Cần sự tư vấn để bắt đầu nghề nông, xin chân thành cám ơn các anh chị cô chú...

  • Thread starter Quoc Hieu
  • Ngày gửi
Xin kính chào các anh chị cô chú bác trong diễn đàn.

Em tên Hiếu, 1977, đã lập gia đình & chưa có con. Gia đình em ở Q12, TpHCM. Từ trước khi cưới vợ tới giờ đã hơn 5 năm, em loay hoay mãi với các nghề thiết kế nội thất, 3D, thậm chí cả cày game online nước ngoài kiếm tiền, cái gì ra tiền khá hơn đi làm công là em làm, em thích tự chủ công việc & thu nhập. Nhưng do vợ em mất sức lao động, cô ấy là người khuyết tật, em thấy nếu cứ tiếp tục làm "thợ hồ" tháng kiếm chục triệu không cách nào vươn lên được, cuộc sống càng không ổn thì em càng chưa muốn có con mà tuổi vợ em ngày càng lớn, đủ thứ lo lắng.

Em được gia đình cho khoảng 800tr từ khi lập gia đình, nhưng đã từ lâu không dám động tới, chỉ gửi ngân hàng xem như đó là thu nhập ổn định cho vợ mình an tâm. Nhiều lần em tính liều mở quán này nọ (như quán cơm, bida, quán nhậu..v...v...) nhưng cuối cùng ngưng lại, vì biết vợ ko thể giúp mình, lại thấy nguy thất bại trong thành phố quá lớn, do em ko có khả năng điều khiển người khác như nhân viên, ko thích luồn cúi các chú bác ở cơ quan nhà nước, lại ko thích chỗ đông người. Gần đây em nhận ra có một môi trường hợp với tính cách của mình, đó là làm nông. Tình cờ vào được agriviet em như lạc vào thế giới mà mình lãng quên vậy, đọc mãi đọc mãi mà không biết chán, như tìm thấy con đường đi của mình vậy.

Nay em đã bàn với vợ quyết định sẽ dùng tiền mua đất lập trang trại, chăn nuôi. Điều em thấy vui nhất đó là em có thể làm việc, còn vợ chỉ lo việc nhà, không kéo vợ vào công việc như các ngành buôn bán khác. Trong đầu em đang nghĩ tới mua đất thật rẻ ở các vùng xa xôi hẻo lánh, càng rẻ càng tốt để lấy vốn còn lại nuôi bò sữa, tranh thủ nuôi thêm các gia súc, gia cầm khác, áp dụng kỹ thuật khoa học công nghệ từ các kinh nghiệm trên agriviet & internet để cải tạo đất, chất lượng sản phẩm & thậm chí nghiên cứu sản xuất sản phẩm tại chỗ. Nếu cần thiết thì học lái xe & mang sản phẩm đi bán tận các công ty thu mua.

Em mong được các anh chị, cô chú bác trên diễn đàn, bằng kinh nghiệm thực tế của mình, cho em vài lời khuyên để chỉnh sửa lại kế hoạch mà em sẽ trình bày ở dưới đây:
1/ Đọc được thông tin các anh chị đang bán đất nông nghiệp ở Củ Chi, Cẩm Mỹ Đồng Nai, Long Thành, Bảo Lộc, Đức Trọng... em nhận ra mình có thể mua được ~1-2ha trong tầm 250tr, em không ngại xa, vùng cao nguyên lạnh lẽo hay gần Bà Rịa nắng gió cũng ko ngại. Vậy câu hỏi thứ nhất, thật ra em nên chọn vùng đất nào để lập trang trại nuôi bò tốt nhất, liệu có nên thuê đất, hay mua đất trồng rừng giá siêu rẻ về lập trang trại, thấy họ rao hợp đồng còn vài chục năm, nếu làm ăn phát đạt thì em dành dụm mua đất sau cũng được, liệu có thể mua lại của nhà nước?.

2/ Em đã đọc rất nhiều bài viết về các thiết bị công cụ, lương thực, thuốc & các giống cỏ, giống bò... Thấy rằng nếu tiết kiệm được tiền, không tiêu sai, thì chắc chắn hiệu quả làm nông tăng lên rất nhiều. Nhưng nên bắt đầu mua cái gì trước mới khó, vì ko thể mua tất cả, gặp sự tư vấn ở đâu, liệu họ có sẵn lòng truyền nghề, có nên thuê kỹ sư lập kế hoạch, hay nhận hợp tác với công ty (như Vinamilk) hay gặp trực tiếp địa phương nơi mình mua đất (như Sở khuyến nông) để nhận sự đỡ đầu hướng dẫn, dĩ nhiên em sẽ dành chi phí riêng cho những người hướng dẫn. Và liệu có nên mua máy cày, máy chế biến thức ăn cho gia súc, có nên mua nhiều tủ lạnh để trữ sữa, xây nhà kho lớn để chứa thức ăn làm sẵn cho gia súc, có nên mua xe tải để sẵn trong nhà?..v..v...

3/ Liệu một mình em có thể quản lý một trang trại với khoảng 20 con bò sữa, 10 bò con, một ha trồng cỏ cho bò, và vài chuồng gia cầm khác (như gà, vịt, ngỗng..v...v..) mà không phải thuê người? Em không ngại khó, có người làm được thì em sẽ làm được, một ngày làm việc 12 tiếng với em ko thành vấn đề. Và dù có làm được một mình, thì liệu có nên thuê thêm nhân công để tăng năng suất? Em thấy khả năng tìm tài liệu hướng dẫn, sách vở & video của mình cũng khá tốt, nên em có thể chuẩn bị kiến thức, nhưng có nên "đi học" trước khi làm thật?

4/ Trước khi mua đất, liệu có nên vác ba lô lên cùng vợ làm một chuyến thực tế từ Củ Chi, tới Đồng Nai, sang Long Thành, ra Bà Rịa rồi lên Bảo Lộc, Đắc knông..v..v.. để tham khảo kinh nghiệm, họ có tiếp người lạ cũng đang muốn làm chung nghề hay không? Hay là bắt tay vào làm ngay, dựa vào những kinh nghiệm trên internet mà thực hiện, đỡ tốn tiền & thời gian đi khắp nơi. Liệu em mua đất rẻ ở vùng hẻo lánh, chuyên tâm tìm hiểu & thu hoạch, dùng xe tải chạy xa một chút để giao hàng hóa, hay nên bỏ thêm tiền, mua đất ít hơn, mắc hơn, nhưng gần với những "hàng xóm" cùng nuôi bò sữa vốn đã có tiếng tăm trong vùng để bán sản phẩm cho họ hoặc mua lại thức ăn gia súc từ họ, hoặc ít nhất để an ninh hơn vùng ở xa dễ bị trộm cướp cũng như nếu ở gần thì bác sĩ thú y có thể lên trang trại ngay...

5/ Với 800tr, em dự trù 250-300tr mua đất nông nghiệp, 200tr để xây nhà cấp 4 + chuẩn bị cơ sở hạ tầng như xây chuồng trại, hệ thống tưới cỏ, máy nông nghiệp, 200tr để chuẩn bị bò giống + các thứ lương thực thuốc men & công cụ lẻ tẻ liên quan, 100tr để phòng thân bệnh tật, chi phí điện nước + lo ăn uống trong nửa năm đầu không có thu nhập. Như vậy có liều quá & đã hợp lý hay không, em chưa biết nên mua các loại máy nông nghiệp (máy cày, máy làm đất, máy phát điện hay máy làm thức ăn...) gì, giá bao nhiêu, nên nhắm 200tr thấy có vẻ thiếu?

