Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
...Con cám ơn Bác.Trước khi con hỏi Bác con đã đọc kĩ bài đó rồi,nhưng trong phần đó bị thiếu mất phần xả tàn và chăm sóc sau tết.chỉ có từ t7 al đến tháng chạp thôi.Bác có gửi lại dùm cho con phần đó đi.Con cám ơn Bác nhiều.

Thiếu mất phần xả tàn ? để từ từ tôi coi lại

Xả tàn là cắt bỏ các phần cành đã mọc ra từ năm ngoái...phần cành này là chỗ đã kết nụ và nở hoa hôm tết

Bây giờ bác xem lại từng cái cành...lần từ đầu ngọn trở vào trong thấy chỗ vết cắt năm ngoái thì cắt nhích ra ít nhất 1 mắt lá
có thể là 2cm có thể là 5cm có thể là 10cm có thể là 40cm bạn sẽ thấy vết cắt cũ...tùy cây

15 ngày sau...chỗ 1 mắt lá còn để lại sẽ ra tược mới...và tược này sẽ kết nụ khi vào giũa năm và tết sẽ nở hoa giống như tết vừa rồi

Vậy là xong..từ từ lúc rảnh tôi sẽ giải thích khi có dịp
Bác ơi, những cây mới thay đất mà chưa tưới tervigo vậy giờ mình tưới có ảnh hưởng đến rễ ko bác?

Khi thay đất bác sẽ nhìn thấy rễ...nếu có nổi cục thì ngay trong chất trồng phải trộn mocap loại viên...là "ép phê" nhất ...hoặc tưới tervigo ngay sau đó cũng được
Nếu không thấy nổi cục thì tháng 4 tưới cũng được mà...vì chỉ để ngừa thôi
tưới tervigo vậy giờ mình tưới có ảnh hưởng đến rễ ko bác?
Tưới tervigo không ảnh hưởng tới rễ...nhưng sẽ hại đến hệ vi sinh đang hoạt động trong đất để đất phì nhiêu
Vì dù Tervigo là thuốc sinh học...nhưng nó diệt được tuyến trùng...thì nó cũng diệt được các vi sinh hữu ích khác trong đất

Vậy trong trường hợp khẩn cấp..đã bón phân ủ cho cây rồi...mà phải dùng thuốc diệt tuyến trùng....thì sau khi diệt tuyến trùng 7 ngày :
dùng phân mới ủ xong hòa tan trong nước...rồi dùng nước đó tưới cho cây
để mau chóng tái lập hệ vi sinh hữu ích cho đất chậu ( tuyệt chiêu để dùng cho cây quý đó nhe)
 
Last edited:
mình hỏi các bác có câu vậy mà các bác không trả lời được dùm chứng tỏ các bác cũng chỉ có nhiêu đó , chưa xử lý qua được tình huống như mình , vậy mà các bác thảo thuận đến năm này qua năm kia toàn la tiêu đề cũ rích , rõ ràng là không chịu nghiên cứu thêm.
Vậy bác cứ làm theo cách mình cho là đúng rồi đưa kết quả để anh em diễn đàn tham khảo , "mọi lý thuyết đều bắt nguồn từ thực tế nha bác" và cũng không nên nặng nề với người khác khi lỗi do mình (sai quy trình chăm sóc nên cây kết nụ kim từ tháng 1). Việc nghiên cứu là để tạo ra sản phẩm mới phục vụ cho loài người nên có thể có những ngiên cứu chưa thành công hoặc phát minh vô giá trị (Ig Nobel), và để công bố kết quả nghiên cứu đôi khi còn liên quan đến bản quyền bác ạ. kết luận về người khác cũng nên thận trọng chút bác anhhung ơi. Thân
 
Tài nhận được Phân & thuốc chưa? Trạm Hùng Cường Thanh Bình. Hôm nào tôi có dịp đi qua Đồng Tháp nhớ mời tôi ly Cafe là được rồi. Chúc thành công!
ok...Cảm ơn nha..
ok...Cảm ơn nha..
Anh cho em hỏi..bước đầu tiên nên làm sao ạ..phân dynamic pha loag tưới hay bón truc tiếp
ok...Cảm ơn nha..

