Cần sự tư vấn để bắt đầu nghề nông, xin chân thành cám ơn các anh chị cô chú...

  • Thread starter Quoc Hieu
  • Ngày gửi
Xin kính chào các anh chị cô chú bác trong diễn đàn.

Em tên Hiếu, 1977, đã lập gia đình & chưa có con. Gia đình em ở Q12, TpHCM. Từ trước khi cưới vợ tới giờ đã hơn 5 năm, em loay hoay mãi với các nghề thiết kế nội thất, 3D, thậm chí cả cày game online nước ngoài kiếm tiền, cái gì ra tiền khá hơn đi làm công là em làm, em thích tự chủ công việc & thu nhập. Nhưng do vợ em mất sức lao động, cô ấy là người khuyết tật, em thấy nếu cứ tiếp tục làm "thợ hồ" tháng kiếm chục triệu không cách nào vươn lên được, cuộc sống càng không ổn thì em càng chưa muốn có con mà tuổi vợ em ngày càng lớn, đủ thứ lo lắng.

Em được gia đình cho khoảng 800tr từ khi lập gia đình, nhưng đã từ lâu không dám động tới, chỉ gửi ngân hàng xem như đó là thu nhập ổn định cho vợ mình an tâm. Nhiều lần em tính liều mở quán này nọ (như quán cơm, bida, quán nhậu..v...v...) nhưng cuối cùng ngưng lại, vì biết vợ ko thể giúp mình, lại thấy nguy thất bại trong thành phố quá lớn, do em ko có khả năng điều khiển người khác như nhân viên, ko thích luồn cúi các chú bác ở cơ quan nhà nước, lại ko thích chỗ đông người. Gần đây em nhận ra có một môi trường hợp với tính cách của mình, đó là làm nông. Tình cờ vào được agriviet em như lạc vào thế giới mà mình lãng quên vậy, đọc mãi đọc mãi mà không biết chán, như tìm thấy con đường đi của mình vậy.

Nay em đã bàn với vợ quyết định sẽ dùng tiền mua đất lập trang trại, chăn nuôi. Điều em thấy vui nhất đó là em có thể làm việc, còn vợ chỉ lo việc nhà, không kéo vợ vào công việc như các ngành buôn bán khác. Trong đầu em đang nghĩ tới mua đất thật rẻ ở các vùng xa xôi hẻo lánh, càng rẻ càng tốt để lấy vốn còn lại nuôi bò sữa, tranh thủ nuôi thêm các gia súc, gia cầm khác, áp dụng kỹ thuật khoa học công nghệ từ các kinh nghiệm trên agriviet & internet để cải tạo đất, chất lượng sản phẩm & thậm chí nghiên cứu sản xuất sản phẩm tại chỗ. Nếu cần thiết thì học lái xe & mang sản phẩm đi bán tận các công ty thu mua.

Em mong được các anh chị, cô chú bác trên diễn đàn, bằng kinh nghiệm thực tế của mình, cho em vài lời khuyên để chỉnh sửa lại kế hoạch mà em sẽ trình bày ở dưới đây:
1/ Đọc được thông tin các anh chị đang bán đất nông nghiệp ở Củ Chi, Cẩm Mỹ Đồng Nai, Long Thành, Bảo Lộc, Đức Trọng... em nhận ra mình có thể mua được ~1-2ha trong tầm 250tr, em không ngại xa, vùng cao nguyên lạnh lẽo hay gần Bà Rịa nắng gió cũng ko ngại. Vậy câu hỏi thứ nhất, thật ra em nên chọn vùng đất nào để lập trang trại nuôi bò tốt nhất, liệu có nên thuê đất, hay mua đất trồng rừng giá siêu rẻ về lập trang trại, thấy họ rao hợp đồng còn vài chục năm, nếu làm ăn phát đạt thì em dành dụm mua đất sau cũng được, liệu có thể mua lại của nhà nước?.

2/ Em đã đọc rất nhiều bài viết về các thiết bị công cụ, lương thực, thuốc & các giống cỏ, giống bò... Thấy rằng nếu tiết kiệm được tiền, không tiêu sai, thì chắc chắn hiệu quả làm nông tăng lên rất nhiều. Nhưng nên bắt đầu mua cái gì trước mới khó, vì ko thể mua tất cả, gặp sự tư vấn ở đâu, liệu họ có sẵn lòng truyền nghề, có nên thuê kỹ sư lập kế hoạch, hay nhận hợp tác với công ty (như Vinamilk) hay gặp trực tiếp địa phương nơi mình mua đất (như Sở khuyến nông) để nhận sự đỡ đầu hướng dẫn, dĩ nhiên em sẽ dành chi phí riêng cho những người hướng dẫn. Và liệu có nên mua máy cày, máy chế biến thức ăn cho gia súc, có nên mua nhiều tủ lạnh để trữ sữa, xây nhà kho lớn để chứa thức ăn làm sẵn cho gia súc, có nên mua xe tải để sẵn trong nhà?..v..v...

3/ Liệu một mình em có thể quản lý một trang trại với khoảng 20 con bò sữa, 10 bò con, một ha trồng cỏ cho bò, và vài chuồng gia cầm khác (như gà, vịt, ngỗng..v...v..) mà không phải thuê người? Em không ngại khó, có người làm được thì em sẽ làm được, một ngày làm việc 12 tiếng với em ko thành vấn đề. Và dù có làm được một mình, thì liệu có nên thuê thêm nhân công để tăng năng suất? Em thấy khả năng tìm tài liệu hướng dẫn, sách vở & video của mình cũng khá tốt, nên em có thể chuẩn bị kiến thức, nhưng có nên "đi học" trước khi làm thật?

4/ Trước khi mua đất, liệu có nên vác ba lô lên cùng vợ làm một chuyến thực tế từ Củ Chi, tới Đồng Nai, sang Long Thành, ra Bà Rịa rồi lên Bảo Lộc, Đắc knông..v..v.. để tham khảo kinh nghiệm, họ có tiếp người lạ cũng đang muốn làm chung nghề hay không? Hay là bắt tay vào làm ngay, dựa vào những kinh nghiệm trên internet mà thực hiện, đỡ tốn tiền & thời gian đi khắp nơi. Liệu em mua đất rẻ ở vùng hẻo lánh, chuyên tâm tìm hiểu & thu hoạch, dùng xe tải chạy xa một chút để giao hàng hóa, hay nên bỏ thêm tiền, mua đất ít hơn, mắc hơn, nhưng gần với những "hàng xóm" cùng nuôi bò sữa vốn đã có tiếng tăm trong vùng để bán sản phẩm cho họ hoặc mua lại thức ăn gia súc từ họ, hoặc ít nhất để an ninh hơn vùng ở xa dễ bị trộm cướp cũng như nếu ở gần thì bác sĩ thú y có thể lên trang trại ngay...

5/ Với 800tr, em dự trù 250-300tr mua đất nông nghiệp, 200tr để xây nhà cấp 4 + chuẩn bị cơ sở hạ tầng như xây chuồng trại, hệ thống tưới cỏ, máy nông nghiệp, 200tr để chuẩn bị bò giống + các thứ lương thực thuốc men & công cụ lẻ tẻ liên quan, 100tr để phòng thân bệnh tật, chi phí điện nước + lo ăn uống trong nửa năm đầu không có thu nhập. Như vậy có liều quá & đã hợp lý hay không, em chưa biết nên mua các loại máy nông nghiệp (máy cày, máy làm đất, máy phát điện hay máy làm thức ăn...) gì, giá bao nhiêu, nên nhắm 200tr thấy có vẻ thiếu?

6/ Liệu có sinh bệnh truyền nhiễm từ gia súc & gia cầm sang người? Có nên mua những bộ đồ bảo hộ lao động để phòng thân hay cứ xà lỏn áo thun mà làm, chi phí thuốc thang ngừa & chữa bệnh cho gia súc/gia cầm có cao không, sợ rằng 100tr còn lại bay cái vèo thì chắc em sụp hầm... Trong trang trại nuôi bò có nên dùng nền sinh học tự hủy phân & nước tiểu như các bài viết về chăn nuôi heo mà em đã đọc, hay giữ lại phân & nước tiểu bò để làm hầm biogaz, dùng làm phân nuôi cỏ, hay để bán..v..v.. Em có vốn kiến thức về lập trình cũng tương đối, liệu trong thời gian này, khi còn đang lên kế hoạch, có nên hợp tác cùng các anh chị cô chú bác ở agriviet để viết một phần mềm quản lý gia súc để cho mình và mọi người cùng dùng, hay là chăn nuôi chỉ cần cuốn sổ ghi chép là được.

---------------

Hiện tại em chỉ dám hỏi 6 câu hỏi trên do chỉ biết tới đó, và do thấy bài viết đã quá dài. Rất mong các anh chị cô chú bác dành thời gian giúp đỡ tư vấn, xin chân thành cảm ơn và kính chúc các anh chị cô chú bác cùng gia đình một năm mới đầy sức khỏe, hạnh phúc với công việc, luôn thành công trong những dự tính, vạn sự như ý!
 


