Thảo luận Permaculture, mô hình Vườn rừng sinh thái, nông nghiệp tự nhiên và hữu cơ

Chào bà con và các bạn quan tâm đến rau sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, và các mô hình nuôi trồng phối hợp rừng - vườn - ao - chuồng. Mình muốn giới thiệu và thảo luận với các bạn về mô hình "permaculture", một mô hình nông nghiệp bền vững mô phỏng theo các hệ sinh thái trong tự nhiên.

Trước hết mình xin nói về 2 từ khoá quan trọng là "tính bền vững" và "hệ sinh thái":

Tính bền vững
Giống như một cái bồn nước, chúng ta lấy nước ra xài đầu này thì phải có cách bổ sung nước trở lại ở đầu kia nếu không muốn một ngày nào đó chúng ta bị cạn kiệt nước. Khi chúng ta trồng cây rồi thu hoạch là chúng ta đã lấy đi từ đất, sau đó phải bón phân trở lại để trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Nhưng chúng ta có nhiều lựa chọn: Nếu muốn nhanh gọn, chúng ta bón phân hoá học, rất tiện lợi cho vài vụ đầu, nhưng càng ngày đất càng suy kiệt, chúng ta càng phải bón nhiều hơn mà đất giữ lại chẳng bao nhiêu, lợi nhuận ban đầu có thể cao nhưng càng ngày càng phải đầu tư nhiều hơn mà năng suất lại thấp hơn thì đó là kém bền vững. Chúng ta có lựa chọn khác là bón phân hữu cơ, phân vi sinh, có thể công chuẩn bị các loại phân này nhiều hơn nhưng nó ổn định từ vụ này đến vụ khác, ít phải gia tăng sức đầu tư, ít làm giảm sản lượng thu hoạch thì đó là cách làm bền vững hơn. Khi chúng ta bón nhiều phân hoá học thì kết cấu của đất bị phá vỡ, chúng ta phải làm đất bằng cày cuốc để tái tạo độ tơi xốp của đất. Nhưng khi chúng làm đất bằng cơ học như vậy, chúng ta đã vô tình tiêu diệt các loài sinh vật sống dưới đất, vốn là những cỗ máy làm đất hiệu quả của thiên nhiên. Và càng ngày chúng ta càng gánh hết trách nhiệm cải tạo đất mà đất vẫn cứ thoái hoá dần, đó là kém bền vững. Tương tự đối với các vấn đề sâu bệnh, tưới tiêu, nếu chúng ta làm theo kiểu "tranh giành với thiên nhiên" thì chúng ta đang loại bỏ thiên nhiên ra khỏi mảnh đất của chúng ta để thay vào những thứ nhân tạo, làm mất cân bằng sinh thái của tự nhiên, đến khi chúng ta không còn gánh nổi nữa (con người tưởng mình mạnh nhưng thực ra rất yếu đuối so với thiên nhiên) thì mọi thứ sụp đổ, đó là không bền vững.

Hệ sinh thái
GZDcEnpMnuWpYzB7xHr9vg3glAorB0LxZ3WRD86zOQI=w641-h546-no

Trong sinh quyển (thế giới sinh vật trên Trái đất) thì đâu đâu ta cũng bắt gặp hệ sinh thái, từ những cánh rừng rậm cho đến vũng nước sau nhà, và ngay cả trong bụng của mỗi người chúng ta. Đó là những "vòng tròn" trao đổi chất và năng lượng giữa các loài sinh vật khác nhau để mỗi loài luôn được phát triển một cách bền vững. Như vòng tròn dinh dưỡng: (hình bên dưới) Người và thú ăn thực vật; Chất thải của người và thú lớn cùng xác chết thú nhỏ (như chuột) đi vào đất làm thức ăn cho trùn, nấm và các vi sinh vật trong đất; Chúng phân huỷ những chất hữu cơ đó thành chất dinh dưỡng cho cây cối; Cây cối hấp thụ chất dinh dưỡng đó lại lớn lên làm thức ăn cho người và thú; Cứ thế vòng xoay tiếp tục...
xL5Jd1f2nG9zsvdoLwpt1JJ5LjCXZhEJc9C9YbbO3Bs=w300

