Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
dạ, em đang góp ý để xây dựng đó, chứ bạn ngĩ đi ý trùng ý. như vậy thông tin bạn hỉu sẽ bị nhĩu,
bạn nói câu châm ngôn đó chỉ đúng khi mà ở tất cả lĩnh vực. nhưng đây là chăm sóc cây mai trong chậu vậy đã đủ chưa bạn?
còn nữa xã hội là 1 tập thể cho nên 9 ng 10 ý thì mới đúng là bản chất xã hội ng ng có phát biểu thì mới là thảo luận miễn sao k vi phạm nội quy diễn đàn thôi nhe bạn :D
 
Bao lâu nay cứ nghĩ Bác Mục sẽ ko bao giờ ghé lại diễn đàn này nữa nên cứ âm thầm chăm mai theo cách Tóm tắt của Bác, nhưng hiện nay 1 em mai đã bị tuyến trùng tấn công nên lại muốn diễn đàn nhờ các cao nhân chỉ giáo. Mừng và vui trong lòng vì gặp lại cách hành văn quen thuộc. Ơn giời! Bác đây rồi!:)
 
....1 em mai đã bị tuyến trùng tấn công



Nếu chăm mai đúng quy trình mai không bịnh đâu...lơ là, bỏ bê 1 thời gian là bịnh tới đấy

Nói đến tuyến trùng 1 sát thủ âm thầm đóng kén trên rễ làm ngẽn mạch dẫn nhựa dẫn nưóc ... chỉ đếm trên 1 cái rễ nhỏ đã có cả chục cái kén..chúng nó nằm trong kén và thoải mái chặn ăn các tài nguyên chất bổ dưỡng mà rễ hút được từ đất

Khi mới bị chỉ có ít nên lá cây vẫn xanh không thể nhận ra ..chỉ 1 thời ngắn sau quân số tuyến trùng nhân nhanh lên..bịnh thành nặng rễ cây lúc nhúc hang ổ của chúng..đường cung cấp dinh dưỡng cho lá mất nhiều , lá cây vàng đi..và rất khó tược mới nào mọc ra được

diệt triệt để tuyến trùng, khó.. dường như chỉ có hoạt chất Ethoprophos là diệt hiệu quả vậy mà chất kịch độc này cũng không diệt triệt để được chúng ..tài liệu ghi chất kịch độc này chỉ diệt được khoảng 90%

Cây vẫn tái phát nếu không vài tháng vào thuốc 1 lần cho đất chậu

Cứ vài tháng lại phải rải nokaph 1 lần .. chỉ cần sau 10 phút bốc thuốc.những đầu ngón tay tê lại do thuốc thấm qua da (dù viên thuốc khô)

Để có công dụng hơn thì nên dùng thuốc nước .. tưới đều và tưới rất chậm cho thuốc thấm hết vào đất chậu...sau đó dùng nilon che kín mặt chậu lại không cho bốc hơi
Che kín khoảng 3 ngày không cần tuới cây vẫn không héo do nước không bị bốc hơi

Sau 3 ngày bị ngâm trong thuốc tuyến trùng dù đang nằm trong kén nhất định cũng bị thuốc thấm vào..“ngủm” ..sạch
Vì nếu tưới thuốc mà không che kín mặt chậu..thuốc bốc hơi
Rồi nước bốc hơi..hôm sau phải tưới nước cho chậu...thuốc trong đất phía trên sẽ bị nước cuốn trôi .. mất thuốc nhất định sẽ có 1 số con phía trên sống vì nó nằm trong kén

Thuốc kịch độc đó bác..ngửi thấy cái hơi của nó thôi mình cũng thấy...ngán
Nhưng có 1 loại thuốc không độc cho người vì nó là thuốc sinh học trích xuất từ 1 loại nấm
Đó là hoạt chất Abamectin hãng Sygenta sản xuất tên thương mại là Tervigo

Tôi đã sài qua rồi rất tốt..nhưng mắc tiền.. chai 100 cc giá bây giờ có thể đã lên tới 100k .. thuốc không có mùi..không độc với người nhưng độc với ong và động vật thủy sinh

tuyến trùng trên rễ mai :


