Thảo luận Permaculture, mô hình Vườn rừng sinh thái, nông nghiệp tự nhiên và hữu cơ

Chào bà con và các bạn quan tâm đến rau sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, và các mô hình nuôi trồng phối hợp rừng - vườn - ao - chuồng. Mình muốn giới thiệu và thảo luận với các bạn về mô hình "permaculture", một mô hình nông nghiệp bền vững mô phỏng theo các hệ sinh thái trong tự nhiên.

Trước hết mình xin nói về 2 từ khoá quan trọng là "tính bền vững" và "hệ sinh thái":

Tính bền vững
Giống như một cái bồn nước, chúng ta lấy nước ra xài đầu này thì phải có cách bổ sung nước trở lại ở đầu kia nếu không muốn một ngày nào đó chúng ta bị cạn kiệt nước. Khi chúng ta trồng cây rồi thu hoạch là chúng ta đã lấy đi từ đất, sau đó phải bón phân trở lại để trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Nhưng chúng ta có nhiều lựa chọn: Nếu muốn nhanh gọn, chúng ta bón phân hoá học, rất tiện lợi cho vài vụ đầu, nhưng càng ngày đất càng suy kiệt, chúng ta càng phải bón nhiều hơn mà đất giữ lại chẳng bao nhiêu, lợi nhuận ban đầu có thể cao nhưng càng ngày càng phải đầu tư nhiều hơn mà năng suất lại thấp hơn thì đó là kém bền vững. Chúng ta có lựa chọn khác là bón phân hữu cơ, phân vi sinh, có thể công chuẩn bị các loại phân này nhiều hơn nhưng nó ổn định từ vụ này đến vụ khác, ít phải gia tăng sức đầu tư, ít làm giảm sản lượng thu hoạch thì đó là cách làm bền vững hơn. Khi chúng ta bón nhiều phân hoá học thì kết cấu của đất bị phá vỡ, chúng ta phải làm đất bằng cày cuốc để tái tạo độ tơi xốp của đất. Nhưng khi chúng làm đất bằng cơ học như vậy, chúng ta đã vô tình tiêu diệt các loài sinh vật sống dưới đất, vốn là những cỗ máy làm đất hiệu quả của thiên nhiên. Và càng ngày chúng ta càng gánh hết trách nhiệm cải tạo đất mà đất vẫn cứ thoái hoá dần, đó là kém bền vững. Tương tự đối với các vấn đề sâu bệnh, tưới tiêu, nếu chúng ta làm theo kiểu "tranh giành với thiên nhiên" thì chúng ta đang loại bỏ thiên nhiên ra khỏi mảnh đất của chúng ta để thay vào những thứ nhân tạo, làm mất cân bằng sinh thái của tự nhiên, đến khi chúng ta không còn gánh nổi nữa (con người tưởng mình mạnh nhưng thực ra rất yếu đuối so với thiên nhiên) thì mọi thứ sụp đổ, đó là không bền vững.

Hệ sinh thái
GZDcEnpMnuWpYzB7xHr9vg3glAorB0LxZ3WRD86zOQI=w641-h546-no

Trong sinh quyển (thế giới sinh vật trên Trái đất) thì đâu đâu ta cũng bắt gặp hệ sinh thái, từ những cánh rừng rậm cho đến vũng nước sau nhà, và ngay cả trong bụng của mỗi người chúng ta. Đó là những "vòng tròn" trao đổi chất và năng lượng giữa các loài sinh vật khác nhau để mỗi loài luôn được phát triển một cách bền vững. Như vòng tròn dinh dưỡng: (hình bên dưới) Người và thú ăn thực vật; Chất thải của người và thú lớn cùng xác chết thú nhỏ (như chuột) đi vào đất làm thức ăn cho trùn, nấm và các vi sinh vật trong đất; Chúng phân huỷ những chất hữu cơ đó thành chất dinh dưỡng cho cây cối; Cây cối hấp thụ chất dinh dưỡng đó lại lớn lên làm thức ăn cho người và thú; Cứ thế vòng xoay tiếp tục...
xL5Jd1f2nG9zsvdoLwpt1JJ5LjCXZhEJc9C9YbbO3Bs=w300

Những vòng tròn này cứ xoay liên tục như bánh xe lăn trên đường chẳng có đâu là khởi đầu chẳng có đâu là kết thúc (sự kết thúc của cái này là sự khởi đầu của cái khác, đầu ra của loài này là đầu vào của loài khác). Bởi nó xoay mãi nên nó mang bản tính bền vững.
OGAkMx8yhknOCIf1zmsJec5eTcKw-r9IakZISTcASuY=s200

Con người vốn là một phần trong hệ sinh thái của Trái Đất (hình dưới, phải) nhưng lại tự cho mình là "bá chủ" của Trái Đất (hình dưới, trái) nên thường hay can thiệp vào các hệ sinh thái theo hướng đơn giản hoá (vì con người không đủ khả năng điều khiển những thứ phức tạp). Con người luôn muốn dẹp bỏ những thứ "vô bổ" trong hệ sinh thái như cây cỏ dại, giun dế, sâu bọ, cào cào châu chấu, v.v.
i-hYURcsJBsLfCzUq1OHSAc_dAkl3miIqjtrOZKaqco=w500-h363-no