Những vòng tròn này cứ xoay liên tục như bánh xe lăn trên đường chẳng có đâu là khởi đầu chẳng có đâu là kết thúc (sự kết thúc của cái này là sự khởi đầu của cái khác, đầu ra của loài này là đầu vào của loài khác). Bởi nó xoay mãi nên nó mang bản tính bền vững.
OGAkMx8yhknOCIf1zmsJec5eTcKw-r9IakZISTcASuY=s200

Con người vốn là một phần trong hệ sinh thái của Trái Đất (hình dưới, phải) nhưng lại tự cho mình là "bá chủ" của Trái Đất (hình dưới, trái) nên thường hay can thiệp vào các hệ sinh thái theo hướng đơn giản hoá (vì con người không đủ khả năng điều khiển những thứ phức tạp). Con người luôn muốn dẹp bỏ những thứ "vô bổ" trong hệ sinh thái như cây cỏ dại, giun dế, sâu bọ, cào cào châu chấu, v.v.
i-hYURcsJBsLfCzUq1OHSAc_dAkl3miIqjtrOZKaqco=w500-h363-no

Và kết quả của sự đơn giản hoá hệ sinh thái là một hệ thống khập khiễng, mất cân bằng: Chúng ta (vô tình) biến những vòng tròn của đa dạng sinh học (nhiều loài) thành những hình tứ giác, tam giác, thậm chí chỉ còn một đoạn thẳng (1 đầu là con người, 1 đầu là cây trồng chuyên canh)!
5eohT_1y3CFwtzJ09pfN-ddqTE_IZrzjMThxdcK5erI=w250

Một bánh xe căng tròn thì lăn bon bon trên đường, còn một bánh xe méo mó thì sao có thể lăn ổn định được!


Sơ kết
Một cách đơn giản, muốn bền vững thì phải giữ được sự cân bằng;
TV4hMki6CFpMhjS-R5yPoiL9SFE9c_r4YR3E-WcKsmk=w400

Các hệ sinh thái trong tự nhiên vốn rất cân bằng như một bàn thạch vững chãi, nếu chúng ta biết dựa vào cái "bàn thạch" đó thì sẽ được bền vững;
BEgMmITAQxPaB-iQSvMREVUklo-PLNhiyJqKxYt9h6s=h300

Còn nếu chúng ta đẩy nó ra một bên thì sẽ tự biến mình thành đối trọng với nó như chơi bập bênh (một bên là thiên nhiên, một bên là con người)...
I3OGGdzNTXkdfSQSUnfJWVI5n2IrhjhXam6Lw-N5KAw=w300

Càng đẩy thiên nhiên ra xa thì chúng ta càng phải trở nên nặng nề, nhưng sức nặng của con người không thể nào địch lại sức nặng của mẹ Thiên nhiên, nên chẳng bao lâu thì bập bênh sẽ bật, chúng ta sẽ bị Thiên nhiên hất tung, ấy là sự phát triển kém bền vững.
IGFusY3gSl0xByWcb1PjfmpGf_NWH-WMc6JGoDxOruo=w300


Tiếp theo, mình xin trình bày tổng quan về mô hình permaculture như một giải pháp cho vấn đề phát triển bền vững nêu trên.... (xem bài tiếp theo ở đây)
 


Last edited by a moderator:
Ồ, quá tuyệt! Vườn bạn ở đâu vậy? Bạn đã trồng được bao lâu rồi, có thể cho mình tới tham quan học hỏi được không?
kaka...Bài viết của pác Định khá hay..... Giảng viên có khác... Hôm nào rảnh Định alo cho anh nhé, hôm trước tìm lại sô Định mà không có.. A Tuấn 0916687168 . Hôm trước anh chỉ nghe Định nói về sinh thái, như thực sự chưa tin lắm. Nay đọc bài này thấy ....hay hay.
 


