Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
...ai bảo thực vật ... là vô tri vô giác ... Những chiếc lá nó có hồn đấy...!!!

Các nghiên cứu khoa học chứng tỏ thực vật có cảm tình và tri giác ngoại cảm

1. Cleve Backster và “tri giác nguyên sơ”

Cleve Backster là cựu chuyên gia về thẩm vấn làm việc cho CIA. Ông đã tham gia nghiên cứu chuyên sâu về máy dò nói dối và những kỹ thuật dùng để đọc máy dò nói dối do ông phát minh ra được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan chính phủ và quân đội Mỹ. Vào năm 1960, trong đầu ông thình lình nảy ra ý kết nối máy phát hiện nói dối với cây trồng. Kết quả nằm ngoài khả năng tưởng tượng của ông, khi ông phát hiện ra rằng chúng phản ứng lại đối với những hành động gây hại (ví dụ như cắt lá) hay thậm chí những suy nghĩ làm hại đến chúng phát sinh từ những người ở gần đó. Sau rất nhiều thí nghiệm khác nhau, ông đã buộc phải đưa đến một kết luận gây chấn động: thực vật có tình cảm và có tri giác ngoại cảm.

Thực vật có cảm tình

Khi một máy dò nói dối được nối vào cơ thể người, bút vẽ sẽ ghi lại những đường cong khác nhau phụ thuộc vào sự thay đổi trong tâm trạng con người.

Một ngày, Backster gắn các điện cực của máy dò nói dối với những chiếc lá của cây huyết dụ sau đó tưới nước cho cây và chờ xem phản ứng của những chiếc lá. Ông kinh ngạc khi thấy máy dò nói dối xuất hiện những đường cong và phát hiện ra rằng: cây thực sự đã phản ứng lại với hành động này. Dường như nó rất hạnh phúc khi được uống nước.

Primary-Perception-Cleve-Backster-676x450.jpg


Cleve Backster bắt đầu những thí nghiệm của mình với cây huyết dụ. (Ảnh tặng của Cleve Backster)

Thực vật có tri giác ngoại cảm

Backster muốn biết liệu thực vật còn có phản ứng nào khác không. Theo kinh nghiệm, ông biết rằng khi bị đe dọa thì người ta sẽ phản ứng rất mạnh mẽ. Do vậy, ông đã nhúng lá cây vào nước cà phê nóng. Không có phản ứng nào xảy ra. Ông bèn nghĩ ra một điều đáng sợ hơn: đốt chiếc lá có gắn điện cực. Một sự thật khó tin đã xảy ra: một đường cong lập tức được vẽ lên giấy đúng thời điểm mà ý định của ông vừa mới hình thành trong đầu! Khi ông trở lại với một bao diêm, ông thấy một đường cong khác xuất hiện. Dường như khi cái cây thấy ông quyết tâm đốt nó, nên nó đã rất sợ sệt. Nếu ông do dự hay ngập ngừng khi muốn đốt cái cây, phản ứng được máy dò nói dối ghi lại là không rõ ràng. Và khi ông giả vờ đốt chiếc lá, cái cây hầu như không có phản ứng gì. Cái cây thậm chí còn có thể phân biệt được ý định thực sự hay là giả vờ. Backster gần như đã chạy ra ngoài phố và hét lên rằng: “Thực vật có cảm tình! Thực vật có cảm tình!”.

Sau này, khi Backster và các đồng nghiệp làm các thí nghiệm trên khắp đất nước với các dụng cụ khác nhau và các loại cây khác nhau, họ đã quan sát được những kết quả tương tự. Họ khám phá ra rằng thậm chí nếu lá cây bị bứt ra hay bị cắt thành từng mảnh, phản ứng tương tự cũng xảy ra với những mảnh lá này khi chúng được đặt gần điện cực của máy dò nói dối. Khi một con chó hay một người không thân thiện thình lình bước vào, cái cây cũng lại có phản ứng.

Thực vật có thể nhận ra con người

Một ngày Backster đặt hai cái cây trong phòng, sau đó ông gọi tới sáu sinh viên, bịt mắt họ, và yêu cầu họ rút thăm từ một chiếc mũ. Một trong các chiếc thăm có hướng dẫn về việc nhổ rễ và dẫm đạp lên một trong hai cái cây trong phòng. Người sinh viên rút được chiếc thăm đó phải làm điều đó một mình, và không ai biết được ai nhận được lá thăm đó, kể cả Backster. Bằng cách đó, cái cây còn lại không thể cảm nhận được ai là “thủ phạm” từ ý nghĩ của mọi người. Thí nghiệm được thiết kế để cái cây sẽ là nhân chứng duy nhất.