Và kết quả của sự đơn giản hoá hệ sinh thái là một hệ thống khập khiễng, mất cân bằng: Chúng ta (vô tình) biến những vòng tròn của đa dạng sinh học (nhiều loài) thành những hình tứ giác, tam giác, thậm chí chỉ còn một đoạn thẳng (1 đầu là con người, 1 đầu là cây trồng chuyên canh)!
5eohT_1y3CFwtzJ09pfN-ddqTE_IZrzjMThxdcK5erI=w250

Một bánh xe căng tròn thì lăn bon bon trên đường, còn một bánh xe méo mó thì sao có thể lăn ổn định được!


Sơ kết
Một cách đơn giản, muốn bền vững thì phải giữ được sự cân bằng;
TV4hMki6CFpMhjS-R5yPoiL9SFE9c_r4YR3E-WcKsmk=w400

Các hệ sinh thái trong tự nhiên vốn rất cân bằng như một bàn thạch vững chãi, nếu chúng ta biết dựa vào cái "bàn thạch" đó thì sẽ được bền vững;
BEgMmITAQxPaB-iQSvMREVUklo-PLNhiyJqKxYt9h6s=h300

Còn nếu chúng ta đẩy nó ra một bên thì sẽ tự biến mình thành đối trọng với nó như chơi bập bênh (một bên là thiên nhiên, một bên là con người)...
I3OGGdzNTXkdfSQSUnfJWVI5n2IrhjhXam6Lw-N5KAw=w300

Càng đẩy thiên nhiên ra xa thì chúng ta càng phải trở nên nặng nề, nhưng sức nặng của con người không thể nào địch lại sức nặng của mẹ Thiên nhiên, nên chẳng bao lâu thì bập bênh sẽ bật, chúng ta sẽ bị Thiên nhiên hất tung, ấy là sự phát triển kém bền vững.
IGFusY3gSl0xByWcb1PjfmpGf_NWH-WMc6JGoDxOruo=w300


Tiếp theo, mình xin trình bày tổng quan về mô hình permaculture như một giải pháp cho vấn đề phát triển bền vững nêu trên.... (xem bài tiếp theo ở đây)
 


Last edited by a moderator:
P
Kha kha !!!

Có kẻ đạp lối lecongtuananh - rồi sẽ bị chửi dài dài - bởi vì nơi đây luôn thực dụng

Bạn cần gì học nơi đâu - nếu bạn có duyên bạn sẽ nhìn thấy cái mà bạn mong muốn :
http://agriviet.com/threads/luu-tru-thong-tin-kien-thuc-nong-nghiep-cua-rieng-toi.224400/

Nếu bạn ráp những tấm hình tương sinh lại sẽ cho ra mô hình sinh thái 5TST - đó là mô hình của tôi - với mô hình 5TST này thì bạn không cần đi nước ngoài học cho mệt - nếu bạn pha trộn tương khắc vào sẽ cho ra hệ thống thu nhập cao nhất và bền vững nhất trong nông nghiệp - vấn đề là nếu bạn muốn làm được thì bạn phải hiểu ngọn nguồn bản chất của mọi sự việc - cụ thể là bạn phải biết nuôi trồng và am hiểu về tất cả những cây cối cũng như con vật - và không ai làm được điều đó nên họ luôn bác bỏ - để ngụy biện cho sự thiếu kiến thức nông nghiệp của họ. Bạn sẽ bị chửi dài dài bởi những kỹ sư, cử nhân có trình độ cao - họ luôn giỏi vĩ mô - nhưng thực chất họ quá thấp kém vi mô - họ luôn cho họ đúng, hay và giỏi hơn người . Và nơi đây là wed - là nơi của những tri thức cao - nên họ sẽ không đồng thuận với bạn - mà người đồng thuận với bạn là những người không biết gì về internet hay nói đúng hơn là chỉ những người nông dân thực thụ họ mới hiểu được bạn.

Tôi chỉ comment cho chủ toppic - xin mấy bạn bỏ qua cho

Chân thành cảm ơn !
Bạn nói thực tế nhé, tôi cũng con nhà nông, bạn biết 1 sào ruộng làm đc mấy tạ lúa không? 1 sào lạc đc mấy tạ lạc không, như thế còn vất vả, khổ cực, bạn tính bình quân 1 người nông việt nam đc bao nhiêu đất canh tác, rừng thì cán bộ chiếm hết không phải bàn nhé, còn ruộng, đất canh tác hoa màu được bao nhiêu, bạn phải nhìn thực tiễn, chứ đừng có nhìn các nước phát triển, 1 người nông dân của Mỹ có đất gấp hơn 1000 người nông dân VN ấy
 