Cái này bạn có thể học , mà học thật sự ở tay : bác sĩ ( đốc tờ )NGUYỄN NGỌC CHÍ ở diễn đàn này
bò cũng tốt nhưng vốn lớn , theo mình bạn nện học và làm nghề ấp trứng , bởi tôi thấy chưa ai làm nghề này mà nghèo cả
thằng em họ tôi , nó què không ra khỏi cổng , vợ dại ... thế mà nó xây nhà cao tầng , tiện nghi đầy đủ nhiều người khỏe không làm được đấy
đơn giản nó chỉ ấp trừng gà vịt ngan ngỗng
 


Cái này bạn có thể học , mà học thật sự ở tay : bác sĩ ( đốc tờ )NGUYỄN NGỌC CHÍ ở diễn đàn này
bò cũng tốt nhưng vốn lớn , theo mình bạn nện học và làm nghề ấp trứng , bởi tôi thấy chưa ai làm nghề này mà nghèo cả
thằng em họ tôi , nó què không ra khỏi cổng , vợ dại ... thế mà nó xây nhà cao tầng , tiện nghi đầy đủ nhiều người khỏe không làm được đấy
đơn giản nó chỉ ấp trừng gà vịt ngan ngỗng

Dạ, em cũng thấy người lao động mà tìm được đầu ra là giàu, càng ra nhanh thì càng giàu. Trong đó cung cấp con giống, cây giống là ưu thế vì lúc nào cũng có nhu cầu, thời gian sản xuất ngắn, bà con nông dân với nhau chắc ko ép nhau hay trở mặt khi mua hàng như thương lái, khác với sản phẩm dài ngày cứ phải dựa vào thương lái để sống. Có điều theo lời khuyên của mọi người, em không thể ôm đồm, cứ tập trung vào mục tiêu chính, bám theo kế hoạch mà em và mọi người đã bàn bạc từ đầu tới giờ mà bước cho chắc...
 
nói chung là nhìn vấn đề sơ qua thì dễ, nhưng đi sâu thì mới biết gian nan.
ai cũng thấy làm con giống thì nhanh ra tiền thật, hơn là làm con thịt. ví dụ gà ngày nào cũng đẻ, ấp 28 ngày ra con gà con, nuôi mấy ngày là xuất, chứ làm gà thịt mất hàng tháng.
nhưng làm gà giống không đơn giản. đẻ ra đến lúc nuôi được cũng tiêm phòng 5-6 bệnh, úm trong lồng ấm và thức ăn sơ sinh ... chuồng không sạch bệnh là chết hàng loạt ....
ngay chó cảnh trước khi xuất cũng tiêm mấy mũi phòng 7 bệnh luôn, chi phí không ít. vậy mà người nuôi sau nếu không có kỹ thuật cũng gày yếu, thậm chí ông bạn mình nuôi từ nhỏ con chó rot tới khi đạt trọng lượng 30 kg còn chết. quê mình ở nam định nhiều người nuôi vịt, ấp nhiều lắm, nhưng quanh đi quanh lại kêu không chịu nổi và giải nghệ, kể cả người nuôi hàng ngàn vịt còn giải nghệ. còn một số người mình biết làm đồng tôm vài vụ rồi bán cả đồ, bỏ nghề, đi bốc vác để trả nợ
nói thế để thấy làm không dày kinh nghiệm thì càng làm to càng chết nặng. chứ nếu cứ nhìn người khác làm mình đua theo, mà không sâu sắc kinh nghiệm, thì khó nói sẽ ra cái gì lắm.
nói chung nông dân làm thì hay tùy hứng, kinh nghiệm thì thô thiển, kỹ thuật lại coi thường, đầu tư vụn vặt, mà lại hay bóc ngắn cắn dài, tôm dưới đầm chưa lớn đã bốc lên nhậu đêm khuya, vậy nên đi vào kinh tế trang trại-tức là sản xuất hàng loạt-thì hay hỏng, và không tự tìm được nguyên nhân nên bó tay bỏ chạy.
những bạn mới làm nông phải nên cảnh giác vô cùng.
mình chứng kiến những cuộc biến động thế này : đầm cá gặp hôm giở giời, mưa nắng thất thường, cá trắm tầm hơn 1 kg mà nổi trắng luôn, vớt bán vội giá rẻ, thiệt hại hàng chục triệu đồng. rồi trại gà bị dịch, tẩy chuồng không sạch, hỏng mấy lứa luôn. cả đầm tôm cũng dính đòn mưa đột ngột không kịp đối phó, nước đổi từ lợ sang ngọt, tôm hỏng cả loạt. rồi những trận mưa bão, không kịp vây lưới, đăng, cá trôi sạch đầm vì nước to quá. đơn giản như lúa, vụ vừa rồi nhiều nơi mất ăn vì lúc đang trỗ hoa thì mưa kéo dài, thụ phấn kém, lại thêm sắp thu hoạch thì bão nên đổ và sinh rầy, thế là thiệt đơn thiệt kép.
nói chung là thiên tai trong nông nghiệp nếu không ứng phó được thì thiệt hại vô cùng nặng.
 
Last edited by a moderator:
nói chung là nhìn vấn đề sơ qua thì dễ, nhưng đi sâu thì mới biết gian nan.
ai cũng thấy làm con giống thì nhanh ra tiền thật, hơn là làm con thịt. ví dụ gà ngày nào cũng đẻ, ấp 28 ngày ra con gà con, nuôi mấy ngày là xuất, chứ làm gà thịt mất hàng tháng.
nhưng làm gà giống không đơn giản. đẻ ra đến lúc nuôi được cũng tiêm phòng 5-6 bệnh, úm trong lồng ấm và thức ăn sơ sinh ... chuồng không sạch bệnh là chết hàng loạt ....
ngay chó cảnh trước khi xuất cũng tiêm mấy mũi phòng 7 bệnh luôn, chi phí không ít. vậy mà người nuôi sau nếu không có kỹ thuật cũng gày yếu, thậm chí ông bạn mình nuôi từ nhỏ con chó rot tới khi đạt trọng lượng 30 kg còn chết. quê mình ở nam định nhiều người nuôi vịt, ấp nhiều lắm, nhưng quanh đi quanh lại kêu không chịu nổi và giải nghệ, kể cả người nuôi hàng ngàn vịt còn giải nghệ. còn một số người mình biết làm đồng tôm vài vụ rồi bán cả đồ, bỏ nghề, đi bốc vác để trả nợ
nói thế để thấy làm không dày kinh nghiệm thì càng làm to càng chết nặng. chứ nếu cứ nhìn người khác làm mình đua theo, mà không sâu sắc kinh nghiệm, thì khó nói sẽ ra cái gì lắm.
nói chung nông dân làm thì hay tùy hứng, kinh nghiệm thì thô thiển, kỹ thuật lại coi thường, đầu tư vụn vặt, mà lại hay bóc ngắn cắn dài, tôm dưới đầm chưa lớn đã bốc lên nhậu đêm khuya, vậy nên đi vào kinh tế trang trại-tức là sản xuất hàng loạt-thì hay hỏng, và không tự tìm được nguyên nhân nên bó tay bỏ chạy.
những bạn mới làm nông phải nên cảnh giác vô cùng.
mình chứng kiến những cuộc biến động thế này : đầm cá gặp hôm giở giời, mưa nắng thất thường, cá trắm tầm hơn 1 kg mà nổi trắng luôn, vớt bán vội giá rẻ, thiệt hại hàng chục triệu đồng. rồi trại gà bị dịch, tẩy chuồng không sạch, hỏng mấy lứa luôn. cả đầm tôm cũng dính đòn mưa đột ngột không kịp đối phó, nước đổi từ lợ sang ngọt, tôm hỏng cả loạt. rồi những trận mưa bão, không kịp vây lưới, đăng, cá trôi sạch đầm vì nước to quá. đơn giản như lúa, vụ vừa rồi nhiều nơi mất ăn vì lúc đang trỗ hoa thì mưa kéo dài, thụ phấn kém, lại thêm sắp thu hoạch thì bão nên đổ và sinh rầy, thế là thiệt đơn thiệt kép.
nói chung là thiên tai trong nông nghiệp nếu không ứng phó được thì thiệt hại vô cùng nặng.

Tôi lại nghĩ khác đấy bạn ạ
nông dân hay giai cấp , gai tầng gì đi nữa thì đều có người bóc ngắn cắn dài , không riêng gì nông dân , nói như bạn thì các giai tầng khác không có bóc ngắn cắn dài hay sao ?
-Riêng tôi hiểu , bất kỳ nghề gì , ngành gì , ... cũng đều phải có học phí , to học phí to , bé học phí bé , chỉ có những ai chưa làm gì bao giờ ( vẫn ăn bám cha mẹ)thì họ chưa cảm nhận được điều này mà thôi
-----------------------------------
* Lịch sử nước nhà đã thực tế chứng minh là : hàng chục vạn cán bộ kỹ thuật nông nghiệp , đủ các ngành nghề , hàng chúc vạn máy kéo ( trâu đỏ) và rất nhiều loại máy móc khác .. được đưa ra hoạt động trên những cánh đồng , thẳng cánh cò bay , thế mà dân lúc đó có hơn 50 triệu vẫn đói dài , vẫn phải nhập lương thưvj ( năm qua ăn bẹ , ăn khoai , năm nay nhà nước bắt nhai bột mỳ ) .. cán bộ lương thực mặt to như cái thớt , công nhân lái máy kéo như công tử ( trâu đen ăn cỏ , trâu đỏ ăn gà ) ..
thế mà chỉ có khoán 10 thôi , bao nhiêu loại cán bộ khoa học đó đút sọt rác hết , sản lượng lương thực tăng nhanh , nay bán không hết , bạn về quê bạn hỏi xem họ ( nông dân trồng lúa )có cần một tay kỹ sư nào dạy dỗ , chỉ bảo đâu