Anh cho em hỏi..bước đầu tiên nên làm sao ạ..phân dynamic pha loag tưới hay bón truc tiếp
Anh chỉ em
ok...Cảm ơn nha..

Anh cho em hỏi..bước đầu tiên nên làm sao ạ..phân dynamic pha loag tưới hay bón truc tiếp
 
bác ăn nói thì văn thơ triết lý , nhưng bác thật ích kỷ, bác nên nhớ đây là 1 diển đàn để chia sẻ cho nhửng người chơi mai , kể cả người biết và không biết , vậy các bác chỉ thành lập 1 nhóm trau đổi qua lại ., còn người mới thì không cần biết, không thèm nghe , tôi tưởng các bác sẳn sàng chia sẻ kinh nghiệm. giờ lại kêu bản quyền , thua
 
ok...Cảm ơn nha..

Anh cho em hỏi..bước đầu tiên nên làm sao ạ..phân dynamic pha loag tưới hay bón truc tiếp

Anh chỉ em
 
bác ăn nói thì văn thơ triết lý , nhưng bác thật ích kỷ, bác nên nhớ đây là 1 diển đàn để chia sẻ cho nhửng người chơi mai , kể cả người biết và không biết , vậy các bác chỉ thành lập 1 nhóm trau đổi qua lại ., còn người mới thì không cần biết, không thèm nghe , tôi tưởng các bác sẳn sàng chia sẻ kinh nghiệm. giờ lại kêu bản quyền , thua
Bác này lạ, đã nói là nơi trao đổi thông tin còn gì, chẳng ai phải có trách nhiệm nghiên cứu trả lời vấn đề của bác. Cây của bác chắc là do chăm tầm bậy mới vậy, người ta chăm đúng cách nên ko bị , thì sao trả lời bác được.
Bác nói ích kỷ là ko đúng, trong cuộc sống ko ai có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ ai cái gì, nếu có ai giúp đỡ thì hãy trân trọng, còn nếu ko có thì là việc bình thường nhá.
 
Last edited:
Thiếu mất phần xả tàn ? để từ từ tôi coi lại

Xả tàn là cắt bỏ các phần cành đã mọc ra từ năm ngoái...phần cành này là chỗ đã kết nụ và nở hoa hôm tết

Bây giờ bác xem lại từng cái cành...lần từ đầu ngọn trở vào trong thấy chỗ vết cắt năm ngoái thì cắt nhích ra ít nhất 1 mắt lá
có thể là 2cm có thể là 5cm có thể là 10cm có thể là 40cm bạn sẽ thấy vết cắt cũ...tùy cây

15 ngày sau...chỗ 1 mắt lá còn để lại sẽ ra tược mới...và tược này sẽ kết nụ khi vào giũa năm và tết sẽ nở hoa giống như tết vừa rồi

Vậy là xong..từ từ lúc rảnh tôi sẽ giải thích khi có dịp


Khi thay đất bác sẽ nhìn thấy rễ...nếu có nổi cục thì ngay trong chất trồng phải trộn mocap loại viên...là "ép phê" nhất ...hoặc tưới tervigo ngay sau đó cũng được
Nếu không thấy nổi cục thì tháng 4 tưới cũng được mà...vì chỉ để ngừa thôi

Tưới tervigo không ảnh hưởng tới rễ...nhưng sẽ hại đến hệ vi sinh đang hoạt động trong đất để đất phì nhiêu
Vì dù Tervigo là thuốc sinh học...nhưng nó diệt được tuyến trùng...thì nó cũng diệt được các vi sinh hữu ích khác trong đất

