vườn tạp thì liệu thu nhập có tăng thêm được là bao so với cứ để mô hình như hiện tại?
 
Chào bác! Chúng tôi thấy 1000 m2 cơ thể trồng hoa thiên lý , vì thấy loại này cho giá trị kinh tế khá cao hiện nay!
 
Chào bác! Chúng tôi thấy 1000 m2 cơ thể trồng hoa thiên lý , vì thấy loại này cho giá trị kinh tế khá cao hiện nay!
Theo tôi thấy thì trồng hoa thiên lý ở miền Bắc thời gian cho hoa ngắn, chỉ trong mùa hè. Vào mùa đông cây bị khô rạc, nên từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau là không có thu kể cả lá chứ chưa nói hoa
 
chào bác, tôi thấy bác trồng thập cẩm các loại bưởi quá. điều này là ko nên vì khi bưởi ra hoa thụ phấn chéo lẫn lộn giữa các giống bưởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Không ảnh hưởng gì cả, chỉ ảnh hưởng khi dùng hạt để giống thì thế hệ sau biến đổi khác so với cây mẹ.
 
Chào bác! Chúng tôi thấy 1000 m2 cơ thể trồng hoa thiên lý , vì thấy loại này cho giá trị kinh tế khá cao hiện nay!
Cám ơn Bác bước đầu tôi cũng sẽ trồng vài cây vừa lấy hương và lấy rau ăn
chào bác, tôi thấy bác trồng thập cẩm các loại bưởi quá. điều này là ko nên vì khi bưởi ra hoa thụ phấn chéo lẫn lộn giữa các giống bưởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Bài toán trồng nhiều loại bưởi chắc sẽ không cho được năng suất và phức tạp hơn khi chăm sóc. nhưng hiện tại với các trồng hiện nay không thể đem lại kinh tế chỉ đem lại niềm vui cho khách thăm quan thôi
rất vui được làm quen với Bạn
Không ảnh hưởng gì cả, chỉ ảnh hưởng khi dùng hạt để giống thì thế hệ sau biến đổi khác so với cây mẹ.
Cảm ơn Bác đã động viên và cho thêm kinh nghiệm
 
Last edited by a moderator:
có 1 bài toán nghề nông mà ít người giải đúng bạn ạ. đó là : thời vụ.
cây ăn quả như nhãn, bưởi ... mỗi năm có 1 vụ thôi, vậy nếu đất hẹp, thì cây dù năng suất cao cũng chẳng đem lại mấy thu nhập.
theo mình, trồng trọt dựa trên cơ sở là đất. đất dù tốt mấy thì cũng thoái hóa sau nhiều vụ, vậy nên cải tạo và khôi phục đất là cái đứng đầu công việc.
sau là chọn cây trồng. nếu đã chọn cây ăn quả thì cần tập trung để ra khối lượng sản phẩm, chứ lặt vặt mỗi giống vài cây thì chẳng có lãi. và để khai thác đất hiệu quả thì cần trồng xen để tạo ra sản phẩm khác khi chưa tới vụ quả. một ví dụ là vài nơi trồng xen cỏ hương bài vào vườn cây ăn quả, có thu hoạch thêm tốt. ngoài ra, người ta chọn các giống cây thu nhập thường xuyên, như ổi tứ quý, thanh long ruột đỏ ...
vài ý nhỏ góp thêm với các bác nhé
 
Trồng nhiều thứ thì bán chợ nhà, lai rai
lúc nào cũng có tiền vặt để tiêu. Trồng
rặt 1 thứ thì phải bán buôn cho lái, hay
ký hợp đồng tiêu thụ. Mặc dàu có thể trúng
năm giá cao, cũng có thể rớt giá hay mất
mùa. Hơn bù kém, thì hai cách trồng này cũng
không hơn kém nhau thấy được.

Chuyện cải tạo đất, thì là việc phải làm
thường xuyên, không thể đợi đến khi đất xấu
mới làm.

Các cây ăn trái giao phấn có ảnh hưởng ngay
đến mùa trái, chứ không phải đợi đến khi hạt
mọc lên cây rồi ra trái đâu. Bạn cứ trồng
xen các cây đu đủ khác giống với nhau, kết
quả thấy liền ở trái cây: chẳng trái nào giống
trái nào về hình dạng, màu sắc, mùi vị cả. Rất
khó bán trái, và nhất là không ký được hợp đồng.