* Tóm lại cứ làm khắc biết , cái cần nhất là sự ĐAM MÊ là đủ ,
----------------------------------
A bạn này người nam định , nơi đây lắm người tài lắm đây , chúng tôi vẫn làm ăn với dân hải hậu đấy , ở đó có chú khương , kỹ sử thủy sản nha trang , trước làm ở trại của tôi , nay buôn giống thủy sản xuyên quốc gia
KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ
CHỈ SỢ LÒNG KHÔNG BỀN
KHẮC LÀM LÀ KHẮC BIẾT
 
Last edited by a moderator:
Tôi lại nghĩ khác đấy bạn ạ
nông dân hay giai cấp , gai tầng gì đi nữa thì đều có người bóc ngắn cắn dài , không riêng gì nông dân , nói như bạn thì các giai tầng khác không có bóc ngắn cắn dài hay sao ?
-Riêng tôi hiểu , bất kỳ nghề gì , ngành gì , ... cũng đều phải có học phí , to học phí to , bé học phí bé , chỉ có những ai chưa làm gì bao giờ ( vẫn ăn bám cha mẹ)thì họ chưa cảm nhận được điều này mà thôi
-----------------------------------
* Lịch sử nước nhà đã thực tế chứng minh là : hàng chục vạn cán bộ kỹ thuật nông nghiệp , đủ các ngành nghề , hàng chúc vạn máy kéo ( trâu đỏ) và rất nhiều loại máy móc khác .. được đưa ra hoạt động trên những cánh đồng , thẳng cánh cò bay , thế mà dân lúc đó có hơn 50 triệu vẫn đói dài , vẫn phải nhập lương thưvj ( năm qua ăn bẹ , ăn khoai , năm nay nhà nước bắt nhai bột mỳ ) .. cán bộ lương thực mặt to như cái thớt , công nhân lái máy kéo như công tử ( trâu đen ăn cỏ , trâu đỏ ăn gà ) ..
thế mà chỉ có khoán 10 thôi , bao nhiêu loại cán bộ khoa học đó đút sọt rác hết , sản lượng lương thực tăng nhanh , nay bán không hết , bạn về quê bạn hỏi xem họ ( nông dân trồng lúa )có cần một tay kỹ sư nào dạy dỗ , chỉ bảo đâu

* Tóm lại cứ làm khắc biết , cái cần nhất là sự ĐAM MÊ là đủ ,
----------------------------------
A bạn này người nam định , nơi đây lắm người tài lắm đây , chúng tôi vẫn làm ăn với dân hải hậu đấy , ở đó có chú khương , kỹ sử thủy sản nha trang , trước làm ở trại của tôi , nay buôn giống thủy sản xuyên quốc gia
KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ
CHỈ SỢ LÒNG KHÔNG BỀN
KHẮC LÀM LÀ KHẮC BIẾT

bác này hay tự ái, nông dân thì vẫn là nông dân, ít người giỏi lắm. còn nông nghiệp à, nếu không có bao nhiêu nghiên cứu, cải tiến khoa học kỹ thuật, từ giống mới, máy móc, phân hóa học, thuốc trừ sâu ... thì liệu dân làm có đủ ăn không ? đều là từ trí thức đưa lại, chứ bản thân nông dân thì làm được bao nhiêu. ngay hiện nay, bao nhiêu vấn đề khoa học đang đưa về cho nông nghiệp, từ máy làm đất, máy cấy, gặt, máy phun thuốc, phân sinh học .... mà nông dân tiếp thu được bao nhiêu. chỉ có một số ít có trí thức trong nông nghiệp mới tiếp thu và làm nên thôi.
còn các ngành khác à, đều qua đào tạo, có căn bản, có nâng dần lên, nên nề nếp, phương thức khác hẳn nông dân tự do.
bác làm nông mà bảo cán bộ khoa học bỏ đi thì chắc là bác ở nước nào, chứ không phải VN cũng nên. mỗi trận dịch hại, mỗi trận sâu hại ... thiếu cán bộ thì nông dân chỉ có nước đi bệnh viện, vì xài mấy cái thuốc đểu ngoài luồng của tàu, sâu không chết mà người chết. chắc bác chưa hiểu thế nào là độc hại trong nông nghiệp vì cái thói ẩu và ham rẻ của nông dân.
người ta bảo không thày đố mày làm nên, bác cứ bảo làm khắc biết, thì khỏi nói. đối với giống mới, quy trình mới, vật tư mới, có người dạy kỹ làm còn trục trặc, còn tự làm bừa đi chỉ có nước bán ruộng treo niêu.
nhiều người thành công trong nông nghiệp rồi, nhưng đều phải qua tìm tòi, vận dụng rất nhiều kiến thức, học hỏi mọi nơi mọi cách, và trả giá cho khảo nghiệm không ít. cái đó chỉ người nào đã qua mới hiểu. còn nếu không có cái thận trọng và học hỏi ấy, thì sẽ như nhiều nông dân khác là đi bốc vác, cửu vạn, phụ hồ ... mà thôi.
 
Dịch bệnh a , sâu bệnh của cây lúa dân hiện nay chả cần thằng kỹ sư nào đâu , họ biết họ phải làm thế nào
- giống cây trồng ư ? anh bạn nên nhớ cho 70 % giống lúa của việt nam là nhập nội , bọn trí thức nông nghiệp việt nam nó trở thành trí NGỦ về vấn đề này rồi
- giống cây ăn quả , cây rau màu .. lại càng xách dép cho thái lan và tàu
- giống vật nuôi : gia cầm là chủ lực thì có thấy giống gà nào của bọn trí ngủ việt nam đang lưu hành đâu , toàn thấy tam hoàng , lương phượng ... có giống gà ri tốt thì lại của một tay nông dân tận bình định
- giống thủy sản lại càng kém , tất cả các con giống từ tôm đến cá , cơ bản đều do các trại tư nhân sản xuất ra , mà họ là ai ? họ là nông dân đấy
còn những loại kỹ sư vớ vẩn , vỗ ngực là trí thức , thực ra bọn họ chỉ là trí ngủ , bản thân tôi mướn kỹ sư làm cho , nhưng từ học đến hành là cả một đoạn đường dài , thằng nào không khiêm tốn học hỏi , và chăm làm thì đuổi thẳng cổ

* a còn vấn đề máy nông nghiệp , hỡi ôi toàn của phù tang , của tàu ... khoa cơ khí nông nghiệp của trường đại học nn chả ma nào nó học
còn một số máy nữa thì lại do bọn nông dân nó nghĩ ra
* thuốc bảo vệ thực vật ư ? xin thưa 70% nguyên liệu của tàu
* thuốc kháng sinh ư ? cũng cỡ ấy và rất tiếc cũng lại của tàu
dù không ai muốn tin , nhưng đó là sự thật

Chuyện dãy dỗ ư ?
xin nói rất ngắn gọn thế này : việt nam ta vẫn có câu : TRĂM NGHE KHÔNG BẰNG MỘT THẤY , TRĂM THẤY KHÔNG BẰNG MỘT SỜ THẤY . MỘT NGÀN CÁI SỜ THẤY KHÔNG BẰNG TỰ TAY LÀM
nó cho thấy giữa học và hành có một khoảng cách vô cùng lớn
Bạn có thể về hải hậu xem dân họ thành tỷ phú thủy sản nó thế nào , chứ nghe bạn nói nó cứ như ông chủ tịch tỉnh nói ấy , loại chủ tịch kiểu này dân chúng tôi hay gọi là chủ TỊT

*bạn nói tôi tự ái ư?
thưa không ạ , ngược lại tôi rất tự hào tôi là người nông dân , nông dân chánh hiệu , hàng ngày hàng giờ bằng sức lực trí tuệ của mình , tự làm giàu cho mình , tự hào hàng ngày thường xuyên cung cấp các sản vật cho xã hội tiêu dùng, và tôi luôn coi thường , những loại ăn bám xã hội , dựa dẫm , bốc phét để kiếm chác , bóp nặn đồ rơi vãi , bẩn thỉu của xã hội này
 
Last edited by a moderator:
Mong các anh chị chú bác hãy bình thản trao đổi trên tinh thần vui vẻ, đoàn kết cho những người mới vào nghề như các em đỡ... run. Gần tới Tết em cảm giác thấy áp lực trong cuộc sống tăng cao ghê quá, làm em rất dễ xúc động & mất bình tĩnh, ngay cả với người thân mà mình yêu quý nữa kìa...

Em xin mạn phép đóng góp ý kiến của riêng mình theo những gì em hiểu từ những gì được nghe cha ông kể lại & dựa trên cuộc sống hiện tại:

Hồi hôm qua, em đọc bài viết "Miếu thờ quan và ngôi trường mang tên giám đốc sở" trên báo Tuổi trẻ mà thấy lòng xao động vừa buồn vừa vui. Đó là điển hình một trong những người trí thức đã mang lại kỹ thuật & đời sống cho người nông dân nghèo. Nhưng em nghĩ, nếu ông ấy còn sống có lẽ bây giờ phải chạy xuống học hỏi nông dân rồi chứ chưa chắc là chỉ bảo cho họ thêm được gì. Và ở nước ta hiện nay, em nghĩ không thiếu những người như ông ấy, vẫn đang cố gắng truyền đạt khoa học kỹ thuật cho người nông dân hàng ngày. Nhìn vào người nông dân & nông nghiệp VN ngày hôm nay, em và mọi người nhất định không thể phủ nhận: chính vì nhà nước & những trí thức đã quan tâm, thúc đẩy nông nghiệp nên "nước ta đã được cứu", người nông dân đã sống dậy & mạnh mẽ rồi trở thành ông chủ, có khả năng thay đổi kinh tế đất nước & điều khiển cả trí thức luôn đấy chứ...