6/ Liệu có sinh bệnh truyền nhiễm từ gia súc & gia cầm sang người? Có nên mua những bộ đồ bảo hộ lao động để phòng thân hay cứ xà lỏn áo thun mà làm, chi phí thuốc thang ngừa & chữa bệnh cho gia súc/gia cầm có cao không, sợ rằng 100tr còn lại bay cái vèo thì chắc em sụp hầm... Trong trang trại nuôi bò có nên dùng nền sinh học tự hủy phân & nước tiểu như các bài viết về chăn nuôi heo mà em đã đọc, hay giữ lại phân & nước tiểu bò để làm hầm biogaz, dùng làm phân nuôi cỏ, hay để bán..v..v.. Em có vốn kiến thức về lập trình cũng tương đối, liệu trong thời gian này, khi còn đang lên kế hoạch, có nên hợp tác cùng các anh chị cô chú bác ở agriviet để viết một phần mềm quản lý gia súc để cho mình và mọi người cùng dùng, hay là chăn nuôi chỉ cần cuốn sổ ghi chép là được.

---------------

Hiện tại em chỉ dám hỏi 6 câu hỏi trên do chỉ biết tới đó, và do thấy bài viết đã quá dài. Rất mong các anh chị cô chú bác dành thời gian giúp đỡ tư vấn, xin chân thành cảm ơn và kính chúc các anh chị cô chú bác cùng gia đình một năm mới đầy sức khỏe, hạnh phúc với công việc, luôn thành công trong những dự tính, vạn sự như ý!
 
hihi....
em đã bảo rồi, các bác không cẩn thận sẽ là con gà béo cho dân chợ nó rỉa lông thôi, nếu các bác coi thường kiến thức và khoa học kỹ thuật, cứ cắm đầu mà làm.
còn trí thức và kiến thức là 2 cái khác nhau.
bác có nhầm kiến thức là trí thức, là tại bác đấy.
còn em, nếu là người hiểu biết thì khác, còn nếu là người không hiểu biết mà hung hăng thì em yêu quý lắm, em cũng biết vặt lông gà mà.
hix, có chỗ nên nói, nhưng có chỗ phí lời, lại lỡ cơ hội cá kiếm thì uổng
 
Thực ra hiện nay các trí thức giỏi thực sự của nghề nông họ không ở trong biên chế đâu , họ thường là đi bán thức ăn , hay thuốc cho các công ty
thực sự giỏi họ lập công ty riêng , và tất nhiên những gì trí thức nhất thì họ lại cất đi làm vốn riêng của họ , họ chỉ xuất ra khi có giá mà thôi
 
tiện thể, nói thêm vài điều để ace tham khảo
bác tonhia với văn khí như vậy, có thể sơ bộ nói về bác thế này, tuy em chưa biết bác. bác là người thích làm lớn, nhưng công việc của bác đa phần kỹ thuật thấp, ít liên quan những lĩnh vực kỹ thuật cao như tự động, điện nóng, lạnh, vi sinh ... việc của bác nặng nhọc, tốn lao động. hàng của bác bán gía không cao, ăn về số lượng nên bác phải giao dịch nhiều, bị nợ nhiều, ép giá nhiều. bác làm vất vả, lại trong người có bệnh mà chưa biết, thành ra bác hay nóng nảy, thiếu kiên trì và thiếu khả năng đào sâu suy nghĩ. bác lại bị chèn ép nhiều do thiếu nhiều kiến thức xã hội như luật, tài chính, thuế ... và vì thế bác đã gặp nhiều quả đắng, bị giăng bẫy không ít, và dính đòn cũng đau. tất cả khiến bác cay đắng và tư duy lệch lạc, và cứ thế nên sẽ còn nhiều vấp váp không cần thiết
cổ nhân có câu : người ngu nói 10 câu cũng có thể có 1 câu đúng. những người có hiểu biết và kiến thức cao đều bình tĩnh, khiêm nhường và cầu tiến, chứ không có dạng tư duy như bác. bọn em dù có kém, nhưng luôn tôn trọng những người xung quanh, và cả những người trẻ cũng rất tôn trọng, vì mình tôn trọng họ, rất hay được họ tôn trọng, giúp đỡ và có những cái hay của họ đáng để mình học tập, và càng học như vậy thì cuộc sống mình càng đỡ khổ. có những thợ trẻ măng sửa điện tử cũng cho em những bài học quý, rồi một thợ hàn già có khi lại là người hỗ trợ mình rất lớn cũng như cho mình nhiều bài học quý giá mà không phải là đọc sách mà có. còn những người chuyên môn trong ngành dù rằng họ thế nào, nhưng nếu họ nói về chuyên môn, mình biết chọn lọc sẽ có được những cái vô cùng bổ ích. còn một người đối tác về làm ăn, buôn bán, dẫu phải cảnh giác nhưng nếu tinh ý, vẫn phát hiện được những cái hay đáng học từ họ, ngay cả những người quét rác, bán đồng nát .... đôi khi em vẫn học được điều hay nhờ họ. cả những khách hàng khó tính nữa, có thể họ cũng có cái hay cho mình : đó là thị trường, và mình cần phải làm việc với thị trường thế nào để có kết quả. ngay cả những người hung hăng, này nọ, nếu tinh ý và biết chọn lọc, vẫn có những điều có ích. và đôi khi còn phải rèn cách xử thế với họ, để đưa công việc đến chỗ thỏa đáng, và thậm chí để khách còn quay lại.
bác cứ tin rằng đây là em nói thực chuyện em, còn không có gì liên quan đến bác cả. vì cuộc đời này không ràng buộc ai, mỗi người tự chọn cách sống riêng, và tự chịu trách nhiệm về cái mình làm, và phán xét mình sẽ là thượng đế hoặc diêm vương.
chỉ là một vài điều muốn trao đổi lại với các bạn trẻ, theo đúng tinh thần của topic này thôi.
 
