Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Nghề chăm sóc mai tưởng dễ nhưng không dễ chút nào,gặp cây mai mạnh thì không nói gì,gặp cây yếu mà không có kinh nghiệm mà bác xả tàn là em nó sẽ không ra đọt và ra đi luôn đó,lúc đó phải ăn nói với người ta như thế nào đây,nghề nào cũng có cái khó của nó,ai cũng cần có một người thầy dìu dắt và chỉ bảo lúc mình gặp khó khăn,thật là mây mắn là đã có thầy Mục lúc nào cũng tận tâm chỉ bảo dù là bạn mới vào nghề hay đã thành nghệ nhân,bác Mục không phân biệt hay ghét bỏ ai hết,ai gặp khó khăn là bác ấy giúp thôi.Chúc bạn thành công với nghề mới nha
 
Vỏ sò ốc biển đập vụn phải 6 tháng sau khi bón mới phát huy tác dụng...nhưng công dụng lại rất bền...vì nó không mất đi
vôi bột có tác dụng ngay..nhưng lại bị hòa tan trong nước...rồi bị nước cuốn trôi đi
Dạ ý con muốn hỏi là loại vôi bột mà người ta sản xuất bằng cách nung vỏ sò, ốc biển có phù hợp để bón cho mai không ạ.
Con cảm ơn Bác nhiều.
 
bac muc oi cho con hoi chut.cay mai con moi xa tan,ve sinh co rua sach,sau do quet coc85 dam dac,thoa keo lien seo.con quan sat thay :khi quet xong than co mau xanh reu toan bo.bac cho con hoi nhu vay co van de gi ko.
 
-Chờ nó ra vài lá..rồi ngắt điểm sinh trưởng...không cho nó phát triển thêm
-Chờ đến khi tược ở các chi mọc đều thì cắt gần sát gốc cái tược trái khoắy đó đi..
Vì có thể...có 1 chi chết bất tử..không ra mầm được...thì dùng cái tược trái khoắy thành 1 cành cho nó đỡ ...trống tàn

Nếu cây phát triển hoàn toàn...thì chỗ cái tược thừa bị cắt gần sát gốc đó sau này sẽ kết nụ ...có vài nở hoa ngay sát thân cũng đẹp lắm chứ :





Vậy là con biết thêm cách tạo nụ từ thân.
Con cảm ơn Bác nhiều.
 
Dạ ý con muốn hỏi là loại vôi bột mà người ta sản xuất bằng cách nung vỏ sò, ốc biển có phù hợp để bón cho mai không ạ.
Con cảm ơn Bác nhiều.


Mình có ý kiến này,vôi bột mà người ta sản xuất là vôi công nghiệp nghiền từ đá vôi ra,còn vỏ sò ,ốc biển thì gọi là bột vỏ sò,bột vỏ sò đắt tiền hơn vôi bột,vôi bột hay còn gọi là vôi nông nghiệp dùng để khử trùng đất có công thức Ca(OH)2,bạn nào ở TPHCM thì mua ở gốc Bạch Đằng và Phan Bội Châu chỗ bán cọ sơn quét nhà,khi mua nhớ nói là vôi nông nghiệp nha ,giá 10.000đ/kg
 
Hết nghiên cứu vôi,bây giờ phải nghiên cứu món này nữa
(Bài của Bác Mục)
Bánh dầu là phế phẩm nông ngiệp…dùng làm phân bón rất tốt..trong bánh dầu phụng có tới hơn 40% làm đạm hữu cơ..
Đạm hữu cơ rất bền không bị bốc hơi…và cũng ít bị trôi đi..nếu trong đất có nhiều chất mùn…
Do đó bánh dầu dùng trong tháng nắng sẽ phát huy hiệu quả rất cao, vì tháng nắng mà dùng ure không có công dụng…do bốc hơi quá nhanh…và còn có thể làm chết cây