Khi cái cây còn lại được nối vào máy dò nói dối, mỗi sinh viên được yêu cầu đi ngang qua nó. Cái cây không có phản ứng gì với năm sinh viên. Khi người sinh viên vốn đã dẫm đạp cái cây kia đi ngang qua, bút điện tử bắt đầu vẽ một đường cong. Khi người ta sợ hãi mới vẽ xuất ra đường cong như vậy. Phản ứng cho thấy thực vật có khả năng ghi nhớ và nhận diện con người hay điều gì mà làm hại chúng.

Xúc cảm từ cự ly xa

Cây cối có một mối liên hệ mật thiết với chủ sở hữu chúng. Khi Backster trở về New York từ New Jersey, ông thấy trên biểu đồ ghi lại rằng tất cả những cái cây của ông đều có phản ứng. Ông tự hỏi liệu những cái cây có chỉ ra rằng chúng cảm thấy “nhẹ nhõm” hay “chào đón” khi ông trở về hay không. Ông để ý rằng thời gian mà những cái cây phản ứng là thời điểm mà ông đã quyết định trở về nhà từ New York.

Xúc cảm với đời sống ở mức vi quan

Backster đã khám phá ra rằng đường cong cố định tương tự sẽ được vẽ trên biểu đồ khi cây cối dường như cảm giác được cái chết của bất kỳ một mô sống nào, thậm chí ở mức tế bào. Ông tình cờ chú ý đến điều này khi ông trộn mứt vào sữa chua mà ông định ăn. Dường như, chất bảo quản có trong mứt đã giết chết một vài vi khuẩn gây men trong sữa chua, và những cái cây có thể cảm thụ được điều này. Backster cũng đã khám phá ra rằng cây cối có phản ứng khi ông đổ nước nóng vào bồn. Dường như chúng cảm thụ được cái chết của những vi khuẩn ở trong đường ống nước. Để kiểm nghiệm giả thuyết này, Backster làm một thí nghiệm và thấy rằng cho tôm biển vào nước sôi thông qua một cỗ máy tự động và không cần con người tham gia, cây cối có một phản ứng rất mạnh mẽ.

2. Các nghiên cứu khác cho thấy thực vật có ý thức

Tiến sĩ Jagadishchandra Bose một nhà khoa học hàng đầu Ấn Độ đã làm nhiều thí nghiệm trên thực vật. Ông đã chứng minh rằng thực vật biết cảm giác, theo cách riêng của chúng. “Giả sử có một cây xanh rất tươi tốt và lá của nó lấp lánh xanh tươi dưới ánh mặt trời. Chúng ta muốn ngắt một chiếc lá ra chơi. Nhưng chúng ta không nghĩ đến những gì đang diễn ra bên trong cây ấy. Có lẽ chúng ta cảm thấy rằng thực vật không biêt đau như chúng ta. Nhưng thực ra thực vật biết đau. Trong thực tế, xung động của cây này bị ngắt ngay tại vị trí mà chiếc lá bị bứt. Trong một thời gian ngắn, xung động bắt đầu lại lần nữa tại điểm đó, nhưng lần này rất chậm. Và sau đó nó hoàn toàn ngừng hẳn. Đối với cái cây ấy thì điểm đó coi như là đã chết”.

img41.jpg


Ngài Jagadish Chandra Bose là một nhà vật lý, nhà sinh vật học, nhà thực vật học, nhà khảo cổ học lừng danh thế giới. Ông là một trong những nhà sáng lập Học viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ, chủ tịch Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 14, là thành viên của Học viện Hoàng gia Anh, thành viên Học viện Khoa học Vienna (Áo), thành viên Hội Khoa học Phần Lan, vv… Ông được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ vào năm 1917

Tiến sĩ Bose còn nói về khả năng của thực vật nhận biết và phản ứng với những cá nhân có hành vi bạo lực (đặc biệt là đối với một cái cây) “trước mặt” chúng.

Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1970, tiến sỹ Burdon – Sanderson đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên cây bắt ruồi (Dionaea muscipula) .

