Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 980
Kali rất dễ bị rửa trôi giống như ure vậy…do đó bón kali cho cây trong chậu phải bón vào 1 ngày không có mưa hoặc dùng bạt phủ che chậu lại

Lậm Kali cây sẽ chết nhanh do đó phải pha kali trong nước với tỉ lệ nhất định sẽ an toàn hơn là rải vào gốc vì khi rải vào gốc bạn dùng cái gì đo lường để biết chắc chắn là 1 gram hoặc 2 gram ? do đó lậm phân do rải trực tiếp Vào chậu rất dễ xảy ra

Cây trồng trong đất khó lậm phân hơn cây trồng chậu…do phân bón phát tán vào đất và thấm sâu
ở trong chậu phân bón tập trung trong 1 cái chậu nhỏ và ôm kín lấy bộ rễ do đó rất dễ ngộ độc nếu không cân đo phân bón kĩ lưỡng

Kali có rất nhiều trong tro trấu xơ dừa lá cây mục…do đó chất trồng mà có các xơ dừa tro trấu lá cây mục sự thiếu kali rất khó xảy ra trong năm đầu
Nhưng sang năm thứ 2 là nguy cơ thiếu có rồi đó…nếu mỗi đầu năm không thêm hữu cơ mục cho đất chậu

Super lân do được bào chế bằng cách cho acid ( H2SO4) tác động vào quặng mỏ…do đó bón nhiều super lân đất sẽ bị chua do PH đất hạ
Vì thế dùng lân an tòan và hiệu quả cao nhất là ủ phân chuồng với super lân thêm chút vôi bột ( ủ vài tháng) để vi sinh phân hủy
Tỷ lệ của cách ủ phân chuồng, super lân thêm chút vôi bột ra sao và ủ mấy tháng vậy bác Vy? Còn hữu cơ mục có phải là bỏ thêm xơ dừa vào đất chậu phải không bác? Con lại gặp bác bên này nữa rồi, hihi.
 


Tỷ lệ của cách ủ phân chuồng, super lân thêm chút vôi bột ra sao và ủ mấy tháng vậy bác Vy? Còn hữu cơ mục có phải là bỏ thêm xơ dừa vào đất chậu phải không bác? Con lại gặp bác bên này nữa rồi, hihi.

Chào anh bạn trẻ…thế giới tưởng mênh mông..lại gặp bạn bên này rồi..
Chúc mừng nhe…bên kia đọc rối mù luôn nếu thiếu cơ bản về phân bón và kiến thức cây trồng chậu
Dễ lâm vào hoang mang ( tẩu hỏa nhập ma)

Hữu cơ mục là phân chuồng..là xác cây hoặc lá cây ủ mục…trong quá trình ủ sẽ sinh nhiệt và các vi sinh bắt đầu sinh sôi nảy nở để làm nhiệm vụ phân hủy các chất hữu cơ mục đi …thành màu mỡ…và trả màu mỡ này về…cho đất…đó là nguyên nhân cây rừng không ai bón phân sao vẫn tốt…là do lá cây cỏ dại…cành cây..v.v khi chết đi hóa mục trả màu mỡ về đất nuôi cây cây rừng…và nước mưa cho cây đạm (N).. 1 nguyên tố hết sức cần thiết cho sự sống

Có cái rất đặc biệt là…cây hút trực tiếp đạm…mà không cần 1 hỗ trợ nào…chỉ cần nắng để cây quang hợp
Nhưng với lân và kali lại cần phải có vi sinh phân hủy thành 1 dạng lân và kali khác ( gọi là dễ tiêu) thì lân và kali cây ấy cây mới hấp thụ được
Do đó để ủ phân người ta phải thêm lân vào là vậy..để vi sinh phân hủy lân thành lân dễ tiêu…cây sẽ hấp thụ được ngay khi bón vào gốc
Nếu bạn rải super lân vào đất…lân này phải qua 1 thời gian để vi sinh trong đất phân hủy..cây mới dùng được
Đó là nguyên nhân chính để tại sao lại phải bón phân vi sinh cho cây trong chậu là thế : là do phải gia tăng quân số vi sinh thêm cho đất chậu..để nó làm nhiệm vụ phân hủy lân và kali trong đất…
Người ta bảo rằng để có 1 năng xuất cao cần phải có đầy đủ các yếu tố sau : hữu cơ…vô cơ…vi sinh..vi khoáng..
Thiếu 1yếu tố thôi, năng xuất sẽ không cao…kể cả mai vàng

Để cho bao nhiêu vôi và bao nhiêu lân vào đống hữu cơ trước khi ủ..tôi chỉ ước lượng bằng….mắt
1 đống hữu cơ 30kg…tôi cho vào khoảng 2 kí lân…và khoảng 1 kí vôi 1 kg nấm trichroderma tôi chưa có công thức nào nhất định về tỉ lệ này..
Do có nấm trichroderma ủ chung nên chỉ khoảng 2 tháng là dùng tốt…nếu không có nấm hoặc chế phẩm sinh học BM ( lọại để ủ phân) thì phải ủ trên 3 tháng
 