tiện thể, nói thêm vài điều để ace tham khảo
bác tonhia với văn khí như vậy, có thể sơ bộ nói về bác thế này, tuy em chưa biết bác. bác là người thích làm lớn, nhưng công việc của bác đa phần kỹ thuật thấp, ít liên quan những lĩnh vực kỹ thuật cao như tự động, điện nóng, lạnh, vi sinh ... việc của bác nặng nhọc, tốn lao động. hàng của bác bán gía không cao, ăn về số lượng nên bác phải giao dịch nhiều, bị nợ nhiều, ép giá nhiều. bác làm vất vả, lại trong người có bệnh mà chưa biết, thành ra bác hay nóng nảy, thiếu kiên trì và thiếu khả năng đào sâu suy nghĩ. bác lại bị chèn ép nhiều do thiếu nhiều kiến thức xã hội như luật, tài chính, thuế ... và vì thế bác đã gặp nhiều quả đắng, bị giăng bẫy không ít, và dính đòn cũng đau. tất cả khiến bác cay đắng và tư duy lệch lạc, và cứ thế nên sẽ còn nhiều vấp váp không cần thiết
cổ nhân có câu : người ngu nói 10 câu cũng có thể có 1 câu đúng. những người có hiểu biết và kiến thức cao đều bình tĩnh, khiêm nhường và cầu tiến, chứ không có dạng tư duy như bác. bọn em dù có kém, nhưng luôn tôn trọng những người xung quanh, và cả những người trẻ cũng rất tôn trọng, vì mình tôn trọng họ, rất hay được họ tôn trọng, giúp đỡ và có những cái hay của họ đáng để mình học tập, và càng học như vậy thì cuộc sống mình càng đỡ khổ. có những thợ trẻ măng sửa điện tử cũng cho em những bài học quý, rồi một thợ hàn già có khi lại là người hỗ trợ mình rất lớn cũng như cho mình nhiều bài học quý giá mà không phải là đọc sách mà có. còn những người chuyên môn trong ngành dù rằng họ thế nào, nhưng nếu họ nói về chuyên môn, mình biết chọn lọc sẽ có được những cái vô cùng bổ ích. còn một người đối tác về làm ăn, buôn bán, dẫu phải cảnh giác nhưng nếu tinh ý, vẫn phát hiện được những cái hay đáng học từ họ, ngay cả những người quét rác, bán đồng nát .... đôi khi em vẫn học được điều hay nhờ họ. cả những khách hàng khó tính nữa, có thể họ cũng có cái hay cho mình : đó là thị trường, và mình cần phải làm việc với thị trường thế nào để có kết quả. ngay cả những người hung hăng, này nọ, nếu tinh ý và biết chọn lọc, vẫn có những điều có ích. và đôi khi còn phải rèn cách xử thế với họ, để đưa công việc đến chỗ thỏa đáng, và thậm chí để khách còn quay lại.
bác cứ tin rằng đây là em nói thực chuyện em, còn không có gì liên quan đến bác cả. vì cuộc đời này không ràng buộc ai, mỗi người tự chọn cách sống riêng, và tự chịu trách nhiệm về cái mình làm, và phán xét mình sẽ là thượng đế hoặc diêm vương.
chỉ là một vài điều muốn trao đổi lại với các bạn trẻ, theo đúng tinh thần của topic này thôi.

Thực ra tranh luận nơi đây ,tôi chỉ nói ra những điều tai nghe ,mắt thấy như sự thật ở trên xã hội đã và đang diễn ra , không hề muốn dạy dỗ ai , hay chỉ trích riêng ai trong vấn dề này
nay ngài @ tiêu điểm, đã phát biểu như vậy , tức là đã khai hỏa trước ( chơi bẩn trước) vậy tôi vốn chất lính , trưởng thành từ lính , tuy ngắn chữ , nhưng cũng có thể tiếp ngài như thế này :

*Bố cháu nên làm nghề thầy bói thì hay ,bởi những bọn lắm của nhiều tiền vơ vét được, hay cho vợ đẹp đi xem bói đầu năm đấy ,may ra vỡ bẫm

*kinh quá , chuyên ngành của ngài tiêu điểm rộng quá hỉ , từ điện , điện tự động ... nhảy sang vi sinh học ...HĨ , những cái đó tôi chỉ được học trong trường phổ thông thôi , và tôi nghĩ chả biết để làm gì ,bởi chuyện đó sẽ có thợ họ làm ....
* ngài hãy đọc kỹ lại câu ca việt nam , dễ hiểu , dễ nhớ và ai cũng biết , để mà ngẫm cho kỹ ,ngài tiêu điểm thân mến :NHẤT NGHỆ TINH , NHẤT THÂN VINH
*xin lỗi tôi xem lại cho nhà ngài nhé : cái câu ca đơn giản nhất , của người việt , của dân tộc việt mà chưa ngẫm được kỹ , chưa hiểu thấu đáo , thì ngài CHỈ LÀ NGƯỜI ÍT HỌC , nếu có tí chữ thì chỉ là chữ của kẻ cơ hội , hô khẩu hiệu là to , giỏi luồn lách , lạy lục ..... và rất tham ăn , lắm dục vọng ,hay giở tiểu xảo( thủ đoạn ) với bạn bè , đồng sự , hay tráo trở , lật mặt ,,, lưỡi như lẫy nỏ , không đáng tin cậy
loại nhà ngài không dám ló mặt ra thương trường đâu , nếu có thò mặt ra ,với tư tưởng trong tâm như vậy ( vặt ), thì sớm muộn sẽ thất bại , ế sưng ế xỉa , lặt vặt , lừa đảo , không có hậu , không bao giờ trở thành người quản lý ( ông chủ) sẽ nghèo và sẽ dẫn đến hèn
-Nhớ những năm kháng chiến chống mỹ ở chiến trường , hô khẩu hiệu to nhất thì toàn bọn bần cố , nhưng khi ra trận thì trốn chui trốn lủi , và đặc biệt bọn này rất tham ăn

*Về bệnh tật của ngài thì có bệnh về TÂM ( trí não ) hoang tưởng ,đầu nóng , chân tay lạnh , hay đổ mồ hôi trộm , đêm ngủ hay mơ thấy ma quỷ hiện về , sống nhờ vợ con , và đặc biệt hãi vợ , bị vợ khinh khi
khi xưa nếu có làm công chức thì cũng thuộc loại công chức quèn , đổ bã chè cho xếp , đẩy đi làm phong trào , nói ai nghe thì nghe , không nghe thì thôi , chả chết ai , người có đầu óc quản lý ,chỉ huy không ai nghĩ và làm như vậy
*Về phong thủy đất cát nhà ngài : thì ÂM THỊNH DƯƠNG SUY , trên bảo dưới không nghe , luôn cho mình là nhất , là trung tâm ,nhưng vận đã hết , hoặc không có , thục lực không còn ,chỉ còn mớ lí luận xáo rỗng , lắm điều... , thành ra vợ khinh chồng , con không nghe bố
 
Last edited by a moderator:
Khiếp , ông này đúng là lính có khác , đánh cường tập thế này mỹ cũng phải thua là phải
tuy nhiên , chỉ được cái nói thẳng , thật , và đúng
nông nghiệp việt nam còn lâu mới ngóc đầu lên được , bởi bọn trí thức rô...:approve:zổm
 
Em ít chữ,chỉ nói được thế này. Nếu khuyên 1 ai đó mà có giọng điệu quả quyết,trịnh thượng thì trước tiên là kiến thức hạn hẹp,nhìn vấn đề nông cạn( có biết chó cuộc sống,hoàn cảnh của người ta thế nào đâu mà quả quyết). Ai như vậy có khuyên em em cũng xin tặng họ 1 nụ cười khẩy.

Sau nữa là đã đụng chạm thì ai cũng có cái sự khó chịu,cho mình là j mà chối cái sự khó chịu được. ( đến thầy chùa mà còn phải xin nghỉ tu 5' để chơi thằng bố láo mà) :)

Cuộc sống người ta chỉ TIN và NỂ kẻ làm được việc,không ai tin kẻ bẻm mép,hình thức,kiến thức xuông bao h.
 
