Miền Bắc - Nhật ký trồng nho

  • Thread starter thunguyenphong
  • Ngày gửi
Mình định trồng nho, nhưng không biết trồng giống nho nào ở Hà Nội thì hợp lý nhất? nho- Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận- không biết có hợp không? Mình đã tìm nhưng không thấy ở miền bắc có bán gốc nho rừng-ghép với nho quả?
Ai biết chỗ bán chỉ giúp mình.
Mình xin cảm ơn trước.
 


Thanks bác có zì .mai mình gieo.
 


E có gần 2ha cũng đang đinh trồng nho mà ko biết loại nào phù hợp và có hiệu quả nhất với khí hậu khu vưc miền bắc mình.bác chủ thớt trồng được bao nhiêu loại giống rồi ạ.có tiến triển gì ko ạ
 
Minh gieo hat dc 1 thang rui ma ko nay mam
Bác thunguyenphong zo xem cái này có phải cây nho nảy mầm ko
Bác thuynguyenphong mua giúp em 1 số cây nho .
 
Tôi thì nghĩ rằng nó mọc tốt hơn ở miền Bắc
Miền Bắc có mùa đông, và mặt trời ngoài Bắc
cũng thấp hơn mặt trời Phan Rang, phù hợp
với giống Nho hơn
Tôi có người bạn ở Bắc Kạn, đang muốn trồng nho
Bắc Kạn có nho rừng như tôi kể, nhưng không ai
biết ghép nho cả Nếu mua được Nho ghép như bạn
nói, có lẽ bạn tôi muốn mua vài cây trồng thử
Bạn có thể giới thiệu bạn tôi mua được không?

Năm nay tôi mới trồng 4 gốc nho không hạt của 4
giống màu trái khác nhau: Xanh, Đỏ, Tím, Đen
Tôi có thể gửi cho bạn vài cành để bạn giâm rồi
lấy mầm ghép


Bác anhmytran có thể mua dùm 4 giống đó và gởi về việt nam được không,mục đích sau này nhân giống cho bà con mình trồng để thây thế giống cũ đã lạc hậu rồi,số phone của em 0903998006,đang chờ bác hồi âm
 
Gốc nho cỡ cổ tay mà chỉ 100K thì rẻ quá.
Đó là cây cổ thụ rồi, tuổi hơn 2 chục năm,
tán lá cả một sào bắc bộ (360 mét vuông)
trái hàng tạ. Ai mà nỡ bán đi cây ấy? Lấy
giống thì một nhành cỡ ngón tay út là đủ.
Đợi mùa xuân, nó mọc nhiều nhánh quá, người
ta tỉa bớt đi, thì dặn người ta để dành lại
cho mình mấy nhánh làm giống. Sau đó khi
nho sắp trổ bông, họ phải tỉa cho rộng chỗ,
thì cắt lấy những nhánh ấy mang về mà gơ.

Nho giống ở Mỹ chỉ bán vào mùa Xuân. Ấy là
cuối tháng Ba cho đến cuối tháng Tư. Muộn
nhất là tháng Năm đã phải trồng xuống đất
rồi. Tôi không nhớ rõ, nhưng mỗi cây giống
giá chừng 10 đôla, rất rẻ. Có điều mang về
Việt Nam thì khá đắt. Nếu gửi bưu điện có
bảo đảm, thì chừng 60 dôla. Gửi không bảo
đảm thì rẻ hơn, nhưng có thể bị vỡ bầu, gãy
thân.


Tôi đã mua mỗi giống một cây và đã trồng
trong vườn. Khi nào nó lớn, có thể cắt cành
gửi về Việt Nam, thì không lo vỡ bàu, gãy
cành, vì mình cuộn lại, và đệm kỹ trong hộp.
Như vậy, tiền gửi sẽ rẻ hơn. Thời gian đi
đường 2 tuần, cành nho vẫn mọc lên tốt. Có
điều phải mấy năm mới cắt được cành.
Chuyện kể gieo giống nho từ hạt, không phải
không làm được, mà là không tốt bằng gơ dây.
Gơ dây thì sau một tháng, có vài mầm mọc lên,
rồi sau đó dài ra hàng thước. Gieo hạt, muốn
mọc lên to và dài như vậy, thì mất thêm một
năm nữa. Mặt khác, cây con mọc lên, không chắc
có trái ngon như cây mẹ. Thế những giống nho
không hạt, thì lấy đâu ra hạt mà gieo giống?

Ở Mỹ, giống nho không hạt thì tôi biết có 4
giống, còn giống nho có hạt thì chỉ có 1 giống
thôi. Trái nó bự gấp đôi trái nho không hạt.
Chỉ vì cái cỡ trái, mà người ta mới giữ giống
nó, mà nó không bị tuyệt giống.