Last edited by a moderator:
Chính xác là hiện tại con đang rối về vấn đề chăm sóc mai trong chậu. Những năm trước sau khi chơi Tết xong, con đưa dần ra ngoài nắng rồi tỉa cành thay đất luôn. Còn phân bón thì con bón super lân trực tiếp vào đất từ tháng 3, vi sinh 1 tháng bổ sung 1 lần, phân bón lá phun đúng thời kỳ 10 ngày 1 lần, bón gốc thì 1 tháng bón dynamic 1 lần, phun diệt sâu bệnh định kỳ 10 ngày 1 lần. Kết quả là cây èo uột cho đến mùa mưa mới phát triển nên cuối năm cây cũng không được như ý lắm do bông nhỏ (nguyên nhân con biết là do cây chưa hồi phục sau khi chơi Tết bị con cắt cành, cắt rễ để thay đất luôn nên khi gặp nắng nóng cây bị chựng lại không phát triển, đến mùa mưa thời tiết mát mẻ, cây mới đâm chồi, nảy lộc mạnh.
Hiện tại con đang hệ thống lại công thức chăm mai cho riêng mình dựa vào cái nền của các bậc tiền bối đi trước. Nếu được bác hệ thống lại giúp con quy trình chăm mai của bác trong năm được không bác? Theo con là như thế này đây, bác xem có được không, có gì bác điều chỉnh giúp con nhé:
Cây mai sau khi chưng Tết, cắt hết bông và nụ, mang ra ngoài mát tưới và phun kích thích rễ để củng cố lại bộ rễ.
Khi cây có bộ lá xanh trở lại thì tưới phân hữu cơ loãng, 5 ngày sau tưới thêm 1 lần nữa rồi đưa ra nắng hoàn toàn.
Sau đó 5 ngày tiến hành cắt cành, tỉa nhánh, vệ sinh cây, chờ cây khô ráo phun Atara + Anvil (hoặc đồng đỏ).
Sau đó đưa cây vào giàn giảm nắng….dùng tole quây miệng chậu, đổ đầy phân hữu cơ mục phủ toàn bộ các rễ tơ lộ tới gần sát gốc
Khi thấy đọt ra nhiều và “đỏ lòm” cả cây ..thì tháo dàn giảm nắng…để cây hưởng nắng 100% (phun định kỳ thuốc trừ sâu 7-10 ngày/lần, trừ bệnh 15-20 ngày/lần đến hết năm).
Khi các lá chuyển sang màu xanh tưới phân bón gốc kết hợp bón lá:
+ Từ sau Tết đến cuối tháng 3AL phân bón gốc là 100gram dap + 100gram alaska dạng viên ngâm trong bình 1 lít làm nước cốt, sau đó lấy 30ml pha trong thùng sơn nước (~18 lít) tưới định kỳ 3 ngày 1 lần, phân bón lá có hàm lượng đạm cao 10ngày/lần. Ngoài ra phun và tưới: kích thích rễ root 2 15 ngày/lần đến giữa tháng 4AL, Agrostim 20 ngày/lần đến giữa tháng 5AL, Sincosin+Agrispon 1 tháng 1 lần đến cuối tháng 5AL, phân vi lượng thì bón định kỳ 1 tháng 1 lần đến cuối năm.
+ Từ đầu tháng 4AL đến tháng 9AL: 100gram NPK + 100gram dynamic cũng ngâm và tưới như trên, phân bón lá 10-30-10. Nokaph (ngừa tuyến trùng) 1 tháng 1 lần đến cuối năm
+ Từ tháng 9AL đến cuối năm tùy tình hình lá mà bón 6-30-30 hay 30-10-10.
Bác Vy có lời khuyên gì cho những người trồng mai trên sân thượng như con không bác?

--------

Àh con có 1 thùng 20 lít bánh dầu, 1 thùng 20 lít dynamic ngâm (liều lượng là 5kg ngâm trong thùng 20 lít) được khoảng 2 năm nay, không biết dùng được chưa bác?

--------

Bác cho con hỏi thuốc ngừa nấm là các loại thuốc nào vậy bác? Bác cho con vài cái tên bác hay dùng nhé.
 
Last edited by a moderator:
Bác Vincent ơi, trước đây em cũng được bác Mục chỉ dẫn nhưng không được chi tiết như bác đâu đấy nhé. :)
Em giỡn chút cho vui thôi chứ bác đã gặp được bác Mục Tử và các cao thủ khác (dù chỉ là trên diễn đàn) thì cũng quý lắm rồi. Em không dám nói là khuyên nhưng có lẽ ai đọc những dòng hướng dẫn này cũng nên nghiền ngẫm. Sẽ lộ ra được nhiều điểm lạ lắm. Trước đây, em vừa được bác Mục và các bác khác chỉ xong là lật đật làm liền, đôi khi không để ý kỹ, và không chi tiết nên đâm ra sai mất. Nhưng rồi dần dần cũng thấm được chút chút, nhờ vậy ngày Tết có vài cây mai để trưng (dù bông không nhiều) hi hi.
Nhân tiện, đầu xuân em kính chúc bác Mục và anh Lô và các bác khác trên diễn đàn năm mới dồi giàu sức khỏe, an khang, thịnh vượng.

