Ai trồng cam canh hay cây có múi thì vào nhé

  • Thread starter Nhamquytbg
  • Ngày gửi
Như tiêu đề , ai trồng cam hay cây có múi vào chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, giúp đỡ nhau nhé !!
Ai có câu hỏi nào hay những kiến thức muốn chia sẻ thì nói nên nhé !!!
Mong ace ủng hộ !!!
 


Chanh ko hạt hay chanh đào là cây có múi rất dễ tính, ko mất nhiều công chăm sóc như cam canh mà rất năng
suất lại ko lo mất mùa, giá cả thì cũng khá cao và ổn định rất hợp với những vùng đồi núi với dt lớn. Các bạn cần tư vấn mình săn sàng chia sẻ
 


Theo mình thấy thì điều đáng lo nhất là đầu ra, ở chỗ mình cũng đã có người trồng có quả rồi nhưng ko bán được để thối hết. haizzzzzzzzzzzzzzz cũng muốn trồng mà nhìn cũng ái ngại
 
Cam ruột đỏ ghép gốc cam ba lá.
P/S: Bán hạt giống cây giống cam ba lá dùng làm gốc ghép họ cam chanh bưởi phật thủ. Hệ rễ phát triển nhanh mạnh, ăn sâu, cây khỏe lên nhanh, mạnh, tỉ lệ ghép ăn cây gần 100%, chịu khô hạn, chịu lạnh tốt nhất trong họ cây có múi hiện nay. Dùng cam ba lá làm gốc ghép cho cam ruột đỏ, cam vinh, cam v2, cam Cao Phong, cam đường canh, chanh đào, chanh dây, chanh ta, bưởi diễn, bưởi đoan hùng, bưởi phúc trạch... Hạt chuẩn, cây chuẩn. Số hạt/kg cao khoảng 4000 hạt/kg.
Điện thoại: 0976530136 - Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên
 
Mình là nông dân ít học nhưng qua nhiều năm trồng cây có múi mình có 1 cảm nhận :Trong các loại cây có múi từ cam chanh quýt bưởi chanh yên phật thủ vv Thì cây ngọt khó hơn cây chua ít nhất là 5 lần Và ngược lại Không biêt có phải vậy không Nhờ cacbác chỉ giáo ạ
Theo mình thì các loại cây có múi có quả chua như bưởi chua, cam chua (chấp) bản thân là đã dễ trồng hơn rất nhiều rồi vì khả năng chống chịu của cây với các điều kiện bất thuận rẩt tốt. Đấy cũng là lý do mà người ta sử dụng các cây này làm gốc ghép ( gốc bưởi chua, gốc chấp). Chứ mọi người có trồng bưởi chua với cam chua lấy quả ăn đâu ( vì ko ăn được), trừ mỗi quả chanh.
 
Nhà mình trồng bửơi năm roi nhưng không biết cách chăm sóc giờ lá bị vàng cây bị đen hết rồi . anh chị em nào có cách phục hồi cho nó xanh tốt lại chỉ mình với
bạn xem có phải do con nhện đỏ ăn ko hay bị bệnh thối rễ
 

Vườn cam mình năm thử 3, đang để quả, hiện tại quả bằng quả trứng cút. Giờ mình muốn bón phân nhưng đang phân vân là có nên đào rãnh xung quanh gốc như các đợt trước hay chỉ xới nhẹ trên rồi bỏ phân, vì sợ làm đứt rể cây, có thể làm rụng quả. Hơn nữa phân chuồng cũng chưa thật hoai. Xin mọi người có kinh nghiệm giúp mình với, mình ở Hà Tĩnh.
 