Ông Nội của em là tiến sĩ hóa học tu nghiệp bên Nga, lúc còn làm phó GD của trường ĐHBK TpHCM (ko phải em khoe khoang, mà chỉ muốn nói rằng ngay cả có trình độ & chức vụ cũng còn gặp khó khăn trong việc phát triển ngành nghề), ông đã lặn lội khắp nơi đưa dự án cải tạo dây chuyền sản xuất của mình vào các công ty quốc doanh, nhưng toàn gặp những cái lắc đầu vì nhiều người không muốn thay đổi bộ máy vận hành vốn được bao cấp. Ba của em hay đùa với ông là ngành công nghiệp còn trẻ của VN làm sao bán được hàng lấy tiền tái đầu tư khi áp dụng kỹ thuật của ông, ví như cái ghi đông xe đạp cỡ chục năm còn bóng tốt, khác nào hại cho kinh tế nhiều hơn lợi. Sau này ông được phân công về Tổng Cục hóa chất làm công tác Đảng, không còn theo đuổi chuyên môn nữa (theo em nhớ thì đó là công trình nghiên cứu mạ hai lớp trên nhôm & sắt không gây nổ vỏ, không sét gỉ trong thời hạn chục năm gì đó... :). Cũng là một ví dụ khác về những người trí thức có nhiệt huyết nhưng không thể đóng góp cho sản xuất do vẫn còn phải phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Em xin được nói về một ví dụ khác, cho thấy sự luôn cần thiết phải có những người trí thức & không nên xem thường họ. Gần gũi nhất đó là câu chuyện người trí thức và người sử dụng cái máy vi tính.

Bây giờ ai cũng có thể tiếp cận máy tính, toàn đồ Tàu, dễ gì kiếm ra được cái máy của VN sản xuất trong khi các công ty VN vẫn sản xuất linh kiện xuất khẩu hà rầm đấy thôi. Chỉ cần có chút tiền, ai cũng có thể sở hữu một cái máy tính, mới đầu chẳng biết gì, được một "trí thức biết cách dùng" chỉ dạy cho vài tuần là dùng thành thạo, sau đó họ có thể nói chả cần đi học cái khóa Tin học ngày nào vẫn xài tốt, xem những người học cử nhân Tin học kia như không có cũng được, cần thì bỏ tiền thuê họ chỉ những cái mình cần là xong, nếu không thì cái máy xịn chạy cà giựt như con rùa họ cũng không biết & không cảm nhận được.

Nhưng tới khi cái máy tính bị hư, họ bắt buộc phải mang ra cho người có trình độ về Tin học mà sửa chữa, họ đứng xem, thấy "À!" thì ra chỉ cần mua cái này gắn vào là xong, thay cái quạt cho mát nữa thì tốt. Thế là lần sau chẳng cần cái người có trình độ về Tin học kia nữa, họ tự mua & tự sửa, chạy tốt thật. Lại xem những người kia không cần thiết, họ đã tự chủ được mọi thứ...

Tới cái lúc máy tính của họ cũ kỹ so với thời đại, làm cái việc gì cũng èo èo, tốc độ của phần mềm đã phát triển như vũ bão mà cái máy của họ dù là thay bằng linh kiện mới, nhưng công nghệ quá lạc hậu, nó cũng chỉ chạy được ở cái "đời" của nó. Vậy là đành phải alô gọi người có trình độ về Tin học mà họ đã lãng quên lúc trước nhờ tư vấn mua giúp cái máy công nghệ mới, cài hệ điều hành mới, phần mềm mới... Suy cho cùng, cái người đã bỏ thời gian rất lâu để học về Tin học, lâu lâu mới được nhớ đến, nhờ đến, lại không thể thiếu được.

Nhưng với những gì đã học trong thời gian rất dài, một kỹ sư Tin học cuối cùng cũng vẫn cứ đi làm thuê & bị lãng quên, khách hàng thì mau chóng nắm bắt được những kinh nghiệm của mình & học hỏi làm theo, thậm chí có khách hàng vững nghề của anh ta tới mức vị khách hàng đó trở thành một người có kinh nghiệm trong Tin học mà chẳng đi học ngày nào, dựa vào những cái máy tính mạnh mẽ của họ & những gì đã nắm được sau khi sử dụng trong thời gian dài, có thể trở thành một Kỹ sư Tin học không bằng cấp như bất cứ ai...

Vị kỹ sư Tin học kia thì chẳng ai biết, anh ta cũng chẳng sáng chế được cái máy made in VN nào, cũng đang xài toàn đồ Tàu, áp dụng những kiến thức của người nước ngoài, nhưng hàng ngày, anh ta vẫn âm thầm đóng góp vào sự hiện đại hóa về Tin học của nước nhà bằng công việc của mình, đôi khi tạo ra những dự án xây dựng cho các công ty to lớn với những dàn máy tính hiện đại phục vụ sản xuất. Thật đáng kính trọng khi nhìn lại, khoa học máy tính ở VN đã mạnh mẽ như thế nào, nhà nhà đều có máy tính, người người đều biết dùng máy tính, từ phần mềm tới internet..v..v.. Em bây giờ nói về Tin học có lẽ am hiểu cũng không kém những kỹ sư Tin học do dùng máy & đam mê nghiên cứu dọc phá mọi thứ đã gần 20 năm, từ cái máy Pentium MMX xài MSDOS tới giờ, nhưng trong lòng em vẫn tri ân những người Kỹ sư Tin học đã mang khoa học kỹ thuật ngành Tin học về VN. Tuy nhìn thấy VN chả làm được bao nhiêu từ phần mềm tới phần cứng, nhưng để tới ngày hôm nay cả đứa bé 4-5 tuổi cũng biết xài máy tính thì quả là nên nghiêng đầu kính phục họ.

Cuối cùng em xin được ví von người kỹ sư Tin học giống như người kỹ sư Nông nghiệp... Họ đáng được kính trọng dù rằng trong số họ cũng có những thành phần mua bằng, kém nghề hay kém đức, đã từng gây ra ác cảm với khách hàng, và nếu có thì hãy trách vì sao nhà nước chưa tận dụng được chất xám của họ để sáng tạo máy móc made VN bắt đầu từ con ốc chât lượng tốt made in VN, hay tạo ra những giống mới tốt bắt đầu từ các giống của VN. Bản thân em thật sự tin tưởng tuyệt đối vào khoa học kỹ thuật, thậm chí còn tin vào khoa học hơn là với những kinh nghiệm của người đi trước vì kinh nghiệm có nhiều phần là may mắn, nhưng khoa học thì ít dựa vào may mắn, nếu dựa vào may mắn thì không phải là khoa học...

Trước khi khởi nghiệp làm nông dân, em xin gửi lời cám ơn tới tất cả các anh chị chú bác làm nghề nông đã đi trước, tạo nên một môi trường rộng mở cho em trao đổi, và càng cám ơn những kỹ sư Nông nghiệp, với những bài viết nghiên cứu, các kỹ thuật mới và các cách áp dụng chúng, phổ biến trên các diễn đàn, các trang thông tin... để những người nông dân có trong tay những "bí kiếp" mà luyện, luyện được hay không là do tư chất & "nội lực", chứ nội cái việc có cao thủ viết bí kiếp cho mình luyện đã là may mắn như Dương Quá rồi :)
 

Last edited by a moderator:
Dịch bệnh a , sâu bệnh của cây lúa dân hiện nay chả cần thằng kỹ sư nào đâu , họ biết họ phải làm thế nào
- giống cây trồng ư ? anh bạn nên nhớ cho 70 % giống lúa của việt nam là nhập nội , bọn trí thức nông nghiệp việt nam nó trở thành trí NGỦ về vấn đề này rồi
- giống cây ăn quả , cây rau màu .. lại càng xách dép cho thái lan và tàu
- giống vật nuôi : gia cầm là chủ lực thì có thấy giống gà nào của bọn trí ngủ việt nam đang lưu hành đâu , toàn thấy tam hoàng , lương phượng ... có giống gà ri tốt thì lại của một tay nông dân tận bình định
- giống thủy sản lại càng kém , tất cả các con giống từ tôm đến cá , cơ bản đều do các trại tư nhân sản xuất ra , mà họ là ai ? họ là nông dân đấy
còn những loại kỹ sư vớ vẩn , vỗ ngực là trí thức , thực ra bọn họ chỉ là trí ngủ , bản thân tôi mướn kỹ sư làm cho , nhưng từ học đến hành là cả một đoạn đường dài , thằng nào không khiêm tốn học hỏi , và chăm làm thì đuổi thẳng cổ

* a còn vấn đề máy nông nghiệp , hỡi ôi toàn của phù tang , của tàu ... khoa cơ khí nông nghiệp của trường đại học nn chả ma nào nó học
còn một số máy nữa thì lại do bọn nông dân nó nghĩ ra
* thuốc bảo vệ thực vật ư ? xin thưa 70% nguyên liệu của tàu
* thuốc kháng sinh ư ? cũng cỡ ấy và rất tiếc cũng lại của tàu
dù không ai muốn tin , nhưng đó là sự thật