Ai muốn hạt của giống nho này, cho tôi địa chỉ.
Đến mùa nho, tôi sẽ mua nho này về ăn, lấy hạt
gửi về tận nhà cho bạn. Mỗi người cứ gieo thử
100 hạt. Chỉ cần một nửa số hạt mọc cây thì bạn
đã có 50 cây giống rồi, không có đất cho nó mọc.
 
vậy khi nào có hạt bác gởi cho em nha,cảm ơn bác trước
Gốc nho cỡ cổ tay mà chỉ 100K thì rẻ quá.
Đó là cây cổ thụ rồi, tuổi hơn 2 chục năm,
tán lá cả một sào bắc bộ (360 mét vuông)
trái hàng tạ. Ai mà nỡ bán đi cây ấy? Lấy
giống thì một nhành cỡ ngón tay út là đủ.
Đợi mùa xuân, nó mọc nhiều nhánh quá, người
ta tỉa bớt đi, thì dặn người ta để dành lại
cho mình mấy nhánh làm giống. Sau đó khi
nho sắp trổ bông, họ phải tỉa cho rộng chỗ,
thì cắt lấy những nhánh ấy mang về mà gơ.

Nho giống ở Mỹ chỉ bán vào mùa Xuân. Ấy là
cuối tháng Ba cho đến cuối tháng Tư. Muộn
nhất là tháng Năm đã phải trồng xuống đất
rồi. Tôi không nhớ rõ, nhưng mỗi cây giống
giá chừng 10 đôla, rất rẻ. Có điều mang về
Việt Nam thì khá đắt. Nếu gửi bưu điện có
bảo đảm, thì chừng 60 dôla. Gửi không bảo
đảm thì rẻ hơn, nhưng có thể bị vỡ bầu, gãy
thân.


Tôi đã mua mỗi giống một cây và đã trồng
trong vườn. Khi nào nó lớn, có thể cắt cành
gửi về Việt Nam, thì không lo vỡ bàu, gãy
cành, vì mình cuộn lại, và đệm kỹ trong hộp.
Như vậy, tiền gửi sẽ rẻ hơn. Thời gian đi
đường 2 tuần, cành nho vẫn mọc lên tốt. Có
điều phải mấy năm mới cắt được cành.
Chuyện kể gieo giống nho từ hạt, không phải
không làm được, mà là không tốt bằng gơ dây.
Gơ dây thì sau một tháng, có vài mầm mọc lên,
rồi sau đó dài ra hàng thước. Gieo hạt, muốn
mọc lên to và dài như vậy, thì mất thêm một
năm nữa. Mặt khác, cây con mọc lên, không chắc
có trái ngon như cây mẹ. Thế những giống nho
không hạt, thì lấy đâu ra hạt mà gieo giống?

Ở Mỹ, giống nho không hạt thì tôi biết có 4
giống, còn giống nho có hạt thì chỉ có 1 giống
thôi. Trái nó bự gấp đôi trái nho không hạt.
Chỉ vì cái cỡ trái, mà người ta mới giữ giống
nó, mà nó không bị tuyệt giống.

Ai muốn hạt của giống nho này, cho tôi địa chỉ.
Đến mùa nho, tôi sẽ mua nho này về ăn, lấy hạt
gửi về tận nhà cho bạn. Mỗi người cứ gieo thử
100 hạt. Chỉ cần một nửa số hạt mọc cây thì bạn
đã có 50 cây giống rồi, không có đất cho nó mọc.
Nhà em làm mấy sào ruộng chôn cọc bê tông chăng dây thép gai chống trộm. Cái dàn cọc này trông nho thì quá tuyệt vời. Em mới trồng gấc cũng ăn thỏa mái. Em tính trồng thêm nho để ăn. Nhưng nghe nói dàn nho hay có rắn dọc dưa leo vào ăn quả. Em sợ rắn cắn nên chưa trồng. Các bác trồng rồi có thấy vấn đề gì ko.
Nếu không có gì thì em sẽ trồng vào để lấy nho ăn. Em thấy có người mua giống nho ở ĐHNN hà nội trồng quả ngon như nho nước ngoài ngọt lắm.
 

Đang đợi bác anhmytran gởi cành nho về mà chưa biết chừng nào bác gởi nữa,khi nào bác gởi nhớ báo tin nha bác,cháu đang đợi
 
