Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Kính gửi bác Mục, cháu hỏi bác mình luân phiên tưới thuốc kích rễ cho cây đến cuối năm để bộ rễ khỏe mạnh hấp thụ phân tốt hơn được không ạ? Trong thuốc kích rễ cháu thấy có acid humic, chất này có tác dụng gì vậy bác, tưới nhiềucó sợ làm giảm PH của đất không bác. Cảm ơn bác nhiều!
 
Theo mình biết thì axit humic là thành phần quan trọng giúp tạo rễ đó bạn, và thành phần này càng cao thì càng có lợi.
 
Kính gửi bác Mục, cháu hỏi bác mình luân phiên tưới thuốc kích rễ cho cây đến cuối năm để bộ rễ khỏe mạnh hấp thụ phân tốt hơn được không ạ? Trong thuốc kích rễ cháu thấy có acid humic, chất này có tác dụng gì vậy bác, tưới nhiềucó sợ làm giảm PH của đất không bác. Cảm ơn bác nhiều!

Các thông tin đại khái về Humic chiết xuất từ than bùn đây

Axit Humic ở dạng muối humat giúp cây trồng chống stress, giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ, tăng sinh trưởng và năng suất do hấp thu dinh dưỡng thuận lợi hơn. Đặc biệt, Axit Humic còn có tác dụng cải tạo đất, kích thích hệ rễ phát triển, tăng khả năng hấp thu phân bón, tăng đề kháng, ít sâu bệnh, giảm thuốc BVTV và tăng chất lượng nông sản. Hiện nay, Axit Humic được chiết xuất từ hai nguồn chính: phổ biến nhất trên thị trường là từ than bùn và quý hiếm nhất từ mỏ Leonardite (trên thế giới chỉ có 1 vài công ty sở hữu nguồn mỏ này).

Axit Humic được chiết xuất từ than bùn có niên đại chỉ khoảng 3 - 4 ngàn năm trở lại nên có hàm lượng Axit Humic thấp (dưới 70%), hiệu quả sinh học thấp và khả năng tăng năng suất cây trồng không cao.

Ở kỷ nguyên băng hà cách đây rất lâu, xác sinh thực vật bị vùi chôn sâu dưới lòng đất phủ đầy băng tuyết hình thành nên các lớp trầm tích, mỏ địa chất, mỏ Leonardite ngày nay.

Axit Humic được chiết xuất từ mỏ địa chất Leonardite có niên đại hàng trăm triệu năm tuổi nên có hàm lượng Axit Humic đậm đặc (70%), tan nhanh, hiệu quả sinh học cao, giúp cây trồng phát triển vượt trội. Hiệu quả cao hơn hẳn so với Axit Humic từ nguồn than bùn.

....tưới nhiềucó sợ làm giảm PH của đất không bác.

Đâu cứ phải acid là chua đâu..

Acid Glutamat chính là bột ngọt nó đâu có chua mà ngọt lợ luôn

Acid humic trích xuất từ than bùn có khả năng giảm phèn ( chua ) đấy

Về tưới chế phẩm vào gốc:

Tôi cho rằng đâu phải cứ lạm dụng chất kích rễ là cây sẽ khỏe lên đâu..
Theo quan sát của tôi mai ra rễ 2 lần mạnh nhất trong năm đó là sau tết trong tháng giêng và đến tháng 3

Và khi mùa mưa bắt đầu..kéo dài đến hết tháng 7

Do đó sau tết mai ra đọt rất mạnh…đến tháng 4 chậm lại
và khi mùa mưa bắt đầu ta thấy đọt ra nhiều, rễ mai ăn lên trên sát mặt đất (có rễ lộ hẳn lên nhìn thấy được)…vì thế người ta hay bứng mai vào đầu năm hoặc đầu mùa mưa để lợi dụng sự ra rễ theo tự nhiên này

Bác cũng nên kích rễ thuận theo tự nhiên thì sẽ có lợi hơn ngĩa là chỉ nên kích rễ sau tết và trong tháng đầu mùa mưa,để mai ra rễ dễ dàng,,sau đó ngưng…vì thêm nữa là thừa

Đó là bón gốc..phải tuyệt đối cẩn trọng…bác có thấy nhiều khi ta tưới gốc bằng chất kích rễ mà cây cứ ì ra,,,đâu có thêm đọt nào ra đâu…là do cây không hấp thụ đấy…vậy chất kích rễ vẫn còn nằm trong đất