Như tiêu đề , ai trồng cam hay cây có múi vào chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, giúp đỡ nhau nhé !!
Ai có câu hỏi nào hay những kiến thức muốn chia sẻ thì nói nên nhé !!!
Mong ace ủng hộ !!!
Chưa kinh nghiêm thực tế
Nhưng đag sử dung phân sinh học thay cho hóa học ở cây quýt
Hiên cây 2 năm tuổi và phát trển rất ổn.
Ai quan tâm kĩ thuật phân bón mình sẽ hỗ trợ theo kinh nghiệm cá nhân
 
Vườn cam mình năm thử 3, đang để quả, hiện tại quả bằng quả trứng cút. Giờ mình muốn bón phân nhưng đang phân vân là có nên đào rãnh xung quanh gốc như các đợt trước hay chỉ xới nhẹ trên rồi bỏ phân, vì sợ làm đứt rể cây, có thể làm rụng quả. Hơn nữa phân chuồng cũng chưa thật hoai. Xin mọi người có kinh nghiệm giúp mình với, mình ở Hà Tĩnh.

K nên xới gốc..
Bạn có thể dùng lân văn điển 1 năm 2 lần
Sử dụng phân hữu cơ sinh học..
Hiện mình đang dùng cho cây quýt 2 năm tuổi phát triển rất tốt.
Bạn quan tâm gọi hoạc nt 01673429779
 
Vườn cam mình năm thử 3, đang để quả, hiện tại quả bằng quả trứng cút. Giờ mình muốn bón phân nhưng đang phân vân là có nên đào rãnh xung quanh gốc như các đợt trước hay chỉ xới nhẹ trên rồi bỏ phân, vì sợ làm đứt rể cây, có thể làm rụng quả. Hơn nữa phân chuồng cũng chưa thật hoai. Xin mọi người có kinh nghiệm giúp mình với, mình ở Hà Tĩnh.
Đào rãnh bón được nhưng phải đào rãnh xung quanh tán, rãnh sâu 30cm, rộng 30 cm. Năm sau bạn nhớ bón phân chuồng sau khi thu quả nhé, nếu bạn bón phần bò ủ 1 tháng là bón được, không cần phải ủ quá lâu phân bị mất đạm. Giai đoạn này quả sau rụng sinh lý bạn bón NPK thôi, có thể bón phân nền dạng 13-13-13 sau đó bón thêm đạm và kali vì giai đoạn này cây cần ít lân và cần nhiều kali.
 
Đào rãnh bón được nhưng phải đào rãnh xung quanh tán, rãnh sâu 30cm, rộng 30 cm. Năm sau bạn nhớ bón phân chuồng sau khi thu quả nhé, nếu bạn bón phần bò ủ 1 tháng là bón được, không cần phải ủ quá lâu phân bị mất đạm. Giai đoạn này quả sau rụng sinh lý bạn bón NPK thôi, có thể bón phân nền dạng 13-13-13 sau đó bón thêm đạm và kali vì giai đoạn này cây cần ít lân và cần nhiều kali.
Vâng, cám ơn bạn nhiều, mình hỏi thêm là giờ bón NPK và bón thêm phân chuồng (bò) cũng tốt chứ bạn! Bạn nói phân nền nghĩa la sao
 
Mình cũng đang trồng chanh.Cũng chung nỗi khổ như bạn sâu vẽ bùa bá đạo luôn.Cùng mấy cây nhiễm ghẻ nữa.

Hay đấy
Sâu vẽ bùa thì mua vitasieu ThanhSon phun la het ngay
Ghẻ thì mua đồng đỏ phun hoặc tưới gốc 1 lần là hết ngay
bạn xem có phải do con nhện đỏ ăn ko hay bị bệnh thối rễ
Nếu bị nhện thì mua thuốc nhện pha với thuốc nấm dạng nước carbenzin liều nhẹ thì mới chết nó dx.
Còn muốn phục hồi bạn liên hệ 01673429779 gặp Nguyên sẽ có phân bón hữu cơ sinh học giúp phục hồi nhanh. Sau 2 tuần sẽ cải thiện rõ rệt
 