Kính,
Ticau

hì hì, vì ko biết chăm sóc và dùng phân bón thế nào mới hợp ký, nên phải hỏi kỷ bác Vi như vậy...

Theo em thấy thì chủ đề này quá rõ ràng và dễ hiểu cho những người trồng mai, dù là người ko biết gì về phân bón,thuốc ngừa,vi sinh và mai vàng (như em vậy) đọc hết từ đầu đến trang này cũng hiểu đc hết phân bón và quy trình chăm sóc cho mai. nên giờ thì bắt tay vào làm từ từ, khi nào gặp trục trặc thì nhờ Bác Vi chỉ giáo tiếp..... Cám ơn Bác rất nhiều....

Em cũng có tham gia những diễn đàn cây cảnh khác, nhưng ko phải nick này, đọc nhiều cái tảu hỏa nhập ma, khi chưa có kiến thức, giờ đỡ hơn rất nhiều.....
 
........
Hiện tại con đang hệ thống lại công thức chăm mai cho riêng mình dựa vào cái nền của các bậc tiền bối đi trước. Nếu được bác hệ thống lại giúp con quy trình chăm mai của bác trong năm được không bác? Theo con là như thế này đây, bác xem có được không, có gì bác điều chỉnh giúp con nhé:
.................

Không có 1 công thức nào là nhất định cho mai vàng đâu..mỗi nhà vườn 1 cách khác nhau…nhưng dù họ dùng cách nào. Phân nào thì cũng giải quyết yếu tố 3 Đại khoáng NPK… các trung khoáng…vi khoáng sao cho cây mai tiếp thu Được 1 cách tối ưu…và đúng lúc
Để cây hấp thụ được…bạn phải giải quyết chất trồng sao cho độ PH từ 6 tới 7 là lí tưởng…sao cho độ giữ nước vừa phải để không khô quá nhanh cũng như không ngậm nước quá nhiều…
1 chất trồng hợp lí nhất là buối sáng tưới ướt sũng… sau 1 ngày nắng to chiều đến đất chậu khô nhưng cây không héo lá là cây sẽ tươi tốt phát triển mạnh về bộ rễ. rễ càng nhiều cây hút được càng nhiều chất bổ dưỡng
Để có được như vậy bạn phải giải quyết 1 số yếu tố : chất trồng…không ngậm quá nhiều nước…chậu không quá to so với tàng lá của cây
Chậu to quá cây hút nước không hết…đất luôn ẩm ướt sẽ làm rễ không phát triển được và cây sẽ yếu đi
Về phân bón sau tết đến tháng 4 (khi mùa mưa sắp đến) cây cần nhiều đạm hữu cơ ( bánh dầu, phân cá )
Vì chỉ có đạm hữu cơ mới không bị bốc hơi do nhiệt độ cao trong các tháng nắng nóng này
Có đủ đạm hữu cơ trong các tháng sau tết cây sẽ phát triển rất mạnh do nhiệt độ cao và nắng to sẽ làm cây quang hợp được rất nhiều chất bổ
Khi mưa đến đạm hữu cơ không cần thiết nữa do trong nước mưa có rất nhiều ni tơ ( đạm) cũng đủ cung cấp cho cây rồi
Tuy nhiên trong mùa mưa vẫn có giai đoạn không mưa với nắng to..thì tranh thủ tưới phân có đạm hữu cơ cho cây…nhưng phải bảo đảm chắc chắn là 5 ngay sau khi tưới phân trời vẫn nắng to
Sự lạm dụng đạm hữu cơ trong mùa mưa sẽ làm…thúi rễ chết hết
Về Lân thì đã bảo rồi: lân phải có ngay từ sau tết, ngay trong bón lót cơ bản…tháng 3 hoặc thêm 1 lần lân nữa là đủ rồi…về cây ăn trái 2 năm người ta mới bón lân 1 lần vẫn có công dụng đấy…vì lân không bị trôi đi…lân bón ở đâu lân nằm yên ở đó..nước mưa không làm nó mất đi

... Hiện tại con đang hệ thống lại công thức chăm mai cho riêng mình

Bạn chăm sóc cây chưa rành, vậy chế biến cách bón phân theo ý riêng mình để làm gì vậy ?
Nhưng dù bạn chế biến cách nào…thì NPK cũng không nên vượt quá tỉ lệ 1,5 phần ngàn
Và tưới 15 ngày 1 lần
Nếu cây có tàng lá rất sung mãn..và nắng nóng nhiều thì tưới 10 ngày 1 lần, Không được lạm dụng hữu cơ và vô cơ kể cả vi khoáng hoặc kích thích tố, mọi sự lạm dụng đều phải trả giá rất đắt
bón phân phải đúng lúc, đúng cách…và đúng cái mà cây đang cần