Chuyện dãy dỗ ư ?
xin nói rất ngắn gọn thế này : việt nam ta vẫn có câu : TRĂM NGHE KHÔNG BẰNG MỘT THẤY , TRĂM THẤY KHÔNG BẰNG MỘT SỜ THẤY . MỘT NGÀN CÁI SỜ THẤY KHÔNG BẰNG TỰ TAY LÀM
nó cho thấy giữa học và hành có một khoảng cách vô cùng lớn
Bạn có thể về hải hậu xem dân họ thành tỷ phú thủy sản nó thế nào , chứ nghe bạn nói nó cứ như ông chủ tịch tỉnh nói ấy , loại chủ tịch kiểu này dân chúng tôi hay gọi là chủ TỊT

*bạn nói tôi tự ái ư?
thưa không ạ , ngược lại tôi rất tự hào tôi là người nông dân , nông dân chánh hiệu , hàng ngày hàng giờ bằng sức lực trí tuệ của mình , tự làm giàu cho mình , tự hào hàng ngày thường xuyên cung cấp các sản vật cho xã hội tiêu dùng, và tôi luôn coi thường , những loại ăn bám xã hội , dựa dẫm , bốc phét để kiếm chác , bóp nặn đồ rơi vãi , bẩn thỉu của xã hội này

bác làm tốt, thì xã hội cũng ghi nhận thôi.
nhưng còn nhiều người tiên phong làm tốt, họ đã vào lịch sử VN và nhân loại. việc trị thủy và khai thác đồng bằng cửu long là 1 kỳ tích đưa VN lên hàng xuất khẩu gạo thứ 2 thê giới, công lao ấy phải kể bao nhiêu nhà khoa học và kỹ thuật VN. Việc đổi mới giống, vượt qua các giống cũ như mộc tuyền, chân trâu lùn ... để có bộ giống như ngày nay phải kể công lao của ngành nông nghiệp đi đầu. nhập ngoại và phổ biến các giống gà, lợn cao sản như hiện nay thì ngành chăn nuôi tốn không ít công của. nghiên cứu dịch lợn tai xanh và bao nhiêu dịch kiểu h5n1 thì ngành y và thú y trả giá cũng núi tiền. còn ngăn cấm các loại thuốc độc hại từ tàu vào thì cả hệ thống kiểm soát đang căng mắt dỏng tai.
còn máy ư, tiếc là VN chưa có nhân tài, nên còn thua nhật và tàu thật, nhưng mua máy là 1 chuyện, còn sửa máy à, cả một đội ngũ cơ khí ùn ùn, để sửa cả những cái xe máy cho nông dân đi. còn hàng lô vấn đề nông nghiệp khác như chế biến, bảo quản lạnh, khô, bao bì đóng gói vận chuyển ... trời ơi, thiếu thợ kỹ thuật thì không biết nông dân sẽ làm gì với sản phẩm của mình nhỉ.
bác tự hào là nông dân, tốt lắm, rất đáng tự hào. chỉ xin nhắc bắc chút thôi. bác hãy nên thường đi khám bệnh đi, và xem kỹ tay chân da dẻ có đẹp không, kẻo dính ô nhiễm, độc hại thuốc sâu thuốc rầy gì đó rồi lở loét lúc nào không biết, hay lại u xơ cái gì đó mà đóng tiền oan cho bệnh viện thì phí công gom góp cả đời mất
còn nếu có khỏe mạnh dài dài, mới có sức để đi kiếm vài con gà chín cựa về nhậu cho đã, con gà cổ truyền của VN đang được khôi phục đấy bác ạ. mà phải là gà nuôi tự nhiên mới ngon, chứ không mà nuôi cám cò thì chẳng hơn gì lơ go, lương phượng ... ngoài ra nếu có dư tiền, đi mua ngay cái máy lọc nước bác ạ, đề phòng cho con cháu khỏi uống phải nước có ô nhiễm. nếu còn dư nhiều, bác hãy đọc một ít sách về điều hòa không khí nhé, rồi làm 1 con 2 chiều để hưởng thụ cho đã đời, đông ấm hạ mát, bõ công dãi nắng dầm mưa, có tốn vài hột điện không đáng, chỉ cách rách thỉnh thoảng phải bảo dưỡng, kẻo thiếu ga non điện nó cháy toi. có điều khi mua cẩn thận kẻo dính hàng nhái hàng đểu bác ợ.
 
Last edited by a moderator:
Hai bác Tonhia và Tiêudien cũng chạc tuổi nhau, sự từng trải tôi nghĩ cũng như nhau nhưng tôi nghĩ bác tonhia là người đang làm trực tiếp nên về phần thực tế có sát hơn. Bác tiêudiên ở TP nhưng bác nói đúng về mặt vĩ mô....đặc biệt bác nhân xét về người ND tương đối đúng. Bác tiêudiên ạ. Tonhia đang là 1 ông chủ lớn nên khi gặp vấn đề lớn cần đến kỹ thuật (đã xảy ra) các anh kỹ thuật viên nọ, viên kia chả giúp được gì sau này tự mầy mò lại khoẻ.....thế mới nói kỹ thuật, khoa học chả giúp cho bác ấy nhiều...họ còn đi kiếm cơm nuôi vợ con....lo gì việc cho mình.
Bác tiêudiên nói đúng mấy chục năm trước nhà nước ta đã đầu tư cho Kh, kt và cũng có nhiều thành quả đạt được cho dân no âm, thành tích có nhiều, đê tài có nhiều...nhưng phần đông trong số đó vẫn năm trong tủ..kèm theo dân ta hay làm theo kinh nghiệm nên kh, kt ít đất sống trong nông nghiệp.....nhưng tôi tin rằng nó sẽ phát triển trong tương lai gần.
Hai bác hiện là kho tư liệu, kn tươi sống của nền nông nghiệp ...và các bác cũng biết dân mình chỉ lo chống chứ không phòng....vậy nên chỉ khi có bệnh mới vái tứ phương....nhiều bệnh vào đến viện K mới biết....mà đâu có đi khám định kỳ.
Các nước họ mở cửa sớm họ cũng mất nhiều chứ, nhưng họ cũng có đc nhiều khi CN phát triển, dân họ có việc làm kỹ thuật cao, thu nhập cao, con em học cao trong nền công nghiệp kỹ thuật cao, dân trí cao....dù có mất mát gì thì cái họ được như thế là ổn......còn mình giữ khư khư dân nghèo, kỹ thuật thấp, thu nhập thấp, giáo dục thấp. Còn bác tieudien nói toàn đồ TQ,NB....người VN mình chỉ thông minh láu cá thôi không nghiên cứu đc gì nhiều đâu....tôi nghĩ 1 cái đầu không bằng nhiều cái đầu bọn tàu đông hơn nên có nhiều sáng kiến ứng dụng là phải rồi nhiều khi nó nghĩ luôn hộ mình bác ạ.....theo em sống cạnh tàu em cứ nghĩ là mình ở cạnh nhà nguyễn tấn Dũng cho nó lành...ho he có đứa đến đập ...chả dại....
Có gì không phải hai bác bỏ quá cho
 
bác làm tốt, thì xã hội cũng ghi nhận thôi.
nhưng còn nhiều người tiên phong làm tốt, họ đã vào lịch sử VN và nhân loại. việc trị thủy và khai thác đồng bằng cửu long là 1 kỳ tích đưa VN lên hàng xuất khẩu gạo thứ 2 thê giới, công lao ấy phải kể bao nhiêu nhà khoa học và kỹ thuật VN. Việc đổi mới giống, vượt qua các giống cũ như mộc tuyền, chân trâu lùn ... để có bộ giống như ngày nay phải kể công lao của ngành nông nghiệp đi đầu. nhập ngoại và phổ biến các giống gà, lợn cao sản như hiện nay thì ngành chăn nuôi tốn không ít công của. nghiên cứu dịch lợn tai xanh và bao nhiêu dịch kiểu h5n1 thì ngành y và thú y trả giá cũng núi tiền. còn ngăn cấm các loại thuốc độc hại từ tàu vào thì cả hệ thống kiểm soát đang căng mắt dỏng tai.
còn máy ư, tiếc là VN chưa có nhân tài, nên còn thua nhật và tàu thật, nhưng mua máy là 1 chuyện, còn sửa máy à, cả một đội ngũ cơ khí ùn ùn, để sửa cả những cái xe máy cho nông dân đi. còn hàng lô vấn đề nông nghiệp khác như chế biến, bảo quản lạnh, khô, bao bì đóng gói vận chuyển ... trời ơi, thiếu thợ kỹ thuật thì không biết nông dân sẽ làm gì với sản phẩm của mình nhỉ.
bác tự hào là nông dân, tốt lắm, rất đáng tự hào. chỉ xin nhắc bắc chút thôi. bác hãy nên thường đi khám bệnh đi, và xem kỹ tay chân da dẻ có đẹp không, kẻo dính ô nhiễm, độc hại thuốc sâu thuốc rầy gì đó rồi lở loét lúc nào không biết, hay lại u xơ cái gì đó mà đóng tiền oan cho bệnh viện thì phí công gom góp cả đời mất
còn nếu có khỏe mạnh dài dài, mới có sức để đi kiếm vài con gà chín cựa về nhậu cho đã, con gà cổ truyền của VN đang được khôi phục đấy bác ạ. mà phải là gà nuôi tự nhiên mới ngon, chứ không mà nuôi cám cò thì chẳng hơn gì lơ go, lương phượng ... ngoài ra nếu có dư tiền, đi mua ngay cái máy lọc nước bác ạ, đề phòng cho con cháu khỏi uống phải nước có ô nhiễm. nếu còn dư nhiều, bác hãy đọc một ít sách về điều hòa không khí nhé, rồi làm 1 con 2 chiều để hưởng thụ cho đã đời, đông ấm hạ mát, bõ công dãi nắng dầm mưa, có tốn vài hột điện không đáng, chỉ cách rách thỉnh thoảng phải bảo dưỡng, kẻo thiếu ga non điện nó cháy toi. có điều khi mua cẩn thận kẻo dính hàng nhái hàng đểu bác ợ.

