Các bác xem hộ bưởi của em thừa chất gì vậy ???

  • Thread starter Võ Quang
  • Ngày gửi
JylYs3.jpg

Nó mọc nhiều đọt quá thành ra chả được cái nào nên thân cả
cho một "." đỡ trôi bài ạ
 


2 ha cam cơ à? nhiều phết,thu nhập chắc cũng khủng đó bác nhỉ

À bác cho em hỏi cách tỉa cành tạo tán tí,Theo lý thuyết thì cây bưởi 50-60 cm để cành cấp 1 rồi bấm đọt để cho nó mọc ra các đọt mới rồi giữ lại 3 cành cấp 2 nhưng em bấm mà nó chả mọc ra đc 3 đọt mới mà có mọc ra 3 đọt thì nó cũng cứ tập trung ở một hoặc hai mắt gần nhau giống như chân chim vậy đó,em muốn hỏi bác là mình bấm đọt vào thời gian nào? lúc đọt còn non hay để già mới bấm và bấm sâu xuống bao nhiêu cm ạ?
Thế này nhé. Bạn trồng cây bưởi xuống. Cây bưởi của bạn có 1 cái mầm chính mọc từ mắt ghép lên ( đa phần là thế trừ phi khâu làm giống họ để 2 đợt lộc). Bạn trồng khoảng 2, 3 tuần thì bắt đầu bấm ngọn để cây bưởi phân cành cấp 1 ( như trên bạn đang nhầm cái mầm ghép, sau này là thân chính thành cành cấp 1). Không phải cứ 50 hay 60cm thì cắt, đấy là máy móc mà là mình phải hiểu rằng sau khi cắt thì các mắt phía dưới sẽ bật lộc. Vậy mình phải chọn mắt nào để lộc ra khỏe. Mắt phía trên đỉnh bật nhanh nhưng yếu, mắt phía dưới khỏe nhưng bật quá chậm. Vậy ta cắt ở mức vừa phải, mình thường giữ lại 5 đến 6 cặp lá. Sau đó nếu cây bạn khỏe các mầm phía dưới bật nhiều thì ko bàn. Cây yếu nó bật có 1 mầm thì ta phải làm sao. Câu trả lời là tiếp tục cắt. Thông thường nó sẽ bật lộc thôi. Có bao nhiêu lộc giữ lại hết chứ đừng làm như sách nhé ( sách bảo giữ lại 3 cành cấp 1 mọc về 3 hướng đấy ah). Sách nói không sai, các công thức trên mạng nói cũng chả sai nhưng đôi khi làm khó người nông dân. Câu hỏi của bạn sẽ là: Chăm mãi mới ra được mấy cái mầm tại sao lại cắt nó đi, sao không giữ lại cả mà chỉ giữ lại có 3 cành. Bạn giữ lại hết đi, giữ lại cành thì mới có lá cho cây quang hợp được, cắt hết cây không có lá làm sao lớn được. Bạn sẽ có 3 cành cấp 1 đúng như trong sách khi cây của bạn đạt năm thứ 4 nghĩa là bước vào thời kỳ kinh doanh, sách của mình đa phần là sách dịch mà dịch đôi khi dịch không hết ý, hoặc dịch mà không giải thích cụ thể.
Lý tưởng nhất nhé ( vì không phải cây nào cũng được như thế) là cây bật được 6 mầm. Bạn nuôi tất đi. Còn những cành như bạn nói. 3 cành mọc ra cùng 1 chỗ như kiểu chân chim hay hình cái dĩa nên cắt 2 giữ lại 1. Lý do vì nó ảnh hưởng đến vận chuyển dinh dưỡng và khi có gió bão thì những chỗ như thế dễ bị xé rách, tước cành, hại cây. Mình cắt luôn từ đầu. Về sau cây lớn cây cũng là 1 trong các trường hợp phải cắt bỏ gồm có: cành thực sinh, cành mọc vào trong tán, cành hình dĩa, 2 cành song song, cành vượt, cành mọc hướng thẳng xuống đất.
Thời điểm bấm đọt là khi lá đã thành thục nhé. Nhưng như mình khi mới làm sẽ thắc mắc ( có lẽ bạn cũng sẽ thắc mắc giống mình nên mình trả lời luôn). Thế trên vườn của tôi 1 phần lá đã già nhưng 1 phần lá còn non thì sao. Lộc nào già thì miễn bàn nhé, lộc vừa cắt sâu xuống, cắt sâu xuống lá thành thục nhanh, lộc quá non cắt bỏ. Làm như vậy thì sau vài lần tỉa ( thưởng khoảng 3 lần) lộc trên vườn của bạn sẽ ra đều tăm tắp. Ngắm vườn nếu xanh thì là 1 màu xanh non bắt mắt, hoặc không thì sẽ chỉ làm 1 màu xanh sẫm của lá trưởng thành.
Cuối, Kỹ thuật cắt tỉa là 1 kỹ thuật đòi hỏi bạn phải thực hành nhiều, cứ phá nhiều vườn vào rồi thì tay nghề tự lên. Có 1 chuyện thế này, mình cũng nghe kể lại thôi. Hơn chục năm trước 1 chú mình biết có lên Cao Phong cắt tỉa cho 1 chủ vườn vì họ nhờ. Dân xung quanh đứng xem họ bảo, sao ông này thuê mấy ông Hà Nội lên phá vườn vì cứ thấy lôi cành lớn cành bé ra khỏi vườn. Tâm lý chung là xót mà. Sau này mới nhìn thấy hiệu quả của biện pháp tỉa cành tạo tán trong nghề trồng cây có múi.
Gửi bạn ảnh 1 vườn quýt được cắt tỉa đúng cách, cây tuy không cao nhưng số lượng cành rất nhiều. Quýt trồng được 9 tháng và chưa tạo tán, mới tỉa cành thôi.
4ExxJcL.jpg
 


