Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Bác Mục ơi cho con hỏi, đối với cây bị tuyến trùng mà trong năm nó rất khỏe chỉ có cái ra hoa sớm, con xả tàn thay chậu (do 3 năm rồi từ lúc mua đến giờ chưa thay) vậy khi nào con tưới tervigo được bác?
Khi mình xả tàn mình có nên để 1-2 lá để thở không bác?
 
Last edited by a moderator:
Lân từ 2 đến 5% tính theo trọng lượng bầu đất đấy nhe...không phải theo trọng lượng toàn bộ chậu và cây đâu


Vôi có tác dụng khử trùng và phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng
Vôi có công dụng khử chua để nâng cao PH đất
Do đó vôi còn được gọi 1 trung khoáng 1chất tối cần thiết chỉ đứng sau NPK

Trong đất vườn.. trong khâu làm đất... trước khi bón phân căn bản .. hoặc vào đầu mùa mưa người ta thường bón vôi nông nghiệp với liều lượng 100-120 kg vôi cho 1.000m2 đất vườn nhằm phòng trừ côn trùng và nấm bệnh cho cây trồng, rải vôi xung quanh gốc cây hoặc quét nước vôi vào gốc thân cây.
Tức là 120 gram cho 1m vuông
1 chén (ăn cơm ) vôi bột nặng hơn 100gram..

Trên thực tế tôi cho 1 chén ăn cơm vôi tả vào chậu lọt lòng 0m4 mục đích nâng cao PH đất ..thấy không có ....hại gì

Vôi cho chung với super lân để trung hòa độ acid của super lân sẽ gây ra cho đất ...do phân này có nhiều acid khi điều chế quặng lân

Khi hòa tan vôi với nước để tưới vào đất...vài ngày sau cặn vôi sẽ hóa cứng bạn nên xăm cho nó bể nhỏ ra...nhưng viên vôi nhỏ này là vôi chết đóng cục...nó giải phóng can xi rất chậm từ từ vào đất rất có lợi cho đất cho cây..vì nó bền hơn là vôi bột bị nước tưới làm trôi mất vôi đi mau chóng

Dùng vôi để khử chua nâng cao PH phải có máy đo..
Trên thực tế chỉ cần bổ xung vôi và đừng lạm dụng dùng quá nhiều vôi để đất bị kiềm hóa...mà không cần máy đo...cây vẫn phát triển tốt
Một chén ăn cơm vôi cho chậu 0.4 m thì có nhiều quá không Bác?
Nhờ Bác và anh em xem giúp tiếp thị như thế này đươc không?
Con cảm ơn Bác và ae.
Quy trình chăm sóc mai cho khách của vườn cây cảnh Tuấn Kiểm:

1. Khách hàng đăng kí gửi mai;

2. Chậm nhất 20 tháng giêng vườn cây cảnh Tuấn Kiểm cho xe chở mai về vườn (nếu khách không tự chở được);

3. Phân loại, đưa vào giàn lưới giảm nắng;

4. Kiểm tra chất trồng, tìm hiểu xuất xứ, lai lịch, thực trạng của từng để có biện pháp phù hợp, thay chất trồng mới nếu cần thiết;

5. Tiếp tục chăm sóc phân, thuốc theo chế độ riêng cho từng cây;

6. Khoảng 20 đến 28 tháng chạp quý khách có thể đến vườn xem cây, nếu không vừa ý có thể thỏa thuận đổi cây khác nếu được;

7. Khoảng 27 đến 29 quý khách đến vườn nhận cây về trưng bày thưởng thức vui vẻ bên gia đình. (nếu có yêu cầu nhà vườn chuyển cây đến tận nhà cho quý khách).

Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và ủng hộ vườn cây cảnh Tuấn Kiểm.

Chú ý:
Trong thời gian gửi cây quý khách có nhu cầu mua bán, trao đổi cây với nhà vườn hoặc với khách hàng khác nhà vườn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quý khách.

Xử lý chất trồng (ngâm vôi, phơi nắng...)
 