Khổ lắm , nào tôi có muốn dạy dỗ ai đâu , thực tế nó vẫn diễn ra trước mắt mọi người đấy thôi , tôi không hề xem thường tri thức , vẫn luôn học hỏi thu thập hàng ngày
còn bọn nấp bóng trí thức , nhưng kỳ thực trí thức rởm , nửa mùa .... chuyên đi tổ chức hội thảo về phân bón , cây giống , thuốc nọ thuốc chai ... tôi chả lạ gì .BÀ CON HÃY CẢNH GIÁC
hãy xem những phân bón hà bắc , phú mỹ, lân lâm thao ... họ có bao giờ tổ chức hội thảo nhiều đâu , thế mà hàng triệu tấn nông dân vẫn sử dụng hàng năm , không thể thiếu được

* tuy nhiên các cụ ta vẫn có câu : CÓ CHÍ LÀM QUAN , CÓ GAN LÀM GIẦU , từ đó mà suy ra , ngẫm xem thực tế có đúng không ? riêng tôi tin là đúng
-ở đời bể học là vô bờ , không ai biết hết được , muốn thành công thì phải chấp nhận có thất bại , có học phí
quan trọng nhất là cách QUẢN LÝ RA SAO mà thôi
xin cảm ơn
 
đọc bài của bạn thấy giật mình, nguy hiểm quá, bạn sẽ phá sản nhanh chóng mất.
đầu tiên phải nói ngay thế này, hướng làm trang trại là tốt, nhưng cần nhiều kiến thức và kinh nghiệm. làm trang trại là sản xuất ra nông sản, thì có 2 mảng kiến thức về sản xuất và về thị trường. bạn cần phải giỏi về thị trường để bán được sản phẩm của mình và thu được tiền, có nghĩa là cần :
-biết nên làm sản phẩm gì
-bán cho ai
-giá cả, quy cách sản phẩm thế nào
-thanh toán thế nào-thu hồi nợ thế nào
muốn có kiến thức thị trường cần phải lăn lộn trong thị trường đã
về phần đất, cần có kiến thức về đất đai. trước hết cần xác định bạn định trồng trọt, hay chăn nuôi, làm công nghệ cao hay phổ thông, làm sản phẩm gì, từ đó mới hình thanh nhu cầu đất và quy mô đất cần mua. ví dụ làm trồng rừng nguyên liệu thì mua đất rừng, làm trồng rau phổ thông thì mua đất hoa màu, nuôi bò thì mua đất trồng cỏ, nuôi lợn thì mua đất nông nghiệp, nuôi gà thì mua đất vườn, nuôi tôm cá thì mua đất ao đầm, làm trang trại công nghệ cao thì chỉ cần ít đất, ví dụ làm rau trong nhà, nuôi chim cảnh, gà cảnh, chó cảnh thì cũng không cần nhiều đất .... hướng chọn lựa rõ thì mới tìm đất.
số vốn của bạn là 800 trđ thì nên xác định chỉ đầu tư 400 trđ thôi, còn lại dự phòng rủi ro, sau nàu đã đứng vững và phát triển ổn định mới đầu tư tiếp. trong 400 trđ này, mua đất tùy việc, còn lại phải lo cơ sở hạ tầng, như chuồng trại, điện nước, nhà cửa, kho tàng, rồi đầu tư ban đầu cây con giống, nguyên vật liệu, thuê nhân công và các chi khác cho tới khi có sản phẩm bán. như vậy là bài toán khá nan giải đấy. theo mình biết nhiều trang trại thành công phải trả giá khá tốn qua những lần thất bại, rủi ro. vậy nên bạn nên xác định rõ hướng đầu tư rồi mới lên kế hoạch đầu tư được.
về đất nói thêm rằng cần xác định những yếu tố thêm thế này :
-gần thị trường tiêu thụ, có luồng tiêu thụ sản phẩm của mình. ví dụ làm rau cần gần thành phố, khu công nghiệp
-gần thành phố có lợi thế về các dịch vụ kỹ thuật (mua bán, sửa chữa máy móc, vật tư kỹ thuật, phân bón, thuốc các loại ...)
-gần đường lớn, để có thể vận chuyển mọi thứ, máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm
-vùng phát triển là có các điều kiện hạ tầng như điện, nước sạch, kênh mương cấp, thoát, đê kè bảo vệ
-nếu làm trồng trọt cần gần vùng lao động, thì mới có nguồn nhân công
-làm lâu dài cần tính các vùng ít bị tác động thiên tai như hạn hán, lụt bão
-làm trồng trọt cần xem cả chất đất nữa, ví dụ đất màu mỡ hay đất sỏi đá ...
-cần phải làm chắc chắn phần giấy tờ pháp lý, ví dụ đất rừng sản xuất hay rừng phòng hộ
về sản xuất, bạn đi làm thuê cũng tốt thôi, nhưng phải cẩn thận kẻo nhiễm cái tư duy làm thuê, sẽ khó phát triển tư duy làm chủ. vì làm thuê là chỉ đâu đánh đấy, nên từ làm thuê mà phát triển lên làm chủ sẽ khá lâu. cần thì khởi đầu bằng tư duy làm chủ luôn, nghĩa là mua 1 mảnh đất nhỏ, tiến hành làm dần theo hướng mình định ở quy mô nhỏ, sau đó sẽ đầu tư mở rộng sau.
ví dụ những hướng đầu tư chỉ cần ít đất như nuôi rắn, trăn, chồn, cá cảnh, chim cảnh, nhím, chó cảnh ... làm rau mầm cũng cần ít đất thôi. làm cao như địa lan, phong lan cũng không cần nhiều đất. tuy vậy bạn khởi sự làm nông nghiệp, có thể bắt đầu bằng kỹ thuật cao được thì tốt, nếu không thì nên bắt đầu bằng kỹ thuật thông dụng, như nuôi lợn, bò, gà thả vườn, trồng rau, còn nếu làm lúa hay trồng rừng thì không cẩn thận là chết đói.
một vài điều bạn tham khảo là chu kỳ sản xuất thế này.
nếu làm trại gà đẻ, mua con gà đã lớn nuôi thì nhanh ra sản phẩm, có thể từ khi mua đến khi đẻ là 1 tháng, và ngày nào cũng có sản phẩm
nếu làm trại heo thịt thì cứ vài tháng xuất 1 lứa, heo nái thì 1 năm 2 lứa
làm bò sữa thì 1 năm là 1 vụ, mà yêu cầu đất là 3 sào có/mỗi con bò
nếu trồng thanh long thì từ khi trồng tới lúc có quả là hơn 1 năm và cũng 2 vụ/năm
trồng cam sành thì 3 năm thu hoạch và mỗi năm 1 vụ
trồng rau thì 3 tháng 1 vụ, còn trồng rau mầm thì chỉ 3-5 ngày là 1 lứa
đó là vài điều để làm cơ sở tính toán hướng làm
bạn phải nghiên cứu cho kỹ hướng sản xuất đã, vì nông nghiệp làm không tốt là dễ lỗ lắm đấy. cần phải tìm ra hướng đi đúng, và hợp khả năng mình, lại phải xây dựng giải pháp kỹ thuật tốt, tạo ra ưu thế sản xuất thì mới có lãi, còn nếu chỉ làm như 1 nông dân bình thường thì cầm chắc là mất vốn và chết đói. ngoài ra, nếu bạn cứ hướng về con bò sữa, thì nên làm ở vùng có nghề đã, làm xa vùng nuôi bò sữa là bạn chết luôn, vì thiếu nguồn máy móc thiết bị, dịch vụ, thuốc men, thiếu kho bảo quản và người thu mua.

Nếu e chưa biết j về nghề nông,đọc bài này e nản chí ngay. Chắc chắn biết rằng những điều cơ bản phải có. Nhưng cầu toàn quá sao có thể làm đc việc.
E thấy mọi người đi cũng hơi ngược lại mong muốn của chủ thớt. Làm chủ thớt thấy căng thẳng quá cũng im re luôn.
 