A
Lý thuyết suông đọc mãi cũng chán, kiểu như cuốn Cách Mạng Rơm, đọc xong bao nhiêu người làm theo được, cứ theo kiểu mặc kệ theo tự nhiên, thực tế ông giáo sư là bậc thầy về cân bằng sinh học nên mới thành công, mình thấy ông cũng vẫn tác động vào tự nhiên như trồng xen các loại cây như thế nào để bảo vệ cây với nhau, trồng cỏ ba lá, bỏ phân vịt trên rơm rạ... chứ đâu có để tự nhiên, còn mô hình của bác chủ top là tự nhiên hay hữu cơ? cách thực hiện như thế nào, cụ thể hơn về cách tạo nền hữu cơ, cách hạn chế nấm, sâu bệnh...áp dụng trên diện tích rộng bao nhiêu thì khả thi? bà con nông dân theo đó mà áp dụng theo, chờ các bài viết tiếp theo của bác chủ top
 
U
Với 5TST - là một sự phối trộn nhịp nhàng giữa 2 hình - sao cho chi phí tối thiểu để lợi nhuận tối đa - tránh mọi sai lầm mà các mô hình khác mắc phải - làm nông nghiệp một cách hòa thuận thiên nhiên - tiết kiệm nhân công - hiệu quả tối đa - áp dụng tất cả những tiến bộ khoa học vào nông nghiệp một cách tự nhiên nhất
!

Bác có thể nói cụ thể hơn 5TST là gì không (hoặc cho tôi ít dữ liệu để suy luận cũng được)? Tôi đã xem các hình bác post nhưng chẳng hiểu gì. Cảm ơn bác.


Mình là Kỹ sư lâm nghiệp.
Đây là mô hình RAVC- theo kiểu mới, với lý luận như vậy là Ok, mong bạn sẻ phát triển tốt, vì hiện nay để mô hình có tính bổ trợ cho nhau trên cả 3 vấn đề: Môi trường- Kinh tế- Xã hội thì thực tại đang rất ít nông dân làm được điều này.

Rất ít, tức là đã có phải không bạn? Bạn có thể kể những trường hợp mà bạn từng thấy được không?


Mình hiện tại chưa thể bắt tay vào thực hành sản xuất, nhưng trong tương lai gần mình sẽ bắt đầu. Chúc bạn Lê Xuân Định và các bạn khác đang khởi động gặp nhiều may mắn.

Mình cũng chia sẻ 1 quan điểm bản thân: Với điều kiện VN hiện nay (sản xuất nhỏ lẻ, tư duy manh mún) thì không nên ôm mộng làm giàu theo kiểu nông dân Mĩ hay ở đâu khác có nhiều đất, cũng không cần tự ti so sánh với họ. Không có nhiều đất thì làm theo kiểu ít đất (ta đâu có sống theo tiêu chuẩn giàu có của họ), không có máy móc hiện đại nhưng ta đang có lực lượng lao động trẻ đông đảo, đa dạng sinh học của tự nhiên ta rất cao.
Có thể tận dụng tư duy tiểu nông của bà con để kết nối họ vào mô hình hợp tác xã sản xuất theo chuỗi, mỗi hộ đảm bảo vận hành 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, luân phiên thay đổi. Chúng ta đâu cần phải tách rời xã hội, tìm một vùng độc lập để tự cung tự cấp? Mình nghĩ mô phỏng 1 mắt xích hệ sinh thái trong 1 không gian nhỏ (trên dưới 360m2) thì dễ hơn nhiều so với 1 mình tạo mô hình sinh thái đầy đủ trên 10 ha đất. Một hợp tác xã hoàn chỉnh sẽ kết nối tất cả mắt xích của hệ sinh thái.

Hiện tại mình đã tìm được lí thuyết về vòng tuần hoàn carbon trong sản xuất nông nghiệp như sau:
Con người gây mất cân bằng CO2 trong khí quyển do đốt nhiên liệu hóa thạch (vốn là 1 cách dự trữ carbon tự nhiên). CO2 được cây trồng hấp thụ sản xuất ra sinh khối, phụ phẩm không được sử dụng là rơm rạ, lõi ngô... không được dùng hiện nay ở các nông hộ. Có nhiều cách để đưa chúng về với tự nhiên:
- rơm rạ, lõi ngô, vỏ trấu,... có thể dùng công nghệ nén liên kết lignin, giảm độ ẩm để sử dụng với hiệu suất nhiệt tương đương 1/2 than đá (nhưng rẻ hơn khoảng 3 lần) - dùng sản phẩm này để đun nấu, cho ra phụ phẩm là than sinh học - giá thể tuyệt vời giam giữ dinh dưỡng cho rễ cây, là nơi ở cho hệ vi sinh vật trong đất (kết quả thí nghiệm ở Campuchia cho thấy năng suất có thể tăng đến 300%). Than sinh học cũng là một thành phần để lọc nước, tăng chất lượng sống cho người nông dân. Ngoài lợi ích về năng suất cây trồng, nông dân thậm chí có thể nhận thêm tiền từ các chương trình kiểm toán carbon toàn cầu (giảm khí nhà kính).
- rơm rạ, lõi ngô,... cũng có thể ủ compost với chi phí rẻ (vì VN đã làm chủ được công nghệ này) để sử dụng như phân bón hữu cơ vi sinh (nếu mình ko nhầm thì ở Thái Bình đã có dự án thử nghiệm)

Ngoài ra chúng có thể là giá thể trồng nấm, lót ổ cho gia súc gia cầm... Dù cách nào, nhưng phải đạt được hiệu quả kinh tế, và cuối cùng cần đưa chúng về với đồng ruộng.
 