Thế này nhé. Bạn trồng cây bưởi xuống. Cây bưởi của bạn có 1 cái mầm chính mọc từ mắt ghép lên ( đa phần là thế trừ phi khâu làm giống họ để 2 đợt lộc). Bạn trồng khoảng 2, 3 tuần thì bắt đầu bấm ngọn để cây bưởi phân cành cấp 1 ( như trên bạn đang nhầm cái mầm ghép, sau này là thân chính thành cành cấp 1). Không phải cứ 50 hay 60cm thì cắt, đấy là máy móc mà là mình phải hiểu rằng sau khi cắt thì các mắt phía dưới sẽ bật lộc. Vậy mình phải chọn mắt nào để lộc ra khỏe. Mắt phía trên đỉnh bật nhanh nhưng yếu, mắt phía dưới khỏe nhưng bật quá chậm. Vậy ta cắt ở mức vừa phải, mình thường giữ lại 5 đến 6 cặp lá. Sau đó nếu cây bạn khỏe các mầm phía dưới bật nhiều thì ko bàn. Cây yếu nó bật có 1 mầm thì ta phải làm sao. Câu trả lời là tiếp tục cắt. Thông thường nó sẽ bật lộc thôi. Có bao nhiêu lộc giữ lại hết chứ đừng làm như sách nhé ( sách bảo giữ lại 3 cành cấp 1 mọc về 3 hướng đấy ah). Sách nói không sai, các công thức trên mạng nói cũng chả sai nhưng đôi khi làm khó người nông dân. Câu hỏi của bạn sẽ là: Chăm mãi mới ra được mấy cái mầm tại sao lại cắt nó đi, sao không giữ lại cả mà chỉ giữ lại có 3 cành. Bạn giữ lại hết đi, giữ lại cành thì mới có lá cho cây quang hợp được, cắt hết cây không có lá làm sao lớn được. Bạn sẽ có 3 cành cấp 1 đúng như trong sách khi cây của bạn đạt năm thứ 4 nghĩa là bước vào thời kỳ kinh doanh, sách của mình đa phần là sách dịch mà dịch đôi khi dịch không hết ý, hoặc dịch mà không giải thích cụ thể.
Lý tưởng nhất nhé ( vì không phải cây nào cũng được như thế) là cây bật được 6 mầm. Bạn nuôi tất đi. Còn những cành như bạn nói. 3 cành mọc ra cùng 1 chỗ như kiểu chân chim hay hình cái dĩa nên cắt 2 giữ lại 1. Lý do vì nó ảnh hưởng đến vận chuyển dinh dưỡng và khi có gió bão thì những chỗ như thế dễ bị xé rách, tước cành, hại cây. Mình cắt luôn từ đầu. Về sau cây lớn cây cũng là 1 trong các trường hợp phải cắt bỏ gồm có: cành thực sinh, cành mọc vào trong tán, cành hình dĩa, 2 cành song song, cành vượt, cành mọc hướng thẳng xuống đất.
Thời điểm bấm đọt là khi lá đã thành thục nhé. Nhưng như mình khi mới làm sẽ thắc mắc ( có lẽ bạn cũng sẽ thắc mắc giống mình nên mình trả lời luôn). Thế trên vườn của tôi 1 phần lá đã già nhưng 1 phần lá còn non thì sao. Lộc nào già thì miễn bàn nhé, lộc vừa cắt sâu xuống, cắt sâu xuống lá thành thục nhanh, lộc quá non cắt bỏ. Làm như vậy thì sau vài lần tỉa ( thưởng khoảng 3 lần) lộc trên vườn của bạn sẽ ra đều tăm tắp. Ngắm vườn nếu xanh thì là 1 màu xanh non bắt mắt, hoặc không thì sẽ chỉ làm 1 màu xanh sẫm của lá trưởng thành.
Cuối, Kỹ thuật cắt tỉa là 1 kỹ thuật đòi hỏi bạn phải thực hành nhiều, cứ phá nhiều vườn vào rồi thì tay nghề tự lên. Có 1 chuyện thế này, mình cũng nghe kể lại thôi. Hơn chục năm trước 1 chú mình biết có lên Cao Phong cắt tỉa cho 1 chủ vườn vì họ nhờ. Dân xung quanh đứng xem họ bảo, sao ông này thuê mấy ông Hà Nội lên phá vườn vì cứ thấy lôi cành lớn cành bé ra khỏi vườn. Tâm lý chung là xót mà. Sau này mới nhìn thấy hiệu quả của biện pháp tỉa cành tạo tán trong nghề trồng cây có múi.
Gửi bạn ảnh 1 vườn quýt được cắt tỉa đúng cách, cây tuy không cao nhưng số lượng cành rất nhiều. Quýt trồng được 9 tháng và chưa tạo tán, mới tỉa cành thôi.
4ExxJcL.jpg
Phải công nhận bạn viết chỉ dẫn rất cụ thể, thực tế, dễ hiểu, rất cám ơn. Mình hỏi thêm là như bạn nói đến năm thứ 4 sẽ có 3 cành cấp 1, vậy cắt tỉa chỉ để lại 3 cành cấp 1 vào vào tuổi nào của cây. Và cành dĩa là cành thế nào. 2 cành song song mình để lại một cành cũng được chứ. Về hình ảnh vườn quít có các bức chụp cận cảnh thì quá hay
 