......... Nokaph (ngừa tuyến trùng) 1 tháng 1 lần đến cuối năm

Lại thêm 1 cách diệt tuyến trùng rất riêng nữa

Nokaph là thuốc kịch độc..nên 6 tháng hoặc 4 tháng dùng 1 lần nhiều rồi…vì dùng là để ngừa
Lạm dụng 1 tháng 1 lần chỉ làm cho hệ vi sinh trong đất chết hết…vi sinh chết hết cây…èo uột luôn
Bạn nên biết rằng 1 cây đã bị tuyến trùng thì Nokaph chỉ diệt được 85% tuyến trùng thôi…do đó phải biết phối hợp và luân phiên dùng thêm Sincosin + agrispon đây là thuốc diệt tuyến trùng sinh học..trong có nhiều vi khoáng và kích thích tố giúp cây tăng trưởng mạnh và dùng 1 tháng 1 lần
Do thuốc có kích thích tố nên chỉ dùng từ sau tết đến hết tháng 4 là phải ngưng hoàn toàn…kẻo cây có thể cứ thế mà phát triển ra đọt ra lá xanh um rồi kông thể kết nụ được
Túm lại: Nokaph dùng 4 tháng 1 lần là nhiều lắm rồi đó ( 6 tháng 1 lần là vừa)
Sincosin và agrispon phun và tưới 1 tháng 1 lần từ sau tết đến hết tháng 4 là ngưng

.... Bác Vy có lời khuyên gì cho những người trồng mai trên sân thượng như con không bác?

Sân thượng nhiều nắng và nóng độ ẩm không khí thấp… nếu bạn không giảm nắng và hạ nhiệt , tăng độ ẩm thì khó lắm…
Đề ngị bạn nên tìm cách hạ nhiệt cho nền beton…( rải cát..tưới ẩm..trồng cỏ…trải cỏ nhân tạo v..v cho nền )
Nếu sân thượng được nắng đủ từ sáng sớm thì phải giảm nắng bằng lưới từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều thì trồng cây sẽ tốt..với điều kiện bạn tăng được độ ẩm vào giờ cao điểm của nắng nóng
Thí dụ bạn dùng hệ thống phun mù mà những vườn lan đều dùng..với bộ hẹn giờ bạn có thể cài đặt
Từ giũa trưa cho đến hết 2 giò chiều 1 giờ phun mù 5 phút

Phòng riêng của tôi ở trên lầu…nhìn ra 1 cái sân thượng rộng…nóng quá, nắng quá..nên tôi không để 1 cái cây nào trên đó..nhưng tôi biết rằng nếu biết bón phân đúng cách…biết xử dụng nắng của sân thượng…các cây mai sẽ có những mùa bông hết sức rực rỡ mà cây trong dưới đất không thể bằng được
 
Con cám ơn bác Vi, giờ thì con biết phải làm rồi, con sẽ nghiền ngẫm những bài viết của bác và các bậc tiền bối trên diễn đàn nhiều hơn nữa, kết hợp vào thực tế trồng cây để rút tỉa kinh nghiệm cho bản thân (điều con cần rút kinh nghiệm là giải quyết vấn đề chất trồng, bón đúng lúc, bón đủ liều lượng, bón loại mà cây cần). Hy vọng Tết năm tới sẽ có cây khoe với bác. Nếu có gì vướng mắc con nhờ bác giúp con với nhé. Cám ơn bác rất nhiều.
 
Bác Vi và mọi người cho em hỏi là nếu bón super Lân thì phải có vi sinh phân giải thì mới hấp thụ đc... vậy trong AGROSTIM, vi sinh đó có phân giải đc ko Bác?
 
Bác Vi và mọi người cho em hỏi là nếu bón super Lân thì phải có vi sinh phân giải thì mới hấp thụ đc... vậy trong AGROSTIM, vi sinh đó có phân giải đc ko Bác?


Agrostim là phân sinh học…trong đó có các enzim giúp cây hấp thụ và lưu dẫn phân bón nhiều hơn..có cả các kích thích tố sinh trưởng
Trong agrostim cũng có các vi sinh do đó nền của thuốc là máu động vật cô đặc và hơi ẩm
Theo hướng đẫn chế phẩm này có khả năng cải tạo đất…vậy nó phải có vi sinh rồi
Dù bạn không bón chế phẩm này trong đất vẫn có các sẵn các vi sinh để phân hủy lân, nếu đất ấy được bón lót bằng hữu cơ mục
Phân hữu cơ lân chính hiệu là Sông Gianh ( của Tỉnh Quảng Bình )
Nhưng thị trường bị giả nhiều, nên các cửa tiệm ít bán
Chăc ăn và rẻ tiền nhất là…bạn tự chế tạo lấy…đã hướng dẫn rồi
 
Agrostim là phân sinh học…trong đó có các enzim giúp cây hấp thụ và lưu dẫn phân bón nhiều hơn..có cả các kích thích tố sinh trưởng
Trong agrostim cũng có các vi sinh do đó nền của thuốc là máu động vật cô đặc và hơi ẩm
Theo hướng đẫn chế phẩm này có khả năng cải tạo đất…vậy nó phải có vi sinh rồi
Dù bạn không bón chế phẩm này trong đất vẫn có các sẵn các vi sinh để phân hủy lân, nếu đất ấy được bón lót bằng hữu cơ mục
Phân hữu cơ lân chính hiệu là Sông Gianh ( của Tỉnh Quảng Bình )
Nhưng thị trường bị giả nhiều, nên các cửa tiệm ít bán
Chăc ăn và rẻ tiền nhất là…bạn tự chế tạo lấy…đã hướng dẫn rồi[/QUOT

Bác Mục cho cháu hỏi: nếu như đầu mình không bón lân mà mình bón phân vi sinh có được không,và ngược lại?cách bao lâu bón một lần?
 