Anh ơi, vốn kiến thức E còn hạn chế lắm, Anh cho E thư thư tìm hiểu đã, khi hòm hòm- 1 cách tương đối- mới bắt đầu làm được. Em, không dám nói gì chắc chắn, hoặc tuyệt đối, sợ Anh & mọi người cười. Không lâu trước, E xem- tìm hiểu, ghép sầu riêng (trên gốc giống cây gì cùng chi- mà nó đã ở bắc rồi), như vậy may ra. Nhưng không có, và chả- chưa ai làm ở miền bắc, cây sầu riêng xem ra cũng không có cây khác ở miền bắc cùng chi? 1 ví dụ, trên cây bưởi- có thể ghép các loại- bưởi+ cam+ quất+phật thủ+... Em thấy rồi. Chúng cùng chi, (Phật thủ (danh pháp ba phần: Citrus medica var. sarcodactylis) là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật.
Em Ở Hà Nội. Số dt của Em: 0983.804.586.
Em tên Tuân.
Nếu, Bạn Anh muốn lấy cây trồng thử cùng E, E có thể lấy hộ, rồi chuyển viettel lên. Khi nào cần, thì cho E biết. Hoặc, cảm phiền Bạn Anh về HN xem xét- tìm hiểu, rồi hiệp lực làm. Em nghĩ, cá nhân- chủ quan thôi, Anh nhé, xem xét- tìm hiểu- cả cây- lẫn người, Anh nhỉ?
Tất cả đều đã được ghép với nho rừng trên gốc cây nho ghép: couderc-1613, 2 năm tuổi, có khả năng ra hoa- kết quả trong vài tháng sau trồng.
1_Nho đỏ Pháp (Red Cardinal) 280k/gốc
2_Xanh Thái Lan (NH 01 -48) 280k/gốc
3_Đen Pháp (Carbernet Sauvinon) 280k/gốc
4_Đen Thụy Sỹ (Syrah) 280k/gốc
5_Đen Pháp + Đỏ Pháp (2 gống ghép cùng trên 1 gốc) 350k/gốc
6_Đen Thụy Sỹ + Đỏ Pháp (2 giống ghép cùng trên 1 gốc) 350k/gốc
7_Đen Pháp + Đỏ Pháp + Xanh NH 01-48 (Tam tài: 3 giống ghép cùng 1 gốc) 450k/gốc
8_Đen Pháp + Đen Thụy Sỹ + Đỏ Pháp + Xanh (Tứ Qúi: 4 giống ghép cùng 1 gốc) 520k/gốc

Chưa tính phí vận chuyển.


Em ở Ninh Bình, em cũng đang trăn trở về việc trồng nho, thực sự e rất muốn và rất thích trồng giống câu này nhưng lại hoàn toàn mù tịt về thị trường giống cũng như đầu ra cho nó. Mong dc anh giúp đỡ tư vấn giúp e dc ko ạ SĐT của e 01633492001
 
Anh ơi, vốn kiến thức E còn hạn chế lắm, Anh cho E thư thư tìm hiểu đã, khi hòm hòm- 1 cách tương đối- mới bắt đầu làm được. Em, không dám nói gì chắc chắn, hoặc tuyệt đối, sợ Anh & mọi người cười. Không lâu trước, E xem- tìm hiểu, ghép sầu riêng (trên gốc giống cây gì cùng chi- mà nó đã ở bắc rồi), như vậy may ra. Nhưng không có, và chả- chưa ai làm ở miền bắc, cây sầu riêng xem ra cũng không có cây khác ở miền bắc cùng chi? 1 ví dụ, trên cây bưởi- có thể ghép các loại- bưởi+ cam+ quất+phật thủ+... Em thấy rồi. Chúng cùng chi, (Phật thủ (danh pháp ba phần: Citrus medica var. sarcodactylis) là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật.
Em Ở Hà Nội. Số dt của Em: 0983.804.586.
Em tên Tuân.
Nếu, Bạn Anh muốn lấy cây trồng thử cùng E, E có thể lấy hộ, rồi chuyển viettel lên. Khi nào cần, thì cho E biết. Hoặc, cảm phiền Bạn Anh về HN xem xét- tìm hiểu, rồi hiệp lực làm. Em nghĩ, cá nhân- chủ quan thôi, Anh nhé, xem xét- tìm hiểu- cả cây- lẫn người, Anh nhỉ?
Tất cả đều đã được ghép với nho rừng trên gốc cây nho ghép: couderc-1613, 2 năm tuổi, có khả năng ra hoa- kết quả trong vài tháng sau trồng.
1_Nho đỏ Pháp (Red Cardinal) 280k/gốc
2_Xanh Thái Lan (NH 01 -48) 280k/gốc
3_Đen Pháp (Carbernet Sauvinon) 280k/gốc
4_Đen Thụy Sỹ (Syrah) 280k/gốc
5_Đen Pháp + Đỏ Pháp (2 gống ghép cùng trên 1 gốc) 350k/gốc
6_Đen Thụy Sỹ + Đỏ Pháp (2 giống ghép cùng trên 1 gốc) 350k/gốc
7_Đen Pháp + Đỏ Pháp + Xanh NH 01-48 (Tam tài: 3 giống ghép cùng 1 gốc) 450k/gốc
8_Đen Pháp + Đen Thụy Sỹ + Đỏ Pháp + Xanh (Tứ Qúi: 4 giống ghép cùng 1 gốc) 520k/gốc

Chưa tính phí vận chuyển.
Mình muốn mua mấy gốc nho về trồng, có thế liên lạc như thế nào đây ạ.
 