Thực ra thì cứ từ từ mà làm thôi , sách trên dạy đúng đấy , nhưng sách vẫn chỉ là sách , và hội đủ những yếu tố kể trên thì đố ai dám làm
tuy nhiên làm ông chủ nó có tố chất riêng , học cũng chả được đâu
còn nếu có đề án khả thi , có tư duy tốt , thì "nước là mà vã lên hồ" số tiền 800 triệu là quá đủ
* thôi xả sú páp đi cho vui tí nha :
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hanh-khuc-su-doan-5-va.JN5lmqvV5U.html
 
Last edited by a moderator:
bác tonhia tưởng lịch sự, nhưng cũng thốt ra những điều như vậy
với em, chẳng là gì cả. vì cái bọn em làm, bọn em hiểu, và người đời hiểu, không đáng tranh luận. bác có hiểu hay không thì em đây cũng không lợi hại gì. chỉ có điều bác sống thế nào bác sẽ tự có kết quả ấy, thế thôi.
kiến thức là cái không phải ai muốn cũng có, còn ngồi đấu khẩu văng mạng thì chỉ là khẩu khí của loại người gì ? có đáng đấu khẩu với loại người đó không nhỉ ?
xưa nay, thực tiến là thước đo của chân lý, cái này bọn em tự đo được, thông qua những thực tế đã làm, và đôi khi những cái đó có thể nhiều người không thể hiểu, nên không phí công để tranh luận. em đã nói rồi, trong kinh tế thị trường, người biết thì có lợi, người không biết thì là việc của họ, không thể thừa hơi đi giảng cho những chỗ không đáng giảng đâu.
cổ nhân cũng có nói cần phải biết cổ kim, thiên địa ... mới gọi là hiểu biết, nhà nông thì có câu "trông trời trông đất trông mây", hiện đại thì nước nào cũng có trường bách khoa, dạy đủ loại kiến thức. ngay các vị lãnh đạo các quốc gia hiện đại hùng mạnh cũng phải qua đào tạo ở các trường danh tiếng. những tiền bối của nền khoa học VN cũng xuất thân từ nhiều trường lẫy lừng như trần đại nghĩa, tôn thất tùng ... và các vị ấy được thế giới nể phục. chúng em muốn được nghe vài lời chỉ dạy của các vị ấy còn khó.
còn bác đủ sức tự nghĩ, bác cứ tự nhiên, không ai cần phải đụng chạm. và cổ nhân cũng đã nói : đạo cao 1 thước, ma cao 1 trượng. xung quanh bác không thiếu kẻ lăm le đâu, e rồi bác chẳng còn hơi mà hùng hổ với em.
kể ra nói chuyện với bác cũng khó đấy, vì bác chẳng biết những cái bọn em làm, nên bác sẽ nghĩ là bốc phét. có lẽ bác chỉ toàn giao dịch với những kẻ bất tài nên bác chưa hiểu cuộc đời này nó còn có cái gì khác. còn môi trường bọn em làm việc hàng ngày va chạm kỹ thuật, luôn phải tìm hiểu và tranh đấu, không thể chủ quan mà chuốc lấy thiệt hại. đúng là những người khác nhau về cách sống thì cũng khó hiểu nhau.
--------

Nếu e chưa biết j về nghề nông,đọc bài này e nản chí ngay. Chắc chắn biết rằng những điều cơ bản phải có. Nhưng cầu toàn quá sao có thể làm đc việc.
E thấy mọi người đi cũng hơi ngược lại mong muốn của chủ thớt. Làm chủ thớt thấy căng thẳng quá cũng im re luôn.

bạn đọc thì chỉ là vài dòng, mất cùng lắm vài phút
nhưng nếu bạn làm mà sa sẩy do thiếu hiểu biết, thì cái mất ấy có thể sẽ rất lớn, khó bù đắp.
vậy bây giờ bảo bạn lái ô tô mà chưa được học lái, bạn có dám không ? lái 1 cái trang trại còn khó hơn thế, và nguy cơ thiết hại cũng không nhỏ đâu.
bạn có biết rằng : nuôi chó ta rất dễ, mà nhiều người không nuôi nổi 1 con, không mất thì bệnh, chết, gày mòn, bỏ ăn. vậy nuôi 1 đàn gà, hay lợn, bạn mà bị chết sạch thì bạn nghĩ sao ?
 
Last edited by a moderator:
tiện thể, nói thêm vài điều để ace tham khảo
bác tonhia với văn khí như vậy, có thể sơ bộ nói về bác thế này, tuy em chưa biết bác. bác là người thích làm lớn, nhưng công việc của bác đa phần kỹ thuật thấp, ít liên quan những lĩnh vực kỹ thuật cao như tự động, điện nóng, lạnh, vi sinh ... việc của bác nặng nhọc, tốn lao động. hàng của bác bán gía không cao, ăn về số lượng nên bác phải giao dịch nhiều, bị nợ nhiều, ép giá nhiều. bác làm vất vả, lại trong người có bệnh mà chưa biết, thành ra bác hay nóng nảy, thiếu kiên trì và thiếu khả năng đào sâu suy nghĩ. bác lại bị chèn ép nhiều do thiếu nhiều kiến thức xã hội như luật, tài chính, thuế ... và vì thế bác đã gặp nhiều quả đắng, bị giăng bẫy không ít, và dính đòn cũng đau. tất cả khiến bác cay đắng và tư duy lệch lạc, và cứ thế nên sẽ còn nhiều vấp váp không cần thiết
cổ nhân có câu : người ngu nói 10 câu cũng có thể có 1 câu đúng. những người có hiểu biết và kiến thức cao đều bình tĩnh, khiêm nhường và cầu tiến, chứ không có dạng tư duy như bác. bọn em dù có kém, nhưng luôn tôn trọng những người xung quanh, và cả những người trẻ cũng rất tôn trọng, vì mình tôn trọng họ, rất hay được họ tôn trọng, giúp đỡ và có những cái hay của họ đáng để mình học tập, và càng học như vậy thì cuộc sống mình càng đỡ khổ. có những thợ trẻ măng sửa điện tử cũng cho em những bài học quý, rồi một thợ hàn già có khi lại là người hỗ trợ mình rất lớn cũng như cho mình nhiều bài học quý giá mà không phải là đọc sách mà có. còn những người chuyên môn trong ngành dù rằng họ thế nào, nhưng nếu họ nói về chuyên môn, mình biết chọn lọc sẽ có được những cái vô cùng bổ ích. còn một người đối tác về làm ăn, buôn bán, dẫu phải cảnh giác nhưng nếu tinh ý, vẫn phát hiện được những cái hay đáng học từ họ, ngay cả những người quét rác, bán đồng nát .... đôi khi em vẫn học được điều hay nhờ họ. cả những khách hàng khó tính nữa, có thể họ cũng có cái hay cho mình : đó là thị trường, và mình cần phải làm việc với thị trường thế nào để có kết quả. ngay cả những người hung hăng, này nọ, nếu tinh ý và biết chọn lọc, vẫn có những điều có ích. và đôi khi còn phải rèn cách xử thế với họ, để đưa công việc đến chỗ thỏa đáng, và thậm chí để khách còn quay lại.
bác cứ tin rằng đây là em nói thực chuyện em, còn không có gì liên quan đến bác cả. vì cuộc đời này không ràng buộc ai, mỗi người tự chọn cách sống riêng, và tự chịu trách nhiệm về cái mình làm, và phán xét mình sẽ là thượng đế hoặc diêm vương.
chỉ là một vài điều muốn trao đổi lại với các bạn trẻ, theo đúng tinh thần của topic này thôi.
Thế này mà cũng gọi là văn minh , lịch sự a , tôi chả hiểu cái lịch sự của các vị nó thế nào nữa
Phán như thánh cô . thánh cậu ấy hay nhỉ
lịch ở chỗ nào đây ? , sự ở nơi mô đây ? văn rồi thì minh nữa ....
nên nhớ VĂN LÀ NGƯỜI , văn thế nào thì người như thế , chả sai