Vâng, cám ơn bạn nhiều, mình hỏi thêm là giờ bón NPK và bón thêm phân chuồng (bò) cũng tốt chứ bạn! Bạn nói phân nền nghĩa la sao
Uh. Bón phân chuồng rất tốt, làm tăng hàm lượng hữu cơ trong đất. Trồng cây có múi bắt buộc phải bón phân chuồng mỗi năm 1 lần vào thời điểm sau khi thu hoạch quả. Năm nay bạn chưa bón thì bón bây giờ cũng được. Còn phân nền nghĩa là bạn muốn bón NPK ví dụ tỉ lệ N: 1 P: 0,5 K 1,5 thì bạn phải chọn phân 10 5 15. Tuy nhiên ngoài thì trường ko có, hoặc không có loại chất lượng như mình cần. Do đó cách bón là bạn tìm 1 loại NPK với các thành phần bằng nhau ví dụ NPK 13-13-13 của Bình Điền chẳng hạn. Bón sau đó bổ sung thêm phân đơn là đạm và kali cho đủ tỉ lệ kia. Đấy là cách bón NPK mà mình sử dụng để bón cho cam.
 
Uh. Bón phân chuồng rất tốt, làm tăng hàm lượng hữu cơ trong đất. Trồng cây có múi bắt buộc phải bón phân chuồng mỗi năm 1 lần vào thời điểm sau khi thu hoạch quả. Năm nay bạn chưa bón thì bón bây giờ cũng được. Còn phân nền nghĩa là bạn muốn bón NPK ví dụ tỉ lệ N: 1 P: 0,5 K 1,5 thì bạn phải chọn phân 10 5 15. Tuy nhiên ngoài thì trường ko có, hoặc không có loại chất lượng như mình cần. Do đó cách bón là bạn tìm 1 loại NPK với các thành phần bằng nhau ví dụ NPK 13-13-13 của Bình Điền chẳng hạn. Bón sau đó bổ sung thêm phân đơn là đạm và kali cho đủ tỉ lệ kia. Đấy là cách bón NPK mà mình sử dụng để bón cho cam.
Uh, thank bạn nhiều!
 
Đánh dấu, các bác/cô/ anh/chị chia sẻ nhiều kinh nghiệm cho em học hỏi với ạ. Xin chân thành cảm ơn
 
Mùa này cam bưởi đang nuôi quả non và cũng đang là mùa khô nắng nhiều theo mình muốn bón thì nên ngâm phân vào bể nước pha loãng tưới cho cây sẽ tốt hơn là đào rãnh sẽ làm bị thương bộ rễ
 
Tình hình vườn cam em năm thứ 3, em để quả nhưng hiện giờ nhện đỏ tấn công nhiều quá, nó ăn luôn cả quả. Có một số cây không biết quả nó bị gì nữa, nhờ mọi người bắt bệnh giúp mình nhé!
J9SlHG7.jpg
[/IMG]
J9SlHG7.jpg
PFaXrp5.jpg
lw3zH4I.jpg
dQ88apx.jpg
e1yqbOK.jpg
yjrhSHr.jpg
w2rA8xP.jpg
[/IMG]
 
Tình hình vườn cam em năm thứ 3, em để quả nhưng hiện giờ nhện đỏ tấn công nhiều quá, nó ăn luôn cả quả. Có một số cây không biết quả nó bị gì nữa, nhờ mọi người bắt bệnh giúp mình nhé!
J9SlHG7.jpg
[/IMG]
J9SlHG7.jpg
PFaXrp5.jpg
lw3zH4I.jpg
dQ88apx.jpg
e1yqbOK.jpg
yjrhSHr.jpg
w2rA8xP.jpg
[/IMG]
Vết xi măng trên quả là bị bọ trĩ gây hại trong giai đoạn hoa. Còn phòng trừ nhện đỏ thì bạn xem trong diễn đàn này có nhiều bài về nhện đỏ rồi.
 


Back
Top