Vậy trong trường hợp khẩn cấp..đã bón phân ủ cho cây rồi...mà phải dùng thuốc diệt tuyến trùng....thì sau khi diệt tuyến trùng 7 ngày :
dùng phân mới ủ xong hòa tan trong nước...rồi dùng nước đó tưới cho cây
để mau chóng tái lập hệ vi sinh hữu ích cho đất chậu ( tuyệt chiêu để dùng cho cây quý đó nhe)
Những chỉ dẫn của Bác thật rõ ràng,dễ hiểu,quá bổ ích cho những người yêu thích cây mai như cháu.Cám ơn Bác thật nhiều.Vậy giờ cháu xả tàn rồi chờ chỉ dẫn của Bác..Chúc Bác thật nhiều sức khoẻ và gặt hái đc nhiều thành công trong công việc!!
 
ok...Cảm ơn nha..

Anh cho em hỏi..bước đầu tiên nên làm sao ạ..phân dynamic pha loag tưới hay bón truc tiếp

Anh chỉ em

Vì dđ ae đặt câu hỏi quá nhiều Bác Mục không thể trả lời hết được các bác thông cảm đừng vội vàn

Nếu đọc kỷ trang :
http://agriviet.com/threads/tom-tat-cham-soc-cay-mai-trong-chau.159734/page-3 bác sẻ hiểu ra ,cụ thể

các bước chăm mai sau tết các bài gần đây đả có nhiều bác chịu khó đọc lại

Phân Dynamic thì nên làm phân loãng

Phân loãng là 1 hỗn hợp gồm :

-600gram NPK loại 20-20-15, hoặc 16-16-8 cũng được
-1kg200 phân viên hữu cơ Dynamic
-Ngâm trong 1.000 lít nước ( 1 mét khối) và ngâm 10 ngày

Khi ngâm nhớ bỏ Dynamic và NPK vào trong miếng vải mùng cột lại hôm sau bóp cho nhiễn ra

Phải ngâm 10 ngày trong thùng khá kín để N không bị bốc hơi và PK sẽ được vi sinh phân hủy thành 1 loại PK dễ tiêu, tưới vào là rễ hấp thụ ngay không cần phải qua quá trình vi sinh trong đất phân hủy thêm nữa

Ngâm 10 ngày xong, múc ra tưới cho cây 15 ngày 1 lần

Phân ngâm không nên để dành…vì kinh ngiệm cho thấy sau 1 thời gian trong thùng ngâm, đáy có 1 loại trùng (giun) nhỏ sanh sản

Nếu tiếc muốn dùng thì nên đổ vào thùng 1 ít Basudin quậy đều để 1 ngày…các con trùng sẽ chết hết..và trước khi tưới cho vào 1 nhúm nhỏ Ure quậy đều để bổ xung N cho thùng ngâm vì lâu ngày nên N bốc hơi đi mất bớt
Chúc bác thành công

Trang này là của Bác Mục hướng dẩn đó
 
Last edited:
.
Trong các loại hoa dưới đây loại nào phòng tuyến trùng tôt nhất:
......

25003899941_f05a1b6db3_o.jpg

Loại này cũng tự trồng được quanh năm.

.

hiểu biết cơ bản về thuốc trừ sâu
Cái loại thuốc trừ sâu chia làm 4 nhóm :
-Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ: Trong công thức hóa học của thuốc có chứa nguyên tố Clo và C, H, O,... Thuốc này thường gây độc mãn tính, thuốc lưu tồn lâu trong môi trường, gây tích lũy sinh học mạnh và dễ dàng gây hiện tượng ung thư. Thuốc thuộc thế hệ rất xưa, hầu hết đã bị cấm sử dụng.

-Thuốc trừ sâu Lân hữu cơ: Dẫn xuất từ acid phosphoric, trong công thức có chứa nguyên tố phospho và C, H, O, .. ., tác động thần kinh, gây hiện tượng ngộ độc cấp tính rất mạnh mẽ, dễ dàng gây tử vong khi nhiễm thuốc với một liều lượng nhỏ. Diệt sâu hại và thiên địch rất mạnh

-Thuốc trừ sâu Carbamat: dẫn xuất từ acidcarbamic trong công thức có chứa N, C, H, O..., tác động thần kinh. Thuốc thuộc nhóm này cũng gây độc cấp tính nhưng ít độc với thiên địch hơn, diệt trừ sâu hại có tính chuyên biệt.

-Thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp: Dẫn xuất từ nguồn gốc thực vật của cây họ Cúc, trong công thức có chứa chất Pyrethrin gây độc cho côn trùng. Thuốc này ít gây độc cấp tính, phân hủy nhanh trong môi trường, dễ chịu tác động của ánh sáng và nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu áp dụng lâu và liên tục trên đồng ruộng dễ gây tính kháng của côn trùng.

http://caab.ctu.edu.vn/gtrinh/bvtv/rau sach/source/hoiDap/Thuoc/th62.htm

cúc vạn thọ :
Tên thường gọi:Hoa Cúc Vạn Thọ, Cúc Vạn Thọ
Tên khoa học:Tagetes erecta L
Họ thực vật: Asteraceae (họ cúc)

Cây Vạn Thọ thuộc nhóm cúc có khả năng xua đuổi côn trùng..vì thế dùng nó phủ cho gốc cây ngừa được tuyến trùng là thế..

Theo tôi không nên dùng lâu dài quanh năm mà chỉ nên dùng ngắt quãng

25095169966_3f3c85c207_o.jpg

..Cây Cúc Thọ (hoa giống hoa vạn thọ ) .năm ngoái mua về hoavà Nụ rụng nhiều lắm ..năm nay nhờ hướng dẫn của Bác , ko thấy Nụ rụng ...lặt lá 40 ngày bây giờ mới chịu Nở ..!!!hi

Đúng rồi mấy cây cúc lai của tôi cũng cậy..khi chọn được nó tôi phân vân lắm trước khi quyết định..vì rụng nụ nhiềuCuối cùng tôi vẫn quyết định mua...vì chả còn cây nào khác

Chăm sóc kĩ 1 năm sau là hết rụng nụ..mà còn nở hoa to nữa

Có 1 cây cúc thuộc loại...siêu nụ...nụ đặc ngẹt...chỗ nào cũng thấy nụ mà nụ to nữa
1 người bạn của tôi xí phần cây này ngay khi mới bước vào tháng 10 al anh đến thăm vườn...thấy hàng nụ của nó anh móc túi trả tiền trước mà không hề...lưu tâm đến giá cả..

Tôi chăm cây này khá kĩ vì nó nhiều nụ quá...cuối năm sau khi lặt lá...tôi phải xả bỏ khá sâu để cây nhỏ lại mục đích là bỏ bớt nụ đi kết quart tôi loại bớt gánh nặng phải nở hoa cho nó 1 nửa
( bỏ ½ tổng số nụ) 3 năm qua nó luôn hoành tráng dù năm nay nở sớm đến 4 ngày...nó vẫn ngẹt bông

Kết luận với mai Bình Định:
-Rụng nụ hay không là do người chăm sóc
- hoa to hay nhỏ do người chăm sóc
- nở ra nhiều cánh hay ít cánh do người chăm sóc
..v.v
 
Kính chào mọi người! Mọi người cho cháu hỏi: Cách ngâm phân loãng từ phân gà ủ với npk như thế nào vậy? Ngâm 10 ngày giống như các bác hướng dẫn hay là lâu hơn, do dùng phân gà ủ? Cháu cảm ơn! Chúc mọi người sức khỏe.
 
Last edited by a moderator:
Kính chào mọi người! Mọi người cho cháu hỏi: Cách ngâm phân loãng từ phân gà ủ với npk như thế nào vậy? Ngâm 10 ngày giống như các bác hướng dẫn hay là lâu hơn, do dùng phân gà ủ? Cháu cảm ơn! Chúc mọi người sức khỏe.

