Biện pháp bảo đảm an toàn cho vùng nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa lũ

  • Thread starter exinbiotech
  • Ngày gửi
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh đã và đang phát triển khá đa dạng về hình thức và đối tượng nuôi, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Trong mùa mưa bão, diện tích nuôi trồng thủy sản lại là vùng có nguy cơ ngập úng lớn nhất, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Do đó cần cần chủ động các biện pháp bảo vệ đối với diện tích nuôi trồng thủy sản.

Đối với chính quyền địa phương: Để hạn chế thiệt hại cho sản xuất thủy sản, ngay từ đầu mùa mưa bão chính quyền địa phương nơi có diện tích nuôi thủy sản lớn cần tập trung thực hiện một số biện pháp như: tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ tài sản; quản lý, thống kê người dân địa phương có hoạt động khai thác thủy sản tại các sông và hồ chứa. Đồng thời rà soát các vùng nuôi thủy sản có nguy cơ bị úng ngập và đề ra biện pháp bảo vệ cụ thể, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa bão, lũ lụt.​
Agriviet.Com-thuy-san-mua-mua-bao.jpg


Đối với người dân nuôi trồng thủy sản:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chủ động đối phó; kiểm tra vùng nuôi, chú ý gia cố bờ ao, cống cấp và thoát nước; có kế hoạch sơ tán dụng cụ thiết bị, vật tư, thức ăn… Tháo bớt nước trong ao, chuẩn bị lưới chắn phòng tràn bờ gây thất thoát thủy sản nuôi khi mưa to gió lớn.
+ Với diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ, người nuôi cần kiểm tra và tu bổ lại bờ bao cho chắc chắn bảo đảm giữ được nước, phát quang cây xung quanh bờ, nhằm tránh cành lá rơi vào ao làm ô nhiễm ao nuôi; bố trí đặt cống để chủ động xả nước trong ao, đề phòng nước tràn bờ; chuẩn bị lưới, che chắn, dụng cụ cuốc xẻng gia cố sửa chữa hệ thống bờ bao, cống khi có tình huống xấu xảy ra..
+ Với diện tích nuôi cá ruộng thì thường là ruộng trũng, nơi nước đọng thì ruộng nuôi phải có bờ bao chắc chắn không rò rỉ và cao hơn mực nước cao nhất 0,5 m để vượt lũ, xung quanh ruộng nuôi bố trí nhiều cống, dãnh thoát nước. Trên bờ cần có lưới vây xung quanh và thường xuyên kiểm tra để khắc phục trường hợp lưới rách hoặc nước chảy làm trống dưới chân lưới sẽ thất thất thoát. Đồng thời kiểm tra hệ thống cống, bờ bao, mương rãnh để đảm bảo nước thoát nhanh; chuẩn bị máy bơm tiêu úng khi cần thiết.

Sau khi mưa, bão lũ xảy ra, nếu ao bị sạt lở hoặc tràn bờ cần bồi lấp những chỗ bị sạt lở, vỡ của bờ ao, bờ mương. Vệ sinh, dọn dẹp rác bẩn xung quanh ao và trong bề mặt ao. Kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp như bón vôi để ổn định môi trường, điều chỉnh màu nước hoặc có thể thay nước khi cần thiết.

Tất cả các vùng nuôi thủy sản cần tính lại lịch thời vụ nuôi cho phù hợp để khắc phục và tránh né mùa mưa lũ. Các vùng nuôi tôm ao hồ ven biển, nuôi cá, tôm bằng lồng, bè nên thả giống sớm, tăng cường cho ăn để thu hoạch sớm trước mùa mưa bão. Phải chuẩn bị phương án di dời cá, tôm nuôi ở vùng nước mặn đến nơi an toàn, tránh bị ngọt hóa bởi mưa lũ ảnh hưởng đến vật nuôi

Các vùng nuôi thủy sản cần tính toán nên thu hoạch trước tháng 10, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra

Cần theo dõi thường xuyên thông báo diễn biến mực nước lũ trên các con sông và tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp bảo vệ thuỷ sản nuôi một cách có hiệu quả.​


Theo báo NNVN​
 


Chuẩn không cần chỉnh. Hy vọng Báo đài sẽ sớm mời bạn làm cộng tác viên tuyên truyền
 
........ Phải chuẩn bị phương án di dời cá, tôm nuôi ở vùng nước mặn đến nơi an toàn.....​

Nói đến Ý Tưởng Hoang Đường ...câu trên là hay nhất ....làm như là nuôi gà, nuôi vịt, nuôi heo ...di dời chuồng trại không bằng.........
 
Last edited by a moderator:
Nói đến Ý Tưởng Hoang Đường ...câu trên là hay nhất ....làm như là nuôi gà, nuôi vịt, nuôi heo ...di dời chuồng trại không bằng.........

Theo mình thì bài viết trên nhằm để chia sẻ để bà con biết cách phòng ngừa rủi ro mùa mưa lũ, tất nhiên có những biện pháp không phải muốn thực hiện ngay là được mà còn cần đến sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.Vì vậy ý kiến trên của bạn chỉ là để tham khảo đối với những bà con có điều kiện hơn, đối với những người còn lại họ có thể thực hiện theo phương án thu hoạch xong thì cải tạo (vệ sinh) lại nguồn nước nhằm đảm bảo hiệu quả.

Thân
 
Last edited by a moderator:
Theo mình thì bài viết trên nhằm để chia sẻ để bà con biết cách phòng ngừa rủi ro mùa mưa lũ, tất nhiên có những biện pháp không phải muốn thực hiện ngay là được mà còn cần đến sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.Vì vậy ý kiến trên của bạn chỉ là để tham khảo đối với những bà con có điều kiện hơn, đối với những người còn lại họ có thể thực hiện theo phương án thu hoạch xong thì cải tạo (vệ sinh) lại nguồn nước nhằm đảm bảo hiệu quả.

Thân

Dù có điều kiện hay không điều kiện, trong nuôi trồng thủy Sản nhất là con cá con tôm, di dời ao nuôi là chuyện hoang đường.
 
Dù có điều kiện hay không điều kiện, trong nuôi trồng thủy Sản nhất là con cá con tôm, di dời ao nuôi là chuyện hoang đường.
di dời ao nuôi là chuyện hoang đường nhưng di dời con cá,con tôm từ ao này sang ao khác là chuyện không khó lắm...
 
rồi topc này nhanh chóng sẽ có chiến tranh và nhanh chóng sẽ đc đóng hehe
 

Theo tôi thì di dời tôm, cá nuôi ở vùng nước lợ hoặc mặn không khả thi. Ở quê tôi thì không ai dám mạo hiểm để dời nên biện pháp là chọn thời điểm nuôi thích hợp hoặc là điều chỉnh độ mặn cho phù hợp.
 
He!he!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Câu chuyện thật mà bác binh_dân có mặt trong cuộc họp mặt ngày 16 tháng 9 2012 ...nón bảo hiểm ...mà mẹ của người bạn Tám Lúa té xe ...phải di dời vô nhà thương.

Tại sao không đội nón bảo hiểm trước khi lái xe, nghĩa là phòng chống từ thuở ban sơ, từ lúc ban đầu để rồi phải di dời vô nhà thương.

Nuôi tôm nuôi cá phải biết lịch thời dụ mưa lũ, nhắm mắt làm càn .... rồi tính đến chuyện di dời ...nuôi trồng thủy sản nhất là con tôm con cá ...di dời là chuyện hoang đường ...không như con gà con vịt con heo ....phòng chống ngăn ngừa bệnh hoạn thiên tai.

Chống đở bằng tay ...hay chống đở bằng cái đầu?

Mưu trí hay là cái MU bàn tay?
 


Back
Top