Định sửa chủ đề, thành " Miền Bắc- Nhật ký trồng nho"- mà không biết sửa?
Chắc không sửa được.

Khi up ảnh, thì ảnh bị xoay ngang. và khá lộn xộn. Lười quá.

Hôm nay, đã cắt cành. Và đợi kết quả, theo dõi diễn biến tình hình.

Thứ 5, 07-07-2016.


1. ảnh ngọn.
CAmdub.jpg




2. ảnh xa của ngọn.
nX7oHR.jpg


3. 2 ảnh gốc.
sYqsDD.jpg

sYqsDD.jpg



4. 3 nhánh của cây, đều cắt cành. Vì không để ý, nên đã vô tình để cây có 3 nhánh. Cắt cành, và buộc tụm chúng lại.
OYJ4Txr.jpg


5. rễ cây. Tinh mắt sẽ thấy.
JeJuyJ.jpg



6. cây bên cạnh, cùng trồng 1 thời điểm, nhưng chậm lớn, chưa cắt cành, hôm nay đã tỉa nhánh, và giữ lá, ngắt hầu hết nhánh phụ. Tránh tình trạng như cây kia.

Pg4IWVJ.jpg



7. thân chính.
h1xIjiA.jpg

Vì 1 số lý do khách quan, như chuột cắn, gà bới, không để ý chăm sóc gì, nên thấy cây chậm quá. Đã 1 thời gian dài, bây giờ mới cắt cành được. Làm mọi người đợi dài cổ rồi.
Quan sát thấy, mùa đông, tưởng cây chết, hóa ra, lạnh quá, nó ngủ đông.
@kydan , Bạn hỏi mình hôm trước. Nếu bạn dự định trồng nho, có thể qua đây rình rập nhé.
 
Không chỉ Nho, mà nhiều giống khác lẽ ra phải
nổi tiếng ngoài Bắc hơn trong Nam nữa Ví dụ:

Chanh không hạt, Hồng không hạt, trái Bơ, vân vân

Tiếc rằng tôi không ở Việt Nam để trồng những giống
đó ngoài Bắc để cướp thị trường của nhà nông miền Nam
Chú ơi! Miền Bắc đang làm rồi chú ạ! Ví dụ, cây bơ cháu đã trồng
L9oR0As.jpg

Cháu có biết bên Sơn La họ cũng trồng khá nhiều, tuy nhiên cháu chưa ăn thử bơ Sơn La. Miền bắc cũng off hội AGRV cũng đông dần rồi! Tuy nhiên, người đất bắc đất chật người đông, miền núi thì địa hình chia cắt rất khó canh tác nên vì thế miền nam làm nông nghiệp sẽ lợi thế hơn miền nam.
Cháu có làm cái giàn phía xa xa đó chú. Cháu định trồng nho, đang thử trồng 2 cây có hiện tượng lá non bị xoăn không biết lý do gì, chỗ cháu thấy có người trồng được nho nhưng chua, việc chua theo cháu có thể do giống còn nếu vì lý do thổ nhưỡng thì hoàn toàn có thể cải tạo được.
 
Chú ơi! Miền Bắc đang làm rồi chú ạ! Ví dụ, cây bơ cháu đã trồng
L9oR0As.jpg

Cháu có biết bên Sơn La họ cũng trồng khá nhiều, tuy nhiên cháu chưa ăn thử bơ Sơn La. Miền bắc cũng off hội AGRV cũng đông dần rồi! Tuy nhiên, người đất bắc đất chật người đông, miền núi thì địa hình chia cắt rất khó canh tác nên vì thế miền nam làm nông nghiệp sẽ lợi thế hơn miền nam.
Cháu có làm cái giàn phía xa xa đó chú. Cháu định trồng nho, đang thử trồng 2 cây có hiện tượng lá non bị xoăn không biết lý do gì, chỗ cháu thấy có người trồng được nho nhưng chua, việc chua theo cháu có thể do giống còn nếu vì lý do thổ nhưỡng thì hoàn toàn có thể cải tạo được.
Khi nào mình cải tạo thành công- cây măng cụt, mình sẽ báo cho bạn biết.
Những cái bác ấy đã nói thì... bình thường, cây bơ người ta bán đầy ra, cả cây sầu riêng, cũng thế, nhưng theo mình biết, miền bắc ta không thể trồng sầu riêng- nếu không cải tạo. Mình phải cải tạo cây măng cụt trước đã.
Để xem đã nhé.
À, mà bạn trồng bơ, mình thấy người ta vừa chặt 1 số cây đã lớn, vì trồng ít quả- hoặc ko có quả đó. Còn chất lượng quả, mình chưa ăn bơ, nên không biết.
 