Nếu thay đất phát hiện thì cắt bỏ bớt những chỗ bị nặng đi:



dùng tervigo tưới sau đó phủ mặt chậu lại bằng nilon 3 ngày
1 tuần sau lập lại tưới tervigo 1 lần nữa
sau đó kích rễ cây khỏi hoàn toàn và xanh um lên

Tuyến trùng vườn tiêu bị nhiều nhất người trồng tiêu gọi là “bịnh chết chậm”

Trong khi mocap..nokaph túm lại là chất Ethoprophos kịch độc này bị cấm sản xuất rồi ( đại lý thông bao vậy) thuốc đang bán là thuốc tồn kho thôi

Tervigo thì giá khoảng 100k 1 chai 100ml...1 vườn tiêu bị tuyến trùng thì phải tốn cả... tỉ đồng để chạy chữa

Thanh long cũng bị tuyến trùng nhiều trong khí giá bán trái thanh long chỉ còn 2k/kg..
 
Last edited:
Em đang đi công tác ngoài Bắc, dân tình ngoài này cũng kêu ca dữ lắm, thời tiết nóng nực vô cùng, nhưng bù lại lộc vừng thì cây nào cũng rực rỡ hoa nên trong lòng thấy nhẹ nhàng thư thái hơn.
Về bài viết của bác Leminhhieu thì chắc chắn là em đã đọc qua từ hơn 3 năm trước trên dalatrose do tác giả có nick là aimai đưa lên. Em đi công tác lên mạng chủ yếu bằng smartphone và ipad nên chỉ viết chừng này thôi, mong bác Mục là cây đa cây đề tiếp tục toả bóng mát trên diễn đàn để thế hệ đi sau như bọn con không bị lầm đường lạc lối.
 
Bác Mục ơi! Tình hình Sài Gòn nắng liên tục như vậy lá và nụ sẽ lớn, già rất nhanh. Vậy giờ mình phải dùng phân sao cho cây vậy bác? Con hiện tại bổ sung đạm hữu cơ và phân loãng cho cây để tăng sức chống chịu, không biết bón như vậy cây có sung sức rồi bung hết nụ không nữa. Cám ơn bác ạ.
 
Bác Mục ơi! Tình hình Sài Gòn nắng liên tục như vậy lá và nụ sẽ lớn, già rất nhanh. Vậy giờ mình phải dùng phân sao cho cây vậy bác? Con hiện tại bổ sung đạm hữu cơ và phân loãng cho cây để tăng sức chống chịu, không biết bón như vậy cây có sung sức rồi bung hết nụ không nữa. Cám ơn bác ạ.

Không có chuyện mai sung quá rồi tự nở

Mai chỉ tự nở khi có nụ đã lớn mà sau nhiều ngày nắng chang chang, nắng đến khô chậu...rồi bất chợt 1 cơn mưa lớn ... là sau đó nụ lớn nở hoa đấy

Tăng đạm hữu cơ để gia tăng chống chịu nắng nóng và kích đọt ra cuối tháng 7 cho nhiều trong tình hình hiện nay mưa quá ít thì cũng có lý..

Tôi thì tôi chọn biện phát rút ngắn tần xuất tưới phân loãng xuống còn 10 ngày 1 lần và cũng rút ngắn tần xuất phun bón lá
Điều này dĩ nhiên làm nụ to nhanh khi trời nhiều nắng to

Nhưng tháng này mai chỉ nở hoa sau nhiều ngày nắng đến khô rang chậu rồi bất thình lình 1 cơn mưa to...thì các nụ to ( nụ kết tháng 4 và 5 sẽ nở hết...
Và từ giũa tháng 10 al sau nhiều ngày nắng lại 1 cơn mưa to thì nụ kết từ tháng 6 và 7...nở

Do đó nếu có nở hoa tháng này hoặc tháng 8 thì đó chỉ là nụ của tháng 5 thôi do đó không có gì phải lo
Vì nụ chính vụ tháng 6 và 7 bây giờ vẫn còn nhỏ xíu có cái chưa bằng cái tăm nữa mà

Do đó trong tình hình hiện tại thì đáng lo nhất là sau tháng 10 sẽ thành hiện thực đó bác..