Last edited by a moderator:
P
Bác có thể nói cụ thể hơn 5TST là gì không (hoặc cho tôi ít dữ liệu để suy luận cũng được)? Tôi đã xem các hình bác post nhưng chẳng hiểu gì. Cảm ơn bác.




Rất ít, tức là đã có phải không bạn? Bạn có thể kể những trường hợp mà bạn từng thấy được không?


Mình hiện tại chưa thể bắt tay vào thực hành sản xuất, nhưng trong tương lai gần mình sẽ bắt đầu. Chúc bạn Lê Xuân Định và các bạn khác đang khởi động gặp nhiều may mắn.

Mình cũng chia sẻ 1 quan điểm bản thân: Với điều kiện VN hiện nay (sản xuất nhỏ lẻ, tư duy manh mún) thì không nên ôm mộng làm giàu theo kiểu nông dân Mĩ hay ở đâu khác có nhiều đất, cũng không cần tự ti so sánh với họ. Không có nhiều đất thì làm theo kiểu ít đất (ta đâu có sống theo tiêu chuẩn giàu có của họ), không có máy móc hiện đại nhưng ta đang có lực lượng lao động trẻ đông đảo, đa dạng sinh học của tự nhiên ta rất cao.
Có thể tận dụng tư duy tiểu nông của bà con để kết nối họ vào mô hình hợp tác xã sản xuất theo chuỗi, mỗi hộ đảm bảo vận hành 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, luân phiên thay đổi. Chúng ta đâu cần phải tách rời xã hội, tìm một vùng độc lập để tự cung tự cấp? Mình nghĩ mô phỏng 1 mắt xích hệ sinh thái trong 1 không gian nhỏ (trên dưới 360m2) thì dễ hơn nhiều so với 1 mình tạo mô hình sinh thái đầy đủ trên 10 ha đất. Một hợp tác xã hoàn chỉnh sẽ kết nối tất cả mắt xích của hệ sinh thái.

Hiện tại mình đã tìm được lí thuyết về vòng tuần hoàn carbon trong sản xuất nông nghiệp như sau:
Con người gây mất cân bằng CO2 trong khí quyển do đốt nhiên liệu hóa thạch (vốn là 1 cách dự trữ carbon tự nhiên). CO2 được cây trồng hấp thụ sản xuất ra sinh khối, phụ phẩm không được sử dụng là rơm rạ, lõi ngô... không được dùng hiện nay ở các nông hộ. Có nhiều cách để đưa chúng về với tự nhiên:
- rơm rạ, lõi ngô, vỏ trấu,... có thể dùng công nghệ nén liên kết lignin, giảm độ ẩm để sử dụng với hiệu suất nhiệt tương đương 1/2 than đá (nhưng rẻ hơn khoảng 3 lần) - dùng sản phẩm này để đun nấu, cho ra phụ phẩm là than sinh học - giá thể tuyệt vời giam giữ dinh dưỡng cho rễ cây, là nơi ở cho hệ vi sinh vật trong đất (kết quả thí nghiệm ở Campuchia cho thấy năng suất có thể tăng đến 300%). Than sinh học cũng là một thành phần để lọc nước, tăng chất lượng sống cho người nông dân. Ngoài lợi ích về năng suất cây trồng, nông dân thậm chí có thể nhận thêm tiền từ các chương trình kiểm toán carbon toàn cầu (giảm khí nhà kính).
- rơm rạ, lõi ngô,... cũng có thể ủ compost với chi phí rẻ (vì VN đã làm chủ được công nghệ này) để sử dụng như phân bón hữu cơ vi sinh (nếu mình ko nhầm thì ở Thái Bình đã có dự án thử nghiệm)

Ngoài ra chúng có thể là giá thể trồng nấm, lót ổ cho gia súc gia cầm... Dù cách nào, nhưng phải đạt được hiệu quả kinh tế, và cuối cùng cần đưa chúng về với đồng ruộng.
bạn nói rất tốt, nhưng bạn có dám làm không, tôi đảm bảo với bạn 100%, nếu hiện nay bạn bắt tay vào làm dự án như thế này thì bạn sẽ phá sản trong vụ đầu tiên. Ai không muốn ăn rau sạch, uống nước sạch, ko hóa chất....., nhưng bạn thấy có nước nào sử dụng 100% tự nhiên chưa, chỉ có đi hái rau rừng thôi
 
U
Mình xin lỗi bạn Lê Xuân Định vì đã quá đà thảo luận, làm ngắt mạch trình bày của bạn về 12 nguyên tắc thiết kế và hoạt động của permaculture. Xin bạn tiếp tục, mình rất muốn được đọc tiếp. Mình sẽ rất cảm kích nếu bạn Định chia sẻ thêm về nguồn tài liệu bạn sử dụng, để mình và mọi người có thể tìm hiểu thêm.
 