Đất chậu chỉ có ít, cái gì thừa trong đó sẽ làm tai hại đấy
Bón gốc phải theo đúng theo mùa vụ của thiên nhiên
Làm ngược tự nhiên nhất định sẽ không có lợi

Về phun qua lá :

Có 1 cách bón phân rất có lợi và ít tai hại có thể làm đảo lộn qui trình sinh thái của cây…điều khiển cây ra hoa trái vụ trong cây ăn trái và các lọai hoa quả trái mùa : đó là phun qua lá..cách này gọi là cưỡng bức hấp thụ..nhưng tốn nhiều công do phải vài ngày phun 1 lần

Khuyết điểm của cách phun qua lá là tốn nhiều công và nấm bịnh sinh ra nhiều do có nhiều dưỡng chất trong chế phẩm bám trên lá cành, kích thích nấm bịnh sanh sản

Để cách phun qua lá có hiệu quả cao thì bộ lá phải có nhiều đã..lá ít cũng chả có công dụng gì mấy đâu, do hấp thụ được ít..cưỡng ép phun liên tục nhiều lần lá sẽ sơ cứng già nhanh rồi rụng sớm thôi…trong khi dự trữ không có gì nhiều…nên đọt mới không ra được cuối cùng cây…”ngủm”

Câu tục ngữ “cái cây chính là cái lá…vật nuôi khỏe mạnh nhìn qua bộ lông hoặc da ” là thế đấy
Túm lại :
,,,cháu hỏi bác mình luân phiên tưới thuốc kích rễ cho cây đến cuối năm để bộ rễ khỏe mạnh hấp thụ phân tốt hơn được không ạ

muốn đảo lộn qui trình phát triển của mai Bác nên phun qua lá
đừng tưới gốc…muốn rễ dễ phát triển trong đất phải tốt đủ hữu cơ đủ lân…acid humic chỉ là…hỗ trợ thôi

các cây khó ra rễ hoặc chết dần theo kinh ngiệm của tôi đa số là do đất đã hóa độc mà mình chủ quan nên không nhận ra
Bạn đừng tưởng đất mới thay bao giờ cũng là đất tốt là sai đấy
đất tốt hay xấu do mình xử lí trước khi thay cho cây đấy
 
Last edited by a moderator:
Mình thấy áp dụng chăm sóc và phân bón theo cáh Bác Mục , cây mai của mình rất khoẻ và ra đọt liên tục , mặc dù ko dùng kích rể!!!
 
Kính gui bác Mục ! cây mai của con rể nghẹt hết chậu , đất trong chậu rất ít, cây khoẻ ..sang năm có cần thay chậu ko? ,cam on Bac!
 
Kính gui bác Mục ! cây mai của con rể nghẹt hết chậu , đất trong chậu rất ít, cây khoẻ ..sang năm có cần thay chậu ko? ,cam on Bac!

Vì mùa mưa nơi bạn sắp bắt đầu
Ngay bây giờ bạn sang chậu có lợi nhất, sang bằng cách :
Để đất chậu khô đất sẽ nhót lại..ngiêng chậu nâng cao lên vài phân rồi giọng cạnh đáy xuống đất cứng..đất phía cạnh trên sẽ sẽ bị nén xuống tróc ra
Xoay chậu rồi làm tiếp phía bên kia…giọng đủ 4 hướng tất cả đất chung quanh vành chậu sẽ tróc hết
Bạn rút cây với bầu đất nguyên vẹn ra rất dễ dàng

Capture5-2-2014-52550PM_zps7b6b0b41.jpg


Sang cái chậu khác lớn hơn mỗi bề 5 phân thôi. Nhớ làm lớp đáy cho thoát nước tốt
đặt nguyên bầu đất rễ vào chậu mới rồi lấp chung quanh cho đầy với đất mới..
Không cần lặt lá…chỉ để trong mát vài ngày rồi đưa ra nắng

sang chậu to quá cây sẽ chết từ từ sau 2 năm đấy
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục cho cháu hỏi

Ngoài alfamite trị nhện đỏ cháu thấy còn mõt loại thuốc đầu trâu sinh học bihopper trị nhện đỏ , không bei61t loại này có dùng tốt không bác ?
EA-081-539-4_zps9c931bb7.jpg

Cám ơn bác , chúc bác khỏe !
 