Thôi chịu khó chăm lá đi...nếu bác đang sở hữu trog tay 10 cây mai thì không có lí do gì mà không có mai nở đầy sân mừng năm mới

Bác nào chỉ có 1 hoặc 2 cây vừa vừa,,mới thực sự đáng lo đến căng thẳng thần kinh...nhưng nếu các bác chịu khó nge lời tôi thì các các bác có 1 , 2 cây mới thực sự khỏe re nhất...chắc chắn có đủ 2 cây mai nở hoa tết...bảo tòan nguyên vẹn không 1 nụ nào nở sớm

Các bác có 10 cây lúc đó mới mệt
 
Dạ con cảm ơn, phân bón lá mình vẫn dùng 20-20-20 hả bác, con định cho nó một liều rootflex tăng sức hấp thụ phân loãng.
 
tranh thủ hỏi Bác đoạn còn thiếu của cuối năm! trong khi mai miền Nam rằm tháng chạp mới lặt lá còn ngoài miền Trung thì chậm nhất phải là 30 cho đến 45 ngày? năm rồi con ko biết xử lý thế nào cho nên 4 cây ở nhà cứ lặt đại theo thứ tự 45 40, 35, 30 ngày:D
 
chammai landau
khi mai miền Nam rằm tháng chạp mới lặt lá còn ngoài miền Trung thì chậm nhất phải là 30 cho đến 45 ngày? năm rồi con ko biết xử lý thế nào cho nên 4 cây ở nhà cứ lặt đại theo thứ tự 45 40, 35, 30 ngày:D

Như vậy là bạn đã có kết quả thử ngiệm về ngày lặt lá rồi
Bạn hãy ghi chú lại ... đó là số liệu và từ đó bạn sẽ tính ra được ngày thật đúng để mai nở ở địa phương mình

Trong thiên nhiên mai sinh hóa theo mùa
mà mùa thì tùy
Thí dụ VN bước vào Thu thì nước Úc bắt bầu Mùa Xuân
Ngay đến cả mùa mưa miền nam và mùa mưa miền trung cũng cách nhau 2 tháng
Tất cả là do vĩ tuyến và vị trí trí trái đất trên đường Hoàng Đạo mà mùa đến mỗi nơi mỗi khác

Đó là câu chuyện của..tự nhiên

Còn điều khiển hoa nở theo ý muốn thì căn cứ vào nhiệt độ..độ ẩm.và tình hình kích thước nụ đang có...lại còn thuộc về chủng loài của mai..v.v

Do đó mình phải tự thực hiện lấy các thực ngiệm trên các cây mai của mình...rồi ghi lại các số liệu..từ đó sẽ tính toán được con số gần chính xác và giữ lấy làm bảo bối

Còn tôi...đang ở saigon...ngày lặt lá cũng phải tính theo tình hình từng cây và tình hình chung của thời tiết nhiệt độ v..v
Do có nhiều cây...nhân lực lại khó kiếm nên vườn tôi khoảng ngày 10 là bắt đầu lặt bớt lá mỗi cây rồi..đến ngày 15 thì mỗi cây chỉ còn “chỏm lá” đầu cành để kìm giữ nụ
Ngày nào thực sự dứt điểm chỏm lá để khởi động cho mai thì tùy vào các điều đã viết ở trên
 
Last edited:
Bác ơi hôm qua nhà hàng xóm cho con 4 châu mai bình định cũng khá là to. Người ta về quê mấy tháng nên không có tuoi nước nên la no vàng rủ xuống. Con đem về tuoi nước và tuoi cho nó một liều kích kích re. Sau đó con bấm xả toàn bộ cây như vây có ổn không bác
 
Bác ơi hôm qua nhà hàng xóm cho con 4 châu mai bình định cũng khá là to. Người ta về quê mấy tháng nên không có tuoi nước nên la no vàng rủ xuống. Con đem về tuoi nước và tuoi cho nó một liều kích kích re. Sau đó con bấm xả toàn bộ cây như vây có ổn không bác

Những cây mai kiểu này thì có mang xe chở đến tận nhà để cho ..cũng đừng lấy..vì mình nhận ngĩa là dọn rác cho họ đấy
Chăm mai là phải đi từ đầu từ 1 chậu mai mạnh khỏe được sản xuất từ 1 nhà vườn có uy tín
 
Sáng nay đi làm ,nhìn thấy 1số cây mai nở lai rai rồi !!!??
Kính gui Bác ,nếu tháng này cây mai phóng nhiều đọt ,như vậy có tác dụng kiềm chế nở hoa sớm phải ko Bác!?cam on Bác !!
mykSu6.jpg

21018466909_a4b85fdaca_o.jpg

55eced99dd8a0.jpg
 
...nếu tháng này cây mai phóng nhiều đọt ,như vậy có tác dụng kiềm chế nở hoa sớm phải ko Bác!?cam on Bác !!

