Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 980
Bác Vy cho con hỏi, sau khi mình rải Vibasu hay Nokaph vào đất để diệt sâu đất và tuyến trùng thì sau bao lâu mình tưới Agrostim được bác? Còn khi phun thì thời điểm này cây bắt đầu ra được non thì mình xịt thuốc trừ sâu liên tục, vậy thì mình phun Agrostim có tác dụng gì không chú? Mong chú hướng dẫn.

…giữa Nokaph ( dạng viên rải )và Mocap thì tôi khuyên bạn nên dùng Mocap có lợi hơn …dù chúng cùng 1 hoạt chất..
mocap là dạng nhũ dầu. bạn pha với nước tưới đẫm cho đất chậu sau đó dùng bạt hay nilon che kín mặt đất chậu lại…không cho bốc hơi…hơi thuốc sẽ diệt rất mạnh
Tôi đã từng làm cách này để diệt mấy chục chậu cây mai đẹp đang bị tuyến trùng nặng…ngay đầu tháng 12 al…mà không ảnh hưởng gì

Theo lịch hướng dẫn thì 6 tháng ngừa tuyến trùng 1 lần…trong khi agrostim dùng 1 tháng 2 hoặc 3 lần
Sincosin+agrispon 1 tháng 1 lần…thì như vậy bạn sức xếp đặt cho chúng “lệch pha” nhau khoảng 10 ngày dễ dàng

Sincosin+agrispon là thuốc diệt tuyến trùng sinh học…thuốc có công dụng làm tuyến trùng bỏ ăn rồi chết đói…không những thế trong thuốc có rất nhiều kích tố đủ loại…sẽ làm cho cây ra nhiều đọt và lá xanh um
Điều quan trọng là sau khi bạn diệt hoặc ngừa tuyến trùng, sâu đất bằng thuốc độc 10 ngày sau bạn nên bón cho cây 1 lần phân hữu cơ mới ủ xong, sau đó phủ rơm hoặc lá cây lên mặt đất để gầy lại hệ vi sinh trong đất chậu
Phân hữu cơ mới ủ xong có rất nhiều vi sinh hữu ích trong đó…vi sinh sợ nhất là ánh nắng mặt trời sẽ diệt chúng nhanh chóng…do đó phải phủ mặt chậu lại sau khi bón phân hữu cơ…để bảo vệ chúng khỏi ánh nắng mặt trời là thế

....Còn khi phun thì thời điểm này cây bắt đầu ra được non thì mình xịt thuốc trừ sâu liên tục, vậy thì mình phun Agrostim có tác dụng gì không chú?

Agrostim là phân sinh học , phun có công dụng…cung cấp cho cây các kích tố và vi khoáng trong đó
Nhưng tưới cho đất chậu…mới có công dụng là 1 loại phân sinh học
Do đó nó chỉ mất bớt , hoặc hết luôn tác dụng khi bạn tưới chất độc vào đất cùng lúc với tưới agrosrim
 


Last edited by a moderator:
Như vậy mình phun thuốc trừ sâu hôm nay,ngày mai mình phun Agrostim vẫn được phải không bác Vy? Riêng tưới thì cách khoảng 10 ngày hay hơn sau khi rải thuốc trị tuyến trùng và sâu đất, giống như trường hợp tưới Agrostim xong 10 ngày sau mới dùng thuốc sát trùng như bác đã hướng dẫn được phải không bác? Trên thị trường hiện nay bác biết loại phân hữu cơ vi sinh nào tốt không bác Vy, chứ nhà có mấy cây dùng ít mà phải chế biến rối dư ra để trong nhà chật trội bà xã cằn nhằn, nhức đầu quá bác Vy ơi.
 
.....Trên thị trường hiện nay bác biết loại phân hữu cơ vi sinh nào tốt không bác Vy, chứ nhà có mấy cây dùng ít mà phải chế biến rối dư ra để trong nhà chật trội bà xã cằn nhằn, nhức đầu quá bác Vy ơi.