---------------------------------------
ngài giỏi thật đấy , thiên văn , địa lý , kim cổ , đông tây .... Đúng ngài là thánh thật rồi
ngài có vấn đề về TÂM là đúng đấy , các trường dạy nhiều chuyên ngành , nhưng mỗi người chỉ học một chuyên ngành ( nghệ tinh ) càng lên cao càng chuyên sâu ,ít hoặc hiếm có người học nhiều chuyên ngành một lúc
ngài lại đưa ông trần đại nghĩa , ông tôn thất tùng ... nên nhớ ông tôn thất tùng ngành y khoa , ông ta không thể làm thơ được ,nếu có làm thì cũng không thể hay được . ông trần đại nghĩa chuyên gia vũ khí không thể là bác sỹ mổ gan người được
cha ông cha ta vẫn thường dạy : MỘT NGHỀ CHO CHÍN HƠN CHÍN MƯỜI NGHỀ

-------------------------------------------
Làm kỹ thuật ư ? kỹ thuật nông nghiệp hẳn ? tôi biết hiện có rất nhiều người giỏi trong môn kỹ thuật nông nghiệp , nhưng với ngài tôi không tin
-Tôi đưa ra một vấn đề ngài giải quyết nhé : muốn cho cá rồ đồng với số lượng hàng chục tấn ,qua đông không bị chết rét , trong điều kiện mùa đông ở miền bắc việt nam
ngài ngâm k íu và giải quyết vấn đề đi nhé .

* về kỹ thuật nn , tôi sẵn sàng tranh luận và tiếp ngài về hai chuyên ngành : trồng trọt và nuôi trổng thủy sản , bất kể cấp độ nào
- kỹ thuật của ngài ngài tưởng cao siêu , nghĩ thiên hạ không hiểu sao ? đó là sử hoang tưởng , ngài cứ phát biểu đi , xem có những ai ở diễn đàn không hiểu nào ?
--------------------------------------
với tôi , tri thức phải phục vụ cuộc sống , học ở sách vở , học ở nhà trường , học ở thầy , học ở bạn , và cả trong thực tiễn cuộc sống nữa
_ ngài nói ngài biết giữ khách ," để khách còn quay lại" ....
* với kinh nghiệm làm nhân sự nhiều năm cho công ty nước ngoài , tôi khẳng định rằng ngài cũng chỉ sáo rỗng, giáo điều , bởi thể hiện ngay trên những dòng chữ (văn) viết ở trên ( mất khách) loại từ vòng gửi xe , không cần phỏng vấn
 
Last edited by a moderator:
Khiếp , ông này đúng là lính có khác , đánh cường tập thế này mỹ cũng phải thua là phải
tuy nhiên , chỉ được cái nói thẳng , thật , và đúng
nông nghiệp việt nam còn lâu mới ngóc đầu lên được , bởi bọn trí thức rô...:approve:zổm

bạn đừng nghĩ rằng ai đó nói to sẽ nọ kia
nói ra điều không đúng chỉ làm trò cười cho người khác thôi.
còn nông nghiệp à, lại là vấn dề khác
ở đây chỉ là nói để bạn nào muốn khởi sự và muốn tham khảo kinh nghiệm thôi, và trên mạng này hạn hẹp nên chỉ nói ngắn thôi, chứ muốn làm được còn phải có 1 bồ kiến thức và kinh nghiệm, cộng với 1 ao mồ hôi nước mắt nữa. chứ theo mấy trang nhỏ nhỏ này mà làm được thì phải là cỡ thiên tài.
và cuối cùng, nông nghiệp có khá lên phải do người làm nông nghiệp, chứ trí thức thì họ có đất, có rừng đâu mà làm. đến các giáo sư danh tiếng cũng chỉ là giảng dạy, tư vấn, thực nghiệm thôi, còn cái họ nghiên cứu ra thì họ có điều kiện nào để thi hành trên thực tế đâu. ví dụ họ có kiến thức, nhưng để xây dựng 1 trại, hay 1 cơ sở sản xuất, còn phải bao nhiêu vốn liếng, giấy tờ, pháp lý ... chưa kể nhiều khi kiến thức của họ bị mất không, bị lợi dụng, bị trộm cắp, sao chép bừa bãi, và những kẻ khác hưởng lợi, còn họ thì thiệt hại đủ bề.
nhưng mà bạn cũng nên biết, hiện nay ngành dược dùng nguyên liệu thảo mộc khá phát đạt, và chính nguyên liệu ấy do nông nghiệp làm ra đấy chứ. vậy thì đâu phải nông nghiệp của ta kém cỏi, mà chỉ là một bộ phận lớn bà con nông dân kém cỏi, thế thôi. vậy nếu bạn có làm nông dân, cách duy nhất để bạn không rơi vào số kém cỏi và bị kẻ khác giành mất thành quả là cách gì, tùy bạn hiểu.

--------

Thế này mà cũng gọi là văn minh , lịch sự a , tôi chả hiểu cái lịch sự của các vị nó thế nào nữa
Phán như thánh cô . thánh cậu ấy hay nhỉ
lịch ở chỗ nào đây ? , sự ở nơi mô đây ? văn rồi thì minh nữa ....
nên nhớ VĂN LÀ NGƯỜI , văn thế nào thì người như thế , chả sai
bác đừng lo xa, có ai bắt bác lịch sự đâu
chỉ là em gặp nhiều vị chủ trang trại lớn nhưng lắm bệnh nan y, kiểu tiểu đường, khớp, tim, nấm chân tay lở loét... nên em hơi ám ảnh sợ bóng sợ gió thôi
 
Last edited by a moderator:
Chào các anh, các chú... Em xin gửi tặng mọi người một câu nói của một tác gia người Mỹ (Les Brown):

"You have to know what is right for you and go after it regardless of what others say. (Bạn phải biết điều gì đúng với mình và theo đuổi nó bất chấp những gì người khác nói)."

Lời khuyên chân thành của các anh, các chú với những người mới bắt đầu nghề nông, có mục đích rất cao đẹp, ấy là dùng những điều đúng với mình (kinh nghiệm) giúp người mà mình quan tâm muốn giúp đỡ đừng vướng phải những sai lầm mà mình đã trải qua cũng như mong họ gặt được những thành quả tốt đẹp. Hành động đó thật là cao cả, như đều đang cố gắng giúp một người mù qua đường vậy. Điều đáng tiếc là đôi khi điều đúng với mình thì lại không đúng với người khác, thành ra trong một cuộc trao đổi tập thể, luôn luôn có những ý kiến trái chiều, giống như một người muốn đưa người mù đó xích tới một chút rồi qua đúng làn đường của người đi bộ để đảm bảo an toàn, và người khác cho rằng nên đưa qua ngay, chẳng cần làn đường nào cũng vẫn tới, gây ra tranh cãi mà theo em thấy không đáng có chút nào.