..................................
... nếu như đầu mình không bón lân mà mình bón phân vi sinh có được không,và ngược lại?cách bao lâu bón một lần?

Trong đất luôn có vi sinh…ít hay nhiều thôi..do đó bón trước hay bón sau cũng được..vì bón vi sinh là để gia tăng quân số..
Điều quan trọng là phải có thực phẩm để vi sinh sanh sôi nảy nở và phải là 1 môi trường đất không quá khắc ngiệt để chúng phải chết đi

Cây trong chậu phân bón mình cho vào…rồi thuốc độc đổ vào…mọi việc phải được cân nhắc kĩ lưỡng kẻo bất lợi do làm mất cân đối môi trường đất vi sinh làm sao sống hoặc rễ cây chịu làm sao nổi !?
Chính vì thế cứ vài tháng người ta lại thêm vi sinh cho đất chậu

Mỗi loài vi sinh có 1 thực phẩm riêng để làm nhiệm vụ riêng trong hệ sinh thái cân bằnng
Vi sinh ăn Lân thì đất cần phải có lân….vi sinh ăn Kali thì đất phải có kali cho chúng ăn, vì đó là thực phẩm của chúng
Không có thực phẩm lấy gì chúng sống ?
Đất không vi sinh là…đất chết

Nhiều người cứ hay kết luận nhầm là : các ngệ nhân…các nhà vườn họ dùng kích thích tố nên các cây mai trong chậu nhỏ xíu của họ nở bông công xuất rất cao…mà các cây mai trồng dưới đất, ngay cả đất tốt cũng không bằng được
Sai lầm rồi đấy..vì thực ra đó là kết quả của bón phân cân đối, kết hợp vi sinh chăm sóc hợp lí nên kết quả cho ra cây mai công xuất cao dù đất chậu chỉ có …chút xíu :

Cây Mai trong Hội Hoa Xuân Tuy Hòa :


62201316155338.jpg


ảnh của Phamngochien (CCVN)

Trong chăn nuôi người ta bây giờ cũng dùng nhiều về vi sinh để xử lí về ô nhiễm môi trường do các chất thải tạo ra
Trong nuôi tôm bây giờ cũng đang áp dụng cách dùng vi sinh để thanh lọc nước làm nước luôn trong sạch…mà không cần phải thay nước như các qui trình nuôi tôm cũ
Nhờ thế con tôm khôg bịnh và năng xuất rất cao gọi là nuôi tôm biofloc
Các bác vào mục nuôi trồng thủy sản để xem 2 lão : Lão Độc Vật và Lão Ma Đầu đang…uýnh nhau về vụ biofoc này
“Cái vi mô đang điều khiển cái vĩ mô” đó là vi sinh
 
Last edited by a moderator:
Trong đất luôn có vi sinh…ít hay nhiều thôi..do đó bón trước hay bón sau cũng được..vì bón vi sinh là để gia tăng quân số..
Điều quan trọng là phải có thực phẩm để vi sinh sanh sôi nảy nở và phải là 1 môi trường đất không quá khắc ngiệt để chúng phải chết đi

Cây trong chậu phân bón mình cho vào…rồi thuốc độc đổ vào…mọi việc phải được cân nhắc kĩ lưỡng kẻo bất lợi do làm mất cân đối môi trường đất vi sinh làm sao sống hoặc rễ cây chịu làm sao nổi !?
Chính vì thế cứ vài tháng người ta lại thêm vi sinh cho đất chậu

Mỗi loài vi sinh có 1 thực phẩm riêng để làm nhiệm vụ riêng trong hệ sinh thái cân bằnng
Vi sinh ăn Lân thì đất cần phải có lân….vi sinh ăn Kali thì đất phải có kali cho chúng ăn, vì đó là thực phẩm của chúng
Không có thực phẩm lấy gì chúng sống ?
Đất không vi sinh là…đất chết

Nhiều người cứ hay kết luận nhầm là : các ngệ nhân…các nhà vườn họ dùng kích thích tố nên các cây mai trong chậu nhỏ xíu của họ nở bông công xuất rất cao…mà các cây mai trồng dưới đất, ngay cả đất tốt cũng không bằng được
Sai lầm rồi đấy..vì thực ra đó là kết quả của bón phân cân đối, kết hợp vi sinh chăm sóc hợp lí nên kết quả cho ra cây mai công xuất cao dù đất chậu chỉ có …chút xíu