Nuôi 1 cặp gà tre trong lồng nge tiếng gáy sáng rất vui tai lại làm cảnh được nữa..khay nhớ rải trấu làm chất đệm..chỉ thời gian ngắn là có đủ vật liệu ủ trong thùng thành phân hữu cơ

-Dynamic là 1 loại phân hữu cơ..công ngiệp

-Phân bò khô rải nước cho ẩm cho vào thùng thêm 1 chút lân và vôi bột trộn đều… đừng đậy nắp kín mà nên hở 1 chút… để nơi không có nắng..ủ vài tháng là xong

-Hoặc xuống Thủ Đức cạnh chợ hoặc trên con Đường Tô Ngọc Vân có 1 số tiệm bán phân bón ( Minh Tâm) ..họ có bán Phân lân Hữu Cơ Sông Gianh..nhưng điều quan trọng là thời gian lưu kho bảo quản mà sai qui trình..phân mất chết hết vi sinh…nên giá trị xử dụng không còn
Vì thế hữu cơ vi sinh là mình phải tự…chế tạo lấy mới thực sự là…chắc cú
 
Last edited by a moderator:
Theo hướng dẫn của các nhà vườn thì sau tết khi cây ra đọt non thì tiến hành bấm đọt (còn chừa lại 4 lá) để ra nhiều nhánh non khác.

Mai BĐ chỉ cần giữ đúng số tầng theo thân uốn lượn chứ không cần uốn thêm nên sau khi cắt tỉa đầu năm và giữa năm. Đến cuối năm nó lại đâm mọc tua tủa buộc phải tỉa lại cho đẹp chưng tết.

Cảm ơn Mục Tử đã chỉ dẫn.

--------

Thời điểm tháng 5 đến tháng 9 là lúc tạo nụ nếu chúng ta bấm đọt để ra nhiều cành non sẽ không tạo nụ kịp tết. Có thể chúng ta để đó giáp tết tỉa luôn một thể (lúc này có thể phải cắt bỏ cành có nụ cũng tiếc).
 
Last edited by a moderator:
......

Thời điểm tháng 5 đến tháng 9 là lúc tạo nụ nếu chúng ta bấm đọt để ra nhiều cành non sẽ không tạo nụ kịp tết. Có thể chúng ta để đó giáp tết tỉa luôn một thể (lúc này có thể phải cắt bỏ cành có nụ cũng tiếc).

Sai.. vì mai có 2 đợt nụ :

1-nụ ra từ nách các lá già còn lại bên trong cành sau khi tỉa cành tháng 5..nụ ra từ thân cây, cành nơi có các mầm ngủ
2- Và..tược ra từ tháng 5 đến tháng 9 sẽ kéo theo các nụ được kết nơi nách lá non …và các nụ này vừa đủ để nở kịp tết
Do đó bấm đọt từ tháng 5 đến 9 là để có nhiều cành..càng nhiều cành là càng nhiều lá và càng nhiều nụ
Nụ kết từ tháng 10 đa số không kịp nở tết do quá non..do đó tháng 10 không cần bấm đọt nữa nếu nụ đã to

Nhưng tôi đã từng chứng kiến 1 cây mai lì lợm không chịu kết nụ mà cứ ra lá ( mai 5 cánh)….đến rằm tháng 10..dưới các nách lá các mỏ chim mới chịu nhú ra…mỏ chim này lớn dần rồi thành nụ…và nở hoa tết rất đẹp
 
Cảm ơn những thông tin của các tiền bối.

--------

Cảm ơn những thông tin của các tiền bối.
 