Công thức bón phân hiệu quả cho mai đã có...và nhiều anh em dùng có kết quả tốt
Nếu bạn muốn có 1 cách bón phân riêng để hích hợp với hoàn cảnh mình...thì bạn phải tự thử ngiệm lấy..không ai có thể hướng dẫn bạn được mà chỉ có thể gợi ý thôi

Cây mai có thể sống hoàn toàn bằng phân chuồng ủ 1 năm bón 3 lần..đầu năm giũa năm và tháng 10
nhưng công xuất bông không cao
Muốn có công xuất bông cao phải kết hợp được với phân bón thúc...đó là phân loãng

Rễ mai chịu phân bón rất kém...do đó bón ít.. bón loãng.. và bón nhiều lần
Phân chuồng thêm NPK rồi ủ chỉ nên dùng cho cây ăn trái và rau thôi...

Phân chuồng ủ cách trên không nên dùng cho mai...vì không thể tính được chính xác nồng độ NPK trong khối phân đó

Nếu bạn tính được thì xin gợi ý với bạn là : theo tôi nhận thấy sức chịu đựng NPK của rễ mai chỉ tới 1,5 phần ngàn là tối đa
Ngĩa là 1,5kg NPK pha trong 1.000 lít nước ( tính trọng lượng tổng số phân viên...không tính nguyên chất)
 
Last edited:
Kính chào mọi người! Mọi người cho cháu hỏi: Cách ngâm phân loãng từ phân gà ủ với npk như thế nào vậy? Ngâm 10 ngày giống như các bác hướng dẫn hay là lâu hơn, do dùng phân gà ủ? Cháu cảm ơn! Chúc mọi người sức khỏe.
Rất khó để đưa ra công thức pha bao nhiêu phân gà ủ của anh với npk, vì gói npk ta mua nó có ghi rõ khối lượng và tỷ lệ npk xác định.
Còn trong phân gà ủ của anh tỷ lệ npk là không có dụng cụ để xác định được và gà anh nuôi bằng cám, thóc, hay thả vườn nó tự ăn giun, côn trùng.... và cách anh ủ phân như thế nào nữa.
Vậy nên phân loãng thì anh pha theo công thức bác Mục đi (dynamic + npk) vì như thế là quá tốt rồi, rất nhiều a/e đã kiểm chứng. tự pha theo cảm quan thì kết quả may rủi.
còn phân gà ủ dùng định kỳ bón gốc mỗi tháng một ít rồi xem cây hấp thu thế nào mà tăng giảm.
Em góp ý thôi, nếu có sai đâu các bác chỉnh lại giúp.
25095169966_3f3c85c207_o.jpg

--- @ Hôm nay lúc 12:10 --- ..Cây Cúc Thọ (hoa giống hoa vạn thọ ) .năm ngoái mua về hoavà Nụ rụng nhiều lắm ..năm nay nhờ hướng dẫn của Bác , ko thấy Nụ rụng ...lặt lá 40 ngày bây giờ mới chịu Nở ..!!!hi
Chà, cây Bác thế tới 40 ngày mới nở à. Con cũng vừa mua 1 cây cúc lai lúc tết thôi nên h không biết tết tới lặt lá ra sao với khí hậu miền nam. cũng quên béng luôn xem bác Mục lặt lá ngày nào. hii!!
 
Cây Vạn Thọ thuộc nhóm cúc có khả năng xua đuổi côn trùng..vì thế dùng nó phủ cho gốc cây ngừa được tuyến trùng là thế..

Theo tôi không nên dùng lâu dài quanh năm mà chỉ nên dùng ngắt quãng
Cảm ơn Bác thật nhiều.
Đầu năm công việc của người chăm mai thật nhiều, rất bận thế mà Bác vẫn tận tình giúp đỡ chúng con.
Chúc Bác luôn mạnh khỏe.
 
Cháu cảm ơn mọi người góp ý kiến. Ở Quảng Ngãi cháu kiếm mua phân dynamic mà ko thấy bán. Ae ai có địa chỉ nào bán phân dynamic có ship hàng đi các tỉnh chia sẽ với. Cảm ơn mọi người.
 