M
Chúc mừng bạn! Bạn nào thành công như bạn @leviet_law thì cứ tận hưởng thành quả của mình đi nhé. Mình không mất công thuyết phục các tỉ phú làm gì, bởi những người đang sướng, đang sống trong cảnh tiên thì chẳng bao giờ nghĩ rằng "không ai giàu 3 họ" cả. Bởi cái sướng đó thường ít khi kết thúc trong 1 đời nên chẳng ai ngồi trên đống vàng mà tự thấy được cả, đến khi nhắm mắt xuôi tay họ vẫn là người thành công mờ! :)


Cây cối không chỉ biết "nói" mà còn biết học hỏi nữa, chúng nó thông minh hơn con người "bá chủ" chúng ta đó chứ. Chỉ có điều chúng ta ngu quá không hiểu được ngôn ngữ của chúng mà thôi. Chúng nó dùng chúng ta như những cỗ máy làm việc cho nó (giống như mình dùng vi khuẩn để lên men sữa chua vậy) mà bởi chúng ta vô minh (ngu ngốc) nên chẳng thấy được điều đó. Tụi cây nó có "đập thằng chủ vườn" đó chứ, chỉ có điều là đập thằng chủ vườn cháu chắt chít thôi :) Mà theo ngôn ngữ của tụi nói, chẳng gọi là "đập" đâu, vì đập chết thì lấy gì để tụi nó "xài" nữa, mà là "nuốt sống chủ vườn", mà không phải 1 chủ vườn, là "nuốt sống" hằng loạt chủ vườn, giống như khi cắn một miếng yaourt (sữa chua) là mình đang nuốt sống hằng triệu vi khuẩn vậy. :D

Bạn nào thấy những điều mình nói là hoang đường thì cứ bỏ qua nhé, đừng bận tâm làm gì cho mệt. Còn bạn nào muốn tìm hiểu kỹ hơn thì mình sẽ giải thích riêng, vì sinh thái học là món khó xơi, là môn khó hiểu nên không phù hợp để nói ra ở đây, chỉ tổ làm phiền mọi người.

Logic thì chỉ mới là lý thuyết thôi bạn ơi. Mình còn chưa có đất trong tay (đang kiếm đất thuê) nên đang là một "nông dân bàn phím" thực thụ! :D Nhưng mình quyết tâm phải làm cho được, bởi tính bền vững đó là mình rút ra từ mọi mặt, tự nhiên, xã hội, kinh tế, tâm lý, chứ không phải chỉ trong nông nghiệp (nhưng nói ra đây thì mình chỉ dùng ngôn ngữ nông nghiệp).


Mình cũng hi vọng vậy, nhưng chắc ít nhất phải vài năm nữa. Vì hiện tại thì VN mình chưa có một dự án permaculture nào hết, trong khi xung quanh thì Lào, Campuchia, đặc biệt là Thái Lan đã có nhiều dự án. Có cơ hội mình sẽ sang Thái học hỏi, họ làm rất tốt. Còn những người đi tiên phong trong phong trào permaculture này là những nhà nông học và sinh thái học ở những nước nông nghiệp đã phát triển như Nhật, Anh, Úc, Mỹ.
ko can fai di dau xa ban,,minh la 1vidu dien hinh day,,mieng dat ba minh de lai that su da can het chat dinh duong,va con da soi la nhieu,,minh da trong tieu,,va ap dung 100% phan trun que cong voi trun que nuoi song tren goc tieu luon va dang thay co dau hieu tich cuc ,,co gi ban lien he voi minh a e cfe giao luu
 
T
Cảm ơn bạn Lê Xuân Định, mình cũng rất quan tâm tới mô hình này, và đang có dự định làm thực tế.
Mọi người cùng trao đổi, giao lưu nhé.
Email: ncn097@gmail.com
Cảm ơn mọi người.
 