Bác Mục cho cháu hỏi

Ngoài alfamite trị nhện đỏ cháu thấy còn mõt loại thuốc đầu trâu sinh học bihopper trị nhện đỏ , không bei61t loại này có dùng tốt không bác ?
EA-081-539-4_zps9c931bb7.jpg

Cám ơn bác , chúc bác khỏe !

Thông tin của Đầu Trâu Bihopper 270EC đây nè bác :

Công dụng: Hoạt chất Abamectin và Petroieum oil

- Tác dụng diệt sâu bằng đường tiếp xúc, vị độc, gây ung trứng sâu, có khả năng cô lập nấm hại cây trồng.

- Diệt được nhiều loại sâu: sâu ăn lá, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh, rầy, rệp... trên các loại rau đậu (bắp cải, cải xanh, dưa hấu, dưa leo, đậu xanh, đậu phộng, đậu cô ve...); cây ăn trái (xoài, chôm chôm, đu đủ, mãng cầu, sầu riêng, nhãn, cam, quýt, vải...)

Lưu ý: Thời gian cách ly 7 ngày

Thuốc có thể hỗn hợp với phân bón lá, thuốc trừ sâu bệnh khác. Trừ thuốc có tính kiềm như Boocđô. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, lắc kỹ trước khi sử dụng.


Công thức của nó giống như BOAMA của Đài Loan sản xuất =…Abamectin và dầu khóang dùng để diệt bọ trĩ rất tốt
Tác dụng của dầu khoáng pha trong đó là 1 loại keo..

Khi phun vào trúng keo bọ trĩ ,nhện đỏ dính lại không chạy được nữa…nhiêu đó chúng cũng đủ chết rồi…chưa kể đến hoạt chất Abamectin hủy diệt chúng

Tôi vẫn dùng Boama mấy năm rồi…vừa rẻ tiền vừa ít độc lại công dụng tốt

Dù là mang tên thuốc sinh học…nhưng thuốc vẫn có mùi của thuốc độc Amico

Đừng quá tin tưởng vào thuốc mà phải có thói quen rửa lá mỗi khi tưới với vòi nước có áp lực mạnh 1 chút
Phun cả mặt trên lẫn mặt dưới của lá giòng nước mạnh và xoáy sẽ kéo bọ trĩ nhận đỏ và bụi bặm rớt hết xuống

Nhiêu đó thôi nhện đỏ cũng chết vì con này rất chậm
Còn bọ trĩ thì khó mà thành dịch được vì ngày nào cũng bị nước …hành hạ, làm sao mà phát triển mạnh ?!

Chỉ còn lại ít con thì phun thuốc diệt dễ dàng hơn

để diệt bọ trĩ nên phun vào sáng sớm vì buổi sáng bọ trĩ bò lên cả mặt trên của lá
Để diệt nhện đỏ nên phun vào buổi chiều...vì buổi chiều chúng rời bỏ chỗ trú ẩn và sinh hoạt nhộn nhịp
phun đúng lúc như trên sẽ diệt... sạch
 
Last edited by a moderator:
Bác ơi, nếu cháu dùng loại này thì cháu co luân phiên thay đổi thuốc không ?

Cám ơn bác !
 
Bác ơi, nếu cháu dùng loại này thì cháu co luân phiên thay đổi thuốc không ?

Cám ơn bác !

Vẫn phải thay đổi,,
Các bác còn trẻ..cuộc sống trước măt còn dài. Trách nhiệm còn nhiều.
Chăm sóc các cây mai quí là 1 thú vui,,,nhưng rất nhiều độc hại…những cây mai cao to…mỗi lần phun thuốc…thuốc phủ xuống cả người phun
Vài ngày 1 lần thì….sức khỏe nào …chịu nổi ?!

Tại SaiGon bịnh Viện Ung bướu là bịnh viện luôn luôn… quá tải

1 thú vui và tiềm ẩn 1 nguy cơ…thì đâu phải 1 thú vui ?
Mà đó là 1 cái bẫy để bẫy người đam mê…nếu sơ xuất, hoặc chủ quan

Xử dụng thuốc sinh học cho sâu bọ và nấm bịnh sẽ an toàn cho người chăm sóc
Lúc đó mới là 1 thú vui hoàn toàn đúng ngĩa lành mạnh

Bác hãy xem bài viết của bác Nguyễn chi Hiep về tự chế thuốc trừ sâu sinh học :