L
Mình xin lỗi bạn Lê Xuân Định vì đã quá đà thảo luận, làm ngắt mạch trình bày của bạn về 12 nguyên tắc thiết kế và hoạt động của permaculture.
Không sao đâu bạn, các bài viết của mình đều được kết nối với nhau bằng hyperlink (nhấp là nhảy tới bài trước/sau) nên dù có cách xa nhau mấy trang thì người đọc vẫn có thể đọc liên tục được mà. :)

Xin bạn tiếp tục, mình rất muốn được đọc tiếp. Mình sẽ rất cảm kích nếu bạn Định chia sẻ thêm về nguồn tài liệu bạn sử dụng, để mình và mọi người có thể tìm hiểu thêm.
Thú thật với bạn, mình không phải mọt sách nên rất ít tài liệu (Mình mọt thực tế, thích quan sát thực tế hơn đọc sách.) Còn kho tài liệu thì mình cũng có nhờ các bạn trong nhóm chia sẻ ở trên facebook (nhấp vào đây), mời bạn vào xem và cùng tham gia nhóm nếu thích. ;)
 
N
Đọc cho biết thôi chứ không khả thi.
Đất trồng trọt ở VN đắt đỏ, làm theo kiểu này chắc mốc mỏ cả nhà.
 

L
Mình xin xen ngang bằng một thảo luận về sự lựa chọn của permaculture, thể hiện rõ nhất ở nguyên lý thứ 9 "Chọn những giải pháp nhỏ và chậm". (Xem các nguyên lý permaculture ở đây)

Chúng ta cần phải lưu ý rằng permaculture hay nông nghiệp bền vững nói chung là một sự lựa chọn, không phải là điều bắt buộc. Càn khôn lúc nào cũng có âm có dương, xã hội cũng có kẻ nhanh người chậm, kẻ lớn người nhỏ. Nên bạn hãy tuỳ hoàn cảnh, tuỳ sở trường của mình mà lựa chọn cho phù hợp (giữa "chậm mà chắc" hay "nhanh chóng hơn, to lớn hơn").

Âm dương có lúc thăng lúc trầm, thuở xưa khi văn hoá phương Đông phát triển rực rỡ thì văn hoá phương Tây chìm trong "đêm trường trung cổ", thời cận đại thì văn hoá phương Tây nổi lên lấn át phương Đông, đến thời hiện đại thì khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão khiến cho mọi thứ gần như bị Tây hoá. Đó gọi là "âm thịnh thì dương suy" và "dương thịnh thì âm suy", như phần trắng (dương) với phần đen/xanh (âm) trong hình dưới.
vWwxxB_otY_3vjJjcmEjlYUDhOIet7G0Wcgsmq_3ZkE=w300

Nhưng khi dương phát triển đến cực thịnh (bên phải) thì ngay trong lòng của nó nổi lên phần âm, như phong trào permaculture (nhỏ, chậm) đang phát triển mạnh mẽ trong lòng nền nông nghiệp cơ giới hoá (lớn, nhanh) của phương Tây bây giờ vậy. Đó gọi là "trong âm có dương" và "trong dương có âm".

Nước ta nằm trong cái nôi "âm" của phương Đông, hiện đang chịu áp lực rất lớn bởi xu thế "dương hoá" (công nghiệp hoá, đô thị hoá). Chúng ta làm nông nghiệp tuy còn ở quy mô nhỏ (âm) nhưng đất đai vẫn còn trù phú (dương) nên vẫn có thể tiếp bước phương Tây là tập trung đất lại, đưa cơ giới vào để giảm nhân công, nâng cao năng suất (dù hiệu suất giảm),... đến khi nào cái "dương" đạt đến cực hạn như phương Tây rồi thì tự nhiên phải quay lại về "âm", cũng chưa muộn! :) Nhưng vài hệ luỵ (kết quả "âm") của thế giới quá dương cũng đã xuất hiện ngay trên nước mình, như ô nhiễm môi trường, tác động lên chính dân mình, như các bệnh ung thư, an toàn vệ sinh thực phẩm giảm. Nên chúng ta cũng có thể "đi tắt" bắt tay với cái "vòng tròn âm permaculture" đang nổi lên trong thế giới phương Tây để tận dụng những lợi thế "âm" vốn có của chúng ta: quy mô nhỏ lẻ, tư duy hướng ổn định ("an cư lạc nghiệp"), tư duy tổng hợp (đối lập với tư duy phân tích).