1295852988-1-110118cl3thucvat-1.jpeg

Cây bắt ruồi (Dionaea muscipula)

Thí nghiệm đầu tiên, và có lẽ là thí nghiệm hé lộ nhiều điều đáng chú ý nhất trong tất cả. Trong thí nghiệm đó các điện cực được gắn lên trên bề mặt của các mấu của cây bắt ruồi với hy vọng có thể ghi lại những hoạt động điện. Ông thấy rằng mỗi khi các sợi lông cảm giác bị chạm vào, nó phát ra một sóng điện gần giống như các xung thần kinh, hoặc các điện thế hoạt động ở các tế bào thần kinh động vật. Khi thí nghiệm này được thực hiện trên cây gọng vó và cây xấu hổ – tất cả đều có kết quả tương tự!


567px-John_Scott_Burdon-Sanderson.jpg

Tượng của Ngài John Scott Burdon-Sanderson (21/12/1828 – 23/11/1905) tại Viện bảo tàng Đại học Oxford (Ảnh: Wiki commons)

Theo một tạp chí uy tín Plant Physiology (Sinh lý học thực vật) thì cây trồng có khả năng xác định nguy hiểm, báo hiệu mối nguy hiểm đó cho các cây khác và sắp xếp mọi thứ nhằm phòng thủ chống lại các mối đe dọa có thể nhận thấy được. Theo nhà thực vật học Bill Williams thuộc Viện nghiên cứu Helvetica, “thực vật không chỉ có nhận thức và cảm thấy đau đớn, chúng thậm chí còn có thể giao tiếp”.

http://beforeitsnews.com/vietnamese...uc-vat-co-cam-tinh-giong-con-nguoi-32652.html
 
Sau cơn mưa đầu tiên..phải nửa tháng sau sẽ cơn mưa thứ 2 đến và bắt đầu mưa nhiều hơn 1 chút..và 1 tháng sau( cơn mưa đầu tiên) mùa mưa thực sự đến

Mai bây giờ đã nhiều lá rồi..nửa tháng nửa ..lá trưởng thành cũng đã nhiều..

Bác nào thấy rằng đất chậu của mình đã chai hoặc tro trấu đã hóa mịn quá...thì chuẩn bị nửa tháng nữa sẽ thay 40 đến 50% chất trồng sau đó đem cây vào mát vài ngày...rôi đem ra nắng...

Khi đem mai ra nắng thời điểm đó mùa mưa thực sự đã đến chất trồng mới tơi xốp thoát nước nhanh..dù cơn mưa có vần vũ..chất trồng mới màu mỡ + thêm nước mưa..mai sẽ ra tược rất nhiều và bốc nhanh lên

Bác nào chơi kiểng lá ( thí dụ như me..v.v) cũng nên thay đất vào dịp này ( đầu mùa mưa) cây sẽ mạnh hơn và cuối năm..dễ điều chỉnh cho me có 1 tàng lá mới xanh như ngọc ngày đầu năm

Thiên Tường chuẩn bị đi nhe
 
Sau cơn mưa đầu tiên..phải nửa tháng sau sẽ cơn mưa thứ 2 đến và bắt đầu mưa nhiều hơn 1 chút..và 1 tháng sau( cơn mưa đầu tiên) mùa mưa thực sự đến
Cam Ranh thì bây giờ mới thực sự vào mùa nắng nóng gây gắt. Nắng, nóng kinh khủng và độ ẩm thấp lắm Bác Mục và ACE ơi! phải tưới ngày hai lần.
 
Sau cơn mưa đầu tiên..phải nửa tháng sau sẽ cơn mưa thứ 2 đến và bắt đầu mưa nhiều hơn 1 chút..và 1 tháng sau( cơn mưa đầu tiên) mùa mưa thực sự đến

Mai bây giờ đã nhiều lá rồi..nửa tháng nửa ..lá trưởng thành cũng đã nhiều..

Bác nào thấy rằng đất chậu của mình đã chai hoặc tro trấu đã hóa mịn quá...thì chuẩn bị nửa tháng nữa sẽ thay 40 đến 50% chất trồng sau đó đem cây vào mát vài ngày...rôi đem ra nắng...

Khi đem mai ra nắng thời điểm đó mùa mưa thực sự đã đến chất trồng mới tơi xốp thoát nước nhanh..dù cơn mưa có vần vũ..chất trồng mới màu mỡ + thêm nước mưa..mai sẽ ra tược rất nhiều và bốc nhanh lên

Bác nào chơi kiểng lá ( thí dụ như me..v.v) cũng nên thay đất vào dịp này ( đầu mùa mưa) cây sẽ mạnh hơn và cuối năm..dễ điều chỉnh cho me có 1 tàng lá mới xanh như ngọc ngày đầu năm

Thiên Tường chuẩn bị đi nhe
Dạ.Chỗ con thì 6h30 sáng nay mới mưa đc khoảng 20p.cũng đủ ướt đất chậu như tưới.mọi thứ con đã chuẩn bị hết rồi Bác ạ.
 