Cây Bơ là giống không bao giờ phấn đực thụ được
cho nhị cái của bông hoa đó, mà luôn luôn giao
phấn giữa 2 bông hoa khác nhau, cho dù có thể là
cùng một cây. Để có trái ngon bán giá cao, người
trồng bơ bắt buộc phải ghép chồi lên gốc Bơ chiết,
và phải trồng xen 2 giống Bơ đã tuyển chọn tốt, thì
trái ra mới cùng chất lượng và mầu vỏ trái.

Cái khó ở nông nghiệp là đòi hỏi diện tích lớn.
Ở một diện tích có hạn thì khó có cách cải tiến được.
 
Các cây ăn trái giao phấn có ảnh hưởng ngay
đến mùa trái, chứ không phải đợi đến khi hạt
mọc lên cây rồi ra trái đâu. Bạn cứ trồng
xen các cây đu đủ khác giống với nhau, kết
quả thấy liền ở trái cây: chẳng trái nào giống
trái nào về hình dạng, màu sắc, mùi vị cả.

Cái này theo cháu thế này. Nói về cây trồng hay thực vật nói chung thì mầu sắc chất lượng, to nhỏ đều do giống và điều kiện thổ Nhưỡng quyết định. Tức là mầu sắc quả, kiểu dáng, độ đậm nhạt về cơ bản là do các tính trạng của cây đó quyết định khi được trồng ở điều kiện thổ Nhưỡng mà ta Cứ nói là Bình thường không tốt kg xấu đi....với 1 Số loại cây khi ra hoa mà kg được thụ phấn thì sẽ rụng và kg đậu trái. Vd Ngô chẳng hạn. Nếu không Đc thụ phấn sẽ chẳng có hạt nào còn nếu Đc thụ phấn cho dù là giống khác thì với 1 điều kiện chăm sóc như nhau bắp và hạt nó vẫn thế. Riêng về đu đủ do cây ra quả quanh năm lại là giống quả kg Cần thụ phấn cũng vẫn phát triển và kg co hạt.mặc dù kém hơn nhiều so với quả thụ phấn. Chính vì cây ra quả quanh năm và quả kg Cần thụ phấn cho nên ở mỗi giai đoạn do điều kiện thời tiết và sinh dưỡng khác nhau nên quả nó to nhỏ khác nhau thậm Chí chín mầu sắc cũng khác nhau. Hơn nữa loại cây này nhất là cây lưỡng tính giới tính biến đổi mạnh theo thời tiết. Chứ không phải do thụ phấn chéo làm ảnh hưởng. Trong vườn đu đủ chuyên canh nên trồng xen kẽ nhiều cây đực, giống nào cũng Đc để thụ phấn cho hoa cái làm tăng năng suất. Vài lời chia sẻ chân thành cùng bác
 
Last edited:
Thế thì chất lượng trái đu đủ còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố hơn thụ phấn chéo.

Dù sao, các cây ăn trái thụ phấn chéo thì chất
lượng trái bị ảnh hưởng ngay lứa trái đó. Điều
này hai chúng ta không đồng ý kiến với nhau, và
nên tạm gác lại, để bà con tự kiểm nghiệm lấy.
 
có 1 bài toán nghề nông mà ít người giải đúng bạn ạ. đó là : thời vụ.
cây ăn quả như nhãn, bưởi ... mỗi năm có 1 vụ thôi, vậy nếu đất hẹp, thì cây dù năng suất cao cũng chẳng đem lại mấy thu nhập.
theo mình, trồng trọt dựa trên cơ sở là đất. đất dù tốt mấy thì cũng thoái hóa sau nhiều vụ, vậy nên cải tạo và khôi phục đất là cái đứng đầu công việc.
sau là chọn cây trồng. nếu đã chọn cây ăn quả thì cần tập trung để ra khối lượng sản phẩm, chứ lặt vặt mỗi giống vài cây thì chẳng có lãi. và để khai thác đất hiệu quả thì cần trồng xen để tạo ra sản phẩm khác khi chưa tới vụ quả. một ví dụ là vài nơi trồng xen cỏ hương bài vào vườn cây ăn quả, có thu hoạch thêm tốt. ngoài ra, người ta chọn các giống cây thu nhập thường xuyên, như ổi tứ quý, thanh long ruột đỏ ...
vài ý nhỏ góp thêm với các bác nhé
- Vâng đây đúng là một giải pháp tốt để tăng sản lượng, tăng thu nhập cũng như được cải tạo đất thường xuyên phù hợp với quỹ đất nhỏ và quy mô nhỏ.
- Hiện nay các nước có nền nông nghiệp tiên tiến thì cách làm lại khác nông nghiệp nước ta là sử dụng công nghiệp để tăng năng suất cho nông nghiệp và đầu tư quy mô lớn, ít phụ thuộc vào diện tích canh tác
Trồng nhiều thứ thì bán chợ nhà, lai rai
lúc nào cũng có tiền vặt để tiêu. Trồng
rặt 1 thứ thì phải bán buôn cho lái, hay
ký hợp đồng tiêu thụ. Mặc dàu có thể trúng
năm giá cao, cũng có thể rớt giá hay mất
mùa. Hơn bù kém, thì hai cách trồng này cũng
không hơn kém nhau thấy được.

