Nghiên cứu thành công giống cá rô biển

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
X

Xuan Vu

Guest
Tỉnh An Giang vừa nghiên cứu thành công và nghiệm thu đề tài “Sản xuất giống cá rô biển” nhằm tạo con giống nhân tạo để phát triển nghề nuôi và bảo tồn nguồn cá nước ngọt bản địa đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt.
Đề tài này đã chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất con giống nhân tạo cá rô biển, bàn giao 20.000 con cá rô biển giống nhân tạo, 50kg cá bố mẹ cho Trung tâm Giống thủy sản An Giang tiếp tục sản xuất cung cấp giống cho người nuôi.

Đề tài đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình nuôi vỗ, kích thích sinh sản nhân tạo và ương giống cá rô biển, nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá, kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá rô biển trong giai đoạn đặt trong ao đất, nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo và ương cá rô biển từ cá bột lên cá giống.



QLFEca_ro_phi_XACQ.jpg.ashx

Đây là loài cá bản địa có chất lượng thịt trắng, béo, thơm ngon, dinh dưỡng, không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Nam Bộ. Cá rô biển đang dần vắng bóng tại các chợ trong vài năm trở lại đây, hiện người dân tiêu dùng cá rô biển từ Biển Hồ (Campuchia) theo dòng nước lũ vào địa phận tỉnh An Giang nhưng rất hiếm.


Cá rô biển còn là loài cá có giá trị kinh tế cao, sống được trong điều kiện nước ngọt hay nước lợ nên thích nghi với biến đổi khí hậu. Giá bán cá tại các chợ hiện rất cao từ 120.000-150.000 đồng/kg.

Kết quả nghiên cứu đưa ra quy trình sinh sản giống nhân tạo cá rô biển trong điều kiện tại An Giang, đạt các thông số kỹ thuật là tỷ lệ thành thục cá bố mẹ trong nuôi vỗ từ 50% trở lên; tỷ lệ cá rụng trứng 60-80%; tỷ lệ thụ tinh 50-60%; tỷ lệ nở 60-80%; tỷ lệ sống từ cá bột lên cá giống là 20-30%; kích cỡ cá giống đạt 3-5cm.
http://danviet.vn/ngon-sach-la/nghien-cuu-thanh-cong-giong-ca-ro-bien-508744.html


********************************************************************************
Chuyện này là sao?????????????????? Cá này là cá rô sao bà con
QLFEca_ro_phi_XACQ.jpg.ashx


Theo tôi có bị nhầm lẩn gì đây chứ cá này là cá rô phi mà . Nếu nhầm kiểu này là chết người như chơi đó.
Xin mọi người xem thử cá trên báo Dân Việt đăng là gì nhé?
Con cá hình dưới đây mới đúng là con cá Rô Biển
5686.JPG
 


Thế,,, báo đăng hình như vậy chết người không. Cá rô phi mà nói cá rô biển, giá trên trăm ngàn 1 kg Ẩu quá
 
Theo chỗ mình biết, cá rô biển = cá rô dẹp đuôi hoa (Belontia hasselti). Loài này mới được xác định ở Việt Nam vào năm 2012. Đây là loài có giá trị thương mại cao và cũng có thể nuôi làm cảnh, kích thước tối đa 20 cm. Hồi đi hớt cá lia thia ở Củ Chi, anh bạn chỉ mình con cá rô nhỏ xíu bảo là con "cá rô biển", không phải là rô đồng, làm mình ngẩn ngơ mãi. Nhưng cá lớn đi đâu cả? Nếu nhiều sao không thấy bán thịt ngoài chợ? Có bạn nào rành hơn vô cho ý kiến nha.

Riêng hình trong bài viết trên theo mình là con cá rô phi vằn. Nhìn cái bản mặt nó là biết. Chuyện nhân nuôi cá rô biển mình tin là có thật nhưng nhưng các phóng viên nhà ta thường yếu chuyên môn mà lại ẩu tả. Lẽ ra không rành thì phải hỏi chuyên gia ở ngay Trung tâm giống An Giang. Đương nhiên họ rành "sáu câu".