25021244135_aaef556006_o.jpg


25021244135_aaef556006_o.jpg

24394516343_973f652222_o.jpg
 
Trong đất chậu.. vôi là dễ dàng mất đi do nước tứoi, nước mưa…mà không có nguồn vôi nào bổ xung trở lại cho đất
Đất bi suy thoái do mất vôi…cây không thể tốt..bịnh tật nhiều

Trong Dynamic cũng có khoảng 5% vôi…nhưng vôi đó là để cung cấp cho cây thôi..không phải cung cấp cho đất
Vì thế phải bổ xung thêm vôi hằng năm cho đất chậu…thì đất mới phì nhiêu..cây không bịnh tật..rễ mọc nhiều cây mới tốt được

Bài viết dưới đây về tầm quan trọng của vôi … do Gs. Nguyễn Bảo Vệ (Bộ môn Khoa học cây trồng). Mong bài viết có thể cung cấp phần nào thông tin cho những bạn trồng hoa cảnh.

Vôi không chỉ đơn thuần là phân bón cung cấp dưỡng chất canxi (Ca) cho cây trồng mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: (a) Vôi ngăn chận sự suy thoái của đất; (b) Vôi khử được tác hại của mặn; (c) Vôi ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất; và (d) Vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ.

Cần hiểu rõ tác dụng của từng dạng vôi trước khi sử dụng: (1) Bột đá vôi (CaCO3): được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi. Loại nầy tác dụng chậm, thường từ 2-6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá; (2) Vôi nung” (CaO): được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900-1.000oC. Loại nầy tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước; (3) Vôi tôi (Ca(OH)2): được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng trọng lượng của nó, lúc đó vôi tả ra thành bột, sinh nhiệt (khoảng 150oC) và bốc hơi. Dạng vôi nầy tác dụng cũng khá nhanh; (4) Vôi thạch cao (CaSO4): Đây là dạng vôi đặc biệt có chứa lưu huỳnh, tác dụng nhanh nhưng không nên sử dụng ở đất có phèn.

1. Vôi cung cấp dưỡng chất Canxi cho cây trồng. Canxi là dưỡng chất trung lượng nên cây trồng cần nhiều Canxi để làm vững chắc vách tế bào. Do đó, thiếu Canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt; khi thiếu trầm trọng đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra, Canxi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn. Hầu hết đất canh tác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đều thiếu Canxi, do đó cần phải bón vôi (bột đá vôi hay vôi tôi) mỗi năm một lần để cung cấp Ca cho cây. Đối với lúa, nên bón lúc làm đất vụ Hè Thu, còn vườn cây ăn trái nên bón vào đầu mùa mưa với liều lượng từ 30-50 kg/công. Lưu ý, Ca được cây hấp thụ qua tiến trình hút nước, đồng thời Ca không chuyển vị trong cây nên cây cần Ca trong suốt quá trình sinh trưởng.

2. Vôi ngăn chận sự suy thoái của đất. Ở đất có phèn, đất thâm canh, đất canh tác bón nhiều phân đạm (urê) và kali lâu năm, và nhất là điều kiện nóng, ẩm mưa nhiều như ở ĐBSCL thì sự suy thoái của đất diễn ra khá nhanh chóng. Khi đất bị suy thoái, năng suất cây trồng giảm dần theo thời gian canh tác, khoáng sét trong đất bị phá hủy, đất mất dần cấu trúc, trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên bí chặt kém thông thoáng. Nếu để tình trạng suy thoái kéo dài, đất trở nên già cổi, bạc màu, sức sản xuất kém, năng suất và chất lượng của cây trồng giảm, lúc đó không thể khôi phục lại sức sống của đất được. Bón vôi (bột đá vôi) vào đấu mùa mưa là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chận tiến trình suy thoái nầy, giảm ngộ độc sắt (Fe), nhôm (Al) và măngan (Mn) cho cây trồng, phục hồi cấu trúc đất làm đất thông thoáng, thấm nước tốt.

3. Vôi khử được tác hại của mặn. Mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu, cùng với lưu lượng nước sông Cửu Long ngày càng ít đi trong mùa nắng, làm cho nước biển xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn nhiều vùng đất ven biển ở ĐBSCL. Đất nhiễm mặn bị mất dần cấu trúc, rời rạc; Còn cây trồng thì không hút được nước và dưỡng chất. Để hạn chế tác hại của mặn, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 30-50 kg/công. Bón bằng cách rải đều trên đất ruộng đã được cày xới và ngập nước, đối với đất liếp phải được cuốc lên trước khi bón vôi. Sau khi rải vôi cần bừa hoặc trục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi rút bỏ nước nầy đi. Còn đất liếp vườn cây ăn trái thì phải tưới một lượng nước ngọt dư thừa để rửa mặn ra khỏi liếp.