Last edited by a moderator:
Phải công nhận bạn viết chỉ dẫn rất cụ thể, thực tế, dễ hiểu, rất cám ơn. Mình hỏi thêm là như bạn nói đến năm thứ 4 sẽ có 3 cành cấp 1, vậy cắt tỉa chỉ để lại 3 cành cấp 1 vào vào tuổi nào của cây. Và cành dĩa là cành thế nào. 2 cành song song mình để lại một cành cũng được chứ. Về hình ảnh vườn quít có các bức chụp cận cảnh thì quá hay
Thế này nhé. Bạn trồng cây bưởi xuống. Cây bưởi của bạn có 1 cái mầm chính mọc từ mắt ghép lên ( đa phần là thế trừ phi khâu làm giống họ để 2 đợt lộc). Bạn trồng khoảng 2, 3 tuần thì bắt đầu bấm ngọn để cây bưởi phân cành cấp 1 ( như trên bạn đang nhầm cái mầm ghép, sau này là thân chính thành cành cấp 1). Không phải cứ 50 hay 60cm thì cắt, đấy là máy móc mà là mình phải hiểu rằng sau khi cắt thì các mắt phía dưới sẽ bật lộc. Vậy mình phải chọn mắt nào để lộc ra khỏe. Mắt phía trên đỉnh bật nhanh nhưng yếu, mắt phía dưới khỏe nhưng bật quá chậm. Vậy ta cắt ở mức vừa phải, mình thường giữ lại 5 đến 6 cặp lá. Sau đó nếu cây bạn khỏe các mầm phía dưới bật nhiều thì ko bàn. Cây yếu nó bật có 1 mầm thì ta phải làm sao. Câu trả lời là tiếp tục cắt. Thông thường nó sẽ bật lộc thôi. Có bao nhiêu lộc giữ lại hết chứ đừng làm như sách nhé ( sách bảo giữ lại 3 cành cấp 1 mọc về 3 hướng đấy ah). Sách nói không sai, các công thức trên mạng nói cũng chả sai nhưng đôi khi làm khó người nông dân. Câu hỏi của bạn sẽ là: Chăm mãi mới ra được mấy cái mầm tại sao lại cắt nó đi, sao không giữ lại cả mà chỉ giữ lại có 3 cành. Bạn giữ lại hết đi, giữ lại cành thì mới có lá cho cây quang hợp được, cắt hết cây không có lá làm sao lớn được. Bạn sẽ có 3 cành cấp 1 đúng như trong sách khi cây của bạn đạt năm thứ 4 nghĩa là bước vào thời kỳ kinh doanh, sách của mình đa phần là sách dịch mà dịch đôi khi dịch không hết ý, hoặc dịch mà không giải thích cụ thể.
Lý tưởng nhất nhé ( vì không phải cây nào cũng được như thế) là cây bật được 6 mầm. Bạn nuôi tất đi. Còn những cành như bạn nói. 3 cành mọc ra cùng 1 chỗ như kiểu chân chim hay hình cái dĩa nên cắt 2 giữ lại 1. Lý do vì nó ảnh hưởng đến vận chuyển dinh dưỡng và khi có gió bão thì những chỗ như thế dễ bị xé rách, tước cành, hại cây. Mình cắt luôn từ đầu. Về sau cây lớn cây cũng là 1 trong các trường hợp phải cắt bỏ gồm có: cành thực sinh, cành mọc vào trong tán, cành hình dĩa, 2 cành song song, cành vượt, cành mọc hướng thẳng xuống đất.