Xin cảm ơn , nhưng xin nói rằng , cái vụ ngọt hóa bán đảo cà mau ) và đồng bằng sông cửu long , thất bại hoàn toàn , tôi tin rằng có rất nhiều tiến sỹ nọ quy hoạch cái này , một bọn trí thức chính quy đấy chứ
họ biết một mà chẳng biết hai , ai chả biết đưa nước ngọt vào để ém phèn rồi cấy lúa , họ dốt không biết hai là giá thành một kg lúa sẽ rất cao , trong khi đó nuôi tôm , cá thì không cần ngọt hóa , cứ làm đìa mà nuôi , lợi gấp 10 lần , chi phí thấp , tiếc rằng dân ta tham thả thâm canh mạnh quá nên rủi ro cao , còn nếu cứ quảng canh cũng gấp nhiều lần lúa ,
tuy nhiên dân ta xã hội ta , , hiện nay vẫn phải trả lương cho nhưng bọn kỹ sư , tiến sĩ vô dụng ấy lương tháng , quả là nghịch lý , và phí cả của giời
http://vietbao.vn/Kinh-te/Du-an-ngot-hoa-ban-dao-Ca-Mau-Lang-phi-1400-ty-dong/65092266/87/


-----------------------------câu chuyện giống lúa ...
trân châu lùn , mộc tuyền .. tiếc rằng nó cũng lại của trung quốc đấy ạ
các giống này nó nằm trong bộ giống nông nghiệp : gồm cá trắm cỏ , mè trắng hoa nam , cây gỗ sa mộc . giống lúa trân trâu lùn , mộc tuyền , bao thai hồng , bao thai lùn ...
là những tiến bộ kỹ thuật ủa trung quốc giúp việt nam lúc đó ( những năm 60 thế kỷ trước )

--------------------------------
chuyện khoa học nông nghiệp việt nam ? tôi cũng xin nói thẳng , 80% là bọn ăn hại , chúng chỉ chăm chăm xin các dự án .. để chén tiền nhà nước thôi , còn công trình của bọn chúng thì không ứng dụng được , hoặc đút ngăn kéo , tôi làm dự án với họ rồi chả lạ
chỉ có một số nhà khoa học có tâm huyết thôi , nhưng họ một là quá nhiều việc , hoặc họ đi làm cho công ty ngoại quốc , hoặc tự họ lập công ty , họ chả liên quan đến ban nọ ngành kia đâu
-------------------------
cơ khí nông nghiệp :
hiện nay chuyện trâu đỏ thay trâu đen là phổ biến , và các máy móc nông nghiệp khấc đều đã được sử dụng rất nhiều
nhưng vận hành thì là nông dân , sửa chưa là thợ cơ khí ở làng hoặc tự nông dân sửa chữa , tuyệt nhiên không có , hoặc rất ít những anh kỹ sư cơ khí nông nghiệp làm việc này ( có thể họ bận ngâm cứu vĩ mô trên giời )
nhớ trước kia cả một tá kỹ sư , rồng rắn từ cấp xã phường lên huyện tỉnh , cả một đàn trâu đỏ nhập từ liên bang xô viết về , toàn trí thức xịn ...
nhưng chúng chỉ làm được mội một việc là : LÀM CHO DÂN ĐÓI
 
Last edited by a moderator:
Hai bác Tonhia và Tiêudien cũng chạc tuổi nhau, sự từng trải tôi nghĩ cũng như nhau nhưng tôi nghĩ bác tonhia là người đang làm trực tiếp nên về phần thực tế có sát hơn. Bác tiêudiên ở TP nhưng bác nói đúng về mặt vĩ mô....đặc biệt bác nhân xét về người ND tương đối đúng. Bác tiêudiên ạ. Tonhia đang là 1 ông chủ lớn nên khi gặp vấn đề lớn cần đến kỹ thuật (đã xảy ra) các anh kỹ thuật viên nọ, viên kia chả giúp được gì sau này tự mầy mò lại khoẻ.....thế mới nói kỹ thuật, khoa học chả giúp cho bác ấy nhiều...họ còn đi kiếm cơm nuôi vợ con....lo gì việc cho mình.
Bác tiêudiên nói đúng mấy chục năm trước nhà nước ta đã đầu tư cho Kh, kt và cũng có nhiều thành quả đạt được cho dân no âm, thành tích có nhiều, đê tài có nhiều...nhưng phần đông trong số đó vẫn năm trong tủ..kèm theo dân ta hay làm theo kinh nghiệm nên kh, kt ít đất sống trong nông nghiệp.....nhưng tôi tin rằng nó sẽ phát triển trong tương lai gần.
Hai bác hiện là kho tư liệu, kn tươi sống của nền nông nghiệp ...và các bác cũng biết dân mình chỉ lo chống chứ không phòng....vậy nên chỉ khi có bệnh mới vái tứ phương....nhiều bệnh vào đến viện K mới biết....mà đâu có đi khám định kỳ.
Các nước họ mở cửa sớm họ cũng mất nhiều chứ, nhưng họ cũng có đc nhiều khi CN phát triển, dân họ có việc làm kỹ thuật cao, thu nhập cao, con em học cao trong nền công nghiệp kỹ thuật cao, dân trí cao....dù có mất mát gì thì cái họ được như thế là ổn......còn mình giữ khư khư dân nghèo, kỹ thuật thấp, thu nhập thấp, giáo dục thấp. Còn bác tieudien nói toàn đồ TQ,NB....người VN mình chỉ thông minh láu cá thôi không nghiên cứu đc gì nhiều đâu....tôi nghĩ 1 cái đầu không bằng nhiều cái đầu bọn tàu đông hơn nên có nhiều sáng kiến ứng dụng là phải rồi nhiều khi nó nghĩ luôn hộ mình bác ạ.....theo em sống cạnh tàu em cứ nghĩ là mình ở cạnh nhà nguyễn tấn Dũng cho nó lành...ho he có đứa đến đập ...chả dại....
Có gì không phải hai bác bỏ quá cho

tôi cũng gặp nhiều ông chủ lớn rồi bạn ạ.
hoặc là đi ô tô, ở biệt thự, nhưng nợ đìa ra, hoặc là trốn nhà lên rừng tránh nợ, hoặc là đang trở thành con gà béo cho dân chợ trời nó rỉa lông .... còn không thì cũng giống dương chí dũng ôm tiền nhà nước ...
các chủ trại hiện nay ít người giỏi kỹ thuật, thường tự mò mẫm, may ăn thua chịu, thay đổi thời cuộc dễ trắng tay vì không nắm được kỹ thuật mới, nhưng đầu có cục sạn to tướng, nói cái gì cũng không nhập được, nhưng lên chỗ đông thì phách lối đòi đuổi nọ đánh kia. đa số thường có kết cục lắm bệnh, tốn tiền rồi lễ bái lung tung, y học không nghe lại nghe lang băm, dễ say rượu trúng gió, bất đắc kỳ tử lắm, rồi con cái cờ bạc đâm chém ... đó là con đường tất yếu của những người coi thường kiến thức bạn ạ. kiến thức không cơ bản, lại hung hăng có nắm tiền vung ra, không phải cái hay, và tất nhiên ai gieo quả gì gặt quả nấy.
bạn là người có hiểu biết đấy, nếu có dịp ae mình giao lưu nhé
 
tôi cũng gặp nhiều ông chủ lớn rồi bạn ạ.
hoặc là đi ô tô, ở biệt thự, nhưng nợ đìa ra, hoặc là trốn nhà lên rừng tránh nợ, hoặc là đang trở thành con gà béo cho dân chợ trời nó rỉa lông .... còn không thì cũng giống dương chí dũng ôm tiền nhà nước ...
các chủ trại hiện nay ít người giỏi kỹ thuật, thường tự mò mẫm, may ăn thua chịu, thay đổi thời cuộc dễ trắng tay vì không nắm được kỹ thuật mới, nhưng đầu có cục sạn to tướng, nói cái gì cũng không nhập được, nhưng lên chỗ đông thì phách lối đòi đuổi nọ đánh kia. đa số thường có kết cục lắm bệnh, tốn tiền rồi lễ bái lung tung, y học không nghe lại nghe lang băm, dễ say rượu trúng gió, bất đắc kỳ tử lắm, rồi con cái cờ bạc đâm chém ... đó là con đường tất yếu của những người coi thường kiến thức bạn ạ. kiến thức không cơ bản, lại hung hăng có nắm tiền vung ra, không phải cái hay, và tất nhiên ai gieo quả gì gặt quả nấy.
bạn là người có hiểu biết đấy, nếu có dịp ae mình giao lưu nhé

