Việc mai Bình Định bị chết một chi là chuyện rất hay diễn ra nhé. Tuy nhiên, tạo lại chi đó, ngay vị trí đó là việc làm rất vất vả, nhưng không phải không được đâu nhé. Để sáng mai dậy mình chụp hình chỉ cách làm cho nhé.
Mà thôi, mình chỉ luôn, lý thuyết thôi, còn hình ảnh thì bổ sung sau nhe.
Đầu tiên, phải phải thừa nhận điều này, thì mới tiến hành làm được: cái chi bị mất, dù có cố tạo lại, nó vẫn phát triển sau những chi khác, điều đó muốn nói lên rằng, tỷ lệ cốt chi sẽ không (rất khó) theo nguyên tắt bon sai nữa nhé.
Đầu tiên, bạn lấy cái cưa ra, cưa sát ngay phía dưới chi bị gãy, bị hư một đường sâu vào phần gỗ chừng 1 đến 2 ly thôi nhé, khoanh khoảng 1/4 thân như vậy, rồi vào nhà, lấy keo liền sẹo của Nhật bôi vào vị trí bạn vừa cưa, sau đó chờ 20 ngày sau ra quan sát. Nếu phía dưới mọc ra một cái nhánh (thật ra mới có sưng sưng lên thôi, nếu có vậy thì chúc mừng bạn rất may mắn, chỉ việc chờ cho vị trí đó ra tược rồi uống éo nhé), còn không có thì bạn quan sát thấy vị trí bạn cưa hôm trước bây giờ nó bắt đầu kéo nhựa, làm liền vết cưa. Tại vị trí đó, bạn tiến hành ghép cắm đọt vào, khoảng 20 ngày sau chúng bắt đầu bung đọt tược đã ghép, vậy là bạn tiến hành tạo chi mới thôi.
Đây là cách ghép không cần phải cắt bỏ hay lãy lá cây mẹ (kìm hảm sự phát triển cây, chi mẹ), vì chúng ta đã tạo một điểm tụ chất dinh dưỡng cho chính bản thân bo ghép hưởng. nếu không có vết cưa cách đó 20 ngày, bạn gần như không thể ghép mà bo ghép phát triển mạnh được.
Nhưng mình nói cái này nữa nhé, thông thường, tại nhà vườn, trừ khi nó là cây thật đặt biệt, họ mới tiến hành tạo chi lại, bình thường họ mượn chi kế bên, kéo qua cho lấp tàn là ok rồi.
Có lẽ vật chất dùng để tặng bác Mục Tử thật là khó khăn.
Chắc dùng kỹ thuật trồng mai thì Ok bác nhỉ? mà ngẫm đến ngẫm lui, cái gì Bác cũng rành, không biết dùng gì để mà xứng đáng. Thôi thì gửi bác kỷ thuật ươm hạt, tạo rễ mai Bình Định vậy. và cũng gửi tặng anh em bí quyết ươm hạt của làng mai Bình Định.
Người Bình Định có thể chỉ bạn cách tạo dáng, cách uống, cách chăm sóc. Tuy nhiên, để có bộ rể đẹp là cả một bí quyết đối với họ, mà chỉ có một số nhà vườn kỳ cụ mới làm được. Chính vì thế, ngoài ấy, có một số nhà vườn chuyên làm nhiệm vụ gieo hạt, ươm cây và bán cây giống. (thậm chí cho đến giờ, để giảm chi phí mua giống, một số nhà vườn bắt đầu tự lấy hạt, tự ươm, nhưng sau đó, đa phần bộ rễ không được đẹp, cây con khi ra chậu thì èo uộc do làm không đúng kỷ thuật thôi).
Đầu tiên là việc lấy giống. Những cây mai mà tuổi trung bình từ 13 đến 14 tuổi trở lên đa phần hoa không chuẩn lắm, nhưng từ đó về sau này, cách lấy hạt, chọn giống chuẩn nên càng về sau, cây mai ra hoa càng đẹp dù là hoa nguyên thủy. Đầu tiên, họ chọn ra trong vườn những cây mai đẹp, hoa đẹp (chủ yếu là cúc lai và giảo), họ tiến hành lặt lá trước 5 đến 7 ngày so với ngày dự định lặt lá đồng loạt để lấy giống. mục tiêu nhằm tránh việc thụ phấn lung tung với những cây hoa không chuẩn.
sau đó, hạt chín, họ chọ những hạt to, khỏe, mập, không méo mó, dị tật họ gom vào một lon (chú ý nhé, trong quá trình thu hạt, họ bóp nhẹ hạt, nếu nghe tiếng sì hoặc mềm mềm, họ bỏ hạt đó đi).