Last edited by a moderator:
Bác Vy cho con hỏi vài câu này nhé:
1. Cây mai của con sau Tết đến giờ con chỉ cắt cành và kích rễ thôi (tưới Super Thrive, xịt Super Thrive + B1), không có xịt phân đạm, con thấy lá non ra chậm, màu lá lúc đầu khi mới nhú ra màu đỏ, sau đó dần dần (hơi lâu) có màu xanh hơi vàng, rồi mới chuyển màu xanh đậm. Trường hợp của những cây này có phải thiếu đạm không bác Vy?
2. Sau Tết con tỉa cành sâu nên chỉ 1 số cành mới còn lại những cuống bông (rải rác mỗi tay cành vài cuống bông). Hiện nay chỉ có những cuống bông này thì bung tược nhưng mỗi cuống bông thì nảy 2 tược trở lên. Do cuống bông còn xót lại trên cây là rất ít nên việc bung tược con thấy lưa thưa quá. Trong trường hợp này con có nên tỉa bỏ bớt những tược trên các cuống bông sao cho mỗi cuống bông chỉ còn lại 1 tược theo vị trí mình muốn hướng đến hay không bác? Hay cứ để vậy để cây có thêm nhiều lá để việc quang hợp tạo chất lại cho cây nhanh hơn rồi đến tháng 4 thay đất tỉa cành luôn 1 lượt.
3. Chế phẩm dùng để ủ phân vi sinh có phải là chế phẩm EM không bác Vy? Hay là loại chế phẩm nào dùng để ủ phân vi sinh mà bác thường dùng vậy? Con nhớ bác có hướng dẫn chỉ con nuôi gà rồi lót dưới đáy chuồng 1 lớp trấu tươi để có nguyên liệu ủ phân vi sinh, vậy thay vì dùng phân gà, con dùng phân bò (loại bán ở ngoài có xử lý mầm bệnh rồi) để trộn với trấu tươi + chế phẩm rồi ủ tạo phân vi sinh được không bác?
Mong bác hướng dẫn giúp con với nhé. Con cám ơn bác nhiều.

--------

-Phân bò khô rải nước cho ẩm cho vào thùng thêm 1 chút lân và vôi bột trộn đều… đừng đậy nắp kín mà nên hở 1 chút… để nơi không có nắng..ủ vài tháng là xong
Với cách ủ này mình có cần phải xử lý mầm sâu bệnh có trong phân bò khô không bác Vy? Nếu có thì mình xử lý ra sao vậy bác?
 
Last edited by a moderator:
.......
1. Cây mai của con sau Tết đến giờ con chỉ cắt cành và kích rễ thôi (tưới Super Thrive, xịt Super Thrive + B1), không có xịt phân đạm, con thấy lá non ra chậm, màu lá lúc đầu khi mới nhú ra màu đỏ, sau đó dần dần (hơi lâu) có màu xanh hơi vàng, rồi mới chuyển màu xanh đậm. Trường hợp của những cây này có phải thiếu đạm không bác Vy?
.....................

Nếu bạn đã lưu tâm đến nhu cầu đạm của cây thì Bạn đừng nên sợ thiếu đạm mà hãy nên sợ thừa…. nhưng với lá Bạn phải phun đạm cá cho nó trong những tháng nắng nóng đều đặn
Bạn cũng nên đắp vào gốc hữu cơ mục để..cân bằng lại đất chậu..gia tăng khả năng cố định đạm do chất mùn của phân có tác dụng giữ đạm bớt trôi đi, cây mới dùng được
Mặt mặt khác phân hữu cơ có nhiều kali đã phân hủy…phải có kali cây mới tiêu thụ được đạm..và chống chịu được nắng nóng mà lá không bị vàng đi ( thừa kali cũng vàng lá đấy )

Hiện tượng cây chậm ra đọt sau tết là do trước tết chăm sóc phân bón không đầy đủ. Nên bây giờ ( sau tết) cây kiệt sức
Còn lí do nữa…. là do “kích phát tố” để chỉ thị cây nở hoa tết bây giờ vẫn còn…nên đọt chậm ra do cây chưa cân bằng lại được
Bạn có lưu ý thấy các nụ hoa nhỏ xiú vẫn hình thành lớn nhanh rồi nở hoa…trong khi đọt chậm ra
Đó là do “kích phát tố” trong cây vẫn còn nhiều. cây vẫn ưu tiên cho sự nở hoa hơn là ra đọt
Phải có 1 thời gian để cây cân bằng…ngay bây giờ nếu bạn thấy các nụ hoa nhỏ xíu đang hình thành, hãy lặt bỏ nó đi để cây dừng phí sức về những “nụ hoa không đúng …hẹn ” này

Sự không chăm sóc phân bón từ tháng 10 al đến khi lặt lá. Là 1 sai lầm lớn khi cho rằng phân bón trong những tháng cuối năm sẽ làm cây nở hoa sớm
Mà hệ quả thực sự của nó là cây sẽ suy kiệt hoặc chết sau tết
Vì mai… sẽ vắt đến cạn kiệt sức lực để nở hoa tết sau đó kiệt sức chết
Do đó người ta ví von mai là…”quân tử chi hoa” do câu ngạn ngữ : “sĩ vị kỉ giả tử” = người quân tử dám chết cho người…. tri kỉ của mình