Sai...không thuộc bài rồi
Khi đọt phóng là lúc gibberelin được tạo ra
Gib triệt tiêu ABA ( acid absicic) các nụ to không còn bị ABA kìm hãm...sẽ nở thành hoa..
Cây dồn sức phóng đọt.. tạo lá nở hoa ...do đó nụ nhỏ thành chậm lớn

nói đơn giản ngĩa là : khi cây ra tược sẽ kéo nụ lớn nở theo...làm nụ rất nhỏ thành chậm lớn
nhưng nụ tương đối nhỏ sẽ lớn ra ..do các tế bào trương nưóc và bắt đầu phân chia


cây mai của bác đang có bộ áo mới của mùa thu...chúc mừng nhe...tôi cảm thấy bắt đầu ganh tị với bác rồi đấy
 
Last edited:
Dạo này ko thuộc bài nhiều quá,có lẻ ở lại lớp chăm sóc mai trong chậu suốt đời rồi !!hii
cây mai của bác đang có bộ áo mới của mùa thu...chúc mừng nhe...tôi cảm thấy bắt đầu ganh tị với bác rồi đấy
..Dạ con mới luyện được 30% Bí kíp chăm sóc mai trong chậu , sang năm con luyện tiếp hii
Sai...không thuộc bài rồi
..câu này làm con nhớ khi còn học Đại học,lúc đó Giáo Sư TS Hoang Tử Hùng làm trưởng khoa,con hay cúp học ko đến giảng đường ,đến giờ Thầy ,Thầy hay dò bài
 
Last edited:
Sáng nay đi làm ,nhìn thấy 1số cây mai nở lai rai rồi !!!??
Kính gui Bác ,nếu tháng này cây mai phóng nhiều đọt ,như vậy có tác dụng kiềm chế nở hoa sớm phải ko Bác!?cam on Bác !!
mykSu6.jpg

21018466909_a4b85fdaca_o.jpg

55eced99dd8a0.jpg
Chúc mừng bạn Trần Thế,
Chăm cây rất đạt, cây đủ nắng, tưới đúng cách.......... cây phát đọt nhìn sướng mắt....=> năm nay trời nóng hơn, ít mưa hơn nên bác tranh thủ đi phân loãng cho cây tranh thủ tích thêm năng lượng => cuối năm sẽ là mùa hoa rực rỡ
 
Khi tốt nghiệp xong ,đến chào thầy về quê ..thầy ngạc nhiên ,học xong ở Sài Gòn ai cũng ở lại ,con lại về quê nghèo !!Thầy hỏi gia đình có quen ai ko để xin việc ,thật sự thì ko!!??nên Thầy quyết định xin việc cho con luôn .thành đạt hôm nay vẫn luôn nhớ đến Thầy !!

Kỉ niệm của bác đẹp quá..
 
Sai...không thuộc bài rồi
Khi đọt phóng là lúc gibberelin được tạo ra
Gib triệt tiêu ABA ( acid absicic) các nụ to không còn bị ABA kìm hãm...sẽ nở thành hoa..
Cây dồn sức phóng đọt.. tạo lá nở hoa ...do đó nụ nhỏ thành chậm lớn

nói đơn giản ngĩa là : khi cây ra tược sẽ kéo nụ lớn nở theo...làm nụ rất nhỏ thành chậm lớn
nhưng nụ tương đối nhỏ sẽ lớn ra ..do các tế bào trương nưóc và bắt đầu phân chia



cây mai của bác đang có bộ áo mới của mùa thu...chúc mừng nhe...tôi cảm thấy bắt đầu ganh tị với bác rồi đấy
Chúc mừng Bác, thế là có thêm một người lĩnh ngộ được những gì bác Mục truyền dạy. hjhj.
 