Ôi bác ơi ,bọn chủ nhà nước ây nói làm chi , chúng tôi chân lấm tay bùn thôi ,chả mánh mung gì đâu ,chúng tôi chỉ cần nhà nước nói đi đôi với làm là đủ , ngăn chặn hàng nhập lậu là đủ
muốn vượt sông , thì phải biết bơi , không biết bơi phải sắm thuyền ...
muốn mảnh đất , thửa ruộng kiếm được nhiều tiền , nhiều lợi nhuẩn , không ai rõ bằng người nông dân
còn chuyện trái gió , trỏ trời .., xin lỗi bác chứ đến tổng thống ô ba má , nhiều khi cũng bất ngờ luôn , mầy tay cò đất ở hà nội tôi tin 80% đại học cả đấy ,
_ nợ ư ? nông dân ,chủ trang trại hiện nay nợ ít nhất và ít có nợ xấu , ở đâu tôi không biết , chứ nơi tôi ngân hàng thi nhau chăm sóc , tranh nhau cho vay đấy
-chuyện mê tín dị đoan ... bác xem lại thế nào chứ , tôi thấy đi lễ bái , nhiều tiền , lễ nhiều toàn xe biển xanh thôi , Nó phù hợp với câu : PHÚ QUÝ SINH LỄ NGHĨA
bọn nông dân to lắm chỉ là con gà cỗ xôi là hết phép
* chúng tôi không coi thường kiến thức , không coi thường sách , ngược lại chúng tôi rất tôn trọng và khuyến khích đọc sách , ....
Vấn đề đáng bàn ở đây là : đánh giá đúng tầm mức và vai trò của nông dân việt nam , và vai trò của trí thức việt nam thời gian vài thập kỷ vừa qua mà thôi
những bằng chứng tôi đưa ra cũng nhiều rồi đấy
chúng tôi tôn trọng , học tập và nâng niu TRI THỨC của nhân loại ,còn coi thường nếu không nói là khinh bọn trí thức , trí ngủ hiện nay chỉ làm cho dân nghèo đi thôi
 
Thôi em xin hai bác.....cái gì cũng cần có thời gian. Theo hai bác Bác sĩ và bệnh nhân ai phải chạy tới nhà ai.....tư duy dân mình còn lâu mới thay đổi được,,.chắc lúc đó em và các bác đi mây về gió rồi....quay lại chỷ đề chính thôi.
Dù sao thì nông dân vẫn còn đứng dưới tru thức một bậc...trí thức cũng cần có thực tiễn để chứng minh thành quả....hai bác ạ
 
Thôi em xin hai bác.....cái gì cũng cần có thời gian. Theo hai bác Bác sĩ và bệnh nhân ai phải chạy tới nhà ai.....tư duy dân mình còn lâu mới thay đổi được,,.chắc lúc đó em và các bác đi mây về gió rồi....quay lại chỷ đề chính thôi.
Dù sao thì nông dân vẫn còn đứng dưới tru thức một bậc...trí thức cũng cần có thực tiễn để chứng minh thành quả....hai bác ạ

tôi vốn không thích tranh luận kiểu cãi văng mạng, bất chấp đúng sai. vì lịch sử đã chứng minh rồi, những tên tuổi lớn như lương đình của, võ tòng xuân ... có ảnh hưởng thế nào với nông nghiệp chắc người hiểu biết ai cũng ghi nhận, những kết quả khoa học nông nghiệp của VN về nhiều mặt chắc không ít người biết, những nền tảng khoa học kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp lớn thế nào chắc cả người mù chữ cũng hiểu .... nói đơn giản đồng bằng cửu long nước lũ về mênh mông thì ai dám bảo nuôi tôm hơn làm lúa, mà tranh luận mãi thật là buồn. còn kênh mương, bơm cấp thoát không có người làm thì mấy vụ bão lụt chắc nông dân sung sướng lắm ?
chỉ tiếc có người cứ nghiến răng mà nói nhà nước nọ kia, trong khi họ hưởng lợi từ nhà nước không ít.
tất nhiên, cái vụ này nọ thì nhà nước cũng nhiều chuyện, và dân cũng thiệt hại, nhưng không thể đánh đồng những người tài ba với những kẻ sâu mọt được.
đó cũng là một số điều trao đổi về nhiều lĩnh vực, hy vọng có ích cho những bạn trẻ khởi nghiệp, nên tôi mới nêu lên, chứ không vì thích ăn thua với ai.
tôi cũng trải nghiệm nhiều chuyện rồi, và quá hiểu chuyện nhân quả. thời buổi thị trường, ai khéo thì tồn tại, còn không thì sẽ tự chịu hậu quả thôi, có gì phải băn khoăn chứ.
 
Thôi em xin hai bác.....cái gì cũng cần có thời gian. Theo hai bác Bác sĩ và bệnh nhân ai phải chạy tới nhà ai.....tư duy dân mình còn lâu mới thay đổi được,,.chắc lúc đó em và các bác đi mây về gió rồi....quay lại chỷ đề chính thôi.
Dù sao thì nông dân vẫn còn đứng dưới tru thức một bậc...trí thức cũng cần có thực tiễn để chứng minh thành quả....hai bác ạ

Chào em
vói em chắc em rõ anh hơn ai hết trên diễn đàn này
chuyện em nói là đúng , có bệnh phải gọi bác sĩ , đúng thôi , nhưng bác sĩ như thế nào mới được , tôi đã từng biết đại đa số bọn trí thức việt nam là trí ngủ
-tôi có cơ sở hẳn hoi đấy , như em đã biết , dự án cá lồng của cha con ông tráng ở nam định , ông bị chết vài trăm triệu bởi dịch bệnh , có ngài trí thức nào không ? có chứ , có nhiều , rất nhiều là khác , nhưng họ bó tay
vậy ông tráng thế nào ? ông chỉ học hết cấp 2 ( hệ 7/10) nhưng nay ong ấy đã làm chủ được vấn đề , năm nay ông ta kiếm khá nhiều tiền
_ tôi không coi thương tri thức , ngược lại rất tôn trọng và chính nó là chìa khóa để thành công
cái coi thường và đáng khing , là bọn mang danh trí thức mà ngu như lợn
như bạn đã biết , cá GIÒN là loại thực phẩm cao cấp , hiện giá cao , chúng tôi bán tại chỗ 150 ngàn / kg , bọn trung quốc nó ăn chán rồi , nó làm chán rồi nay ta học lỏm mới làm được , còn bọn trí ngủ việt nam thì sao ? xin lỗi chứ bọn chúng, nhiều thằng, kể cả đang làm trong ngành thủy sản còn chưa biết mùi nó ra sao
lại còn chuyện thế này nữa chứ :

http://www.youtube.com/watch?v=B1N2nWexooo
- còn con cá tầm nữa , tại sao bọn tàu nó có giá rẻ , thôi thì địa lợi của nó ta không tính , nhưng thức ăn của nó rất rẻ chỉ có 20 ngàn 1/kg thôi , tại sao bọn trí ngủ của ta không làm được nhỉ , có cat một đàn , một đống viện nọ , viện kia .. sao hèn thế nhỉ
--------------------------------------
chuyẹn con trạch đồng , hôm đó bạn có nói về con này , và tôi cũng đi tìm hiểu thực tế
thông qua nhiều nguồn thông tin , kể cả những người dân ở tứ kỳ ..
thấy không được , và thực tế thời gian nó chứng minh cho việc đó là thất bại

--------

tôi vốn không thích tranh luận kiểu cãi văng mạng, bất chấp đúng sai. vì lịch sử đã chứng minh rồi, những tên tuổi lớn như lương đình của, võ tòng xuân ... có ảnh hưởng thế nào với nông nghiệp chắc người hiểu biết ai cũng ghi nhận, những kết quả khoa học nông nghiệp của VN về nhiều mặt chắc không ít người biết, những nền tảng khoa học kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp lớn thế nào chắc cả người mù chữ cũng hiểu .... nói đơn giản đồng bằng cửu long nước lũ về mênh mông thì ai dám bảo nuôi tôm hơn làm lúa, mà tranh luận mãi thật là buồn. còn kênh mương, bơm cấp thoát không có người làm thì mấy vụ bão lụt chắc nông dân sung sướng lắm ?
chỉ tiếc có người cứ nghiến răng mà nói nhà nước nọ kia, trong khi họ hưởng lợi từ nhà nước không ít.
tất nhiên, cái vụ này nọ thì nhà nước cũng nhiều chuyện, và dân cũng thiệt hại, nhưng không thể đánh đồng những người tài ba với những kẻ sâu mọt được.
đó cũng là một số điều trao đổi về nhiều lĩnh vực, hy vọng có ích cho những bạn trẻ khởi nghiệp, nên tôi mới nêu lên, chứ không vì thích ăn thua với ai.
tôi cũng trải nghiệm nhiều chuyện rồi, và quá hiểu chuyện nhân quả. thời buổi thị trường, ai khéo thì tồn tại, còn không thì sẽ tự chịu hậu quả thôi, có gì phải băn khoăn chứ.