Tóm lại, chúng ta có 2 lựa chọn hoặc "nhỏ, tích hợp và đa đạng" hoặc "lớn, cách ly và thuần chủng", thể hiện rõ nhất qua bộ 4 nguyên lý 8, 9, 10, 11 (xem bên dưới). Còn nếu làm dở dang, vừa nhỏ lẻ mà lại thuần chủng, lại chạy ồ ạt theo cùng 1 phong trào, thì chúng ta sẽ gặp nhiều thất bại như tình tình của nhiều nông dân nước ta dạo này.

Hướng "âm":
9, 8. Chọn những giải pháp nhỏ chậm; Hướng tích hợp hơn là cách ly.
10, 11. Sử dụng và coi trọng tính đa dạng; Sử dụng và coi trọng những vùng biên.

Hướng "dương":
-9, -8. Chọn những giải pháp lớnnhanh; Hướng cách ly hơn là tích hợp.
-10, -11. Sử dụng và coi trọng tính thuần chủng; Sử dụng và coi trọng vùng trung tâm.
 
Last edited by a moderator:
L
Lý thuyết suông đọc mãi cũng chán, kiểu như cuốn Cách Mạng Rơm, đọc xong bao nhiêu người làm theo được,
Vậy thì bạn không nên đọc lý thuyết nhiều quá! Cuốn "Cách mạng 1 cọng rơm" như một cuốn tiểu thuyết, mang đến ý tưởng và cảm hứng là chủ yếu. Còn thực hành thì bạn chịu khó đợi 1 vài năm nhé, vì kết quả thực hành trên thế giới thì không ít nhưng không thể bê nguyên si vô nước mình được. Bởi tự nhiên ở mỗi nơi mỗi khác, nên mình phải "làm chuột bạch" trước xong mới có thể rút ra những cách thực hành cụ thể trên mảnh đất này được. Còn nếu mảnh đất của bạn khác, môi trường xã hội chỗ bạn khác thì cũng không thể bê nguyên si những thực hành của mình sang được, mà tốt nhất là đợi nhà hàng xóm làm xong rồi bắt chước :)

...cứ theo kiểu mặc kệ theo tự nhiên
Nếu bạn hiểu theo nghĩa đen vậy thì sai ý tiên sinh Fukuoka rồi. Ông nói "mặc kệ tự nhiên là BỎ HOANG chứ không phải LÀM nông nghiệp tự nhiên!"

mình thấy ông cũng vẫn tác động vào tự nhiên như trồng xen các loại cây như thế nào để bảo vệ cây với nhau, trồng cỏ ba lá, bỏ phân vịt trên rơm rạ... chứ đâu có để tự nhiên
Đúng vậy, "tự nhiên" ở đây là thuận theo tự nhiên, là bắt chước tự nhiên, chứ không phải "mặc kệ tự nhiên". Không làm mà có ăn thì đó gọi là "ảo tưởng" đó :p

còn mô hình của bác chủ top là tự nhiên hay hữu cơ? cách thực hiện như thế nào, cụ thể hơn về cách tạo nền hữu cơ, cách hạn chế nấm, sâu bệnh...áp dụng trên diện tích rộng bao nhiêu thì khả thi? bà con nông dân theo đó mà áp dụng theo, chờ các bài viết tiếp theo của bác chủ top
Mình ước lượng diện tích cỡ 1ha, rộng hơn tới 2ha thì tốt hơn. Các thiết kế cụ thể thì từ từ nhé bạn, mình cũng vừa học vừa làm mà, chỉ là chia sẻ cái mình học được thôi.
 
Last edited by a moderator:
P
Oh. Rau an toàn, rau hữu cơ, rau bền vững nó khác với lúa chứ lỵ. Tớ phải tốn 1 ha rừng mới đủ hữu cơ trong 1 năm, rồi công nhân đi gom lá đó về để trồng 10 m2 rau năng suất thấp mà. 1 Kg không 500.000 là gì?
Bác ở đâu, mình hái rau rừng bán cho, rừng tự nhiên luôn nhé
 
A
Vậy thì bạn không nên đọc lý thuyết nhiều quá! Cuốn "Cách mạng 1 cọng rơm" như một cuốn tiểu thuyết, mang đến ý tưởng và cảm hứng là chủ yếu. Còn thực hành thì bạn chịu khó đợi 1 vài năm nhé, vì kết quả thực hành trên thế giới thì không ít nhưng không thể bê nguyên si vô nước mình được. Bởi tự nhiên ở mỗi nơi mỗi khác, nên mình phải "làm chuột bạch" trước xong mới có thể rút ra những cách thực hành cụ thể trên mảnh đất này được. Còn nếu mảnh đất của bạn khác, môi trường xã hội chỗ bạn khác thì cũng không thể bê nguyên si những thực hành của mình sang được, mà tốt nhất là đợi nhà hàng xóm làm xong rồi bắt chước :)


Nếu bạn hiểu theo nghĩa đen vậy thì sai ý tiên sinh Fukuoka rồi. Ông nói "mặc kệ tự nhiên là BỎ HOANG chứ không phải LÀM nông nghiệp tự nhiên!"