Trong chăn nuôi người ta bây giờ cũng dùng nhiều về vi sinh để xử lí về ô nhiễm môi trường do các chất thải tạo ra
Trong nuôi tôm bây giờ cũng đang áp dụng cách dùng vi sinh để thanh lọc nước làm nước luôn trong sạch…mà không cần phải thay nước như các qui trình nuôi tôm cũ
Nhờ thế con tôm khôg bịnh và năng xuất rất cao gọi là nuôi tôm biofloc
Các bác vào mục nuôi trồng thủy sản để xem 2 lão : Lão Độc Vật và Lão Ma Đầu đang…uýnh nhau về vụ biofoc này
“Cái vi mô đang điều khiển cái vĩ mô” đó là vi sinh

Lân ngâm 1-2 rồi tưới,sau 1 tuần ngâm phân vi sinh (1-2 ngày) rồi tưới được không bác.con đang nghi ngờ phân vi sinh có ngâm được khong nữa?tiệm bán kêu trộn chung lân với phân vi sinh nhưng con muốn hỏi ý kiến bác rồi con làm.và một vấn đề nữa con cũng đang phân là: đầu năm có nên dùng DAP không bác hay là giờ dùng supe lân đến tháng 4 minh dùng DAP
 
Last edited by a moderator:
Lân ngâm 1-2 rồi tưới,sau 1 tuần ngâm phân vi sinh (1-2 ngày) rồi tưới được không bác.con đang nghi ngờ phân vi sinh có ngâm được khong nữa?tiệm bán kêu trộn chung lân với phân vi sinh nhưng con muốn hỏi ý kiến bác rồi con làm.và một vấn đề nữa con cũng đang phân là: đầu năm có nên dùng DAP không bác hay là giờ dùng supe lân đến tháng 4 minh dùng DAP

Ngâm 1 , 2 ngày có công dụng gì đâu..super lân dùng để ủ với phân chuồng vài tháng vi sinh mới phân hủy xong được…(dùng phân bò tưới ẩm trộn với lân thêm chút vôi rồi ủ )
Trong Super lân có khoảng 16 tới 20% lân nguyên chất
Nhưng trong Dap có tói 46% lân nguyên chất
Phân dơi cũng có tới 40 % lân hữu cơ, bón vào đất là cây dùng được ngay..

Lân phải bón cho mai ngay từ đầu năm..tháng 3 hoặc 4 thêm 1 lần lân nữa là…công thức thôi ( lí thuyết : 2 tháng sau khi bón lân mới có tác dụng)
 
Ngâm 1 , 2 ngày có công dụng gì đâu..super lân dùng để ủ với phân chuồng vài tháng vi sinh mới phân hủy xong được…(dùng phân bò tưới ẩm trộn với lân thêm chút vôi rồi ủ )
Trong Super lân có khoảng 16 tới 20% lân nguyên chất
Nhưng trong Dap có tói 46% lân nguyên chất
Phân dơi cũng có tới 40 % lân hữu cơ, bón vào đất là cây dùng được ngay..

Lân phải bón cho mai ngay từ đầu năm..tháng 3 hoặc 4 thêm 1 lần lân nữa là…công thức thôi ( lí thuyết : 2 tháng sau khi bón lân mới có tác dụng)

Giờ đầu năm con trộn DAP chung với phân vi sinh rồi moi đất xung quanh châu bón?mình có thể ngâm cho tan rồi bón được k chú?đến tháng 4 mình trộn như vậy rồi bón là ngưng DAP?
 
Last edited by a moderator:
Xin hỏi anh Mục-Tử, cây mai của tôi giờ mới ra nụ sắp nở, chưa có lá, trời thì đang mua phùn, nay tôi muốn nó ra lá sớm, vậy ngắt nụ đi, hoà kích rể tưới vào gốc có tác dụng gì không?
Trong bài của anh của anh có nói nên bón phân khi trời nắng ( buổi sáng) để lá quang hợp, giờ không có lá, không có nắng thì làm sao đây, đợi trời nắng và lá ra thì lâu quá.
 
Giờ đầu năm con trộn DAP chung với phân vi sinh rồi moi đất xung quanh châu bón?mình có thể ngâm cho tan rồi bón được k chú?

DAP là phân…”đặc dụng”… dành cho nhà vườn trồng cây ăn trái…và cây có hoa đùng 1 lần rồi….bỏ ( thí dụ cúc mâm xôi…vạn thọ pháp v..v. ) thú thật với bác tôi hiếm khi nào sài…. Tôi chỉ sài DAP cho sứ thái và bông giấy thôi… với mai vàng tôi thích NPK hơn vì nó …cân đối
Sau tết bạn nên bón cho mai đạm hữu cơ đều đặn và thêm lân bằng cách chôn 1 lần super lân là đủ rồi


....đến tháng 4 mình trộn như vậy rồi bón là ngưng DAP?