À Bác VI, năm nay mấy cây mai nhà e, ra hoa xong, e ko xả tàn mà để tháng 4 âm lịch xả đc ko bác? vì thấy đầu năm xả tàn rồi đến cuối năm lá già nhiều và rụng sớm, dẫn đến tình trạng ra hoa sớm. bác thấy vậy có ảnh huởng đến sức khỏe của cây ko? vì ra hoa xong mà lại mọc lá trên nhánh cây nhiều và hơi nhỏ?
 
CÁCH CHĂM SÓC CÂY MAI SAU TẾT( tóm lược)
Cách chăm mai sau tết mình làm theo cách của Bác Vi ( Bác Mục Tử, Bác Kiều Phong) hướng dẫn dành cho cây mai khỏe được mua về chơi tết rồi qua tết tiếp tục chăm cho khỏe :Nếu cây mai khỏe thì nên làm như sau:
Tỉa bỏ hết bông nụ để cây tập trung sức phục hồi, xã tàn cho gọn lại. để cây phát cành mới trẻ khỏe hơn sẽ có nhiều nụ hơn. Dùng vòi nước có áp lực mạnh xịt rửa thân cây cho sạch sẽ rong rêu hay nấm bám thân, cành cây. Dùng thuốc trị nấm (thuốc nào cũng được)quét cho thân cành cây để ngừa và diệt nấm hại cây. Tưới cho cây 1 lần thuốc trị tuyến trùng Tervigo. Sau đó 1 ngày rãi cho chậu 1 nhúm vôi và 1 nhúm super lân để bồ sung 2 khoáng chất rất cần thiết cho cây. Sau vài ngày vôi sẽ trung hoà cho đất. Dùng vật nhọn xâm mặt đất chậu để phá màng cứng do vôi kết tủa tạo ra.
Vì bạn mua mai mới năm nay nên không thể biết họ trồng giá thể chất trồng ra sao? Nên chắc ăn nhất bạn thay chất trồng cho thoáng xốp để tạo điều kiện cho rể cây sẽ bốc mạnh ở chất trồng thoáng xốp. Bầu đất phù sa xung quanh rể cây dù có nhão ra từ từ do tưới hay mùa mưa dập điều tháng 6, 7 cũng không thể bị Úng rể với chất trồng thoáng xốp và thoát nước tốt này. Vì bất cẩn không thay đất những cây khi mới năm đầu tiên mua mai về mà lỡ chất trồng bị úng không thoát nước tốt thì cây sẽ bị hư rể cây sẽ yếu..lá ra bị vàng yếu....không kết nụ nhiều..dễ sinh bệnh cho rể....nếu nặng là cây ngủm luôn. Chất trồng thay mới tôi trồng trên sân thượng nhiều nắng và cành lá nhiều nên chất trồng gồm: 50% trấu hung nguyên hạt. + 20 sơ dừa + 15% phân chuồng ủ hoại trộn với + 15%tro trấu. Lưu ý trấu hung nguyên hạt nên ngâm qua nước vôi cho trấu hung nguyên hạt bền hơn. Sơ dừa cũng ngâm nước vôi luôn. Nếu không có trấu hung nguyên hạt thì dùng vỏ trấu sống cũng được nhưng nó sẽ không bền bẳng trấu hung nguyên hạt ngâm vôi. Chỉ thay 1 lớp đất sát thành chậu và 1 lớp dưới đáy cây. Đầu tiên lấy lưới che lổ thoát nước, tiếp theo đổ 1 lớp trấu hung nguyên hạt dưới đáy chậu cho thoát nước tốt, kế tiếp đổ hổn hợp chất trồng mới vào một lớp nữa rồi đặt cây vào lấp chất trồng mới cho kín gốc. Sau đó tưới cho chậu 1 lần thuốc ngừa trị nấm Ridomil gold . Phun thuốc Boana cho cây để diệt bọ trỉ, sâu...Vài ngày sau tưới cho cây root 2 để kích rề cây bung mạnh hơn. Dùng tôn quay thành chậu cao thêm khoảng 10-15 cm rồi đổ phân chuồng ủ hoại trộn vỏ trấu hay tro trấu đắp gốc cây là xong.
Khi cây ra nhiều lá có màu xanh thì có thể tưới gốc phân loãng (12 gam Dynamic + 6 gam NPk ngâm trong 10 lít nước để 10 ngày) và nhớ tưới vào buổi sáng mà có nắng nhiều. tần suất tưới 10 ngày 1 lần nếu cây mạnh nhiều cành lá. 15 ngày/1 lần nếu cây trung bình. Còn phun phân qua lá thì dùng phân đầu trâu 501 để phun cho cây đến hết tháng 4 âm lịch(Từ cuối tháng 4 âm lịch thì phun qua lá loại phân 6-30-30 để để cây tạo nụ). Nhớ phun Boana 3-5 ngày lần khi cây phát lá non để ngừa bọ trỉ hại cây. Phun ngừa nấm 15 ngày/1 lần. Còn việc bấm tượt thì phải làm thường xuyên bấm bỏ ngọn chừa lại 4 lá để cây tiếp tục 4 phân nhánh mới ( riêng các cành trên cao thì nên bấm chỉ chưà lại 2 lá để cây dồn nhựa cho các cành dưới thấp đủ sức ra tượt không bị lép hoặc chết dần) thì cây sẽ nhanh chóng có bộ sum xuê để khi kết nụ sẽ nhiều hơn. Nên bấm ngọn tựơt khi còn non thì cây sẽ tiếp tục phân thêm 4 nhánh mới. Còn nếu để lá trưởng thành mới bấm bỏ ngọn thì tượt đó chỉ mọc thêm 2 tượt đầu cành mà thôi. Như vậy là xong giai đoạn phục hồi và tạo sinh khối mới giai đoạn đầu năm.
Cách trình bày của con nếu có thiếu xót mong Bác Vi và mọi người góp ý thêm cho bạn Tài là người mới nhập môn. Cám ơn Bác và mọi người.
 