Đúng vậy, "tự nhiên" ở đây là thuận theo tự nhiên, là bắt chước tự nhiên, chứ không phải "mặc kệ tự nhiên". Không làm mà có ăn thì đó gọi là "ảo tưởng" đó :p


Mình ước lượng diện tích cỡ 1ha, rộng hơn tới 2ha thì tốt hơn. Các thiết kế cụ thể thì từ từ nhé bạn, mình cũng vừa học vừa làm mà, chỉ là chia sẻ cái mình học được thôi.
Ý mình là lý thuyết nhiều quá khó thảo luận và thực hiện, chi bằng thay vào đó là những gạch đầu dòng cho từng bước thực hiện cụ thể, để làm nông nghiệp tự nhiên thì phải có kiến thức về nhiều về sinh học, như ông Fukuoka trùm về vi sinh vật mà còn đuối, mình cũng đang thử nghiệm một khu đất nhỏ, không phải kiểu tự nhiên mà hướng về hữu cơ (làm thử theo tài liệu cóp nhặt trên mạng) bạn đọc thêm 3 bài này nhé http://soi.today/?p=172967
 
Last edited by a moderator:
L
Chưa có thời gian viết tiếp phần thực hành. Tạm thời mình nghỉ giải lao xem phim tí đi hen ;)
(Đa số tài liệu và video mình xem là tiếng Anh, cũng không tiện để chia sẻ ở đây. Nhưng có vài video tiếng Việt hoặc phụ đề, mình xin giới thiệu ở đây.)

Đây là mô hình "Ruộng đồng có hoa" thể hiện rõ tác dụng của đa dạng sinh học. Dù chỉ mới thêm vài khóm hoa dọc bờ ruộng thôi mà đã giảm được đáng kể thuốc trừ sâu. (Nhấp vào hộp đen "AGRIVIET.COM |>" để hát.)


(Xem tiếp ở trang sau...)
 
Last edited by a moderator:
L
Còn bạn nào muốn biết ngành nông nghiệp cơ giới hoá phương Tây với những máy bay phun thuốc sâu như thế nào thì xem bộ phim tài liệu xuất sắc này nhé.
(Nhấp vào hộp đen "AGRIVIET.COM |>" để hát.)


HOME (Ngôi nhà "Trái Đất") là một phim tài liệu xuất sắc hàng đầu Thế giới. Với những thước phim cực đẹp, HOME đã mô tả một cách sống động và trung thực lịch sử của Trái Đất từ chỗ toàn khí CO2 đến chỗ con người có thể sống được, từ chỗ con người phải lao động cực khổ đến chỗ cao ốc mọc lên như nấm... trước bờ vực khủng hoảng năng lượng như thế nào. Mình xin tóm tắt một vài số liệu và dữ kiện thực tế như sau:
  • Toàn bộ nguồn nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ) mà cả thế giới loài người đang lệ thuộc vào đã được tích luỹ trong vòng 400 triệu năm qua từ những sinh vật màu xanh lục. (Hình thành than đá từ 400, dầu mỏ từ 200 triệu năm trước.) Và trong vòng 100 năm, đặc biệt là 40 năm gần đây, chúng ta đã đào lên gần 1/2 trữ lượng đó, còn chừa lại cho khoảng 50 năm, cùng lắm là 100 năm nữa để xài cho hết! (Theo World Fossil Fuel Reserves & Projected Depletion.)
  • Khi cơ giới được áp dụng vào nông nghiệp, nó đã làm cả thế giới thay đổi một cách chóng mặt: Một số ít dân số thì dư thừa thức ăn và bị bệnh béo phì, số đông còn lại thì bị đẩy vào cảnh khốn cùng. 20% dân số Thế giới sử dụng 80% năng lượng trên toàn thế giới.
  • Cơ giới hoá làm giảm số nhân công để sản xuất ra cùng 1 lượng lương thực, nhưng làm tiêu phí năng lượng gấp chục lần, mà đa phần là năng lượng không thể phục hồi (dầu mỏ). Như ở Mỹ,
    • Tổng năng lượng dùng trong nông nghiệp cơ giới hoá để sản xuất ra 1 kg ngũ cốc cao gấp 50 lần nông nghiệp truyền thống. (Theo dieoff.com, fromthewilderness.com)
    • 1 ca-lo lương thực được sản xuất bởi 15 ca-lo nhiên liệu (xăng dầu); Nghĩa là mỗi người mỗi năm tiêu thụ khoảng 1600 lít xăng cho lương thực, tương đương với 1 chiếc xe hơi. (Theo resilience.org.)
  • Gần 40% diện tích đất trồng trọt trên Thế giới đã bị hư hại lâu dài.
 