Khi tổng thổng Goerge Bush còn đương nhiệm ông kí sắc lệnh bảo vệ quyền cho em bé chưa ra đời...với tôi đó là sắc lệnh nhiều ý ngĩa nhất và hay nhất

Vẫn còn trong tháng 7,
Có bác nào có bao giờ ngĩ tới thời gian vui chơi của mình, và rồi 1 sanh linh bé bỏng nào đó đã không thể chào đời ?
các bạn nhất định sẽ nói không thể...nhưng tôi thì cho rằng có thể có...nhưng bạn không biết
Vẫn còn trong tháng 7 ... hãy làm " sám chủ" mỗi năm một lần đi cho vong hồn em bé bớt tủi hờn để tâm hồn mình được chút thanh thản

Thứ hai, 7/9/2015 | 11:43 GMT+7

Cha mẹ cầu siêu cho những đứa con không kịp chào đời

Trong tiếng tụng kinh cầu cho vong hồn siêu thoát, nhiều bậc cha mẹ chắp tay, cúi đầu rơi nước mắt khi nghĩ đến đứa con không được hưởng niềm vui sống, làm người.

Chiều 6/9, chùa Miễu (Đống Đa, Hà Nội) tổ chức lễ cầu siêu cho vong linh thai nhi (còn gọi là các Bé Đỏ). Trong phật đường, hàng chục người ngồi kín, chắp tay thành tâm hướng Phật, lắng nghe sư cô tụng kinh cầu siêu. Người đến cầu siêu chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ từng từ bỏ hoặc sẩy mất con, cũng có những cô gái đi một mình. Họ được gọi là các sám chủ.

Trước ngày lễ, những người muốn cầu siêu đăng ký với nhà chùa để viết sớ. Trong sớ có tên cha mẹ, nơi cư trú cùng với lời cầu nguyện cho vong linh sớm được siêu thoát và gửi một ít tiền công đức cho chùa. Trong số đồ lễ cúng có cả những bộ quần áo, hài trẻ con bằng vàng mã để đốt cho những đứa trẻ chưa kịp chào đời.

Chị Thanh Hà (trú ở Hoàng Quốc Việt) ngồi nghe tụng kinh, thi thoảng lại lau nước mắt. Chị lên chùa cầu siêu cho con gái không được chào đời. Mỗi lần nhắc đến chuyện cũ, chị Hà không cầm được nước mắt nói rằng đó là việc làm mà chị hối hận nhất trong đời.

Vợ chồng chị kết hôn được gần 4 năm, có một con gái đầu gần 3 tuổi. Cách đây hơn nửa năm, chị có bầu lần thứ hai nhưng đi siêu âm biết được là con gái. Chồng chị là con trai trưởng trong họ, áp lực sinh được con trai đặt nặng lên vai người làm dâu trưởng như chị Hà. Vợ chồng bàn tính với nhau rồi cuối cùng quyết định bỏ đi đứa con.

chua-8140-1441595592.jpg

Người đến cầu siêu chủ yếu là các cặp vợ chồng, đôi khi có thêm các cô gái. Ảnh:T.H.

Chị Hà tâm sự, từ lúc bỏ con đến giờ, trong người lúc nào cũng cảm thấy bứt rứt không yên. Chị ngày càng ít nói, không muốn tâm sự cùng ai, kể cả chồng. Mỗi khi rảnh rỗi là chị lên chùa thắp hương, cầu kinh niệm Phật mong cho đứa bé tha thứ cho người làm cha mẹ và sớm siêu thoát. "Có ai tự tay cắt đi cục thịt của mình mà không đau. Giá như khi đó tôi cương quyết giữ lại con thì giờ gia đình chuẩn bị đón thêm một thành viên nữa, tôi cũng không phải mang một nỗi dằn vặt như thế này. Nhưng mà đời đâu có hai chữ 'Giá như'...", chị nói.

Trong số những người đi cầu siêu, anh Doãn Bình (trú ở Hoàng Mai) là một trong số ít người đi một mình. Nghe tiếng kinh cầu, người đàn ông có vẻ ngoài cương nghị cũng không kiềm được xúc động, mắt đỏ hoe. Anh lên chùa cầu siêu cho thai nhi 2 tháng tuổi mà anh với bạn gái lỡ có cách đây 6 năm.