Bánh dầu phân hủy có công dụng rất cao để cây tạo sinh khối ( tàng lá) với lá bóng bảy xanh đậm lên
Bánh dầu bẻ thành miếng rồi chôn vào đất..tác dụng không cao…và còn có thể làm chết rễ nào gần miếng bánh dầu đó
Để dùng bánh dầu có hiệu quả …bánh dầu phải được ủ hoặc ngâm cả năm…nhưng vẫn bốc mùi rất …thúi
Nhưng hiện nay với các chế phẩm sinh học….quá trình sẽ nhanh hơn..và nếu làm đúng cách sẽ không có mùi…
Ngâm hoặc ủ bánh đầu với chế phẩm EM sẽ làm bớt mùi hôi thối đến 80%
Chế phẩm EM bán tại Viện Sinh Học, Số 12 đường Nguyễn Chí Thanh Q10 Hồ Chí Minh
Giá 350 ngàn đồng 1 thùng( 4 chai)

Nếu bác có đủ thì giờ và điều kiện thì chế biến theo công thức sau :
Phân hữu cơ vi sinh từ Bánh dầu :
Chuẩn bị:
Thùng 30L nước + 100cc Acid phosphoric trộn lại và quậy đều với đũa tre, xong thêm 10 kg bánh dầu xay nhỏ vào và quậy tiếp cho mau hòa tan, đậy nắp và mỗi ngày quậy 1 chút cho mau hòa tan. 7 ngày sau bổ sung thêm 150g Super lân và 700- 800 cc men thứ cấp, sau đó quậy thật đều và đậy nắp. 10 ngày sau thêm 100cc Enzim Proteaz (men phân rã protein) tiếp tục trộn đều và đậy nắp. Cứ 10 ngày ta quậy đều 1 lần. Đến ngày thứ 45 là hoàn tất, ta sẽ có được 25 L phân bánh dầu đậm đặc và quan trọng là “thơm” nữa.
Cách làm men thứ cấp: 1L nước + 100g EM2 + 3cc nước mắm + 20g rỉ đường (dùng đường tán là OK) quậy và để 24 tiếng cho ra men thứ cấp.
EM2: là chế phẩm khử mùi hôi
Emzim proteaz và EM2: mua tại cửa hàng bán thuốc thủy hải sản
Acid phosphoric mua ở chợ hóa chất Kim Biên giá vài chục ngàn 1 lít
Tưới cây:
+ Pha 20-30 cc/lít nước: tưới bonsai, hoa cảnh.cây ăn trái và rau
+ Pha 3-4 cc/lít nước: tưới Lan.

Nhớ cẩn thận phân biệt vì thị trường rất bát nháo kẻo dễ lầm bánh dầu hột cao su…không tốt mấy

Last edited: 24/7/13
Bạn, hongdang, Lê Xuân Định8 thành viên khác thích bài này.
Ngệ sĩ cây cảnh mới nhập môn…nhìn cây bằng mắt
Cao hơn 1 bậc nhìn bằng khuynh hướng của ý thức
"Thấm" hơn nữa nhìn bằng tâm
Và Cao hơn hết nhìn cây bằng... đạo

Thiền kiểng (Trần Kiếm Đoàn)

Bác cho con hỏi tí!
Năm trước con ngâm bánh dầu để tưới cho mai, chỉ ngâm bánh dầu với nước không thôi, giờ còn dư lại khoảng 2 lít , nó chuyên qua màu đen, không còn nghe mùi nữa. Không biết có còn tác dụng gì không Bác? Hình như từ ngày ngâm đến giờ khoảng 11 tháng.
Con cảm ơn Bác nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục cho con hỏi bánh dầu + chế phẩm EM + mật rỉ đường , con ngâm đuợc hơn 3 năm rồi , mở nắp thùng ra mùi hôi rất nhẹ, cách 1met ko nghe mùi , trừ khi đứng lâu . Con để thêm 2-3 năm nữa sử dụng dần , tưới gốc và phun lá cây có bị gì ko . Cám ơn Bác
 
Chào mọi người! Mọi người cho cháu hỏi Cách ủ phân gà như thế nào để thay thế phân dynamic? Chổ cháu kiếm mua phân dynamic ko có, mà phân gà thì ở nhà nuôi gà có nhiều. Khi ủ phân gà xong kết hợp với phân npk bón đc không? Cháu cảm ơn.
 
Chào mọi người! Mọi người cho cháu hỏi Cách ủ phân gà như thế nào để thay thế phân dynamic? Chổ cháu kiếm mua phân dynamic ko có, mà phân gà thì ở nhà nuôi gà có nhiều. Khi ủ phân gà xong kết hợp với phân npk bón đc không? Cháu cảm ơn.