Thời điểm bấm đọt là khi lá đã thành thục nhé. Nhưng như mình khi mới làm sẽ thắc mắc ( có lẽ bạn cũng sẽ thắc mắc giống mình nên mình trả lời luôn). Thế trên vườn của tôi 1 phần lá đã già nhưng 1 phần lá còn non thì sao. Lộc nào già thì miễn bàn nhé, lộc vừa cắt sâu xuống, cắt sâu xuống lá thành thục nhanh, lộc quá non cắt bỏ. Làm như vậy thì sau vài lần tỉa ( thưởng khoảng 3 lần) lộc trên vườn của bạn sẽ ra đều tăm tắp. Ngắm vườn nếu xanh thì là 1 màu xanh non bắt mắt, hoặc không thì sẽ chỉ làm 1 màu xanh sẫm của lá trưởng thành.
Cuối, Kỹ thuật cắt tỉa là 1 kỹ thuật đòi hỏi bạn phải thực hành nhiều, cứ phá nhiều vườn vào rồi thì tay nghề tự lên. Có 1 chuyện thế này, mình cũng nghe kể lại thôi. Hơn chục năm trước 1 chú mình biết có lên Cao Phong cắt tỉa cho 1 chủ vườn vì họ nhờ. Dân xung quanh đứng xem họ bảo, sao ông này thuê mấy ông Hà Nội lên phá vườn vì cứ thấy lôi cành lớn cành bé ra khỏi vườn. Tâm lý chung là xót mà. Sau này mới nhìn thấy hiệu quả của biện pháp tỉa cành tạo tán trong nghề trồng cây có múi.
Gửi bạn ảnh 1 vườn quýt được cắt tỉa đúng cách, cây tuy không cao nhưng số lượng cành rất nhiều. Quýt trồng được 9 tháng và chưa tạo tán, mới tỉa cành thôi.
4ExxJcL.jpg
Cảm ơn bác,bác viết rất chi tiết.Do trước đây em k biết nên đến nay bưởi của em ra lộc vẫn không thể đều,cây ra trước cây ra sau thành ra nhìn vào vườn có cây lá đã già màu xanh đậm có cây thì lá còn non có cây thì mới ra lộc thành ra quản lý mấy con sâu rất vất vả,phải phun thuốc nhiều lần .Đúng là còn nhiều thật nhiều điều còn phải học hỏi.Chân thành cảm ơn bác.Vườn quýt đúng là một màu,thật bái phục
Phải công nhận bạn viết chỉ dẫn rất cụ thể, thực tế, dễ hiểu, rất cám ơn. Mình hỏi thêm là như bạn nói đến năm thứ 4 sẽ có 3 cành cấp 1, vậy cắt tỉa chỉ để lại 3 cành cấp 1 vào vào tuổi nào của cây. Và cành dĩa là cành thế nào. 2 cành song song mình để lại một cành cũng được chứ. Về hình ảnh vườn quít có các bức chụp cận cảnh thì quá hay
Em sẽ cho anh biết thế nào là cành cái dĩa nhá,em gọi là chân chim vì em thấy các nhánh nó mọc ra như bàn chân của con chim hehe,chành song song là hai hoặc nhiều cành cùng đâm về một hướng
Cành hình cái dĩa đây ạ