Khi nào mình cải tạo thành công- cây măng cụt, mình sẽ báo cho bạn biết.
Những cái bác ấy đã nói thì... bình thường, cây bơ người ta bán đầy ra, cả cây sầu riêng, cũng thế, nhưng theo mình biết, miền bắc ta không thể trồng sầu riêng- nếu không cải tạo. Mình phải cải tạo cây măng cụt trước đã.
Để xem đã nhé.
Khó quá thì thôi, mua ủng hộ miền Nam đi bác ơi! :Kem::Kem::Kem: Về cây Nho trồng đất Bắc thì bác làm xem hiệu quả tốt không? hôm nào xin bác cái địa chỉ đến thăm. Nếu bác làm được măng cụt thì cũng khó để ra thành phẩm như trong nam và giá thành sản xuất cũng cao hơn trong ý. Làm môhình thì được, chứ nhân rộng thành đại trà là không ổn. (Em nghĩ vậy)
 
Khó quá thì thôi, mua ủng hộ miền Nam đi bác ơi! :Kem::Kem::Kem: Về cây Nho trồng đất Bắc thì bác làm xem hiệu quả tốt không? hôm nào xin bác cái địa chỉ đến thăm. Nếu bác làm được măng cụt thì cũng khó để ra thành phẩm như trong nam và giá thành sản xuất cũng cao hơn trong ý. Làm môhình thì được, chứ nhân rộng thành đại trà là không ổn. (Em nghĩ vậy)
Mình không để ý đến cây bơ, nên không biết để nói. Cây sầu riêng, có tìm hiểu, vì giá khá cao, chứ mình chưa ăn bao giờ, nhưng đang bó tay- ở miền bắc.
Cây nho, khả thi rồi, nhưng chỉ chờ xem thôi.
Cây măng cụt, thấy giá cao, ăn thấy ngon, người ta đã bó tay với nó- ở miền bắc- theo mình biết. Mình có hướng giải quyết, nhưng vì không có nhiều thời gian, lại gieo từ hạt, nên phải đợi. Còn nếu thuần hóa được măng cụt, chắc chắn dân bắc sẽ trồng măng cụt đấy.
 
Kỹ thuật tạo tán cho cây nho ghép Phan Rang

Có nhiều kiểu tạo tán nho nhưng kiểu làm giàn và tạo tán qua đầu thông dụng, dễ làm và đạt hiệu quả tối ưu vì nó giúp cho cây nho ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và đạt năng suất cao nhất...


Đầu tiên tiến hành trồng nho theo quy cách cây cách cây 1,5m và hàng cách hàng 2,5m, sau đó làm giàn và cắm cây choái cho nho bò lên giàn. Giàn phải đạt chiều cao tối thiểu là 1,7m (cao quá khó chăm sóc, thấp quá sẽ khó đi lại). Trồng trụ gỗ hoặc trụ bê tông dọc theo hàng nho với khoảng cách trung bình 10m/cây, 2 trụ biên cắm xiên 30 độ và neo chắc chắn. Trên hàng trụ kéo 1 đường kẽm có: 4mm cho căng cứng và nằm trên đầu mỗi trụ, dùng kẽm có: 1mm hoặc cước có: 2mm đan lưới ô vuông trên giàn với độ rộng 20 – 25cm. Sau khi ghép xong, nho sẽ lên chồi, chọn 1 chồi khỏe nhất cho lên giàn, buộc dây vào cây choái cho chắc chắn cho gió không làm hỏng ngọn. Khi ngọn nho vượt khỏi giàn 20-30cm, bấm bỏ ngọn thân chính ở dưới mặt giàn, cây nho sẽ mọc nhiều cành mới, giữ lại 2 cành khỏe nhất ngược chiều nhau và buộc dây cho nằm trên giàn theo 1 đường thẳng ngược chiều nhau dọc theo hàng nho, gọi là 2 tay chính. Khi 2 tay chính dài 0,75m (giữa 2 cây nho) thì bấm ngọn cho ra cành xương cá (cành thứ cấp), các cành xương cá mọc ngược chiều nhau và bò từ hàng nho này sang hàng nho kia. Khi cành xương cá dài 1,25m (đoạn giữa 2 hàng nho) thì bấm ngọn. Tùy từng giống nho và điều kiện dinh dưỡng mà giữ lại khoảng từ 10 – 20 cành xương cá, dày quá sẽ sinh sâu bệnh, không tốt (trên cành xương cá bấm bỏ tất cả các chồi nách). Trong quá trình tạo tán, phải buộc dây chắc chắn vào giàn cho gió không làm hỏng ngọn nho. Khi đã bấm ngọn xương cá, không cho nho ra ngọn nữa mà tập trung nuôi cho thân xương cá mập khỏe để chuẩn bị cắt cành cho ra hoa, lấy trái. Thông thường, quá trình lên giàn, cây nho sẽ ra hoa và kết trái, nhưng rải rác, không tập trung và sẽ làm mất sức cây nho nên cần cắt bỏ.