4. Vôi ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất. Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển. Trên đất ruộng, nấm bệnh làm dưa bị chạy dây, cà bị héo rủ, … Bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân, … ở cây ăn trái trồng trên đất liếp lâu năm ngày càng trở nên nghiêm trọng ở ĐBSCL. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của những loại nấm gây hại nầy là bón vôi cải tạo đất. Thông thường có thể bón hàng năm vào thời điểm sửa soạn đất hoặc bón liều cao từ 100-200 kg/công nhưng vài năm mới bón lại một lần. Bón vôi sẽ giúp cho những vi khuẩn có lợi trong đất phát triển như vi khuẩn cố định đạm ở cây họ đậu. Câu “không lân, không vôi thôi trồng đậu” cũng đã nói lên vai trò của vôi trong canh tác.

5. Vôi phát huy hiệu lực của chất hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ.
Bón vôi giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, làm giảm ngộ độc hữu cơ ở đất lúa; Vôi giúp giữ chất mùn (từ sự phân hủy chất hữu cơ) không bị rửa trôi ở đất liếp vườn cây ăn trái và ở đất có nhiều cát, nên đã phát huy vai trò của chất hữu khi được cung cấp vào đất.
Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là lân supe sẽ làm gia tăng sự hữu dụng của phân lân. Bón vôi còn làm gia tăng hữu dụng dưỡng chất Môlipđen (Mo) và gia tăng sự hấp thu Kali (K) của cây trồng.
Các loại thuốc diệt cỏ thuộc nhóm hoá học Triazine (Ametryn, Atrazine, …) và nhóm Sulfonylurea (Bensulfuron Methyl, Cinosulfuron, Ethoxysulfuron, …) phát huy tác dụng diệt cỏ hữu hiệu hơn ở đất có bón vôi.

Tóm lại, vôi có nhiều tác dụng tốt làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng và giúp môi trường canh tác bền vững. Nguyên liệu làm vôi (đá vôi) ở nước ta có rất nhiều từ Bắc chí Nam và ngay cả ở ĐBSCL. Lâu nay nông dân có phần ngán ngại trong việc sử dụng do bột vôi gây khó khăn cho người rải phân. Do đó, cần có những nghiên cứu kỹ thuật sản xuất vôi giúp cho nông dân sử dụng được tiện lợi hơn.


Giáo sư Nguyễn Bảo Vệ
Bô môn Khoa học cây trồng, Khoa NN &SHUD, Trường Đại Học Cần Thơ
Nguồn Website Bộ môn Khoa học cây trồng http://caab.ctu.edu.vn/csd/





 
chào các Bác trên diễn đàn em chỉ mới tập chơi mai, cho em hỏi "ngu" vấn đề này tí. nhà em chỉ có 3 cây mai, em sử dụng bình tưới 1,5 lít cho cây, em đọc hướng dẫn các loại thuốc ra rễ root, phân bón lá thấy người ta khuyên dùng 1cc root hoặc 1g phân bón lá cho 1 lít nước . các Bác trên mạng có thể chỉ giúp em cách phân chia cho dễ không ạ. xin cảm ơn các Bác ...
 
Các anh chị biết chỗ nào bán trấu hun hạt bự không,sáng nay ra thủ đức tìm mà không có,chỉ có trấu mịn thôi
 
kg biết năm nay có chỗ nào bán bánh dầu thủy phân tribat kg . bác nào biết mách dùm em 1 tiếng
Các anh chị biết chỗ nào bán trấu hun hạt bự không,sáng nay ra thủ đức tìm mà không có,chỉ có trấu mịn thôi
cái này bác phải tự làm lấy thôi , kg có ai bán đâu
 
kg biết năm nay có chỗ nào bán bánh dầu thủy phân tribat kg . bác nào biết mách dùm em 1 tiếng

cái này bác phải tự làm lấy thôi , kg có ai bán đâu
Vào facebook tìm: "Duy Phonglan Kimlien". Shop bán phân bón hoa cảnh đấy a.
 
kg biết năm nay có chỗ nào bán bánh dầu thủy phân tribat kg . bác nào biết mách dùm em 1 tiếng

cái này bác phải tự làm lấy thôi , kg có ai bán đâu
Tribat hết làm bánh dầu thủy phân rồi bác baychap ơi, ở ngoài Kim Giáp - đường Thành Thái con thấy có bánh dầu nước của miền Tây.
 