Ô bác ơi , bác lại nóng rồi , nhà em toàn nói thật thôi đấy chứ
- lương định của , vó tòng xuân .... vâng . những tên tuổi lớn , đúng , những tác giả của các giống lúa nổi tiếng : nn 8 , nn1A, rồi các giống thuộc dòng MT
những ông: phan phải .. nguyễn lân hùng ..bùi quang tề chúng tôi trran trọng lắm
Đó là những trí thức thực sự , những người thầy , những người đã mang lại nhiều no ấm cho người việt nam
còn đại đa số , xin lỗi bác bọn chúng toàn ăn hại
---------------------------------
chuyện lũ sông cửu long ?
bác ơi em là một trong nhưng người chứng kiến vụ đó đấy , ban đầu định đắp đê như ngoài bắc , rồi ngọt hoa bán đảo cà mau ....
chỉ có kênh thoạt lũ ra biển tây là có hiệu quả thôi
và bây giờ như bác biết đấy : CHUNG SỐNG VỚI LŨ , đó là khoa học nhất , và sự thật đã là như vậy
chống giời thì chống làm sao được , đó là ý tưởng của bọn trí thức toi cơm , không bằng con bò

--------------------------------------
những ai hưởng lợi từ những quy hoạch của bọn trí ngủ thì tôi biết , biết nhiều
nhưng với tôi thì không , ngàn lần không , ngược lai những công trình thủy lợi của các ngài ấy hiện như là một trò cười đấy
như bác biết trước đây htx nào chả có trạm bơm điên , bơm dầu ... những công trình ấy đều do các trí ngủ vạch vẽ ra cả đấy tốn biết bao nhiêu tiền của , nhưng đói vẫn hoàn đói
nay thì sao ? sản lượng lương thực tăng gấp bội tới mức nhất cả hoàn cầu , ấy thế mà các trạm bơm tưới tiêu ây ngày càng mai nột , không phát huy hiệu quả , phá bỏ dần ..... những công trình ấy , nhiều cái như những cái chứng tích của một thời đói khổ , vài hôm nưa em chụp vài cái cho các bác coi cho vui
 
Last edited by a moderator:
Em ủng hộ bác tonhia.không ai xem thường trí thức,nhưng h đụng chỗ nào cũng thấy tri thức rởm. Toàn ăn hại,báo cáo láo. Người dân tiếp xúc với thành phần này nhiều quá,nên h đánh đồng trí thức thật với bọn cơ hội.
Có lão chủ tịch hội nông dân huyện mình,lần đầu nghe lão nói thì mát dạ mát gan,hùng hồn lắm...tiếp xúc vài lần thì hóa ra lại là loại mọt dân,ăn hại. Ráng leo cho thật cao để đc hưởng nhiều bổng lộc thôi. Hại dân đúng hơn là giúp dân...
Bọn cơ hội nhiều chật cả cái đất nước này rồi,đừng trách sao những người nông dân như chúng ta khôn còn tin tưởng đc.
 
Em ủng hộ bác tonhia.không ai xem thường trí thức,nhưng h đụng chỗ nào cũng thấy tri thức rởm. Toàn ăn hại,báo cáo láo. Người dân tiếp xúc với thành phần này nhiều quá,nên h đánh đồng trí thức thật với bọn cơ hội.
Có lão chủ tịch hội nông dân huyện mình,lần đầu nghe lão nói thì mát dạ mát gan,hùng hồn lắm...tiếp xúc vài lần thì hóa ra lại là loại mọt dân,ăn hại. Ráng leo cho thật cao để đc hưởng nhiều bổng lộc thôi. Hại dân đúng hơn là giúp dân...
Bọn cơ hội nhiều chật cả cái đất nước này rồi,đừng trách sao những người nông dân như chúng ta khôn còn tin tưởng đc.
Nói chuyện này thì buồn cười lắm , cười lăn , cười lóc .. chuyện bọn trí thức nó quy hoạch vùng cây rau màu cùng bọn khuyến nông , ( toàn tốt nghiệp đại học , thạc sĩ , tiến sĩ hẳn hoi )
vận động quy hoạch vùng trồng dưa gang để xuất khẩu , năm đóp có ông chú vợ đi i rác về , được lãnh 40 triệu tiền bồi thường , lúc ấy to lắm mua được nhà ở tỉnh luôn , nhưng ông muốn đầu tư sản xuất , đất cồn bãi nhiều sẵn có tiền , và ông trồng dưa gang , để xuất khẩu như các nhà trí thức khuyên .....
giống họ cấp không mất tiền , còn ông thuê máy kéo , máy cày , nhân công .... làm ăn "nhớn", cây phát triển tốt đẹp , quả nhiều lắm , hứa hẹn thắng lợi to
NHưng không phải đơn giản như vậy , bọn đài loan nó chỉ mua quả thẳng , và nhỏ ( loại bao tử ) còn khù khằm , to quá cỡ thì không mua
kết cục là thua trắng tay , vì rằng những thứ này , đòi hỏi công nghệ rất cao thì mới có ăn , ví dụ : tưới phải có thiết bị tự động , tốn ít nước , tốn ít nhân công , máy phun thuốc bảo vệ thực vật là loại hiện đại ( bơm điện hoặc máy nổ )
tóm lại phải cơ giới hóa , điện khí hóa , xài ít nhân công .. để hạ giá sản phẩm

ông chú tưởng bở , nghe bọn trí thức rởm nó xui dại , chỉ trong vòng 6 tháng , tan luôn căn nhà ở tỉnh hoặc một con xe dream lúc đó
lại còn báo hại cho bọn trẻ trong làng , khi tháo khoán cánh đồng dưa , chúng thích quá , thi nhau nhảy xuống vặt ăn , ăn nhiều quá , nhiều đứa bị say , phải đưa đi viện cấp cứu , rất may không đứa nào làm sao cả

nhân chuyện trí thức rởm , thủ tướng có thể thải loại tới 30 % trí thức về đuổi gà đấy , nói chứ bọn đấy đuổi gà cũng chả xong , vợ nó còn mắng cho nữa ấy
chả biết có giống bọn bách hóa , lương thực năm xưa nữa không ( 1989)
 
Sặc.Bạn QH nghe luận nghề nông mà lùng bùng rồi.Mà các bác đều có phần đúng đó vì nó là k nghiệm xương máu rút ruột viết ra .1 khi bắt tay làm nên chú ý tới mấy tay đphương,thú y...họ tự tìm tới kiếm mồi nhậu or độ nhậu chùa, còn đừng mong tìm họ khi có việc.nông dân m tây sống chung với lũ thì minh sống chung với quỷ đi hả.May mắn gặp bác thú y nào chán đời về vườn sớm gần nhà là kết huynh đệ liền.
 
Nói chuyện này thì buồn cười lắm , cười lăn , cười lóc .. chuyện bọn trí thức nó quy hoạch vùng cây rau màu cùng bọn khuyến nông , ( toàn tốt nghiệp đại học , thạc sĩ , tiến sĩ hẳn hoi )
vận động quy hoạch vùng trồng dưa gang để xuất khẩu , năm đóp có ông chú vợ đi i rác về , được lãnh 40 triệu tiền bồi thường , lúc ấy to lắm mua được nhà ở tỉnh luôn , nhưng ông muốn đầu tư sản xuất , đất cồn bãi nhiều sẵn có tiền , và ông trồng dưa gang , để xuất khẩu như các nhà trí thức khuyên .....
giống họ cấp không mất tiền , còn ông thuê máy kéo , máy cày , nhân công .... làm ăn "nhớn", cây phát triển tốt đẹp , quả nhiều lắm , hứa hẹn thắng lợi to
NHưng không phải đơn giản như vậy , bọn đài loan nó chỉ mua quả thẳng , và nhỏ ( loại bao tử ) còn khù khằm , to quá cỡ thì không mua
kết cục là thua trắng tay , vì rằng những thứ này , đòi hỏi công nghệ rất cao thì mới có ăn , ví dụ : tưới phải có thiết bị tự động , tốn ít nước , tốn ít nhân công , máy phun thuốc bảo vệ thực vật là loại hiện đại ( bơm điện hoặc máy nổ )
tóm lại phải cơ giới hóa , điện khí hóa , xài ít nhân công .. để hạ giá sản phẩm

ông chú tưởng bở , nghe bọn trí thức rởm nó xui dại , chỉ trong vòng 6 tháng , tan luôn căn nhà ở tỉnh hoặc một con xe dream lúc đó
lại còn báo hại cho bọn trẻ trong làng , khi tháo khoán cánh đồng dưa , chúng thích quá , thi nhau nhảy xuống vặt ăn , ăn nhiều quá , nhiều đứa bị say , phải đưa đi viện cấp cứu , rất may không đứa nào làm sao cả

nhân chuyện trí thức rởm , thủ tướng có thể thải loại tới 30 % trí thức về đuổi gà đấy , nói chứ bọn đấy đuổi gà cũng chả xong , vợ nó còn mắng cho nữa ấy
chả biết có giống bọn bách hóa , lương thực năm xưa nữa không ( 1989)

Bác kể chuyện em cười vãi.Chê lắm thì người ta lại bảo bất mãn,nhìn đời đen tối. Nhưng em bảo thật các bác chứ cứ ai mà đã tiếp xúc nhiều thì đều rõ cái kiểu hình thức,nói nhiều làm ít. Đôi lúc tiếp xúc thì thấy đạo mạo,nghiêm túc và chỉnh tề lắm. Nhưng thật sự hèn hạ.

Em xin lỗi các bác đang làm trong các cơ quan liên quan đến nông nghiệp mà có tâm huyết! Nhưng để lấy lại niềm tin của nông dân thì hãy làm gì đó có ích cho nông dân trước khi được phép tự ái.

Các bác bảo nông dân thiếu kiến thức, tiếp thu kém bọn em ghi nhận,chưa bao h cãi, nếu công bằng bọn em ns những cái ko đc của người mang danh trí thức thì các bác cũng cấm đc cãi.
 


Back
Top