Đến chiều, gom hạt xong, họ tiến hành lựa hạt một lần nữa, những hạt nào không tốt họ bỏ đi, họ bỏ những hạt đã lựa vào nước có pha thuốc kích thích nẩy mầm trong một đêm. trong quá trình này, họ lại bỏ phần lớn hạt nổi nếu thấy chúng bị bọng.
Đến sáng hôm sau, họ tiến hành gieo hạt.
Chọn cái chậu bình thường, họ lót gạch vụn bên dưới lổ, cho ít vôi, cho cát biển lên, rồi đổ đất hạt to vào, khi còn cách mặt chậu 50 đến 70cm thì dừng lại, họ dùng bao xi măng bằng nhựa cắt khoanh tròn cho vừa chậu, dùng que nhọn sỉa vài lổ cho thoát nước, sau đó họ tiến hành ray chất trồng nhằm loại bỏ hoàn toàn chất trồng vón cục, trộn ít bột dừa (sơ dừa mịn loại bột), sau đó đổ chất trồng đó lên cao 2 đến 3cm, tiến hành gieo hạt đã ngâm , hạt cách hạt 4 đến 5 cm, sau khi gieo cả chậu, họ tiến hành phủ nhẹ một lớp chất trồng đã ray lên trên nữa, dộ dày khoảng 2 đến 2.5cm. sau đó, tưới nhẹ bằng nước, tiếp tục pha ít thuốc kích thích nẩy mầm tưới lại lần nữa.
Đem ra nắng, họ lấy thêm cái chậu khác, úp ngược lại, hàng ngày, từ 2 đến 3 lần, họ ra phung sương nhẹ.
sau đó khoảng 15 ngày, khi những cây con nảy mầm lú nhú khoảng 60%, họ tiến hành bỏ chậu úp ngược ra, hàng ngày thường xuyên phun giữ ẩm.
khi cây ra 3 đến 4 lá, họ tiến hành nhổ cây ra khỏi chậu vào lúc chiều mát. (chiều mát nhé, thậm chí nếu trời nắng là phải bắt đầu ươm cây khi gần tắt nắng). sáng đó, họ tưới thật đẩm chậu, nhằm việc bứng cây con khỏi hư rễ, cách bứng cây con ra khỏi bầu mẹ như sau: dùng que nhọn, xỉa xuống phía dưới cây nào cần bứng, rồi cạy lên. chú ý, lúc này cây con vẫn còn có cái hạt bám theo, cây nào nhổ lên mà mất hạt, vui lòng bỏ đi, đừng tiếc.
Vào chậu: ngoài đó, cây con dù rất nhỏ, chỉ có mấy lá, họ đã vào cái chậu to đùng (cái này nhiều người cho là sai nhưng nó là kỷ thuật của họ nhé, mà thật ra chẳng sai tý gì, miền nam, cây con không vào chậu to là vì đa phần chất trồng miền nam còn đang phân hủy và giải phóng nhiệt, và chất không có lợi, còn họ, dù chậu to, nhưng chất trồng ban đầu chỉ có đất phù xa ít bột dừa, ne6ng chẳng có phản ứng nào xảy ra, mà khi trồng, họ chẳng trồng thấm, họ đấp mô chất trồng lên, hai ngón tay khoét một cái lổ, ấn mạnh hai ngón xuống dáy nhằm làm cho rể không ăn xuống, sau đó cho cây con mới bứng vào, rồi lấy sơ dừa tủ lên trên, tưới nhẹ lần nữa. à mà trước đó, họ tưới nước thật đẩm lên chậu chuẩn bị trồng mai nhé)
hàng ngày, thường xuyên phung sương giữ ẩm
khoảng 10 ngày sau, mua thuốc kích rể về tưới, chú ý, phải tưới thấp hơn liều hướng dẫn nhiều lần.
Vậy là xong cả một quy trình dài.
hình ảnh:
Nguyễn Toại Nguyện