Tham khảo
http://vtc.vn/phat-hien-12-loai-ca-nuoc-ngot-moi-tai-viet-nam.2.272820.htm
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cá_rô_dẹp_đuôi_hoa
http://www.seriouslyfish.com/species/belontia-hasselti/
 
5686.JPG


Con này là con cá rô biển, bà con ở theo những dòng sông của Miền Nam ( vì ngoài bắc tôi không biết) đều biết con cá rô biển. Cá rô biển có rất nhiều ở 2 con sông Vàm Cỏ. Nhất sông Vàm Cỏ Tây, vào tháng nước hạ cá rô biển có rất nhiều. Không phải chỉ ở dưới sông mà còn tràn lên đồng ruộng mùa nước lũ. Vào tháng nước rút ở Sông Vàm Cỏ Tây cá rô biển được bắt trên các con kênh rạch đổ ra sông. Đến đổi người ta không thèm ăn, chỉ đổ cho khô mục làm phân cá. Bà con ở Huyện Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng... Tỉnh Long An không lạ gì con cá này.
Cá rô biển nếu nặng từ 300 gram/con thịt ăn mới ngon. Còn nhỏ hơn hình như ít ai ăn, vì nó có nhiều xương. Cá rô biển có cái khác với các giống cá khác, là nó không cần ngoi lên mặt nước để thở. Cá rô biển bỏ nó vào 1 cái rọ, lồng, rộng, có kẻ hở, thả chìm sâu dưới nước, ngay chỗ có nước chảy. Không cho ăn uống gì hết, cá vẩn sống bình thường. Không cần ngoi lên lấy không khí mà vẩn sống khỏe mạnh. Thay vì những giống cá khác ngoi lên ngốp không khí. Cá rô biển ăn tạp ăn những con vật nhỏ hơn nó như cá con, tôm tép, trùn , dế sâu, lúa gạo, ... Nếu muốn câu cá rô biển phải câu ngầm, tức cho lưỡi câu chìm sâu dưới nước cá mới ăn. Cá này thường sống theo những gốc cây chìm sâu trong nước. Vì thế ngoài việc đón chặn đường đi, câu, muốn bắt cá rô biển người ta thường hay dùng chà ( chà đống và chà bó) . Cá rô biển là loài cá tạp ít thấy bài bán ở chợ vì ít người ưa chuộng. Hiện nay cá này thường dùng làm cá mồi cho cá khác. Hoặc làm thức ăn cho gà vịt heo, nhưng không ưa chuộng lắm vì cá có nhiều xương
 
IMG_20141129_165831.jpg


Cái loại này(rô phi) 1 ngày em giăng lưới cũng bắt dc khoảng 20kg(loại 3 lạng trở lên)còn cá nhỏ thì nhiều vô kể.
10303384_364295900406904_7610280735193369594_n.jpg
Bên trái là trại của em đó các bác.Còn con sông này là nơi em đánh bắt cá rô phi để...nuôi chó+gà.
 
1- Các giống cá miền Bắc không cần ngoi lên
ngớp không khí. Chúng chìm nghỉm suốt đời dưới
mặt nước.

2- Nếu bắt được cá nhiều thế, thì chăn nuôi con
gì cũng lời. Ngoài ra, còn có thể làm thức ăn
chăn nuôi mà bán nữa. Bạn ở xã huyện tỉnh nào?
 

1- Các giống cá miền Bắc không cần ngoi lên
ngớp không khí. Chúng chìm nghỉm suốt đời dưới
mặt nước.

2- Nếu bắt được cá nhiều thế, thì chăn nuôi con
gì cũng lời. Ngoài ra, còn có thể làm thức ăn
chăn nuôi mà bán nữa. Bạn ở xã huyện tỉnh nào?
Anh ơi miền Bắc có giống cá lóc, cá trê , cá rô, cá sặc, cá thác lác , cá mè, cá chép và nhiều nhiều nửa... Nó cũng không cần ngoi lên phải không anh. Vậy sao lại khác với Miền Nam vậy, các giống cá đó đều phải ngốp không khí để thở mà anh Mỹ
 
Cá rô thì có ngoi lên, nhưng nước sạch
và mát thì cũng không cần ngoi lên. Các
con cá khác thì không bao giờ ngoi lên
mặt nước cả. Nếu nó ngoi lên, thì là có
chuyện rồi. Thường là nước bẩn thì nó
mới ngoi lên.
 