Ủ phân gà dễ mà..

Nếu phân gà ướt quá bạn phải trộn thêm mặt cưa hoặc trấu
Nếu phân gà khô quá thì bạn thêm nước tiểu người đã lên men rồi pha loãng ra...cho phân ẩm
Thêm vào 1% vôi nông ngiệp +3% super lân trộn đều

Cho phân gà vào thùng rồi đậy nắp không được quá kín ngĩa là phải có hở ra hoặc lấy bao bố thấm nước phủ lên

Hoặc để trên nền ciment rồi dùng bạt phủ lên
Tất cả phải được đặt trong nhà có mái che hoặc nơi không có ánh nắng..

Sau vài ngày sinh khối tỏa nhiệt dễ đưa đến mất nước...thăm chúng nếu đống ủ khô quá thì tưới nước tiểu người đã lên men..pha loãng
Sau khoảng 30 ngày khi đống ủ lạnh ngắt là dùng được

Đọc thêm ở đây :

Cách Ủ phân chuồng
Có 3 phương pháp ủ phân cơ bản, tùy theo điều kiện để áp dụng cho hiệu quả:

1. Ủ nóng :Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) ..trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.( Hoặc dùng 3% vôi + 5% lân)

Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

2. Ủ nguội :Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.

Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

3. Ủ nóng trước, nguội sau :Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.

Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.

Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.

Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.

Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.

Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học như Micromix – 3; fito biomix,… để rút ngắn thời gian ủ và nâng cao hiệu quả.

Chúc bạn thành công.

Bác ơi hôm qua có một người khách gửi cây mai này, hoa trắng không ra trắng, vàng không ra vàng, trông nhợt nhạt.

25003597181_e1b4596675_o.jpg

Họ yêu cầu ghép hoa khác nhưng con nghe nói mai Bình Đinh khó ghép và dễ bị chết, phải ghét từng chi một trong thời gian dài.
Bác cho con xin ý kiến con cảm ơn nhiều.

Một số khách gửi cây mai rất yếu, không nhận thì không được nhận rồi cũng thấy lo.

Mai đã trong chậu lâu năm, xả toàn bộ ghép lại..dễ dàng suy
Nhưng nếu ghép thêm 1 hoặc 2 cành mai màu khác thì được

Chăm sóc 1 cây mai yếu.. thành khỏe ( nếu không có yếu tố may mắn ) thì khó còn hơn đánh bạc vì cầm chắc cái...thua

Nhưng nếu bác có sẵn những cây mai khỏe khác để chờ đó
Thì cuối năm cho họ mượn...coi như bác cho mướn được 1 cây mai..và uổng công chăm sóc 1 cây (mai yếu của khách)
Bác cho cháu hỏi.xả tàn xong mình cần phải bón những loại phân gì và dùng những thuốc bvtt nào ạ.liều lượng như thế nào.Mong Bác cho cháu xin ít kinh nghiệm.mai nhà cháu là mai Thủ đức.
Bác đọc kĩ lại chủ đề này.... tất cả nằm ở trang 1 :

http://agriviet.com/threads/tom-tat-cham-soc-cay-mai-trong-chau.159734/
loại nào có công dụng

25003899941_f05a1b6db3_o.jpg

Theo như tài liệu thì loại có hình trên có công dụng tốt
 
Last edited:
Bác cho con hỏi là bông cuc van tho băm nhỏ rải mặt châu có tác dụng bao lâu thì phải thay. Nếu dùng cuc van tho thì không dùng thuốc trị tuyến trung được không bác. Cam ơn bác nhiều anh em chúng con luôn cần có bác
 
Bác Mục cho con hỏi bánh dầu + chế phẩm EM + mật rỉ đường , con ngâm đuợc hơn 3 năm rồi , mở nắp thùng ra mùi hôi rất nhẹ, cách 1met ko nghe mùi , trừ khi đứng lâu . Con để thêm 2-3 năm nữa sử dụng dần , tưới gốc và phun lá cây có bị gì ko . Cám ơn Bác

nó cũ quá rồi dùng cho cây trong vườn khác...tiếc nó làm gì ?

dùng đồ mới đồ chất lượng cao...cho mai vàng đôi khi còn chưa xong việc đấy
 
mình hỏi các bác có câu vậy mà các bác không trả lời được dùm chứng tỏ các bác cũng chỉ có nhiêu đó , chưa xử lý qua được tình huống như mình , vậy mà các bác thảo thuận đến năm này qua năm kia toàn la tiêu đề cũ rích , rõ ràng là không chịu nghiên cứu thêm.
 