hhnlM0.jpg


3UvmHOx.jpg
 
Phải công nhận bạn viết chỉ dẫn rất cụ thể, thực tế, dễ hiểu, rất cám ơn. Mình hỏi thêm là như bạn nói đến năm thứ 4 sẽ có 3 cành cấp 1, vậy cắt tỉa chỉ để lại 3 cành cấp 1 vào vào tuổi nào của cây. Và cành dĩa là cành thế nào. 2 cành song song mình để lại một cành cũng được chứ. Về hình ảnh vườn quít có các bức chụp cận cảnh thì quá hay
Hai cành song song cắt 1 cành để lại 1 cành. Cành hình dĩa là cành từ 1 nhánh nó phân thành 2 hay 3 cành mà chỗ phân cành là chung 1 điểm như hình chiếc dĩa ấy. Còn cắt cành thì như mình nói có 6 cành cấp 1. Mỗi năm bạn cắt bớt đi 1 cành. Sau 3 năm kiến thiết cơ bản thì còn lại 3 cành. Tất nhiên ngay từ đầu bạn đã phải nhắm để lại 3 cành nào đẹp mà mọc hướng đều về 3 hướng. Như vậy cây mới tròn tán được.
Cái cành hình dĩa như bạn Võ Quang post ấy.
 
OK bạn, cám ơn bạn, cám ơn Võ Quang
Bạn Cam Sành Tuyên Quang xem với cây giống thế này thì xử lí thế nào, cây đã ra 2 cơi đọt, theo nơi bán giống thì những cây thế này rất đẹp
14021473_527826874078097_1800658635412333662_nd4e68.jpg
 