Ngay ngã 3 Kha Vạn Cân và đường số 36, Thủ Đức. Quẹo vô đường số 36, đi gần cuối đường 36 ( nhìn thấy bến đò sang Bình Quới trước mặt) đến số 71 hay mấy quên rồi vì Bác Mục chỉ cũng hơi lâu rồi, nhìn bên tay trái thấy có căn nhà có mặt tiền rộng 15m chất đầy những bao xơ dừa tro trấu, mua cần nói rõ là trấu hun trồng mai. Giá 20k và 25k/ bao. Mình mớii mua xong lúc 20 Tết. Chất lượng tốt.
 
có ai đã xài thuốc trị tuyến trùng và rệp sáp của bình điền chưa nhỉ, loại hạt 1kg giá 48k, ở kon tum tìm tevigo mà ko có tiệm nào bán. bác nào có kinh nghiệm xin chia sẻ với chân thành cảm ơn .
 
Các anh chị biết chỗ nào bán trấu hun hạt bự không,sáng nay ra thủ đức tìm mà không có,chỉ có trấu mịn thôi
NƠI BÁN TRẤU HUN NGUYÊN HẠT

Trưa mùng 7 tôi mới mua 5 bao trấu hun nguyên hạt 28.000đ/bao to. Địa chỉ số 53 đường số 36 phường linh đông quận thủ đức. Đi đường Phạm Văn Đồng qua cầu gò dưa đi khoảng 800m gặp vòng xoay rẽ phải vào kha vạn cân khoảng 150m bên phải gặp đường số 36( Đường đi xuống bến đò qua bình quới) rồi tìm nhà số 53 là nơi bán trấu hun nguyên hạt. Hiện nay do đường Phạm văn đồng và Kha vạn cân cũ có nhiều đoạn nhập chung nên tôi chỉ lại cách đi thực tế hiện nay cho dễ hiểu. Địa chỉ này đã được anh pkduc và Bác Vi chia sẽ rồi. Đợt vừa rồi tôi mua được trấu hun nguyên hạt rất đẹp: nguyên hạt và đen bóng.
 
Last edited by a moderator:
có ai đã xài thuốc trị tuyến trùng và rệp sáp của bình điền chưa nhỉ, loại hạt 1kg giá 48k, ở kon tum tìm tevigo mà ko có tiệm nào bán. bác nào có kinh nghiệm xin chia sẻ với chân thành cảm ơn .

Theo tôi nhận thấy : tuyến trùng , sâu đất ...nấm...rệp hại rễ ..chỉ phát sinh ở các cây mai chậu, trồng bằng tro trấu sơ dừa, hoặc trấu hun sơ dừa...mà nó phát triển rất nhanh

Chưa thấy tuyến trùng, sâu đất ...rệp.. trên rễ các cây mai Bình Định trồng bằng đất phù sa

Các loại phân bón và thuốc của Bình Điền rất tin tưởng được
Bác nên yên tâm sài..nhưng nhớ phải đúng liều lượng và đúng “định kì ....nhắc lại”
 
Theo tôi nhận thấy : tuyến trùng , sâu đất ...nấm...rệp hại rễ ..chỉ phát sinh ở các cây mai chậu, trồng bằng tro trấu sơ dừa, hoặc trấu hun sơ dừa...mà nó phát triển rất nhanh

Chưa thấy tuyến trùng, sâu đất ...rệp.. trên rễ các cây mai Bình Định trồng bằng đất phù sa

Các loại phân bón và thuốc của Bình Điền rất tin tưởng được
Bác nên yên tâm sài..nhưng nhớ phải đúng liều lượng và đúng “định kì ....nhắc lại”
Có ai biết ở Đồng Tháp phân dynamic bán ở đâu không..
 