Nếu vậy mình bỏ nó vào 1 cái lồng, ném nó xuống chỗ sâu không có chỗ để ngoi lên, nó có sống không?
Anh sai lầm rồi anh Mỹ ơi, con cá thường ngoi lên để lấy Oxy mà anh không để ý đó thôi. Chỉ có cá rô biển, và 1 vài giống cá khác không ngoi lên thôi
 
Cá rô thì có ngoi lên, nhưng nước sạch
và mát thì cũng không cần ngoi lên. Các
con cá khác thì không bao giờ ngoi lên
mặt nước cả. Nếu nó ngoi lên, thì là có
chuyện rồi. Thường là nước bẩn thì nó
mới ngoi lên.
Cá thở bằng mang 70 % và 30 % là bằng phổi - Không cá nào giống cá nào .
Bác chưa thấy cá ngoi lên thở bằng mỏ ? và tại sao cá con lại sống ở nơi cạn hay trên mặt nước mà không phải dưới đấy .
Có nhiều giống cá biển nhốt vào lồng nuôi không nằm trên mặt nước - cho ăn qua cái ống .
 
Anh ơi miền Bắc có giống cá lóc, cá trê , cá rô, cá sặc, cá thác lác , cá mè, cá chép và nhiều nhiều nửa...

Miền Bắc ko có cá sặc, cá thác lác. Nếu xét chi li hơn nữa thì các giống cá lóc ở miền Nam cũng khác với cá quả, cá chuối miền Bắc, chẳng hạn cá lóc bông là loài ở miền Nam.

Theo ý kiến cá nhân mình, miền Nam có nhiều con thịt ngon hơn. Có bạn nào rành rẽ sản vật miền Bắc vô bàn cho vui nha.
 
Tôi chưa thấy cá nước ngọt nào phải ngoi lên
thở mới sống được, mà dìm xuống dưới mặt nước
thì bị chết ngộp. Ở Việt Nam và ở Mỹ cũng vậy.

Chuyện cá thở bằng phổi, thì sách vở nói là ở
thời cổ đại, cách đây mấy chục nghìn năm.

Ở đây nói thì vô cùng, không có bằng chứng. Tôi
ở Mỹ, không thí nghiệm được. Vậy bạn Xuân Vũ hãy
thí nghiệm đi. Cứ bắt mấy con cá khác giống nhau
rồi nhốt vào lồng, dìm xuống đáy ao thả thưa cá
mà không cho ăn nhiều, hay xuống đáy sông coi nó
có chết không? Chỉ cần thí nghiệm 2 giờ là biết
ngay, không cần 1 ngày đâu. Dìm xuống ao thả dày
và cho ăn nhiều thì nước rất ô nhiễm và thiếu ô
xy, chưa dìm thì nó cũng đã chết rồi.

Cá nổi lên không hẳn chỉ vì thở, mà còn vì nhiệt
độ nữa. Ở ngoài bắc, mùa đông, mỗi khi gió bấc về
nhiệt độ xuống dưới 10 độ thì cá nổi lên. Thường
là cá rô phi, chứ cá khác thì chìm thật sâu xuống.
Những chỗ không thể chìm, như ao, ngòi cạn, hay
ruộng, thì chúng chết, mà chết thì nổi. Nói một
cách khác, mùa đông ngoài bắc, không thấy con cá
nào ở gần mặt nước cả - trừ cá rô phi có nguồn gốc
nước ngoài.
 
1- Các giống cá miền Bắc không cần ngoi lên
ngớp không khí. Chúng chìm nghỉm suốt đời dưới
mặt nước.

2- Nếu bắt được cá nhiều thế, thì chăn nuôi con
gì cũng lời. Ngoài ra, còn có thể làm thức ăn
chăn nuôi mà bán nữa. Bạn ở xã huyện tỉnh nào?
Cháu ở Từ sơn-Bắc ninh chú anhmytran ak.
 
Trời ơi. Từ Sơn thì tôi đi qua nhiều lần rồi.
Hình như nó chỉ có một ngọn núi nhỏ thì phải.
Nó gần phà Hồ, có gà Hồ nổi tiếng. Nó có trường
đại học Thể Dục Thể Thao. Năm 1976, tôi đến đấy
thì bể bơi của trường bị sụt lún, vỡ bể, không
bơi được, tốn hàng chục tỷ đồng bây giờ. Năm
1960 mấy, tôi đến đấy thăm anh rể học trường
nhạc sơ tán từ Hà Nội về đó. Gặp hôm trời mưa,
đi xe đạp phải cởi dép ra mà vác, vì đường làng
Từ Sơn là đất thịt, đất sét không pha cát, gặp
nước trở thành dẻo quánh. Còn đi qua mấy cái cầu
có cột bằng đá nữa. Thật cảm động thấy các cầu
này. Nó gợi nhớ thuở thơ ấu nghèo hèn của quê tôi.