Sau 2 tháng pha chế theo công thức trên mạng áp dụng cho cây mai loại thuốc trừ sâu gia vị , thì thấy rằng nó đạt hiệt quả gần như tuyệt đối . tất cả những côn trùng phá hoại bộ lá rễ cây mai , hầu như không có .Dãy cây mai đối chứng thì quăn queo đọt lá ... phần còn lại là nấm bệnh phải quan tâm mà thôi .các bạn sử dụng công thức như sau cho 1 bình 8 lít nước và nhân tỉ lệ lên nếu cần

- 6 trái ớt hiểm lớn
- 6 tép tỏi TQ
- 2 vỏ trứng gà
- 1 muỗng súp cơm nóng
- 1 lóng tay củ gừng
- 1 lóng tay củ nghệ non
- 5 cc B1 ( chai màu xanh dương )
- 10 cc phân bón lá 30.10.10
- thuốc chống nấm ( tùy loại dùng nhé )

Dùng máy sinh tố say nhuyễn và lược qua rây mịn , còn bã thì đổ nước tiếp .... xay lại và lược cho đến khi tất cả đều nhuyễn qua rây ọuua lược và cho 5 cc B1 ( chai màu xanh dương )- 10 cc phân bón lá 30.10.10- thuốc chống nấm vào đủ 8 lít nước lắc đều và xịt ướt toàn bộ cây , 2 mặt lá và dưới gốc ( 4 ngày 1 lần .. sau 2 lần thì 7 ngày 1 lần ... chú ý xịt luôn phần dưới đất quanh khu vực trồng mai ) Như vậy chúng ta tránh gần như hoàn toàn việc ngộ độc thuốc cho con trẻ và thành viên trong gia đình ... ít phiền hà hàng xóm hơn

Chúc quý bạn thành công


---------------------------------
Và dưới đây là bài viết về tất các thuốc trừ sâu bịnh sinh học hiện đang có mặt trên thị trường :

Thuốc trừ sâu sinh học
Đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về nông sản sạch, việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nguồn gốc sinh học càng ngày càng phát triển. Nhiều loại thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới tiếp tục ra đời. Ngoài đặc điểm chung là có độ an toàn cao với người và môi trường, những loại thuốc thế hệ mới này cũng có một số đặc điểm mới so với các thuốc sinh học trước đây.
Đối với thuốc trừ sâu đó là khả năng diệt sâu nhanh và phổ tác dụng rộng. Với thuốc trừ bệnh đáng chú ý nhất là khả năng tăng cường sức đề kháng cho cây (kích kháng), được coi là chiến lược phòng trừ bệnh cây một cách tổng hợp và bền vững.

Sau đây là một số thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới điển hình đã đăng ký sử dụng ở nước ta hiện nay.

I - Thuốc trừ sâu

1 - Chất ABAMECTIN và EMAMECTIN
Là các chất được chiết xuất trong môi trường nuôi cấy loài nấm Streptomyces avermitilis. Hai chất này có cấu tạo hóa học và tính chất gần giống nhau, trong đó Emamectin có hiệu lực diệt sâu mạnh hơn. Thuốc có tác động diệt sâu qua đường tiếp xúc, vị độc và có khả năng thấm sâu, hiệu lực diệt sâu nhanh và mạnh không thua kém thuốc hóa học. Do hiệu lực mạnh nên lượng hoạt chất sử dụng rất thấp, chỉ từ 3-5 g/ha, trong đó Emamectin mạnh hơn Abamectin. Thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt sử dụng cho rau, hoa cảnh, các cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị cao.

Ở nước ta hiện nay các hoạt chất trên được đăng ký với nhiều tên thương mại của nhiều đơn vị và được sử dụng rất phổ biến, trong đó có các thuốc Đầu Trâu Bi-sad, Đầu Trâu Merci, Proclaim… Thuốc Đầu Trâu Bi-sad 0,5ME chứa 0,5% Emamectin dưới dạng siêu nhũ, dùng phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ bắp cải, sâu vẽ bùa cam… pha liều lượng 10-15ml/10l nước, hiệu lực diệt sâu sau 1 ngày đã đạt trên 75%.