Khi cây nho đạt 10 tháng tuổi, tiến hành cắt cành cho trái. Khi cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho giúp nho nảy mầm và ra hoa, kết trái đồng loạt, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc, bảo quản và thu hoạch. Thời điểm cắt cành lấy trái phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch (giá cả thị trường) và điều kiện thời tiết (chọn thời điểm nắng nhiều, cường độ chiếu sáng cao, tránh mưa bão gây hư hại hoa). Thông thường khi cắt cành khoảng 3 tháng sau thì thu hoạch (quy trình cụ thể như sau: Cắt cành 10 ngày sau nảy mầm, 20 ngày ra hoa, 25 – 30 ngày đậu trái, 35 – 60 ngày lớn nhanh, 60 – 80 ngày trái chuyển màu, 90 ngày thu hoạch, 120 ngày sau cắt cành cho ra trái vụ
Kỹ thuật cắt cành lấy trái như sau:

Trong bộ cành xương cá, chọn những cành to khỏe, lớn ít nhất bằng cây bút chì, dài hơn 1m, cắt ở vị trí mắt thứ 6 – 8. Số cành không đạt yêu cầu, cắt bỏ ở mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho kỳ thu hoạch vụ sau. Khi hoa xuất hiện, cột cố định cành mang hoa để gió khỏi làm hỏng, khi cành mang hoa dài 1,25m thì bấm ngọn và tỉa chồi nách cho cây nho tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, trái (không phun thuốc trừ sâu lúc hoa nở sẽ làm hỏng hoa), một dây nho chỉ để 2 chùm nho, dày quá sẽ làm nhỏ trái, trong chùm nho tỉa bỏ trái dẹt, dày, để lại khoảng 40 – 60% số trái trong một chùm cho to trái, ngưng phun thuốc trừ sâu trước 15 ngày thu hoạch để bảo đảm an toàn thực phẩm. Có thể sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng GA3 xịt trực tiếp lên trái để làm tăng kích thước và trọng lượng trái, xịt KNO3 hoặc ETHREL lúc cắt cành sẽ kích thích cây ra hoa kết trái đồng loạt. Dùng ETHREL chấm vào cuống chùm nho trước khi thu hoạch 1 tuần lễ sẽ giúp màu trái nho đồng đều, trái tươi hơn.
Đặc điểm của nghề trồng nho là phải cho cây leo giàn. Ở các nước nhiệt đới khác người ta dùng cọc hình chữ T bằng sắt hoặc bằng bê tông, tay dọc chữ T cắm sâu xuống đất, tay ngang buộc năm dây thép cách nhau đều. Tay ngang rộng từ 1,2 m đến 1,5 m. Chiều cao từ tay ngang tới mặt đất từ 1,2 m đến 2 m tùy vùng. Cao thì thoáng nhưng dễ đổ do sức nặng của cả hàng cây, đặc biệt khi mang trái. Hai cột hai đầu phải đóng cọc gia cố.
Ở Ninh Thuận chỉ riêng ở Nha Hố có dùng cọc chữ T, nhưng nay cũng chuyển sang làm giàn, như ở trong dân. Giàn nho thông thường gồm hai hay nhiều hàng cọc. Trên đầu cọc, cao độ 1,8 m - 2,0 m, giăng một giàn dây thép ngang dọc cho nho leo. Giàn to thì phải gia cố những hàng cọc phía rìa bằng những thanh gỗ, thanh sắt, sào tre v.v... đủ vững để không sụp đổ, dưới sức nặng của cành lá và trái nho.
Cho nho leo và cắt tỉa: Cho leo giàn không có gì khó. Dùng một cái sào, hoặc cọc gỗ lớn bằng ngón tay cái, cắm gần gốc nho, cắm dựng đứng. Chọn trong các ngọn nho ngọn khỏe nhất buộc cho leo lên giàn. Bao nhiều ngọn phụ, hoặc cành sinh ra sau này cắt hết, sát đến tận nách lá để có một thân duy nhất to khỏe. Khi ngọn chính đã lên tới giàn, ngắt búp sinh trưởng để cho các cành cấp 1 phát triển. Cành cây 1, tiếng Anh tiếng Pháp đều gọi là cordon, tiếng Việt Nam gọi là tay. Một gốc nho chỉ để lại một số tay nhất định, phổ biến là 2, 3 cũng có khi là 1...4 tùy theo giống nho, trình độ thâm canh, mật độ trồng. Lấy thí dụ, để lại hai tay trong trường hợp dùng cọc chữ T để minh họa cho phương pháp cắt tỉa nho.
Ngọn của thân chính sau khi vươn tới giàn thì ngắt đi. Trong các cành mọc từ thân ra chọn lấy hai cành khỏe nhất, buộc vào dây thép cho phát triển theo hai hướng
ngược nhau như trong hình vẽ. Hai cành cấp 1 này sẽ trở thành 2 tay, buộc chặt vào dây thép bằng một loại dây có thể tự hủy được (đay, bẹ chuối, vỏ cây leo, dây ni lông v.v...). Không dùng dây thép vì sẽ thắt lấy tay, cản trở lưu thông của nhựa. Khi tay đã mọc dài 1 - 1,2 m lại bấm ngọn để lại trên mỗi tay một số cành cấp 2 gọi là cành quả. Cành quả cũng buộc vào dây thép, tránh gió lay, làm rách lá rụng mắt và không cho đè lên nhau.
Người ta thường trồng vào cuối mùa mưa tháng 12 - 1. Một năm sau tay và cành quả đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ, đại bộ phận lá đã chín thì người ta cắt để cho ra trái. Cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại các bộ phận sau đây :
Cành quả để hình thành trái và gỗ mới.