Mua ống tiêm 1cc ở tiệm thuốc tây. Muỗng Cafe gạt bằng miệng là 5 g thì tự mà canh
Cảm ơn bác nhiều thiệt nhiều. mới nhập môn nên nó khổ vậy ah , hihih biết sao được đam mê mà . thanks bác
Bác Mục và các Bác cho con hỏi mai bị tuyến trùng có biểu hiện như thế nào?. thanks các Bác
 
bác Vi cho e hỏi. vì nuôi gà, nên cũng có phân, nhưng vì trong thành phố, thì ko thể dùng nuớc tiểu đả lên men và tuới vào phân, vậy ngoài dùng nuớc tiểu thì có thể dùng nuớc gì thay thế ko bác? và cũng do thành phố đất chật nguời đông. nên ủ phân gà này e dùng thùng xốp đc ko ạ? và có cần đậy nắp kín? hay che còn chừa lại khoảng 1/10 lổ nhỏ đc ko bác?
 
Haohaochuacay :

Bác Mục và các Bác cho con hỏi mai bị tuyến trùng có biểu hiện như thế nào?. thanks các Bác

Tuyến trùng nhỏ xíu như con mẻ .. nó chui vào rễ làm tổ ... rễ sưng lên nổi cục..nó nằm ngay thân rễ chặn ăn màu mỡ từ rễ hút trong đất lên..do đó cây sẽ suy dinh dưỡng..biểu hiện qua lá vàng đi...cây ít lá và không ra được tược...mà nếu có tược nào ra được cũng vàng đi

Vì thế đầu năm là phải “làm đất” lại cho hoàn hảo...chuẩn bị cho 1 chu trình sinh trưởng mới 1 năm của cây mai :

-Cắt bỏ hết bông nụ..
-tỉa lại cành cho cây gọn lại
- chà rửa sạch sẽ gốc thân
-Nếu thấy cần thiết thì quét lên gốc thân cành validamycin để diệt nấm hồng ( các cây mai quý thì dứt khoát phải quét thuốc rồi đấy)
-xem lại các vết thẹo cũ chưa lành..quét thêm keo hoặc sơn để nước không thấm vào làm mục gỗ...
-Thêm lân vôi để bồi dưỡng 2 khoáng tối cần thiết cho đất
- chờ vài ngày sau để vôi tan và trung hòa vào đất...trong thời gian chờ đợi này thì uốn sửa các chi cành nếu thấy cần thiết phải chỉnh lại bộ khung của cây
- tưới 1 lần Vimoca rồi dùng bịch nilon phủ kín mặt chậu 3 ngày( không cho bốc hơi thuốc) để diệt tuyến trùng sâu đất giun dế ..và các kí sinh vật khác .. nếu có trong đất
- 3 ngày sau khi diệt tuyến trùng..tưới 1 lần Ridomyl hoặc appencarb để diệt nấm bịnh nếu có trong đất

Bây giờ đất chậu đã chuẩn bị xong...bạn vào phân chuồng ủ + trichro cho gốc...sau đó phủ cỏ khô lên để bảo vệ lớp phân mới này không bị nắng gió làm hư đi và không bị nước tưới làm trôi mất

Chờ...khi tược nhú lên...thì phun ngừa trị bọ trĩ
Khi lá đã có màu xanh thì..phun phân bón lá hoặc...phun kích rễ ( thực sự nó là kích thích tố để cây nhú nhiều tược đấy) vì khi tược ra nhiều thì rễ cũng phải nhú thêm ra..vì là kích thích tố nên phun qua lá cây hấp thụ ( khoảng 70%) được nhiều hơn là tưới

Vincent :

bác Vi cho e hỏi. vì nuôi gà, nên cũng có phân, nhưng vì trong thành phố, thì ko thể dùng nuớc tiểu đả lên men và tuới vào phân, vậy ngoài dùng nuớc tiểu thì có thể dùng nuớc gì thay thế ko bác? và cũng do thành phố đất chật nguời đông. nên ủ phân gà này e dùng thùng xốp đc ko ạ? và có cần đậy nắp kín? hay che còn chừa lại khoảng 1/10 lổ nhỏ đc ko bác ?