D
Thành viên này 22t nên không biết xưng hô thế nào phải phép với mọi người trong thảo luận này. Chỉ xin bổ sung là ông người Nhật này lên tivi rồi và e,cháu xem nhưng không hết. Cháu làm trại nuôi hữu cơ phục vụ cho gia đình. Nuôi lợn rừng mán mèo vì ít bệnh và khéo đẻ với nuôi gia cầm số lượng dư giả để bán và ăn uống thoải mái quanh năm nhưng chỉ có 2 người làm. Cháu có suy nghĩ là chúng ta nên hướng về thể lực mỗi thành viên tham gia sản xuất. Người Mỹ dùng máy móc chủ yếu và phim "Sự thật về nền công nghiệp thực phẩm Mỹ" cho thấy rõ ràng về nông nghiệp công nghệ cao và bài bản để sinh lợi nhiều nhất. Câu nói của chủ tịch hiệp hội chăn nuôi gà Mỹ đã nói ngành công nghiệp này không tạo ra gà mà là thực phẩm với diện tích thấp nhất, chi phí chấp nhận được, càng nhiều lượng càng tốt. Đó là suy nghĩ bình thường với người già hoặc trẻ nhỏ, phụ nữ thôi. Cơ giới hóa là dùng nhiên liệu hóa thạch, khi mà có hệ thống dao động tuần hoàn là pittông rồi truyền động thì tuyệt nhiên chân tay nhàn hạ và đầu óc k quá căng thẳng. K thể có nông nghiệp hữu cơ khi mà sử dụng máy móc thay thế sức người bởi một lẽ là chúng ta k sử dụng bản thân đúng. Người tạo máy móc là người nghĩ nhiều, người mua nó trả tiền cho người đầu óc căng thẳng để không cần biết nhiều. Người ngoài phụ thuộc vào người sở hữu máy móc còn người sở hữu máy thích làm giàu. Sẽ là đúng chỉ khi con người là trung tâm và biết hướng đến những điều không thể làm một mình thông qua nhờ máy móc. Đa số những người làm việc máy móc nhiều chỉ có sức bền thể lực chứ không khoẻ. Tóm tắt là cta cần máy móc thật khi ước mơ thay đổi muốn bền vững. Nhưng trước hết hãy chịu áp lực từ kim loại trong những năm tháng nhen nhóm ước mơ vì lẽ thực dụng là sức khoẻ tốt lên đem tới nhiều trách nhiệm hơn rồi hãng vươn tới phục vụ nhu cầu cho nhiều người khác. Và để hiểu kim loại và không lạm dụng nó. Cta yếu đuối là đúng và những người không tin là người không hiểu gì về tự nhiên.
 
T
H
Mình cũng rất quan tâm đến chủ đề Nông nghiệp bền vững này, và đang tìm người để học hỏi kinh nghiệm và cộng tác mở trang trại. Mình đang ở Hà Nội, số đt 0909484994.
 
H
Tớ thì lại chả làm, chứ không không phải là không làm được.
1 Ha cây có múi của tớ cho 500 - 1 tỷ/ 1 năm, tớ bóc lột tối đa, "sống là không chờ đợi". Trên diễn đàn này có ai từ chối số tiền 500 tr vô túi (nếu có) không nhỉ?
Nó chết tớ đem nó chôn ngay.
Nông dân Miền Tây có câu nói (vì tôn trọng tác giả tớ trích dẫn nguyên văn nhé!): "đụ mẹ, cái cây mà biết nói nó lấy đòn gánh nó rượt đập mấy thằng chủ vườn chết mẹ luôn". Thế đấy, phải bóc lột nó. Tớ cũng thế. Ai ném đá thì cứ ném thẳng vào tớ nhé.
vãi cả "tôn trọng tác giả"! :1)
 

Y
Mình cũng cùng chung chi hướng với các đàn anh, đàn chị... Mình ở miền bắc vùng núi còn nhiều khó khắp đặc biệt, minh hy vọng sẽ sớm có nhiều trang trại, giá trai như này
Thực dụng tốt mà bác! Có thực mới vực được đạo chứ :) Em luôn cảm ơn những người chửi em, nên thấy đời hạnh phúc lắm, không sao đâu bác. Chỉ khi mình thấy toàn sự thù hằn trong lời "chửi" thì mình sẽ "ăn chửi", còn khi thấy bài học trong đó thì mình sẽ thấy họ đang dạy mình nhiều thứ quý giá, bác à.


Ồ, hay quá! Để từ từ em nghiên cứu cái tàng kinh cốc này của bác :)

Wow, bạn đã đọc cuốn "Cuộc cách mạng 1 cọng rơm" của tiên sinh Fukuoka rồi thì quả là có nhiều tâm huyết với món này đây. Hậu bối xin được thọ giáo tiền bối ạ!


Bạn nói rất hay! Mình rất thích những tư duy thấu đáo (critical thinking) như vậy!