Tháng 5 dùng NPK ngâm chung với dynamic tưới cho mai…tới tháng 12 al luôn…với nồng độ không quá 1,5 phần ngàn, và tưới 15 ngày 1 lần

--------

Xin hỏi anh Mục-Tử, cây mai của tôi giờ mới ra nụ sắp nở, chưa có lá, trời thì đang mua phùn, nay tôi muốn nó ra lá sớm, vậy ngắt nụ đi, hoà kích rể tưới vào gốc có tác dụng gì không?
..................

Bạn nên ngắt hết nụ đi…đương nhiên đọt sẽ phải phát triển,, thuốc kích rễ nó có kích thích tố đó bác à đương nhiên phải có công dụng nếu là…thuốc thật

......Trong bài của anh của anh có nói nên bón phân khi trời nắng ( buổi sáng) để lá quang hợp, giờ không có lá, không có nắng thì làm sao đây, đợi trời nắng và lá ra thì lâu quá.

Không có nắng…cây không quang hợp và cũng ít tiêu hao năng lượng dự trữ..( giống như trong tình trạng…ngủ ) do đó bón phân là hại…nó thôi ( giống như người đang ngủ mà bạn cố nhét cơm vào họng sẽ bị sặc chết đấy)

“Chỉ được bón phân trong ngày có nắng..và phải chắc chắn sau đó 5 ngày trời vẫn nắng và đất trong 5 ngày đó luôn phải ẩm ” đó là nguyên tắc đấy
 
Last edited by a moderator:
DAP là phân…”đặc dụng”… dành cho nhà vườn trồng cây ăn trái…và cây có hoa đùng 1 lần rồi….bỏ ( thí dụ cúc mâm xôi…vạn thọ pháp v..v. ) thú thật với bác tôi hiếm khi nào sài…. Tôi chỉ sài DAP cho sứ thái và bông giấy thôi… với mai vàng tôi thích NPK hơn vì nó …cân đối
Sau tết bạn nên bón cho mai đạm hữu cơ đều đặn và thêm lân bằng cách chôn 1 lần super lân là đủ rồi




Tháng 5 dùng NPK ngâm chung với dynamic tưới cho mai…tới tháng 12 al luôn…với nồng độ không quá 1,5 phần ngàn, và tưới 15 ngày 1 lần

--------



Bạn nên ngắt hết nụ đi…đương nhiên đọt sẽ phải phát triển,, thuốc kích rễ nó có kích thích tố đó bác à đương nhiên phải có công dụng nếu là…thuốc thật



Không có nắng…cây không quang hợp và cũng ít tiêu hao năng lượng dự trữ..( giống như trong tình trạng…ngủ ) do đó bón phân là hại…nó thôi ( giống như người đang ngủ mà bạn cố nhét cơm vào họng sẽ bị sặc chết đấy)

“Chỉ được bón phân trong ngày có nắng..và phải chắc chắn sau đó 5 ngày trời vẫn nắng và đất trong 5 ngày đó luôn phải ẩm ” đó là nguyên tắc đấy


Tự giới thệu: 52t, nam, ở SG ,Q8, rất thích mai vàng và hoa lan

Chào anh Mục Tử & các bạn. mấy ngày qua mình dành hết thời gian rãnh để đọc topic này từ đầu đến cuối. Sự hướng dẩn của anh Mục Tử thật nhiệt tình và rất bổ ích, cám ơn anh Mục Tử rất nhiều.
Giờ thì mình đã hiểu vì sao mấy năm qua mình đã tiển 6 cây mai lên xe rác. Tết vừa qua mình cũng mua 2 chậu mai rất ưng ý, năm nay mình sẽ chăm 2 em nó theo cái hình chụp công thức ở trang 15 của topic này

Và xin anh Mục Tử cho hỏi thêm về vi sinh. Theo anh hướng dẩn thì vài tháng mình nên tăng cường vi sinh cho đất, vậy vi sinh mua ở đâu? Hiệu gì? Liều lượng bổ sung? Phân bón hữu cơ sinh học AGROSTIM đã có vi sinh trong đó rồi phải ko? Nhờ Anh chỉ rõ. Rất cám ơn anh.
 
Sau tết bạn nên bón cho mai đạm hữu cơ đều đặn và thêm lân bằng cách chôn 1 lần super lân là đủ rồi

Như vậy sau tết mình xả bớt tàn cho đều,cắt hết bông,bón bánh dầu ngâm,lân và dùng kích thích rễ thôi hả anh?
 
Tự giới thệu: 52t, nam, ở SG ,Q8, rất thích mai vàng và hoa lan

Chào anh Mục Tử & các bạn. ........

Chào anh bạn..trẻ, với tôi anh vẫn là trẻ..