Chuyện cải tạo đất, thì là việc phải làm
thường xuyên, không thể đợi đến khi đất xấu
mới làm.

Các cây ăn trái giao phấn có ảnh hưởng ngay
đến mùa trái, chứ không phải đợi đến khi hạt
mọc lên cây rồi ra trái đâu. Bạn cứ trồng
xen các cây đu đủ khác giống với nhau, kết
quả thấy liền ở trái cây: chẳng trái nào giống
trái nào về hình dạng, màu sắc, mùi vị cả. Rất
khó bán trái, và nhất là không ký được hợp đồng.

Cây Bơ là giống không bao giờ phấn đực thụ được
cho nhị cái của bông hoa đó, mà luôn luôn giao
phấn giữa 2 bông hoa khác nhau, cho dù có thể là
cùng một cây. Để có trái ngon bán giá cao, người
trồng bơ bắt buộc phải ghép chồi lên gốc Bơ chiết,
và phải trồng xen 2 giống Bơ đã tuyển chọn tốt, thì
trái ra mới cùng chất lượng và mầu vỏ trái.

Cái khó ở nông nghiệp là đòi hỏi diện tích lớn.
Ở một diện tích có hạn thì khó có cách cải tiến được.
+ Hiểu được đặc tính của từng cây như Bác chắc đã phải mất nhiều thới gian tìm hiểu.
+ Bác lên soạn thảo sách các đặc tính của cây để giúp đỡ bà con nông dân tăng năng suất và giữ được thành quả bao năm nghiên cứu
Cái này theo cháu thế này. Nói về cây trồng hay thực vật nói chung thì mầu sắc chất lượng, to nhỏ đều do giống và điều kiện thổ Nhưỡng quyết định. Tức là mầu sắc quả, kiểu dáng, độ đậm nhạt về cơ bản là do các tính trạng của cây đó quyết định khi được trồng ở điều kiện thổ Nhưỡng mà ta Cứ nói là Bình thường không tốt kg xấu đi....với 1 Số loại cây khi ra hoa mà kg được thụ phấn thì sẽ rụng và kg đậu trái. Vd Ngô chẳng hạn. Nếu không Đc thụ phấn sẽ chẳng có hạt nào còn nếu Đc thụ phấn cho dù là giống khác thì với 1 điều kiện chăm sóc như nhau bắp và hạt nó vẫn thế. Riêng về đu đủ do cây ra quả quanh năm lại là giống quả kg Cần thụ phấn cũng vẫn phát triển và kg co hạt.mặc dù kém hơn nhiều so với quả thụ phấn. Chính vì cây ra quả quanh năm và quả kg Cần thụ phấn cho nên ở mỗi giai đoạn do điều kiện thời tiết và sinh dưỡng khác nhau nên quả nó to nhỏ khác nhau thậm Chí chín mầu sắc cũng khác nhau. Hơn nữa loại cây này nhất là cây lưỡng tính giới tính biến đổi mạnh theo thời tiết. Chứ không phải do thụ phấn chéo làm ảnh hưởng. Trong vườn đu đủ chuyên canh nên trồng xen kẽ nhiều cây đực, giống nào cũng Đc để thụ phấn cho hoa cái làm tăng năng suất. Vài lời chia sẻ chân thành cùng bác
* Với một lượng nhà nông đông đảo kinh tế bắt nguồn từ nông nghiệp như nước ta mà không có một bài toán nào đúng cho người nông dân.
* Cũng chưa từng có hướng đi đúng đắn nào để phát triển.
* Gặp các bác ở đây để trao đổi biết đâu sau này có ai có tâm sẽ gây dựng cho nông nghiệp
 
Last edited by a moderator:


Back
Top