2 - Hỗn hợp ABAMECTIN + DẦU KHOÁNG
Dầu khoáng có tác dụng bít lỗ thở làm sâu ngạt thở mà chết, ngoài ra còn xua đuổi sâu trưởng thành không đến đẻ trứng và làm ung trứng. Chế phẩm dầu khoáng dùng hòa nước phun lên cây để trừ sâu (gọi là Petroleum Spray Oil) ngày càng sử dụng phổ biến. Đặc biệt trong phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi, dầu khoáng được coi là sản phẩm chủ lực ở nhiều nước. Dầu không độc hại với người và môi trường.
Chất Abamectin hỗn hợp với dầu khoáng làm tăng hiệu lực diệt sâu do tác động bổ sung và khả năng loang trải, bám dính tốt của dầu, cũng được dùng để phòng trừ các loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng. Thuộc nhóm này có các chế phẩm Đầu Trâu Bihopper, Feat… Thuốc Feat 25EC chứa 0,5% chất Abamectin và 24,5% dầu khoáng, dùng phòng trừ bọ trĩ hại dưa hấu, dưa leo, dòi đục lá cà chua, nhện đỏ cam, quýt… pha liều lượng 12-15ml/10l nước. Cây cam, quýt được phun thuốc Feat cho trái bóng đẹp và chất lượng tốt hơn rõ rệt.

3 - Nhóm THUỐC THẢO MỘC

Đáng chú ý là các chất Matrine (từ cây khổ sâm), Azadirachtin (từ cây Neem, là một loài xoan ở Ấn Độ), Rotenone (từ cây thuốc cá). Từ lâu con người đã biết dùng thuốc thảo mộc để trừ sâu nhưng gần đây do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cùng với các tiến bộ về công nghệ, các chất có nguồn gốc thảo mộc trừ sâu ngày càng được phát triển nhanh. Các chất này cũng có hiệu lực diệt sâu nhanh, phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu hại cho nhiều loại cây trồng.

Ở nước ta hiện nay các thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc cũng đã được đăng ký với nhiều tên thương mại của nhiều đơn vị, trong đó có các chế phẩm Đầu Trâu Jolie (hoạt chất Matrine), Vineem (Azadirachtin), Vironone (Rotenone)… Thuốc Đầu Trâu Jolie 1,1SP chứa 11g matrine/1l, là thuốc đặc trị bọ trĩ hại lúa và các cây trồng khác.

II - Thuốc trừ bệnh

Trong số các thuốc trừ bệnh cây tác động theo cơ chế kích kháng hiện nay đáng chú ý là chất Chitosan (còn gọi là oligo - sacarit). Chitosan là một chất hữu cơ cao phân tử được điều chế từ vỏ tôm, cua và một số loài rong biển. Ngoài tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây, Chitosan còn có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng của cây và trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do hủy hoại màng tế bào vi sinh vật. Với các tác dụng trên, Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virút. Có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật.
Ở ta hiện nay hoạt chất Chitosan đăng ký với với nhiều tên thương mại như Olicide, Thumb, Stop… phòng trừ nhiều loại bệnh do nấm, vi khuẩn và tuyến trùng cho lúa và nhiều cây trồng khác. Thuốc Olicide 9DD chứa 9% chất Chitosan phòng trừ nhiều loại bệnh quan trọng cho nhiều loại cây trồng như bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh thán thư hại ớt, bệnh gỉ sắt hại chè. Đặc biệt đối với bệnh chết nhanh hồ tiêu, nhiều bà con trồng hồ tiêu ở Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk… đã sử dụng và đánh giá tốt.
Với sự ra đời của nhiều loại thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới sẽ góp phần tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng để ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch cung ứng cho con người và không gây ô nhiễm môi trường.

KS. Nguyễn Mạnh Chinh
Nguồn :Đại học nông lâm SaiGon

http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.p...79&ur=dothiloi

Các loại thuốc trừ sâu sinh học :
(hoạt chất mới nhất : Methylamine avermectin) có tên gọi LUT 5.5 WDG. Của Mỹ

Sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học LUT 5.5 WDG có rất nhiều ưu điểm so với những sản phẩm thuốc sinh học trước như: Phổ tác động rất rộng (có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại: sâu tơ, sâu xanh, sâu vẽ bà, sâu đục quả, sâu đục than, nhện đỏ, nhện gié, bọ trĩ, bọ xít xanh...),Hiệu lực của thuốc kéo dài (do thuốc có khả năng diệt trừ được cả ba pha: pha trứng, pha sâu non và pha trưởng thành), thời gian cách ly ngắn (2 ngày) do đó rất phù hợp cho sản xuất nông sản sạch nói chung và rau màu nói riêng, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, an toàn với con người và động vật có ích... và đặc biệt LUT 5.5 WDG có khả năng thấm qua mô lá nên những đối tượng sâu bọ nằm trong hốc lá, ống lá cũng dễ dàng bị tiêu diệt qua cơ chế làm tê liệt hệ thần kinh. Sâu ăn phải lá có thuốc cũng bị tiêu diệt mạnh bởi cơ chế làm hư đường tiêu hóa, với cơ chế này những đối tượng sâu đục quả, đục thân cũng bị loại trừ.
Có một ưu điểm đặc biệt nữa mà nhiều loại thuốc trừ sâu khác không có là LUT 5.5 WDG tiêu diệt rất mạnh các loài sâu bọ gây hại nhưng lại rất an toàn đối với các vật nuôi khác như tôm, cá nuôi chung trong ruộng lúa.
 
Last edited by a moderator:
Tháng 7 âm lịch rồi các bác ah, bác nào có bí quyết bón phân hay giúp cây phân hóa mầm hoa nhiều thì chia sẻ cho mọi người với ah.
 
Tháng 7 âm lịch rồi các bác ah, bác nào có bí quyết bón phân hay giúp cây phân hóa mầm hoa nhiều thì chia sẻ cho mọi người với ah.
Cứ chăm tốt từ đầu năm đến giờ thì tết sẽ nhiều hoa thôi, không chừng nhiều quá phải ngắt bớt đi chứ nó nở hết cây suy luôn.
 
có 1 số cây nhiều nụ, một số cây ít nụ bác ah, điều em muốn là đi phân sao cho cây nhận được dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ thêm quá trình làm nụ, và đối với cây nhiều nụ thì phải đủ dinh dưỡng để cây làm nụ tốt.
 
Cây nhiều nụ cây ít nụ là do sự chăm sóc không đồng loạt…thí dụ thay đất không đồng loạt…năm nay thay vài cây sang năm thay vài cây..chất lượng đất 2 lần thay đó không giống nhau...ánh nắng không giống nhau ( cây nhiều cây ít nắng)

Thì dù cho sau này bạn tưới cùng loại nước cùng 1 cách bón phân…sự phát triển của chúng cũng vẫn khác nhau…và cuối cùng kết quả khác nhau 1 chút

Nhà vườn khi ghép cây họ ghép 1 loạt…thay đất thay 1 loạt..và nhóm nào nằm trong ô nhóm đó…do đó kết quả từng lô tương đối đều

Trồng mai tài tử thì làm theo tình hình từng cây… rồi để chung trong 1 cái sân do đó mỗi cây mỗi khác 1 chút về kết quả

Để gia tăng hấp thụ phân bón cho cây…bác không thể bằng cách gia tăng phân bón vào đất được vì sẽ làm hại rễ

Chỉ có cách hiệu quả nhất là gia tăng nhịp độ phân bón lá…thí dụ bình thường là 10 ngày 1 lần phân bón lá…thì bây giờ 5 ngày 1 lần..

Các loại phân kích nụ như 6-30-30 sẽ làm lá trưởng thành già nhanh và lá non cằn lại 1 chút..đọt non ít ra thêm
Nụ có thể sẽ kết thêm nhưng bộ lá lại già nhanh đi…

Sẽ rất bất lợi vì năm nay nhuần

Mai kết nụ tự nhiên được nhiều hay ít là do thực lực của nó như thế
Kích thích là làm gia tăng thêm nu hoa quá sức lực thật của nó..nó sẽ không đủ mạnh để nuôi và không đủ mạnh để nở..chỉ làm suy cây đi thôi

Giống như vận động viên dopping để đọat thành tích ngoài khả năng thật…điều này sẽ chỉ làm cho vận động viên tổn thọ…hoặc có thể chết ngay tức khắc vì đã bị vắt đến kiệt lực
 
14990705786_e100cd9bea_o.jpg


14990705786_e100cd9bea_o.jpg

Kg bác Mục và các ae trên dđ, tôi có mua 2
cây mai BĐ tết vừa rồi chăm sóc theo sự hướng dẫn cũa bác Mục phun và bón phân cũng như phun thuốc bvtv cây mai phát triển tương đối đạt yêu cầu . Nhưng thời gian từ đầu thang 7al đến nay hiện tượng lá mai bị lốm đốm từng mãng trên lá rất nhiều và lá nhanh chóng bị vàng , rụng nhiều. Vì vậy mong bác Mục và ae trên dđ góp ý giúp xem có phải bị nấm, bệnh gì để mình biết để chăm sóc cho mai được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
 