OK bạn, cám ơn bạn, cám ơn Võ Quang
Bạn Cam Sành Tuyên Quang xem với cây giống thế này thì xử lí thế nào, cây đã ra 2 cơi đọt, theo nơi bán giống thì những cây thế này rất đẹp
14021473_527826874078097_1800658635412333662_nd4e68.jpg
Đúng rồi, với người bán giống thì cây thế này là đẹp. Còn với mình thì mình lấy kéo cắt ngay cái phần lộc non mới phân cành kia đi để cây phân cành lại theo ý của mình. 1 lộc mọc ra từ 1 mắt, chứ 2 3 lộc mọc ra từ 1 mắt hoặc cắt bỏ hết cho mọc lại từ mắt dưới hoặc cắt bớt chỉ để lại 1 lộc. Yêu cầu của mình là các cành cấp 1 sau này tạo với thân chính 1 góc 60 độ và các cành cấp 1 cách nhau 20-30 cm. Mọc chung từ 1 điểm thế này khoảng cách =0
 
Đúng rồi, với người bán giống thì cây thế này là đẹp. Còn với mình thì mình lấy kéo cắt ngay cái phần lộc non mới phân cành kia đi để cây phân cành lại theo ý của mình. 1 lộc mọc ra từ 1 mắt, chứ 2 3 lộc mọc ra từ 1 mắt hoặc cắt bỏ hết cho mọc lại từ mắt dưới hoặc cắt bớt chỉ để lại 1 lộc. Yêu cầu của mình là các cành cấp 1 sau này tạo với thân chính 1 góc 60 độ và các cành cấp 1 cách nhau 20-30 cm. Mọc chung từ 1 điểm thế này khoảng cách =0
Em thấy xử lý cho thân chính đẻ ra ba cành cấp 1 và cách nhau 20-30 cm thật là khó bác ạ,hầu như cắt xong nó lại đâm đc 1-2'lộc ở trên cùng và khoảng cách chỉ là =0-5 hoặc 6 cm đổ lại chứ cách nhau 20-30 thì khó quá
 

Em thấy xử lý cho thân chính đẻ ra ba cành cấp 1 và cách nhau 20-30 cm thật là khó bác ạ,hầu như cắt xong nó lại đâm đc 1-2'lộc ở trên cùng và khoảng cách chỉ là =0-5 hoặc 6 cm đổ lại chứ cách nhau 20-30 thì khó quá
Ban đầu nó chỉ cần là mắt trên mắt dưới. Cách nhau 2-3 cm đến 5 cm nhưng ban nãy mình nói là khi cây lớn thì khoảng cách sẽ là 20-30cm.
 
Ban đầu nó chỉ cần là mắt trên mắt dưới. Cách nhau 2-3 cm đến 5 cm nhưng ban nãy mình nói là khi cây lớn thì khoảng cách sẽ là 20-30cm.
Ah hóa ra là vậy,tất cả trong các tài liệu người ta đều viết chọn 3'cành mọc theo 3'hướng khác nhau tạo với thân chính một góc từng ấy độ,cách nhau 20-30cm chứ không nói rõ ràng như bác làm em hiểu sai
 
Đúng rồi, với người bán giống thì cây thế này là đẹp. Còn với mình thì mình lấy kéo cắt ngay cái phần lộc non mới phân cành kia đi để cây phân cành lại theo ý của mình. 1 lộc mọc ra từ 1 mắt, chứ 2 3 lộc mọc ra từ 1 mắt hoặc cắt bỏ hết cho mọc lại từ mắt dưới hoặc cắt bớt chỉ để lại 1 lộc. Yêu cầu của mình là các cành cấp 1 sau này tạo với thân chính 1 góc 60 độ và các cành cấp 1 cách nhau 20-30 cm. Mọc chung từ 1 điểm thế này khoảng cách =0
Ok, mình cũng nghĩ vậy
 
Bạn trồng cay chiết nhỏ vậy. Mjk trồng cây chiết một năm mà đã có quả rồi
mấy cành nhánh mới lên đó bạn, cành cũ đã cắt bỏ hết rồi, mà cành chiết cũng hơi nhỏ thật, mình mua tận bình dương nhân dịp đi nghỉ lễ 30/4 đem về kon tum trồng đang theo dõi thấy phát triển cũng nhanh
 
Chào cả nhà!
Bạn nào bán bưởi da xanh chiết cho mình hay với
cám ơn
 


Back
Top