Miền bắc thì tôi rành lắm. Làm gì có nơi nào
sẵn tôm cá đến thế đâu? Người Bắc bắt cạn kiệt
tôm cá từ thời Pháp. Con săn sắt, mại cờ, bống,
chỉ nhỏ bằng đầu đũa ăn cơm (5-6 milimet) cũng
bắt ăn. Chỉ cần một dúm, chừng chục con, cũng
làm một bữa ăn ngon rồi. Còn hơn ăn khoai luộc
chấm vài hạt muối trắng! Tôi bắt được chừng 2
lạng cá tạp nhỏ xíu - người bắc gọi là cá tép,
không phải con tôm tép - thì bỏ vào niêu, kho
lên, cả nhà cũng được một bữa ngon. Chẳng mổ
bụng làm ruột, không đánh vẩy chặt vây. Mỗi lần
xúc thìa bỏ cá vào bát, chỉ thấy vụn vặt lổn nhổn
đầu đuôi, vây vẩy, chẳng thấy thit đậu. Bỏ vào
miệng nhai tuốt, vẫn thấy ngon có vị cá. Nói đùa
thi gọi đó là món một con cá cõng ba hột muối.
 
Đó là ngày xưa chú ak.Bây giờ ở chỗ cháu ít người thích làm nông nghiệp lắm.Từ tháng 6 đến khoảng tháng 11,12 cái loại rô phi,tép nhỏ đặt mua của những người đánh lưới bát quái chỉ 1 nghìn VND/1 kg-họ chỉ lấy cá rô đồng,lươn,trạch.Những hôm trở trời cá(chủ yếu là rô phi) nổi đặc nghẹt mà chăng ai thèm đánh bắt.
 
Cháu ở Hồi Quan-Tương Giang-Từ Sơn-Bắc ninh.
Có dịp về nước mời chú ghé thăm trại chó PQ+gà đá cháu chơi.
 
Tôi chưa thấy cá nước ngọt nào phải ngoi lên
thở mới sống được, mà dìm xuống dưới mặt nước
thì bị chết ngộp. Ở Việt Nam và ở Mỹ cũng vậy.

Chuyện cá thở bằng phổi, thì sách vở nói là ở
thời cổ đại, cách đây mấy chục nghìn năm.

Ở đây nói thì vô cùng, không có bằng chứng. Tôi
ở Mỹ, không thí nghiệm được. Vậy bạn Xuân Vũ hãy
thí nghiệm đi. Cứ bắt mấy con cá khác giống nhau
rồi nhốt vào lồng, dìm xuống đáy ao thả thưa cá
mà không cho ăn nhiều, hay xuống đáy sông coi nó
có chết không? Chỉ cần thí nghiệm 2 giờ là biết
ngay, không cần 1 ngày đâu. Dìm xuống ao thả dày
và cho ăn nhiều thì nước rất ô nhiễm và thiếu ô
xy, chưa dìm thì nó cũng đã chết rồi.

Cá nổi lên không hẳn chỉ vì thở, mà còn vì nhiệt
độ nữa. Ở ngoài bắc, mùa đông, mỗi khi gió bấc về
nhiệt độ xuống dưới 10 độ thì cá nổi lên. Thường
là cá rô phi, chứ cá khác thì chìm thật sâu xuống.
Những chỗ không thể chìm, như ao, ngòi cạn, hay
ruộng, thì chúng chết, mà chết thì nổi. Nói một
cách khác, mùa đông ngoài bắc, không thấy con cá
nào ở gần mặt nước cả - trừ cá rô phi có nguồn gốc
nước ngoài.
Bác biết cái này không ?
Image783.jpg

Người ta thường đặt nó ở dòng nước chảy hay những nơi cá ra vào .
Những con cá vô ý vào đó thì thường 80 % sau 3 tiếng đồng hồ sẽ chết nếu không đủ không khí để thở . Cá không ngoi lên để thở được sẽ chết ( 60 % các giống cá )
Cá dìm xuống nước vẫn sống được ( chiếm tỉ lệ khoảng 30 % )
Còn lại là 10 % chưa biết .
 


Back
Top