..2. Sau Tết con tỉa cành sâu nên chỉ 1 số cành mới còn lại những cuống bông (rải rác mỗi tay cành vài cuống bông). Hiện nay chỉ có những cuống bông này thì bung tược nhưng mỗi cuống bông thì nảy 2 tược trở lên. Do cuống bông còn xót lại trên cây là rất ít nên việc bung tược con thấy lưa thưa quá. Trong trường hợp này con có nên tỉa bỏ bớt những tược trên các cuống bông sao cho mỗi cuống bông chỉ còn lại 1 tược theo vị trí mình muốn hướng đến hay không bác? Hay cứ để vậy để cây có thêm nhiều lá để việc quang hợp tạo chất lại cho cây nhanh hơn rồi đến tháng 4 thay đất tỉa cành luôn 1 lượt.
.

Bạn đã nhìn ra được vấn đề này…như thế bạn giải quyết được theo thứ tự ưu tiên : sức khỏe của cây là chính…mỹ quan là phụ
bạn nên biết rằng khi bấm đọt..tược sẽ mọc thêm 2 tược nữa từ các nách lá

Nếu cây ít đọt quá thì nên nuôi... sau đó uốn kéo nó vào các khoảng trống sẽ có lợi hơn là tỉa

...3. Chế phẩm dùng để ủ phân vi sinh có phải là chế phẩm EM không bác Vy? Hay là loại chế phẩm nào dùng để ủ phân vi sinh mà bác thường dùng vậy? Con nhớ bác có hướng dẫn chỉ con nuôi gà rồi lót dưới đáy chuồng 1 lớp trấu tươi để có nguyên liệu ủ phân vi sinh, vậy thay vì dùng phân gà, con dùng phân bò (loại bán ở ngoài có xử lý mầm bệnh rồi) để trộn với trấu tươi + chế phẩm rồi ủ tạo phân vi sinh được không bác?

Chế phẩm EM dùng để ngâm ủ phân bánh dầu sẽ làm mất mùi hôi thối
Hoặc chế phẩm này pha với nước dùng để rửa chuồng trại sẽ khử được mùi hôi thúi

Khi ủ phân gà tôi chưa bao giờ thêm chế phẩm này vào vì cho rằng…không cần thiết…do các loại phân hữu cơ khi ủ tự lên men vi sinh..tôi chỉ thêm vào nấm trichroderma và lân + chút vôi

Nếu bạn muốn dùng phân bò thì nên trộn chung thêm với sơ dừa sẽ có lợi hơn trấu do sơ dừa khi mục cho ra nhiều mùn hơn

Phân hữu cơ vi sinh bán ngoài thị trường thực ra cũng chỉ là phân hữu cơ nhưng khi ủ người ta chủ động cho thêm vào vi sinh phân hủy lân và vi sinh phân hủy kali..
 
Chắc chắn cây của con vẫn còn kích phát tố để ra hoa rồi bác ơi, vì con để ý thấy những nụ rất nhỏ xung quanh cuống bông nó dần lớn và nở bông. Vậy những cây này lại phải chờ nữa rồi, hiện tại nụ nào dần lớn con ngắt bỏ hết rồi. Ngày mai rảnh rỗi con sẽ ủ phân vi sinh như bác chỉ. Hiên tại do chưa thay đất nên có 1 số chậu bị lèn đất, vậy hướng giải quyết cho những chậu này ra sao bác Vy? Thay đất luôn hay xăm đất để chờ đến mùa mưa rồi thay luôn. Con nhận thấy vấn đề vi sinh trong đất chậu của con kém quá, con sẽ chú ý đến vấn đề này nhiều hơn trong năm nay
 
........ Hiên tại do chưa thay đất nên có 1 số chậu bị lèn đất, vậy hướng giải quyết cho những chậu này ra sao bác Vy? Thay đất luôn hay xăm đất để chờ đến mùa mưa rồi thay luôn. Con nhận thấy vấn đề vi sinh trong đất chậu của con kém quá, con sẽ chú ý đến vấn đề này nhiều hơn trong năm nay


Hôm nay là sang tháng 2 rồi. thay đất không có lợi đâu..