Anh Bình kể, khi bạn gái có thai, anh không biết cho đến khi cô ấy bị sảy. Hai người đã tính đến chuyện cưới xin nhưng sau việc đó thì quan hệ dần xấu đi dẫn đến chia tay. Sau một thời gian, cô gái đi lấy chồng còn anh cũng có vợ. Hiện tại vợ chồng anh sống và làm việc ngoài Hà Nội.

"Khi đứa trẻ không giữ được, bọn mình đã chôn cất tử tế, giờ bàn thờ của con vẫn ở bên nội trong quê", anh kể bằng giọng trầm buồn của xứ Quảng và cho biết đã đưa vong lên chùa để gửi, hàng tháng hương khói cẩn thận. Đứa trẻ có được siêu thoát hay không, anh cũng không rõ nên luôn cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm của một người cha. Vợ anh cũng biết chuyện nên khuyên chồng lên chùa cầu siêu cho đứa trẻ.

"Cuộc sống có quá nhiều thứ không thể chu toàn, quay đầu lại là bờ, nhưng không phải ai cũng biết điều đó. Tôi không cầu thanh thản, không cầu được cứu rỗi trong tâm can. Tôi thấy đó là việc mình cần làm của một người chưa làm tròn trách nhiệm của người cha", người đàn ông 33 tuổi chia sẻ.

Cô gái tên Thanh (27 tuổi) tìm chỗ khuất của Phật đường để dự lễ cầu siêu. Cô bỏ đứa bé khi mới tốt nghiệp ra trường vì chia tay với người yêu thời đại học. Người yêu về quê còn cô ở lại Hà Nội lập nghiệp. "Làm mẹ khi trong tay không có việc làm, tuổi còn trẻ, khi đó em rất hoang mang, đứa trẻ đến không đúng lúc... Giờ em rất hối hận", Thanh cúi đầu, giọng đứt quãng. Giờ đây, khi công việc ổn định, cô lại không có can đảm để yêu thêm một lần nữa.

Ngoài chùa Miễu, một số chùa khác như Phúc Khánh, Khai Nguyên, Phúc Nghiêm cũng tổ chức cầu siêu cho vong linh thai nhi cùng với việc cầu siêu cho người đã khuất. Lễ cầu siêu thường tổ chức vào tháng 7 âm lịch, mùa Vu Lan cho con cái báo hiếu cha mẹ, cũng là lúc cha mẹ cầu mong sự tha thứ vì trót làm những điều có lỗi với con.

Theo thượng tọa Thích Giải Hiền, giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam, trong đạo Phật cầu siêu là lễ cầu chung cho những người quá cố. Dù con người được sinh ra hay chưa thì tâm thức vẫn tồn tại, vẫn có những mối dây liên hệ với người thân. Những thai nhi không được chào đời, bị cha mẹ chối bỏ là những dạng chết đi mà không cam lòng, không chấp nhận nên không thể siêu thoát. Cầu siêu có ý nghĩa chung là người sống dùng sự thành tâm, sự sám hối, dùng công đức hồi hướng cho người đã mất, để cho những vong hồn sớm được siêu thoát.

"Khi vong linh đứa trẻ không siêu thoát, niềm oán hận không được giải trừ thì người còn sống không được thanh thản, cuộc sống cũng sẽ gặp nhiều trắc trở. Trong quan niệm của nhà Phật, đến với nhau là một niềm duyên. Tạo ra một đứa trẻ mà vứt bỏ đi thì vô tình người làm cha mẹ đã tạo ra một niềm oán đối với những người thân yêu nhất. Bậc làm cha mẹ nên hiểu được điều này để giữ gìn, không làm điều sai. Còn khi lỡ rồi thì phải đối mặt để giải quyết, sám hối, ăn năn cho mình, cho người. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với một gia đình mà còn có ý nghĩa đối với một xã hội, một quốc gia", thượng tọa nói.

Thanh Hòa

http://giadinh.vnexpress.net/tin-tu...nhung-dua-con-khong-kip-chao-doi-3275310.html
 
Last edited:
Back
Top