Mầm dự trữ ở chân cành quả để thay thế các cành này vụ sau.
Nếu gốc nho đã già, để lại một số cành gần thân để thay cho những tay đã quá già.
Bao nhiêu lá cắt đi hết. Cành nào quá yếu, mọc chồng cũng cắt.

Những vụ sau, phương pháp cắt ra quả, cũng giống như vậy.

Từ khi cắt đến khi trái chín, giống muộn như Ribier cần 120 ngày. Sau khi thu hoạch trái xong, phải để một thời gian 30
- 40 ngày cho cây nho nghỉ, xúc tích dự trữ. Hết thời kỳ ngủ nghỉ 30 - 40 ngày này ngọn và cành nách xanh lại, rễ cái ngả màu hồng, rễ con bắt đầu phát triển dài 1 - 2 cm, lúc này lại có thể cắt ra trái, hoàn thành chu kỳ 1 vụ nho. Như vậy một vụ nho tối thiểu phải 4 tháng, và một năm nhiều lắm cũng chỉ có thể thu hoạch 12 : 4 = 3 vụ
Các chuyên viên về nho đều cho rằng kỹ thuật cắt là một biện pháp quan trọng vì cây nho không ra quả ở những gỗ già và bình thường phải có mùa đông lạnh để cây có thời gian ngủ nghỉ, xúc tích dự trữ trong rễ, trong thân và bình thường nho chỉ có 1 vụ ra trái. Ở nhiệt đới không có rét, thời gian ngủ nghỉ sau khi thu hoạch rất ngắn. Tuốt lá cắt cành gần như là một biện pháp "cưỡng bức" bắt buộc cây nho phải ra trái hai, ba vụ. Cái giá phải trả là không có chất dự trữ xúc tích trong bộ rễ, cây nho chóng kiệt, phải bón phân nhiều hơn và đời sống bụi nho ngắn đi chỉ còn 5 - 7 năm so với hàng năm, bảy chục năm ở các nước ôn đới.
Xới xáo: Dưới tán giàn nho thường ít cỏ, mặt đất không phơi ra nắng, ít bị mất nước, đóng váng.
Tưới: Là một kỹ thuật quan trọng cùng với phân bón quyết định năng suất. Tưới chỉ cần thiết vào vụ nắng và về mùa mưa có khi cũng phải tưới. Đất thịt tưới nhiều nước hơn nhưng số lần tưới ít thường cách 10 - 15 ngày tưới một lần, nhưng thời kỳ ra hoa quả, sau 7 - 10 ngày đã lại cần tưới. Đất cát tưới một lượng nước ít hơn nhưng số lần tưới phải nhiều hơn, thường 5 - 7 ngày phải tưới một lần; khi lá nhiều, ra hoa quả - mỗi lần tưới chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày.
Bón phân: Là một biện pháp kỹ thuật quan trọng bậc nhất.
Nho vốn là cây "đòi ăn" nhiều, lại làm những ba vụ một năm, một kiểu trồng cưỡng (forçage) và tất nhiên phải “tọng” thức ăn cho nó.
Ở các vùng ôn đới người ta cắt tỉa về mùa đông khi lá tự rụng, các cành đã già "tự chết", ở các vùng nhiệt đới như ở Ninh Thuận, khi cắt tỉa phải bứt lá, cắt cành đã già nhưng chưa chết.
Nói chung phương pháp bón của người trồng nho ở Ninh Thuận hiện nay tương đối hợp lý và cũng đã dựa vào kinh nghiệm vài chục năm chăm bón cho nho.
Sâu bệnh:
Nho là cây của các khí hậu ôn đới, khô.
Sâu : có nhiều loại, nhưng nói chung không có loại nào thật sự nguy hiểm và nếu biết nhận dạng, dùng thuốc dễ dàng ngăn chặn được, miễn là đúng lúc, không trễ quá cũng không quá vội vã, khi chỉ có một vài con đã phun ngay thì có khi hại nhiều hơn lợi do chết thiên địch, mất cân bằng sinh thái.
Rầy, rệp sáp : hút nhựa, bám trên đọt non, lá, cành, chùm, cuống quả làm cho ngọn héo đi, lá quăn queo, chùm nhỏ, trái nhỏ không phát triển bị nứt ngay cả khi chưa chín.
Nhện đỏ : tám chân, chỉ nhỏ bằng đầu đanh ghim, bám ở mặt dưới lá gặm các tế bào biểu bì hút lấy nhựa. Thiệt hại lớn khi nhện phá hại sớm, lúc chồi vừa nẩy. Lá bị hại không quang hợp được và có thể bị rụng. Những thời kỳ ít mưa nắng nóng, đất không tưới kịp bị khô tác hại càng lớn.
Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả
Bệnh:
Có nhiều bệnh nho nhưng dưới đây chỉ nói tới một số bệnh gây hại nhiều và phổ biến.