Những cây cần thay đất nên thay ngay sau khi xả tàn..hôm nay là quá nửa tháng rồi..tuyệt đại đa số mai đã nhiều lá xanh um hoặc chậm lắm cũng là um xùm đọt non…thay đất cây có thể chết ngay
Để tháng 4 vậy khi thấy sấm sét…báo hiệu những cơn mưa đầu mùa sắp tới..bạn hãy thay đất cho nó:
Nếu cây ít lá bạn cắt bỏ hết tất cả hết phần đầu cành có các lá non ,đọt non ..
nếu cây có nhiều lá…bạn có quyền cắt bỏ hết mỗi cành chỉ để lại 4 lá trong cùng
Sau đó Chỉ cần ngiêng chậu..nâng lên giọng cạnh đáy chậu vài cái xuống sân là khối đất tróc ra hết khỏi chậu..nhấc cây lên dễ dàng
Dùng vòi nước moi bớt đất. và đừng nên làm đứt rễ…vì cây của bạn chắc chắn là không có nhiều rễ..rễ nào dài quá thì ém nó vào trong..đừng nên cắt
Chỉ cần moi nửa đất thôi…không nên moi hết đất…và tuyệt đối đừng động chạm đến cái lõi đất ở giữa Lõi đất này ôm cái rễ đuôi chuột bị…thiến lúc…bứng cây để vào chậu
Coi lại đáy chậu..lỗ thoát nước nếu nhỏ quá thì khoét cho to ra…khoét vài cái..thoát nước càng nhanh càng tốt
Đặt lưới vào lỗ thoát nước…đổ lên 1 lớp đá dăm ( đá mi) dày 5cm
Cắt lưới giảm nắng cho tròn đặt lên lớp đá dăm này..ôm thật kín sau đó đổ chất trồng lên 1 lớp rồi đặt cây vào
Tưới ướt đẫm tràn trề cho nước cuốn chất trồng ôm sát các rễ…để cây vào chỗ mát…
2 ngày sau khi đất đã ráo nước…tưới 1 lần superthrive..tưới đều cho đến khi thấy nước thoát ra từ đáy thì ngưng
7 ngày sau đưa cây ra nhử nắng từ từ…vài ngày sau cho nắng 100%

Cuối cùng : nếu cây của bạn là cây mai Bình Định thì đừng nên thay đất..mà hãy quây cạnh chậu bằng tole sau đó phủ phân hữu cơ mục lên che kín hết các rễ tới gốc luôn
 
Vậy bây giờ con sẽ chỉ xăm đất và dùng Agrostim để xịt và tưới chờ đến mùa mưa rồi thay đất cho những cây không phải là mai Bình Định (vẫn phải tưới 1 vài lần super lân cho tất cả các cây). Năm ngoái đọc hướng dẫn làm đất của bác chỉ không kỹ nên con cho 1 chút vôi vào chất trồng (tro trấu hạt bự 70%, xơ dừa 15%, trấu tươi 15%, còn đất thì con không cho vào do không kiếm ra cục đất nào tốt hết) rồi đem trồng cây luôn chứ không ngâm rồi vớt ra như bác đã hướng dẫn. Kết quả không được như ý lắm. Hiện tại còn 2 bao chưa sử dụng, con sẽ xả nước kỹ rồi trộn thêm super lân vào, thêm sơ dừa, trấu tươi (mỗi loại nửa bao) rồi chờ đến mùa mưa thay đất luôn. Hỗn hợp chất trồng trên bác thấy ổn chưa bác hay phải làm hỗn hợp chất trồng khác? Mong bác hướng dẫn thêm lần nữa. Con cám ơn bác nhiều
 
.... cho 1 chút vôi vào chất trồng (tro trấu hạt bự 70%, xơ dừa 15%, trấu tươi 15%, còn đất thì con không cho vào do không kiếm ra cục đất nào tốt hết) rồi đem trồng cây luôn chứ không ngâm rồi vớt ra như bác đã hướng dẫn. Kết quả không được như ý lắm......