Nếu em không lập ra topic này, có lẽ các anh vẫn còn trao đổi vui vẻ với nhau ở những mục khác, nơi mà các anh hợp ý với nhau, có những kinh nghiệm giống nhau. Thậm chí có thể đã đi cà phê tán dóc kết bạn với nhau rồi cũng không chừng. Nghĩ đi nghĩ lại em thấy mình đúng là vô tình làm mọi người bất hoà, vì mình cứ im lặng, hơi lo vì thấy mọi người căng thẳng quá không dám chen vào giữa.

Đầu năm mới, em mong được thấy mọi người vui vẻ, xí xoá những hiểu lầm & mâu thuẫn không đáng có. Hai anh đâu có cùng môi trường sống & làm việc, mỗi người lại có một lý tưởng & kinh nghiệm riêng, nhưng đều là những con người tốt đẹp. Ngày mà hai anh muốn giúp một kẻ không quen biết không bị phá sản khi hắn muốn khởi nghiệp, ấy là cái tiếng nói chung hay lắm rồi, các anh đâu có nhận được gì quý giá từ em đâu mà cuối cùng phải lãnh cảm giác khó chịu sau những lần lên diễn đàn trò chuyện, công việc hàng ngày đủ stress rồi, em mong các anh cuối ngày được vui vẻ hơn là sự bực bội.

Em vừa delete cái account Facebook của mình hai hôm trước cũng chỉ vì vào cuối năm, áp lực tăng cao quá, gần như mang căng thẳng của cả năm mà xả ra không kịp chặn lại, cứ lên mạng là muốn trút giận, cuối cùng em đã làm tổn thương những người bạn, người thân của mình, em nói hết những uất ức đã dồn nén trong cả năm. Em thấy lúc trước mình đâu có dễ mất bình tĩnh, lúc nào cũng bình tĩnh đương đầu với mọi chuyện không hay, vậy mà giờ phải xoá account Facebook vì không muốn giương buồm lên giữa bão.

Chúc các anh, chúc cho em nữa, luôn nắm rõ những gì đúng với mình, theo đuổi nó tới cùng bất chấp những gì người khác nói, nhưng vẫn là những người bạn tốt nhau, trên đời này thiếu gì những người bạn thân nhưng không hề cùng chí hướng, thậm chí ở cả hai đầu chiến tuyến nữa, phải không các anh... :)
 
@ tieu dien viết :

"và cuối cùng, nông nghiệp có khá lên phải do người làm nông nghiệp, chứ trí thức thì họ có đất, có rừng đâu mà làm. đến các giáo sư danh tiếng cũng chỉ là giảng dạy, tư vấn, thực nghiệm thôi, còn cái họ nghiên cứu ra thì họ có điều kiện nào để thi hành trên thực tế đâu. ví dụ họ có kiến thức, nhưng để xây dựng 1 trại, hay 1 cơ sở sản xuất, còn phải bao nhiêu vốn liếng, giấy tờ, pháp lý ... chưa kể nhiều khi kiến thức của họ bị mất không, bị lợi dụng, bị trộm cắp, sao chép bừa bãi, và những kẻ khác hưởng lợi, còn họ thì thiệt hại đủ bề.
nhưng mà bạn cũng nên biết, hiện nay ngành dược dùng nguyên liệu thảo mộc khá phát đạt, và chính nguyên liệu ấy do nông nghiệp làm ra đấy chứ. vậy thì đâu phải nông nghiệp của ta kém cỏi, mà chỉ là một bộ phận lớn bà con nông dân kém cỏi, thế thôi. vậy nếu bạn có làm nông dân, cách duy nhất để bạn không rơi vào số kém cỏi và bị kẻ khác giành mất thành quả là cách gì, tùy bạn hiểu."

--------


bác đừng lo xa, có ai bắt bác lịch sự đâu
bạn đừng nghĩ rằng ai đó nói to sẽ nọ kia
nói ra điều không đúng chỉ làm trò cười cho người khác thôi.
còn nông nghiệp à, lại là vấn dề khác
ở đây chỉ là nói để bạn nào muốn khởi sự và muốn tham khảo kinh nghiệm thôi, và trên mạng này hạn hẹp nên chỉ nói ngắn thôi, chứ muốn làm được còn phải có 1 bồ kiến thức và kinh nghiệm, cộng với 1 ao mồ hôi nước mắt nữa. chứ theo mấy trang nhỏ nhỏ này mà làm được thì
chỉ là em gặp nhiều vị chủ trang trại lớn nhưng lắm bệnh nan y, kiểu tiểu đường, khớp, tim, nấm chân tay lở loét... nên em hơi ám ảnh sợ bóng sợ gió thôi

* Đấy cái vấn đề lịch sự nó ở chỗ ấy đấy , tự nhận là làm kỹ thuật ( có học ) mà ăn nói như một kẻ thất phu ,không bằng đứa trẻ chăn trâu , phát biểu , phán xét xằng bậy , láo toét và tất nhiện gieo nhân nào thì gặp quả ấy thôi chả có gì lạ cả đâu .
nó thừa sức chứng minh những điều tôi nói ở trên là đúng ( có vấn đề về TÂM )
- may phúc thằng chủ nào mà nghe nhà trí thức này thì có khi phải chao vía , hú hồn luôn
tôi tư vấn cho ngài : nên bẩu họ giồng cây anh túc , chăn giống ca ve ,
 
Last edited by a moderator:
Bán mặt cho đất bán lưng cho trời

Sau khi đọc nhưng chia sẽ của mọi người mình thấy được rất nhiều điều hay và bổ ích, vì mình cũng như Quốc Hiếu, đang học làm nộng.
Sau 2 năm mày mò học hỏi, mình cảm thấy làm nông không đơn giản như nghề mình đang làm nội thất , số tiền lời cũng rất ít chỉ 3% trên giá trị số tiền mình bỏ ra trên giá trị vật nuôi ( chưa tính các khoản đầu tư khác ) với số vốn ít nhất là 300 triệu giá trị vật nuôi ( không bao gồm tiền chuồng trại, đất đai máy móc ) / lời 3%/1 tháng, chưa tính rủi ro bệnh dịch là đi toi
nước mình hết 70% người dân làm nông nghiệp, những người thành công trong nghành này chiếm chưa tới 3% trong 70 % đó.
Bạn Hiếu lựa chọn con đường đi cũng như mình cách đây 2 năm về trước, những boăn khoăn thắc mắc, sự lựa chọn, tính tới tính lui và rồi tự vẽ cho mình 1 con đường gian nan nhưng thanh công thì hoành tráng, và tới giờ sau 2 năm làm nông mình hiểu ra 1 điều làm nông là cứ đi từng bước đều đặn như nhửng nhà Sư khất thực, dù có những lúc té ngã có những lúc chồn chân khụy gối
Mình ủng hộ bạn Hiếu, và chúc bạn thành công
Trại mình nuôi toàn vật nuôi thử nghiệm cho một loại thức ăn mới, giá rẽ ko rành về con bò nên ko chia sẽ với bạn được
( lời khuyên : thuê đất làm mô hình trang trại nhỏ, thành công thi đầu tư chưa muộn )
 