Last edited by a moderator:
F
Cảm ơn bài viết của bạn le xuan dinh, xin góp một vài suy nghỉ về kết quả của mô hình này, và điều này cũng là một thứ chúng ta cần chấp nhận sau này.
Mô hình này sẽ cho ra đa dạng cái ăn được (rau củ quả, tôm cua cá thịt...) sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thổ nhưởng của từng vùng. Vì những thứ ngoại lai sẽ bị lấn át dần dần qua các thế hệ vì không thể hoặc khó thích nghi và cuối cùng chỉ còn lại những cây bản địa ở vùng đó.
Kết quả là mỗi vùng sẽ có đủ thức ăn của vùng đó, theo nhận định của nhà nông học Nhật bản Masanobu Fukuoka (tác giả của cuốn sách cuộc các mạng rơm) thì thực phẩm tốt nhất của mỗi người chính là thức ăn do vùng đó cung cấp. Ăn thức ăn của những vùng khác (thức ăn lạ) thì có thể dẫn đến những ảnh thưởng làm mất cân bằng trong cơ thể, điều này sức khỏe chúng ta không hề muốn.
Khi đó, người mỗi vùng sẽ những món ăn 'thuần chủng" và chắc chắn sẽ tạo nên nét đặc trưng riêng của từng dân tộc (thể trạng, tính khí ....). Và nền nông nghiệp lúc đó là nền nông nghiệp tự túc (quay lại thời kỳ cộng xã nguyên thủy nhưng với ý thức cao hơn của con người).
Mình đang áp dụng mô hình như thế này cho gần 1 mẫu đất mình vừa mướng ở ngoài ruộng. Khi nào rãnh rổi mình sẽ post mấy thông tin để chia sẽ cho diễn đàn mình.
Chúc mọi người khỏe mạnh.
 
U
Nông dân và các chuyên gia nông học của ta khá lắm: http://agriviet.com/threads/mo-hinh-“ruong-lua-bo-hoa”-giam-tru-duoc-sau-hai.225477/
Đây chính là điều mà mình mong chờ được nhìn thấy. Thực tế là trong bất cứ hệ sinh thái nào cũng có vài loài chiếm ưu thế, nhưng có điều là việc chiếm ưu thế một cách tự phát như thế thì không phải lúc nào cũng đảm bảo lợi ích cho con người. Những biện pháp "mềm mỏng", tức là trồng xen cây, phát triển thiên địch, điều chỉnh lại đa dạng sinh học,... có thể thay thế (chí ít là nhiều phần) các biện pháp "cứng nhắc" như sử dụng hóa chất, từ đó đảm bảo phát triển bền vững.
Thành viên giới thiệu bài báo trên (neunhumotnu) cũng chỉ ra một nguyên nhân khiến mô hình chưa được nhân rộng (mà mình cho là rất thuyết phục): thủ đoạn dìm thông tin của những tổ chức bán thuốc BVTV. Tuy nhiên cũng không loại trừ là mô hình này chi phí đầu tư ban đầu (nhân công, giống hoa, kĩ thuật, ...) quá lớn. Đây là điểm yếu của các quá trình chuyển đổi phát triển bền vững.

Qua đây mình cũng tự nhắc bản thân, và góp ý cho các bạn đang làm nông nghiệp bền vững: nếu các bạn mong muốn nhân rộng mô hình của mình (đây là điều rất rất tuyệt vời), thì nên dành cả quan tâm đến ghi chép và có tài liệu kế toán rõ ràng về kết quả sản xuất. Thường thì trong thời gian đầu chi phí/kết quả sản xuất (hay hiệu suất theo bạn Định) sẽ thấp hơn so với các quá trình sản xuất hiện tại, nhưng theo thời gian các bạn sẽ có hiệu suất cao hơn hẳn (có thể ví dụ bằng việc tăng dần lượng hóa chất BVTV khi thâm canh bông GMO ở Ấn Độ).
Chính vì thế làm nông nghiệp bền vững sẽ phải rất kiên trì, và muốn thuyết phục được người khác thì bạn phải tách biệt được chi phí khởi động, chi phí duy trì, tổng năng suất... Ai bảo làm nông dân dễ đâu :D

PS: mình rất khâm phục các bạn trong Nam, các mô hình sinh thái thực tế mà mình được đọc toàn là trong Nam làm hết. Giỏi thật đấy!
 
L
Mình đang áp dụng mô hình như thế này cho gần 1 mẫu đất mình vừa mướng ở ngoài ruộng. Khi nào rãnh rổi mình sẽ post mấy thông tin để chia sẽ cho diễn đàn mình.
Chúc mọi người khỏe mạnh.
Ồ, quá tuyệt! Vườn bạn ở đâu vậy? Bạn đã trồng được bao lâu rồi, có thể cho mình tới tham quan học hỏi được không?
 
F
Ồ, quá tuyệt! Vườn bạn ở đâu vậy? Bạn đã trồng được bao lâu rồi, có thể cho mình tới tham quan học hỏi được không?
Mình chỉ mới bắt đầu thôi bạn à, mình ở Đồng Nai lận. Khi nào có dịp mình sẽ post lên share. Mình đã xác định trước là làm cái này cho thư thả thôi chứ không làm dám nghĩ sẽ làm ra hoa trái gì để mà bán cả bạn à.
 


Back
Top