“Ngũ thập nhi, tri thiên mệnh” ở tuổi 50 trở lên người ta đã biết được cả mệnh trời…nhưng chưa hiểu hết về cây mai đã cho mình biết bao nhiêu mùa xuân tưng bừng….thì thật là thiếu sót quá

Bạn tìm hiểu đi…không bao giờ là muộn đâu…đi vào thế giới của cây xanh…nhất là Mai Vàng là đi vào thế giới của trầm lặng…với những thú vui rất âm thầm…cái vui của sự…kiên nhẫn và đợi chờ.. và sẽ được phần thưởng (với điều kiện phải hiểu biết về…cây mai )
Nếu bạn chưa hiểu biết hết thì bạn phải đợi chờ kết quả….trong sự hồi hộp…đó cũng là 1 cái…vui,,,nhưng sẽ phải trả giá

Tục ngữ tây phương có câu rằng : cây cảnh như 1 cô gái đẹp…nếu bạn biết chăm sóc, bạn sẽ được cô ấy cho nhiều hạnh phúc…và nếu bạn không biết chăm sóc cô ấy sẽ là 1 gánh nặng..hoặc 1 tai họa cho bạn đấy

.......cho hỏi thêm về vi sinh. Theo anh hướng dẩn thì vài tháng mình nên tăng cường vi sinh cho đất, vậy vi sinh mua ở đâu? Hiệu gì? Liều lượng bổ sung? Phân bón hữu cơ sinh học AGROSTIM đã có vi sinh trong đó rồi phải ko? Nhờ Anh chỉ rõ. Rất cám ơn anh.
Khi tôi bắt đầu mua phân Vi sinh trên thị trường...tôi phải xuống Thủ Đức..Phân Sông Gianh là phân vi sinh chính hiệu...rất tốt....nhưng sau đó bị hàng giả nhiều
và bây giờ :
Phân Vi sinh chắc ăn nhất là…tự chế tạo lấy bằng cách ủ phân chuồng…với 1 ít super lân….1 chút vôi và nấm trichroderma vài tháng ( nấm mua ở số 13 Lê Quang Sung Q6 HCM, giá 50 ngàn đồng 1 kg )
Agrostim là phân sinh học…nhưng theo hướng dẫn nó có khả năng cải tạo đất..
Nhưng mà theo lão mõ….các quảng cáo dù của 1 thương hiệu uy tín mình chỉ nên tin vào 1 nửa thôi
 
Chào anh bạn..trẻ, với tôi anh vẫn là trẻ..

“Ngũ thập nhi, tri thiên mệnh” ở tuổi 50 trở lên người ta đã biết được cả mệnh trời…nhưng chưa hiểu hết về cây mai đã cho mình biết bao nhiêu mùa xuân tưng bừng….thì thật là thiếu sót quá

Bạn tìm hiểu đi…không bao giờ là muộn đâu…đi vào thế giới của cây xanh…nhất là Mai Vàng là đi vào thế giới của trầm lặng…với những thú vui rất âm thầm…cái vui của sự…kiên nhẫn và đợi chờ.. và sẽ được phần thưởng (với điều kiện phải hiểu biết về…cây mai )
Nếu bạn chưa hiểu biết hết thì bạn phải đợi chờ kết quả….trong sự hồi hộp…đó cũng là 1 cái…vui,,,nhưng sẽ phải trả giá

Tục ngữ tây phương có câu rằng : cây cảnh như 1 cô gái đẹp…nếu bạn biết chăm sóc, bạn sẽ được cô ấy cho nhiều hạnh phúc…và nếu bạn không biết chăm sóc cô ấy sẽ là 1 gánh nặng..hoặc 1 tai họa cho bạn đấy

Khi tôi bắt đầu mua phân Vi sinh trên thị trường...tôi phải xuống Thủ Đức..Phân Sông Gianh là phân vi sinh chính hiệu...rất tốt....nhưng sau đó bị hàng giả nhiều
và bây giờ :
Phân Vi sinh chắc ăn nhất là…tự chế tạo lấy bằng cách ủ phân chuồng…với 1 ít super lân….1 chút vôi và nấm trichroderma vài tháng ( nấm mua ở số 13 Lê Quang Sung Q6 HCM, giá 50 ngàn đồng 1 kg )
Agrostim là phân sinh học…nhưng theo hướng dẫn nó có khả năng cải tạo đất..
Nhưng mà theo lão mõ….các quảng cáo dù của 1 thương hiệu uy tín mình chỉ nên tin vào 1 nửa thôi


Chào anh Mục Tử . Rất vui khi đọc trả lời of anh, vâng! “ngũ tuần tri thiên mệnh”. Nhưng riêng bản thân tôi thì hiện giờ lại thấy mình thật ấu trỉ trong nhiều lãnh vực chứ ko riêng gì với mai vàng.

Anh nói rất đúng về thú vui khi bước vào thế giới mai vàng,
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Đấy! chỉ với 1 nhánh mai còn nở sót sau mùa xuân mà Đại sư Mãn Giác còn cảm được những câu thơ để đời, đủ biết cái sự vui khi chơi mai nó tao nhã dường nào

5,6 năm qua tôi luôn ước ao ngày tết có thể chưng cây mai do chính tay mình chăm sóc. Đầu năm cũng cắt cắt tỉa tỉa, bón bón phun phun, sau đó…cây thì tử vong cây thì èo uột như bị ung thư …. và rồi… “ới! …anh đổ rác ơi …”. Năm nay có anh Mục tử thì… hy vọng….
Chúc Anh năm mới nhiều sức khoẻ và niềm vui
 
Back
Top