Mình hoàn toàn đồng ý với ý này của bạn! :)

Em đồng ý bác câu cuối! Em không có nhiều tiền, không phải quý tộc, cũng không có nhu cầu phục vụ tầng lớp quý tộc (quý tộc tay bần cùng với em không khác lắm, cái khác là tư cách con người). Em không có nhiều tiền không có nghĩa là em phải tôn thờ giai cấp quý tộc, hay ngược lại là em phải căm thù giai cấp quý tộc, đơn giản là em không nhìn vào đồng tiền của họ mà nhìn vào nhân cách của họ thôi.
Em hoàn toàn nhất trí với anh lê xuân định, theo suy nghĩ của riêng em khi thực hiện trên thực tế để có kết quả tốt thì cần ấp dung thật linh hoạt vào từng hoàn cảnh sản xuất
Mình cũng cùng chung chi hướng với các đàn anh, đàn chị... Mình ở miền bắc vùng núi còn nhiều khó khắp đặc biệt, minh hy vọng sẽ sớm có nhiều trang trại, giá trai như này

Em hoàn toàn nhất trí với anh lê xuân định, theo suy nghĩ của riêng em khi thực hiện trên thực tế để có kết quả tốt thì cần áp dung thật linh hoạt vào từng hoàn cảnh sản xuất
, nuôi lớn ý tưởng trong từng người tham gia sx, học tập cách chăm sóc cây con ban địa của thế hệ trước
 
Đ
bạn có bài viết hay, nhưng trong đó cũng cần phải tính toán đến đầu ra, giá thành phẩm? quan trong là đầu ra và sức tiêu thu cạnh tranh.
 
L
Cần những mô hình thưc tế theo từng vùng sinh thái. Vidụ như tây nguyên thì thiết kế vườn theo hệ sinh thái như nào, miền núi phía bắc ra sao. Hóng kinh nghiện thực tế của các bác.
 
H
ACE thân,
Không những trong topic này, mà hầu như mọi topic khác ai làm trồng trọt, thì cuối cùng vẫn có 1 mối quan tâm chung: đầu ra!!!

Đa phần ACE ở đây là bắt tay làm trực tiếp - vai trò nhà sản xuất, cho nên hầu như 99% không còn thời gian (và cả năng lực + kỹ năng mềm) để tìm đầu ra, chúng ta cũng cần nhìn nhận thực tế này.

Trong thương mại, thường thì phần đầu ra, do các tổ chức chuyên nghiệp phụ trách, ví dụ: hiệp hội, hay tối thiểu cũng là một câu lạc bộ. Ở mấy nước xung quanh, họ bảo bọc lẫn nhau khá tốt, nên doanh nông của họ bớt khoản "nhức óc" với đầu ra. Tuy nhiên, do đặc tính của mình, mọi người hầu như hoạt động riêng lẻ, cho nên đầu ra không ổn định, và vì thế nhóm cò nông nghiệp mới có cơ hội thao túng.

Vậy xin hỏi: sao ACE không chung tay nhau lại, offline một bận, tìm ra ai đó đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm... để giao họ vai trò tìm đầu ra, như vậy có thể được không?
Chờ mấy bạn "nhà nước" thì chắc đất nứt khô ra rồi. Tự lực tự cường sớm chừng nào, tốt chứng ấy.

Chúc các ACE mau có hướng khả thi thiết thực để dân làm nông - hay doanh nông, bớt cực nhọc, bớt bị thiệt thòi do phải gánh chịu mọi thao túng đủ kiểu.
 
T
Chúc mừng bạn! Bạn nào thành công như bạn @leviet_law thì cứ tận hưởng thành quả của mình đi nhé. Mình không mất công thuyết phục các tỉ phú làm gì, bởi những người đang sướng, đang sống trong cảnh tiên thì chẳng bao giờ nghĩ rằng "không ai giàu 3 họ" cả. Bởi cái sướng đó thường ít khi kết thúc trong 1 đời nên chẳng ai ngồi trên đống vàng mà tự thấy được cả, đến khi nhắm mắt xuôi tay họ vẫn là người thành công mờ! :)