Ủ bằng thùng xốp theo tôi thì được chứ..nhưng đừng đậy kín..hoặc nắp đậy đục vài lỗ nhỏ ..vì cách ủ nóng khổi ủ không được nén để phân xốp là xử dụng vi khuẩn háo khí để lên men..nó cần không khí mới làm việc được..do đó đậy kín làm sao nó lên men nhanh

Ủ nóng là sẽ phát nhiệt cao + sự không đậy kín sẽ làm bốc hơi nước do đó khối ủ sẽ khô dần đi...sự bốc hơi và nhiệt sẽ làm mất bớt đạm

Do đó phải tưới thêm nước tiểu vào là để bổ sung nước, đạm.. và bổ xung thêm vi sinh có rất nhiều trong nước tiểu đã lên men để khổi ủ gia tăng tốc độ phân hủy

Bác không dùng nước tiểu cũng được vậy...nhưng khi ủ xong phân sẽ không tốt bằng cách trên thôi
 
Last edited:
Ủ phân gà dễ mà..

Nếu phân gà ướt quá bạn phải trộn thêm mặt cưa hoặc trấu
Nếu phân gà khô quá thì bạn thêm nước tiểu người đã lên men rồi pha loãng ra...cho phân ẩm
Thêm vào 1% vôi nông ngiệp +3% super lân trộn đều

Cho phân gà vào thùng rồi đậy nắp không được quá kín ngĩa là phải có hở ra hoặc lấy bao bố thấm nước phủ lên

Hoặc để trên nền ciment rồi dùng bạt phủ lên
Tất cả phải được đặt trong nhà có mái che hoặc nơi không có ánh nắng..

Sau vài ngày sinh khối tỏa nhiệt dễ đưa đến mất nước...thăm chúng nếu đống ủ khô quá thì tưới nước tiểu người đã lên men..pha loãng
Sau khoảng 30 ngày khi đống ủ lạnh ngắt là dùng được

Đọc thêm ở đây :

Cách Ủ phân chuồng
Có 3 phương pháp ủ phân cơ bản, tùy theo điều kiện để áp dụng cho hiệu quả:

1. Ủ nóng :Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) ..trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.( Hoặc dùng 3% vôi + 5% lân)

Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

2. Ủ nguội :Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.

Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

3. Ủ nóng trước, nguội sau :Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.

Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.

Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.

Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.

Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.

Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học như Micromix – 3; fito biomix,… để rút ngắn thời gian ủ và nâng cao hiệu quả.

Chúc bạn thành công.



Mai đã trong chậu lâu năm, xả toàn bộ ghép lại..dễ dàng suy
Nhưng nếu ghép thêm 1 hoặc 2 cành mai màu khác thì được

Chăm sóc 1 cây mai yếu.. thành khỏe ( nếu không có yếu tố may mắn ) thì khó còn hơn đánh bạc vì cầm chắc cái...thua

Nhưng nếu bác có sẵn những cây mai khỏe khác để chờ đó
Thì cuối năm cho họ mượn...coi như bác cho mướn được 1 cây mai..và uổng công chăm sóc 1 cây (mai yếu của khách)

Bác đọc kĩ lại chủ đề này.... tất cả nằm ở trang 1 :

http://agriviet.com/threads/tom-tat-cham-soc-cay-mai-trong-chau.159734/


Theo như tài liệu thì loại có hình trên có công dụng tốt
Con cám ơn Bác.Trước khi con hỏi Bác con đã đọc kĩ bài đó rồi,nhưng trong phần đó bị thiếu mất phần xả tàn và chăm sóc sau tết.chỉ có từ t7 al đến tháng chạp thôi.Bác có gửi lại dùm cho con phần đó đi.Con cám ơn Bác nhiều.
 
Bác ơi, những cây mới thay đất mà chưa tưới tervigo vậy giờ mình tưới có ảnh hưởng đến rễ ko bác?
 
Back
Top