Mai thực sự đâu khó tánh lắm về chất trồng..
Nhưng 1 hỗn hợp chất trồng không chút đất nào chỉ thích hợp với vùng Bến Tre,nơi mà mai được tưới bằng nước sông có phù sa…nhiều vi sinh đủ loại “cộng sinh” với mai
Ở SaiGon dùng hỗn hợp chất trồng kiểu đó không thích hợp vì mai được tưới bằng nước máy lọc trong vắt vàTiệt trùng bằng clo

Những trường hợp như thế này Bac Dovanlo thường khuyên nên để vài cục đất trên đất chậu..khi tưới đất rã dần ra…và thấm xuống bộ rễ *
Nhưng tôi có cảm giác rằng cây mai của bác không phát mạnh lên được là vì những lí do khác..trong chăm sóc , phân bón…môi trường và…..nước tưới
Cái cuối cùng là do…. bản thân cái cây chưa ra được nhiều rễ, hoặc đã suy rồi….mai đã suy thì chỉ có…trời cứu

* = Đi chơi nhớ để trong xe 1 cái bay và 1 cái bao….nơi nào thấy đất tốt….xúc vào bao. Thì làm sao có chuyện không thể kiếm ra cục đất lúc cần…mà chỉ có vấn đề là : nhà nhiều đất tốt quá…bỏ thì uổng…để thì không còn chỗ chứa
 
Nhưng tôi có cảm giác rằng cây mai của bác không phát mạnh lên được là vì những lí do khác..trong chăm sóc , phân bón…môi trường và…..nước tưới
Các trường hợp bác nêu cái nào con cũng vấp phải hết bác Vy ơi. Năm nay con sẽ xem xét điều chỉnh lại cho đúng. Hy vọng cuối năm có vài cây khoe với bác. Cây này là con chăm trong năm 2012 nè bác Vy:
IMG_0239_zps0b76a010.jpg
IMG_0242_zpsc6653f50.jpg
IMG_0251_zps661f07c2.jpg
IMG_0252_zpsdb7dda26.jpg
Em nó nở lai rai từ tháng 10DL đến lặt lá luôn, nhưng nụ nào ra con ngắt đi đồng thời thúc siêu lân (10-55-10) cho em nó, giữa tháng 11AL thì tăng cường kali (KNO3 theo đúng liều lượng + dynamic ngâm loãng). Lặt lá hôm 16 tháng chạp, do em nó yếu nên 27 Tết mới bung vỏ trấu, mùng 6 Tết mới nở rộ. Hình này con chụp khoảng mùng 3 Tết thì phải. Chắc do con thúc nhiều quá nên bây giờ em nó bung tược chậm lắm bác, hy vọng em nó sẽ hồi phục kịp trong năm nay.
 
Kết quả bông như vậy là cây mai của bạn đạt chuẩn rồi….
Nhưng sau tết cây phục hồi kém..là do những tháng cuối năm bạn bón phân ít đến quá ít đạm..đủ Kali và thừa lân…sự tích lũy năng lượng không được nhiều lại mất cân đối…nên cây ráng nở bông và…đang bị suy
Người Nam bộ xưa…đánh giá trình độ người trồng mai qua cách nở bông : nở đồng loạt rực rỡ mà không được 1 cái đọt nào đâm ra theo
Hoa nở mà có đọt bung ra theo là…kém
Để được kết quả này,,,những tháng cuối năm phải giảm đạm..tăng kali và lân…và kết quả là cây nở bông đến suy kiệt… sau tết cây rơi vào tình trạng giống như ngủ…cả tháng sau đọt mới từ từ nhú ra..có cây không thể thức dậy được và…chết luôn
Tội ngiệp quá…

Tôi thích quan điểm về mai của người miền Trung: mai nở cây phải phát lộc ( đọt ) họ cho rằng may mà không có lộc thì may ấy có giá trị gì ?
 
Bác cho con hỏi, nếu chúng ta ghép mai vào buổi sáng sớm, thì buổi chiều hôm trước vẫn tưới nước cho cây phải ko vậy, cháu xem nhiều diễn đàn đều nói mai ghép buổi sáng dễ đạt hơn mai buổi tối (các kỹ thuật khác thì cháu đã làm được hết rồi). Hiện nay cháu ghép mai đều đạt hết, nhờ học hỏi kinh nghiệp của ae và các chú!
 