Cây cối không chỉ biết "nói" mà còn biết học hỏi nữa, chúng nó thông minh hơn con người "bá chủ" chúng ta đó chứ. Chỉ có điều chúng ta ngu quá không hiểu được ngôn ngữ của chúng mà thôi. Chúng nó dùng chúng ta như những cỗ máy làm việc cho nó (giống như mình dùng vi khuẩn để lên men sữa chua vậy) mà bởi chúng ta vô minh (ngu ngốc) nên chẳng thấy được điều đó. Tụi cây nó có "đập thằng chủ vườn" đó chứ, chỉ có điều là đập thằng chủ vườn cháu chắt chít thôi :) Mà theo ngôn ngữ của tụi nói, chẳng gọi là "đập" đâu, vì đập chết thì lấy gì để tụi nó "xài" nữa, mà là "nuốt sống chủ vườn", mà không phải 1 chủ vườn, là "nuốt sống" hằng loạt chủ vườn, giống như khi cắn một miếng yaourt (sữa chua) là mình đang nuốt sống hằng triệu vi khuẩn vậy. :D

Bạn nào thấy những điều mình nói là hoang đường thì cứ bỏ qua nhé, đừng bận tâm làm gì cho mệt. Còn bạn nào muốn tìm hiểu kỹ hơn thì mình sẽ giải thích riêng, vì sinh thái học là món khó xơi, là môn khó hiểu nên không phù hợp để nói ra ở đây, chỉ tổ làm phiền mọi người.

Logic thì chỉ mới là lý thuyết thôi bạn ơi. Mình còn chưa có đất trong tay (đang kiếm đất thuê) nên đang là một "nông dân bàn phím" thực thụ! :D Nhưng mình quyết tâm phải làm cho được, bởi tính bền vững đó là mình rút ra từ mọi mặt, tự nhiên, xã hội, kinh tế, tâm lý, chứ không phải chỉ trong nông nghiệp (nhưng nói ra đây thì mình chỉ dùng ngôn ngữ nông nghiệp).


Mình cũng hi vọng vậy, nhưng chắc ít nhất phải vài năm nữa. Vì hiện tại thì VN mình chưa có một dự án permaculture nào hết, trong khi xung quanh thì Lào, Campuchia, đặc biệt là Thái Lan đã có nhiều dự án. Có cơ hội mình sẽ sang Thái học hỏi, họ làm rất tốt. Còn những người đi tiên phong trong phong trào permaculture này là những nhà nông học và sinh thái học ở những nước nông nghiệp đã phát triển như Nhật, Anh, Úc, Mỹ.[/
 
N
C
Chào mọi người
Mình chỉ mới tiếp xúc với khái niệm Permaculture thôi. Nhưng mình thấy nó hoàn toàn khả thi và vượt trội. Các bạn nghĩ mình phải trồng 1ha rừng để thu hoạch 1 kg rau là hoàn toàn sai lầm nha.
Mình xin giới thiệu 1 Video ở nước ngoài nói về lĩnh vực này

Đây thực sự là một phương pháp canh tác vượt trội. Các bạn chỉ có thể canh tác 1 lớp thực vật trên 1 diện tích. Nhưng các bạn có nghĩ mình sẻ canh tác tầng cây cao, tầng cây tb, tầng cây thấp, thảm cỏ và cả dưới mặt đất.
Nhờ 1 hệ sinh thái khép kín mà nó sẻ tự chạy, chúng ta chỉ cần điều chỉnh và thu hoạch.
Nó sẻ cung cấp thịt, rau, ngũ cốc, không khí, mọi thứ chúng ta cần. Chúng ta chỉ việc bảo vệ chúng.

Đây là 1 mô hình chắc chắn mình sẽ làm khi có điều kiện.

Trân Trọng.
 
N
Hiện mình cũng đang nghiên cứu về mô hình permaculture. Nhưng trước mắt mình sẽ thực hiện mô hình agroforestry trước đã.
Để cải tạo đất, mình trồng keo dậu (leucaena leucocephala) và anh đào giả (gliricidia sepium), cùng một số cây lấy gỗ họ đậu như me, giáng hương, gõ đỏ, trắc, cẩm lai, gỗ sưa đỏ ....
Hiện đã dọn xong miếng đất 3.6 ha, chờ mùa mưa đến là thực hiện thôi :).
 


Back
Top