Trong đất chậu.. vôi là dễ dàng mất đi do nước tứoi, nước mưa…mà không có nguồn vôi nào bổ xung trở lại cho đất
Đất bi suy thoái do mất vôi…cây không thể tốt..bịnh tật nhiều

Trong Dynamic cũng có khoảng 5% vôi…nhưng vôi đó là để cung cấp cho cây thôi..không phải cung cấp cho đất
Vì thế phải bổ xung thêm vôi hằng năm cho đất chậu…thì đất mới phì nhiêu..cây không bịnh tật..rễ mọc nhiều cây mới tốt được

Bài viết dưới đây về tầm quan trọng của vôi … do Gs. Nguyễn Bảo Vệ (Bộ môn Khoa học cây trồng). Mong bài viết có thể cung cấp phần nào thông tin cho những bạn trồng hoa cảnh.

Vôi không chỉ đơn thuần là phân bón cung cấp dưỡng chất canxi (Ca) cho cây trồng mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: (a) Vôi ngăn chận sự suy thoái của đất; (b) Vôi khử được tác hại của mặn; (c) Vôi ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất; và (d) Vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ.

Cần hiểu rõ tác dụng của từng dạng vôi trước khi sử dụng: (1) Bột đá vôi (CaCO3): được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi. Loại nầy tác dụng chậm, thường từ 2-6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá; (2) Vôi nung” (CaO): được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900-1.000oC. Loại nầy tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước; (3) Vôi tôi (Ca(OH)2): được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng trọng lượng của nó, lúc đó vôi tả ra thành bột, sinh nhiệt (khoảng 150oC) và bốc hơi. Dạng vôi nầy tác dụng cũng khá nhanh; (4) Vôi thạch cao (CaSO4): Đây là dạng vôi đặc biệt có chứa lưu huỳnh, tác dụng nhanh nhưng không nên sử dụng ở đất có phèn.

1. Vôi cung cấp dưỡng chất Canxi cho cây trồng. Canxi là dưỡng chất trung lượng nên cây trồng cần nhiều Canxi để làm vững chắc vách tế bào. Do đó, thiếu Canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt; khi thiếu trầm trọng đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra, Canxi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn. Hầu hết đất canh tác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đều thiếu Canxi, do đó cần phải bón vôi (bột đá vôi hay vôi tôi) mỗi năm một lần để cung cấp Ca cho cây. Đối với lúa, nên bón lúc làm đất vụ Hè Thu, còn vườn cây ăn trái nên bón vào đầu mùa mưa với liều lượng từ 30-50 kg/công. Lưu ý, Ca được cây hấp thụ qua tiến trình hút nước, đồng thời Ca không chuyển vị trong cây nên cây cần Ca trong suốt quá trình sinh trưởng.

2. Vôi ngăn chận sự suy thoái của đất. Ở đất có phèn, đất thâm canh, đất canh tác bón nhiều phân đạm (urê) và kali lâu năm, và nhất là điều kiện nóng, ẩm mưa nhiều như ở ĐBSCL thì sự suy thoái của đất diễn ra khá nhanh chóng. Khi đất bị suy thoái, năng suất cây trồng giảm dần theo thời gian canh tác, khoáng sét trong đất bị phá hủy, đất mất dần cấu trúc, trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên bí chặt kém thông thoáng. Nếu để tình trạng suy thoái kéo dài, đất trở nên già cổi, bạc màu, sức sản xuất kém, năng suất và chất lượng của cây trồng giảm, lúc đó không thể khôi phục lại sức sống của đất được. Bón vôi (bột đá vôi) vào đấu mùa mưa là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chận tiến trình suy thoái nầy, giảm ngộ độc sắt (Fe), nhôm (Al) và măngan (Mn) cho cây trồng, phục hồi cấu trúc đất làm đất thông thoáng, thấm nước tốt.

3. Vôi khử được tác hại của mặn. Mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu, cùng với lưu lượng nước sông Cửu Long ngày càng ít đi trong mùa nắng, làm cho nước biển xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn nhiều vùng đất ven biển ở ĐBSCL. Đất nhiễm mặn bị mất dần cấu trúc, rời rạc; Còn cây trồng thì không hút được nước và dưỡng chất. Để hạn chế tác hại của mặn, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 30-50 kg/công. Bón bằng cách rải đều trên đất ruộng đã được cày xới và ngập nước, đối với đất liếp phải được cuốc lên trước khi bón vôi. Sau khi rải vôi cần bừa hoặc trục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi rút bỏ nước nầy đi. Còn đất liếp vườn cây ăn trái thì phải tưới một lượng nước ngọt dư thừa để rửa mặn ra khỏi liếp.