Sau khi đọc nhưng chia sẽ của mọi người mình thấy được rất nhiều điều hay và bổ ích, vì mình cũng như Quốc Hiếu, đang học làm nộng.
Sau 2 năm mày mò học hỏi, mình cảm thấy làm nông không đơn giản như nghề mình đang làm nội thất , số tiền lời cũng rất ít chỉ 3% trên giá trị số tiền mình bỏ ra trên giá trị vật nuôi ( chưa tính các khoản đầu tư khác ) với số vốn ít nhất là 300 triệu giá trị vật nuôi ( không bao gồm tiền chuồng trại, đất đai máy móc ) / lời 3%/1 tháng, chưa tính rủi ro bệnh dịch là đi toi
nước mình hết 70% người dân làm nông nghiệp, những người thành công trong nghành này chiếm chưa tới 3% trong 70 % đó.
Bạn Hiếu lựa chọn con đường đi cũng như mình cách đây 2 năm về trước, những boăn khoăn thắc mắc, sự lựa chọn, tính tới tính lui và rồi tự vẽ cho mình 1 con đường gian nan nhưng thanh công thì hoành tráng, và tới giờ sau 2 năm làm nông mình hiểu ra 1 điều làm nông là cứ đi từng bước đều đặn như nhửng nhà Sư khất thực, dù có những lúc té ngã có những lúc chồn chân khụy gối
Mình ủng hộ bạn Hiếu, và chúc bạn thành công
Trại mình nuôi toàn vật nuôi thử nghiệm cho một loại thức ăn mới, giá rẽ ko rành về con bò nên ko chia sẽ với bạn được
( lời khuyên : thuê đất làm mô hình trang trại nhỏ, thành công thi đầu tư chưa muộn )

Bạn nói , và chia sẻ thật chính xác , cứ từ từ , từ nhỏ lên lớn dần dần , mọi vấn đề đều có thể xảy ra , và đều có cách khắc phục , đều có lối ra riêng của từng vấn đề
về cơ bản trong nhà trường cũng đã dạy cả đấy , nhưng học là một chuyện , hành lại là chuyện khác . họ chỉ dạy làm ra : nhanh , nhiều , tốt , rẻ ... nhưng với cơ chế hiện nay thì yếu tố thị trường , yếu tố thời cơ mới là quan trọng nhất , mà những cái yếu tố này thì chỉ có chúa mới biết được thôi
-vấn đề đặt ra là phải dự đoán , dự đoán tương đối đúng , và phải có gan làm , vì vẫn chỉ là dự đoán , dám hay không , đấy là cả một vấn đề mà không một trường nào dạy cả đâu , CÓ GAN LÀM GIÀU chính là ở chỗ ấy
- nhân câu chuyện này , những năm trước chứng khoán lên vèo vèo , cứ mua là thắng , các trung tâm mở lớp dạy kinh doanh chứng khoán mở ra như nấm , các thầy chạy sô hết hơi kiếm bộn tiền , có một trò hỏi thầy : các dữ kiện thầy dạy thì thấy chứng khoán việt nam sắp chết đến nơi rồi , bao giờ nó chết thầy có dự đoán được không ? ông thầy nói chịu chết không biết được , tôi dạy như thế bởi vì sách nó in ra thế

--------

@ tieudien viết :
''còn bác đủ sức tự nghĩ, bác cứ tự nhiên, không ai cần phải đụng chạm. và cổ nhân cũng đã nói : đạo cao 1 thước, ma cao 1 trượng. xung quanh bác không thiếu kẻ lăm le đâu, e rồi bác chẳng còn hơi mà hùng hổ với em."

Link : http://agriviet.com/home/threads/16...cam-on-cac-anh-chi-co-chu/page7#ixzz2qnxgxzcp


Khổ cho bố cháu , tranh luận không lại , nay lại quay ra đe dọa vớ vấn , chỉ những người có tư tưởng tiểu nhân mới có tư tưởng đe dọa buồn cười kiểu nầy thôi

* về vấn đề này , tôi xin thưa với ngài rằng ,hàng năm chúng tôi tiếp khá nhiều đoàn tham quan của các tỉnh , các huyện xuống thăm , trong số đó có rất nhiều huyên, tỉnh làm dự án khuyến nông , nhờ chuyển giao kỹ thuật , chúng tôi ô ki luôn , chuyển giao nhiệt tình , chu đáo miễn chúng tôi có tí công , bán được con giống , từ điện biên , lai châu , hòa bình , quảng ninh , phú thọ , thái bình ..... cứ có công , bán được hàng là làm , ( BÀN TAY KHÔNG CHE ĐƯỢC MẶT GIỜI ) tri thức là của chung nhân loại
cơ chế cạnh tranh ,đó là mặt tốt nhất của cơ chế thị trường đấy , có cạnh tranh , thị trường sẽ sinh động , dân chúng sẽ được hưởng lợi từ đó ,nó có sức mạnh vô cùng lớn , nó có sức quyến rũ tuyết vời mà mọi thứ triết học vớ vẩn ,giáo điều của bọn trí thức zổm chả ai thèm nghe , thèm đọc
 
Last edited by a moderator:
Trích bạn tieudien: "bạn đọc thì chỉ là vài dòng, mất cùng lắm vài phút nhưng nếu bạn làm mà sa sẩy do thiếu hiểu biết, thì cái mất ấy có thể sẽ rất lớn, khó bù đắp. vậy bây giờ bảo bạn lái ô tô mà chưa được học lái, bạn có dám không ? lái 1 cái trang trại còn khó hơn thế, và nguy cơ thiết hại cũng không nhỏ đâu. bạn có biết rằng : nuôi chó ta rất dễ, mà nhiều người không nuôi nổi 1 con, không mất thì bệnh, chết, gày mòn, bỏ ăn. vậy nuôi 1 đàn gà, hay lợn, bạn mà bị chết sạch thì bạn nghĩ sao ?"

Bạn nói rất đúng. Nhưng có lẽ bạn lạc chủ đề. Mình rất gét loại chuyện nọ xọ chuyện kia. Nội dung mình muốn nói là góp ý để công việc tốt đẹp,nâng cao tinh thần để họ mạnh dạn phát triển.Bác Quốc Hiệu đang nghiên cứu,tính cách và lối hành văn chúng ta đều hiểu bác ấy là người cẩn trọng. Vấn đề luôn 2 mặt,thuận lợi và khó khăn đều có. Nêu thì nêu 2 phía. Cách nói của của bạn "nâng cao tầm quan trọng" để thể hiện mình. nghe rất ư kiểu kẻ trên,giáo điều,đầy vẻ thể hiện kiến thức xuông.
Trồng trọt và chăn nuôi lúc nào rủi ro chẳng rình rập. Bạn có nuôi vài con chó thành công thì cũng đã có j là vấn đề. Người nuôi cả mấy trại heo,gà bị dịch thất bại cái đó chưa phải là kiến thức kém. Nông nghiệp luôn rủi ro,tất cả các ngành nghề đều rủi ro. Nhưng cứ ngồi đó mà đắn đo,ôm cái sợ không dám làm thì cái loại ấy cũng vứt nhé. Thêm cái kiểu đi hù thiên hạ để nâng cao tầm quan trọng của mình lên cũng vứt nốt...
 
Last edited by a moderator:
Back
Top