Trong chăm sóc cây cối...ngoài bón phân tưới nước, phun thuốc ngăn ngừa bịnh tật...còn chất trồng và môi trường.. độ ẩm không khí ánh sáng..v..v sơ xuất 1 khâu là bịnh tật phát sinh ra ngay biểu hiện qua..cái lá
Cùng bón phân tưới nước như nhau...cùng chăm sóc 1 cách...có người vườn ngày càng tốt :

Trích :
ngocthanh.30_11Học làm nông dân
Bài viết:161Đã được thích:8
Do là mình ko có thời gian chắm sóc nên cần thanh lý vườn mai (có bán lẻ)
Mai của mình khoẻ. đẹp, mình bán với giá 800k. Giá này là rẻ rồi.
Nếu ACE có nhu cầu thì liên hệ 01203530098 (Nhật) nều mình ko nghe máy cứ việc SMS.
Đỉa chỉ xem mai: 25/1 (Hẻm 495) Huỳnh tấn phát, thị tấn nhà bè, huyện nhà bè.
Cám ơn mọi người đã quan tâm!!!!!!!!
Sau đây mà 1 số hình ảnh:
upanh.vndailys.com-WP_20140608_022.jpg

upanh.vndailys.com-WP_20140608_024.jpg

upanh.vndailys.com-WP_20140608_025.jpg

upanh.vndailys.com-Copy_of_WP_20140415_005.jpg

upanh.vndailys.com-Copy_of_WP_20140415_006.jpg



Chà...vườn cây xanh mượt mà, thấy muốn ganh tị quá

.............
vâng, cháu chăm mai được như thế này cũng nhờ bác Vi tận tình hướng dẫn ạh! cháu cám ơn bác rất nhiều, chúc bác và gia đình sức khoẻ

có người cây lụn bại đi dần dần

....
2 cây mai BĐ tết vừa rồi chăm sóc theo sự hướng dẫn cũa bác Mục phun và bón phân cũng như phun thuốc bvtv cây mai phát triển tương đối đạt yêu cầu . Nhưng thời gian từ đầu thang 7al đến nay hiện tượng lá mai bị lốm đốm từng mãng trên lá rất nhiều và lá nhanh chóng bị vàng , rụng nhiều. Vì vậy mong bác Mục và ae trên dđ góp ý giúp xem có phải bị nấm, bệnh gì để mình biết để chăm sóc cho mai được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Tất cả là do 1 khâu nào đó chưa đúng

1 cái lá cháy có biết bao là nguyên nhân : thừa kali thiếu đạm cũng cháy...thiếu kali thừa đạm cũng cháy

Héo lá do thiếu nước rồi tưới lại đủ nước lá cũng cháy

Nấm bịnh trên lá...lá cũng cháy

Nấm bịnh trên cành làm chai mạch nhựa lá cũng cháy

Lại có 1 loại nấm chuyên làm cháy lá gọi là “nấm cháy lá”

Đặc trị bịnh này là new kasuran

Độ ẩm không khí thấp cũng cháy

Chất trồng hóa độc làm hư rễ lá cũng cháy

Vân vân và...vân vân

Phải rà soát lại tất cả...không có 1 thuốc thần nào...chữa 1 phát là khỏi ngay đâu
 
bác Mục : 1 người dành toàn tâm ý và nhiệt huyết với mai vàng đã KHÔNG VÀO DIỄN ĐÀN để góp ý và dẫn dắt anh chị em yêu mai nữa rồi ... không cần biết vì lý do gì , việc bác Mục ra đi làm toàn diễn đàn của những người yêu mai hụt hẫng !! tôi tuy không vào topic về mai vàng vì lý do riêng nhưng vẫn tham khảo dù không cmt .... cá nhân tôi cũng hụt hẫng như vừa mất đi 1 cái gì đó rất gần gũi .....
 
Tôi không biết lý do gì dẫn đến Bác Mục rời khỏi diễn đàn nhưng dẫu sao vẫn cảm ơn Bác đã chỉ dẫn ae về cách chăm cây mai trong chậu.
 
Back
Top