- Bệnh mốc sương (downy mildew) do nấm Plasmopora viticola gây ra. Bệnh rất đáng sợ, gây hại nhiều nhất khi trời ẩm, lặng gió, mát. Bệnh đầu tiên xuất hiện trên lá, sau hại cả tay leo, đọt, hoa và chùm quả. Trên lá ở mặt trên trước tiên có những vết màu xanh - vàng, sau đó chuyển sang đỏ nâu. Cùng lúc ở mặt dưới lá, tơ nấm phát triển thành một màng mỏng, trắng trắng, những lông tơ (mốc sương). Ở Ninh Thuận bệnh nặng nhất vào mùa mưa tháng 10, 11, 12, 1.
Bệnh rỉ sắt:
Do nấm Pysopella vitis gây nên. Bệnh hại lá là chủ yếu, cũng chỉ xuất hiện mùa mưa, ở những lá hơi già dưới dạng những mụn rất nhỏ màu rỉ sắt. Hết mưa cũng hết bệnh. Không gây hại nặng nếu đã phun thuốc trừ bệnh phấn trắng và mốc sương.
IV. Thu hoạch - Chế biến và tiêu thụ
Sau khi thu hoạch nho không chín thêm nữa. Đây là một nhược điểm vì nhiều trái cây khác như chuối, đu đủ, bơ, dứa v.v... có thể hái khi trái chưa chín, còn cứng, chịu được vận chuyển. Nho thì phải đợi chín mới thu hoạch được.
Nhận xét như sau :
- Nho ở Ninh Thuận và nho nhiệt đới nói chung chóng tàn, thời gian khai thác ngắn, chỉ khoảng 10 năm, đã phải phá đi trồng lại (ở ôn đới 40 - 50 chục năm). Đó là kết quả của việc "trồng cưỡng" cắt ba lần, thu hoạch 3 vụ 1 năm, vắt kiệt sức bụi nho.
 
Không biết bạn có đang bực tức chuyện gì không?
hay mình có điều gì làm bạn buồn lòng. Nếu đã là thế, cứ cho mình xin lỗi trước, nhé.
Trong cuộc sống, đâu có phải cứ cái gì thích là làm. (Ngộ ghê hén)
Bạn chưa nghe nho ghép, không có nghĩa là không có. Mình cũng chẳng nổi tiếng gì.
Các bạn ạ, nho ghép ở đây, là, gốc nho rừng- ghép gì đó với 1 giống nho ngọt.
Nó có gốc rất khỏe của nho rừng. mà trồng chỉ vài tháng là có quả, chứ không giống trồng từ hạt, hoặc cây con, hoặc giâm.
Cảm ơn các bạn.
Bạn nói đúng rồi. Nho ghép se khỏe và nhanh cho thu hoạch hơn. Mình có goc nho Ninh thuận ghép, nếu bạn co nhu cau thi liền he voi minh 01237218388
 
Về cây nho, ở ngoài bắc đã có ng trồng làm kinh tế và thành công. Người này ở tỉnh Lạng Sơn. Còn về giống nho thì tôi k rõ nhưng hình như là giống của trung quốc chuyển giao kỹ thuật và giống. Các bác muốn trồng Nho có thể tìm hiểu trên mạng và tìm đến nơi tham khảo. Đến xã mai pha -tp lạng sơn hỏi thăm sẽ tìm dc
 
Về cây nho, ở ngoài bắc đã có ng trồng làm kinh tế và thành công. Người này ở tỉnh Lạng Sơn. Còn về giống nho thì tôi k rõ nhưng hình như là giống của trung quốc chuyển giao kỹ thuật và giống. Các bác muốn trồng Nho có thể tìm hiểu trên mạng và tìm đến nơi tham khảo. Đến xã mai pha -tp lạng sơn hỏi thăm sẽ tìm dc
Cảm ơn bạn cho biết thông tin. Nhưng xa quá, khó gần, không có điều kiện tham quan, học hỏi...

ZVMb7g3.jpg

Mj8SP1.jpg


Hoa nho
 


Back
Top