Last edited by a moderator:
À Bác VI, năm nay mấy cây mai nhà e, ra hoa xong, e ko xả tàn mà để tháng 4 âm lịch xả đc ko bác? vì thấy đầu năm xả tàn rồi đến cuối năm lá già nhiều và rụng sớm, dẫn đến tình trạng ra hoa sớm. bác thấy vậy có ảnh huởng đến sức khỏe của cây ko? vì ra hoa xong mà lại mọc lá trên nhánh cây nhiều và hơi nhỏ?

Vấn đề xả tàn đầu năm ...rồi tỉa tàn giũa năm
Hoặc không xả tàn đầu năm...mà chỉ xả tàn giữa năm

Không nên cứ nhất nhất phải đúng cách trên ,mà phải tùy tình hình mỗi cây mà làm

Với những cây mai còn trẻ trung...bộ cành tược chưa đầy đủ...nó ít chịu ra thêm cành nhỏ...ít phân nhánh mà đầu cành cứ dài ra
Nó chỉ phát triển đầu cành...thì cây này dứt khoát phải tỉa sâu rồi : cắt vào gần sát thân.. khi ra tược được 4 lá là bấm ngọn liền để ép buộc nó phát triển 2 tược nhỏ 2 bên
Khi 2 tược nhỏ phát triển dài ra được vài lá cũng bị bấm ngọn luôn...sẽ được thành 4 tược khác

Nếu tất cả các chi cành trong cây đều bị bấm tược như vậy liên tục thì chỉ đến tháng 5 cây mai đã xum xuê chi cành tược..

Tháng 6 quấn dây uốn lại cách cành cho đẹp cho tròn tàn...sau đó dùng kéo cắt tỉa cho cây có hình dáng thật đẹp...
Khống chế không cho ra thêm tược bằng hóa chất...hoặc bằng phân có đạm thấp...mai sẽ kết nụ trong bộ tàn đó..