Tôi nhận thấy rằng nếu bạn lột được vỏ 1 cách gọn gàng. Kéo luôn được vỏ lụa bên trong…thì chắc chắn bo ghép đó sẽ thành công
Ghép buổi sáng khi mà lá chưa bốc hơi nước…thân vẫn nhiều nhựa, dễ thành công hơn buổi chiều thân khô do nắng nóng 1 ngày là do…buổi chiều lột vỏ khó sạch sẽ
Để lột được vỏ dễ dàng buổi chiều…trước khi ghép 1 giờ nên tưới ướt đẫm cho gốc…nhựa cây lên nhiều lột vỏ sẽ dễ dàng

Nhưng khi với gốc là mai tứ quý..lột vỏ nham nhở…khó mà gọn gàng…do chúng dính rất sát..vậy mà tỉ lệ thành công vẫn cao
 
phần lột vỏ thì cháu theo dõi thể trạng của nhánh gốc ghép, lột thử trước khi ghép, nếu ko đẹp, cháu đóng lại, ko ghép. Trước khi ghép cháu cắt nước buổi chiều để nhưạ ko bị loãn nhựa, và nguyên ngày hôm sau cháu ko tưới nước, cây ghép vẫn dính. Theo bác nói để cháu thử nghiệm. Cháu chưa từng tưới nước trước khi ghép. Cảm ơn Bác đã chỉ phương pháp mới!
 
Tôi nhận thấy rằng nếu bạn lột được vỏ 1 cách gọn gàng. Kéo luôn được vỏ lụa bên trong…thì chắc chắn bo ghép đó sẽ thành công
Ghép buổi sáng khi mà lá chưa bốc hơi nước…thân vẫn nhiều nhựa, dễ thành công hơn buổi chiều thân khô do nắng nóng 1 ngày là do…buổi chiều lột vỏ khó sạch sẽ
Để lột được vỏ dễ dàng buổi chiều…trước khi ghép 1 giờ nên tưới ướt đẫm cho gốc…nhựa cây lên nhiều lột vỏ sẽ dễ dàng

Nhưng khi với gốc là mai tứ quý..lột vỏ nham nhở…khó mà gọn gàng…do chúng dính rất sát..vậy mà tỉ lệ thành công vẫn cao


chào bác Vy
Bác hướng dẫn cháu vấn đề này nhé
nhà cháu có phân dơi, cháu bón như thế nào thì hộp lý, cháu trồng chậu 70-80
gốc mai khoan 20cm den 40 cm
nếu cháu muốn ghép mai thì tháng mấy cháu ghép là thich họo nhất
cháu cảm ơn chú
Chúc chú sức khoẻ
 
Bác Vi hướng dẫn thêm cho con về cách tỉa cành sau Tết nha bác. Mình tỉa sâu trong trường hợp nào, giống mai nào nên tỉa sâu? Và giống mai nào hay trường hợp nào nên tỉa sơ cho cây thôi bác? Con trồng mai mà năm nào cũng đè em nó ra tỉa sâu vào thân hết, kết quả là em khoẻ, em yếu. Con nghĩ tỉa cành là 1 bí quyết để giúp cây hồi phục sau Tết phải không bác Vi? Và đợt tược đầu tiên sau khi tỉa cành nếu nó vươn dài quá thì mình có nên ngắt đọt để nó phân nhánh không bác? Hay để đợt tược này chuyển sang bánh tẻ và chuẩn bị ra đợt tược mới (vửa có hiện tượng nhú mầm để bắn đọt) thì mình ngắt tược ở thời điểm này vậy bác? Ngắt tược ở thời điểm nào có lợi cho sức khoẻ của cây hơn bác Vi? Con theo dõi ở DĐ CCVN đợt off đi tham quan các vườn mai đẹp, con thấy cây mai của các Nghệ nhân ở miền Tây đa phần là tỉa sơ hay tỉa chỉ 1/3 hay 1/2 nhánh cây thôi, có 1 số ít cây họ tỉa sát vô thân. Con rất thắc mắc về vấn đề này, tiếc rằng đợt off đó con không có điều kiện tháp tùng cùng với đoàn để học hỏi kinh nghiệm thêm được. Rất mong bác hướng dẫn cho con về vấn đề này. Con cám ơn bác nhiều.
 
Back
Top