Cam Ranh thì bây giờ mới thực sự vào mùa nắng nóng gây gắt. Nắng, nóng kinh khủng và độ ẩm thấp lắm Bác Mục và ACE ơi! phải tưới ngày hai lần.

Các bác ngoài đó chỉ có 1 cách duy nhất thay đất lúc đầu năm..
Mùa nắng nóng phải thêm đạm hữu cơ ( thịt. cá .đậu phụng .đậu hũ túm lại là cây họ đậu..) thì nắng cỡ nào cũng chả nhằm nhò gì ( chỉ sợ gió nhiều và độ ẩm thấp thôi)

Cao điểm nắng nóng khủng khiếp mìền trung..trùng vào thời gian mai kết nụ...thì các bác giảm đạm...mai sẽ kết nụ rất nhiều đấy

Miền nam cao điểm mùa mưa trùng vào thời gian mai kết nụ..do đó dùng biện pháp thay chậu thay đất tháng 4 hoặc 5
Sau đó ngưng đạm ...siết nước.. tạo 1 cú sock như vậy..thì mai kết nụ chắc chắn

Phải nắm được lý thuyết ...rồi Tùy tình hình mà ứng biến...gọi là “duy biến sở thích” để đạt kết quả...chắc chắn sẽ thành công ...không có 1 công thức nào nhất định đâu
 
Phải nắm được lý thuyết ...rồi Tùy tình hình mà ứng biến...gọi là “duy biến sở thích” để đạt kết quả...chắc chắn sẽ thành công ...không có 1 công thức nào nhất định đâu
Dạ cảm ơn Bác nhiều!
Cũng nhờ Bác tận tình chỉ bảo và khơi dậy niềm đam mê, con miệt mài tìm hiểu nên giờ cũng ổn.
 
Mùa mưa tới, con muốn thay vài chậu giống như thế này cho đẹp. Bác có biết chỗ nào bán giá mềm không...?
Mua một cái chậu nhỏ nhỏ mà >300k cũng xót quá

Chau%20Bonsai%20BM.jpg
 
Mùa nắng nóng phải thêm đạm hữu cơ ( thịt. cá .đậu phụng .đậu hũ túm lại là cây họ đậu..) thì nắng cỡ nào cũng chả nhằm nhò gì ( chỉ sợ gió nhiều và độ ẩm thấp thôi)
Bác cho con hỏi tý, nay do nắng nóng nên vợ con hay mua đậu nành về ngâm để xay làm nước đậu uống, sau khi xay nhuyễn vắt nước thì còn 1 số bã đậu, vậy cho cháu hỏi mình dùng cách nào để ngâm bã đậu cho nó phân hủy để bón cho cây. mình ngâm với npk giống như cách ngâm phân loãng có được không bác. mong bác cho lời khuyên, chúc bcs và ae trong diễn đàn 1 ngày mới vui vẻ
 
thì nắng cỡ nào cũng chả nhằm nhò gì ( chỉ sợ gió nhiều và độ ẩm thấp thôi)
Đúng như Bác nói.
Những ngày nắng to, gần trưa lá non héo nhưng chiều tỉnh lại bình thường.
Những ngày nắng không nhiều nhưng có gió nóng, độ ẩm thấp thì lá già buồn buồn, lá non héo đến chiều thì cháy khô xung quanh có khi gần hết 1/2 lá non, cây để trong dàn giảm nắng cháy còn tệ hại hơn.
 
Last edited by a moderator:
Mùa mưa tới, con muốn thay vài chậu giống như thế này cho đẹp. Bác có biết chỗ nào bán giá mềm không...?
Mua một cái chậu nhỏ nhỏ mà >300k cũng xót quá

Chau%20Bonsai%20BM.jpg
Chậu ciment làm thủ công...nên mắc..nhưng ngay đến cái nước sơn cũng chả bền vì rất dễ trầy..Vừa nặng lại dễ hư vỡ...