4. Vôi ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất. Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển. Trên đất ruộng, nấm bệnh làm dưa bị chạy dây, cà bị héo rủ, … Bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân, … ở cây ăn trái trồng trên đất liếp lâu năm ngày càng trở nên nghiêm trọng ở ĐBSCL. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của những loại nấm gây hại nầy là bón vôi cải tạo đất. Thông thường có thể bón hàng năm vào thời điểm sửa soạn đất hoặc bón liều cao từ 100-200 kg/công nhưng vài năm mới bón lại một lần. Bón vôi sẽ giúp cho những vi khuẩn có lợi trong đất phát triển như vi khuẩn cố định đạm ở cây họ đậu. Câu “không lân, không vôi thôi trồng đậu” cũng đã nói lên vai trò của vôi trong canh tác.

5. Vôi phát huy hiệu lực của chất hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ.
Bón vôi giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, làm giảm ngộ độc hữu cơ ở đất lúa; Vôi giúp giữ chất mùn (từ sự phân hủy chất hữu cơ) không bị rửa trôi ở đất liếp vườn cây ăn trái và ở đất có nhiều cát, nên đã phát huy vai trò của chất hữu khi được cung cấp vào đất.
Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là lân supe sẽ làm gia tăng sự hữu dụng của phân lân. Bón vôi còn làm gia tăng hữu dụng dưỡng chất Môlipđen (Mo) và gia tăng sự hấp thu Kali (K) của cây trồng.
Các loại thuốc diệt cỏ thuộc nhóm hoá học Triazine (Ametryn, Atrazine, …) và nhóm Sulfonylurea (Bensulfuron Methyl, Cinosulfuron, Ethoxysulfuron, …) phát huy tác dụng diệt cỏ hữu hiệu hơn ở đất có bón vôi.

Tóm lại, vôi có nhiều tác dụng tốt làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng và giúp môi trường canh tác bền vững. Nguyên liệu làm vôi (đá vôi) ở nước ta có rất nhiều từ Bắc chí Nam và ngay cả ở ĐBSCL. Lâu nay nông dân có phần ngán ngại trong việc sử dụng do bột vôi gây khó khăn cho người rải phân. Do đó, cần có những nghiên cứu kỹ thuật sản xuất vôi giúp cho nông dân sử dụng được tiện lợi hơn.


Giáo sư Nguyễn Bảo Vệ
Bô môn Khoa học cây trồng, Khoa NN &SHUD, Trường Đại Học Cần Thơ
Nguồn Website Bộ môn Khoa học cây trồng http://caab.ctu.edu.vn/csd/




Chỗ con gần lò sản xuất vôi, họ dùng vỏ sò, ốc biển để nung.
Bác cho con hỏi loại này có thích hợp với mai không?
Trong các loại vôi giới thiệu ở trên, loại nào dùng cho mai là tốt nhất.
Cơn cảm ơn Bác nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Theo tôi nhận thấy : tuyến trùng , sâu đất ...nấm...rệp hại rễ ..chỉ phát sinh ở các cây mai chậu, trồng bằng tro trấu sơ dừa, hoặc trấu hun sơ dừa...mà nó phát triển rất nhanh

Chưa thấy tuyến trùng, sâu đất ...rệp.. trên rễ các cây mai Bình Định trồng bằng đất phù sa

Các loại phân bón và thuốc của Bình Điền rất tin tưởng được
Bác nên yên tâm sài..nhưng nhớ phải đúng liều lượng và đúng “định kì ....nhắc lại”
vâng con cảm ơn bác, đầu năm chúc bác và ae diễn đàn sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực. vậy là con an tâm xài rồi, tiện đây bác cho cháu hỏi tý là cùng mai BĐ trong chậu cả và chế độ phần bón lót cũng như bón thúc hữu cơ và vô cơ như nhau nhưng có 1 số cây thì rất sung mãn nhưn g có mấy cây đến ccuoois năm bị khô đen lá viền ngoài rồi khô những cành con phía ngoài ngọn con đã bón vôi và lân với phân chuồng đầu năm, định kì phun thuốc sâu, bệnh, thoát nước tốt mà ko hiểu sao lại bị vậy cháu ko tìm ra được nguyên nhân, mong bác cho lời khuyên
 
Back
Top