Đó là cách chung chung...nhưng không phải cây nào cũng làm như vậy được

Thí dụ cây bon sai BĐ trên của tôi
Nó rất nhiều tược..mỗi tược đến tháng năm chỉ dài ra được 1cm với các mắt lá sát khít vào nhau..
Do đó tháng 5 không thể tỉa gì được...vì tược mới có 1cm..sau đó nó ra tược tiếp cũng chỉ thêm được 1cm với các mắt lá sát khít vào nhau..( tổng cộng từ đầu năm đến cuối năm mỗi tược chỉ dài ra được 2cm)
Rồi nó ra thêm tược ở các chỗ còn trống...cũng chỉ dài 1cm

Kết quả giữa năm nó là 1 khối tròn xum xuê lá che kín mít ...không thể thấy thân cành ..không ra hình thù cây mai...có người không biết nó là cây gì

Cuối năm lặt lá xong...cũng không cần tỉa thêm cái gì..vì tự nó đã đẹp hoàn chỉnh
Ai cũng tưởng chăm sóc cây này khó...là sai lầm
Nó là 1 trong những cây mai chăm sóc dễ nhất vườn đấy
Vì bộ khung tàn nó đã đầy đủ...nên nó phát triển rất đều..ít có cành nào vượt cành nào để mình phải canh chừng cắt ngắn đi
Do nó rậm rạp...thân chi cành được che kín mít nên thân cành gốc của nó hoàn toàn không có rêu..luôn sạch bóng

Trong trồng cây ăn trái...giai đoạn đầu gọi là kiến thiết cơ bản

Sau khi cây giống được trồng xuống..bón phân cho cây phát triển cắt ngọn để khống chế độ cao..bấm tược để cành nhánh phân ra nhiều...cây sẽ xum xuê nhiều cành ngang ( gọi là chi) và mỗi cành ngang có rất nhiều cành nhỏ..

Thời kì kiến thiêt cơ bản của cây người chăm sóc rất chăm chỉ để tạo bộ khung cho cây theo yêu cầu :
- cây không cao để không bị gió thổi đổ hay xập..
- cây không cao mà cành nhánh phải nhiều (cành đầu tiên mọc từ sát đất )thì trái sẽ có nhiều
- cây không cao thì dễ phun thuốc bảo vệ hoặc thuốc bồi dưỡng và chăm sóc trái đễ thu hái trái...

Thời kì kiến thiết cơ bản mất mấy năm là tùy cây ..với các cây tháp ghép là 2 năm
2 năm đó nếu bạn chăm chỉ kiến thiết cho cây bộ khung tàn : thấp và nhiều cành nhánh ...thì sang năm thứ 3 cây bước vào vào thời kì cho thu hoạch...

Từ nay bạn sẽ phẻ re thoải mái bón phân tưới nước phun thuốc và...hái trái thôi
Sau khi hái trái tỉa bỏ các đầu cành đã hái xong trái...từ chỗ bị tỉa bỏ cây ra mầm khác ...mọc dài ra ...bù vào chỗ bị cắt và sang năm lại có trái từ cành mọc thêm chỗ bị cắt

Mai vàng trồng chậu hay trồng đất cũng vậy..
Thời kì kiến thiết cơ bản... Bạn phải hạo độ cao...phải cắt sâu để có nhiều chi...chi mọc cành tược bạn phải bấm tược để có nhiều nhánh....tạo cho cây 1 khụng hoàn chỉnh gọi là tạo dáng thế...xum xuê cành nhánh và đẹp

Thì các năm về sau...sẽ rất dễ chăm sóc...vì sau tết chỉ cần tỉa phớt thôi..
Không phải cắt sâu để tạo cành mới tược mới nữa

Lúc đó gọi là cây mai đã thành kiểng :
cây mai dưới đây đã qua rồi thời kì kiến thiết cơ bản.. bây giờ được gọi là cây đã hoàn chỉnh
(trong hội hoa xuân 2011 tại SaiGon)
 
Last edited:
Back
Top