Chậu composite ,hay còn gọi là nhựa chết nó là hợp chất cao phân tử nên ánh nắng mặt trời không làm nó mục được... đẹp nhẹ lại rẻ tiền hơn nhiều do đúc hàng loạt

Màu nâu đen thông dụng nhất không sợ trầy không sợ vỡ...nhưng ở ngay dưới vườn tôi vẫn phải cột nó lại...vì sợ giông gió thổi đổ...vì nó nhẹ quá
Bác cho con hỏi tý, nay do nắng nóng nên vợ con hay mua đậu nành về ngâm để xay làm nước đậu uống, sau khi xay nhuyễn vắt nước thì còn 1 số bã đậu, vậy cho cháu hỏi mình dùng cách nào để ngâm bã đậu cho nó phân hủy để bón cho cây. mình ngâm với npk giống như cách ngâm phân loãng có được không bác. mong bác cho lời khuyên, chúc bcs và ae trong diễn đàn 1 ngày mới vui vẻ

bánh dầu phụng người ta chỉ ép lấy dầu...đạm vẫn còn nguyên nên giá trị dinh dưỡng của bánh dầu rất cao là thế

Hột đậu xanh xay ra rồi bóp lấy hết nước cốt...đạm chả còn gì...chỉ còn lại cái bã...ngâm chế biến chi cho uổng công

Bác nên bỏ vào dưới tán cây trồng đất rồi phủ rác lên..tận dụng 1 chút...vẫn còn hơn bỏ đi
 
Last edited:
Miền nam cao điểm mùa mưa trùng vào thời gian mai kết nụ..do đó dùng biện pháp thay chậu thay đất tháng 4 hoặc 5
Sau đó ngưng đạm ...siết nước.. tạo 1 cú sock như vậy..thì mai kết nụ chắc chắn


- thay đất , ngưng đạm , siết nước thì có cần phải tỉa cành kg bạn ?
 
Tran the :
..Mùa nắng vẫn đang phóng đọt nhiều ..!!!

Bác nói chuyện lạ....lại còn 3 cái chấm than kéo sau!!! lại càng lạ hơn nữa...

Cây xanh cần nhiều nắng..nắng là điều kiện để mai phát triển mạnh ..nếu đủ phân, nước ...và cây không bị bịnh tiềm ẩn, kinh niên gì
Cớ sao lại có 3 cái chấm than ? trog khi nắng nhiều là 1 nhu cầu tối cần thiết để cây phát triển mạnh ?!!!

Chăm sóc mai trong chậu đã đến trang 595 rồi ..1 ông bác sỹ có 3 cái chấm than vì... nắng nhiều mà cây ra đọt mạnh này mới thực sự là chuyện lạ đấy :

tran the :
..Mùa nắng vẫn đang phóng đọt nhiều ..!!!

Tran the : bạn có thể nhắm mắt để mổ xương hàm hay lấy ra 1 cái răng số 7 khó nhất
Nhưng tôi cam kết là dù kiến thức thực vật của 1ông là tiến sỹ,,,nhưng chỉ cần cặp mắt không đủ tinh anh để nhận ra màu sắc của lá mai thay đổi dù chỉ 1 chút xíu
Bạn không thể chăm mai thành công đâu

Bạn có nhận ra rằng : làm 1 nông dân thứ thật và thành đạt...khó hơn làm bác sỹ không?
 
Tran the :


Bác nói chuyện lạ....lại còn 3 cái chấm than kéo sau!!! lại càng lạ hơn nữa...

Cây xanh cần nhiều nắng..nắng là điều kiện để mai phát triển mạnh ..nếu đủ phân, nước ...và cây không bị bịnh tiềm ẩn, kinh niên gì
Cớ sao lại có 3 cái chấm than ? trog khi nắng nhiều là 1 nhu cầu tối cần thiết để cây phát triển mạnh ?!!!

Chăm sóc mai trong chậu đã đến trang 595 rồi ..1 ông bác sỹ có 3 cái chấm than vì... nắng nhiều mà cây ra đọt mạnh này mới thực sự là chuyện lạ đấy :

tran the :

Tran the : bạn có thể nhắm mắt để mổ xương hàm hay lấy ra 1 cái răng số 7 khó nhất
Nhưng tôi cam kết là dù kiến thức thực vật của 1ông là tiến sỹ,,,nhưng chỉ cần cặp mắt không đủ tinh anh để nhận ra màu sắc của lá mai thay đổi dù chỉ 1 chút xíu
Bạn không thể chăm mai thành công đâu

Bạn có nhận ra rằng : làm 1 nông dân thứ thật và thành đạt...khó hơn làm bác sỹ không?
..dạ !! Cây mai này nó khác những cây khác , con nghĩ nó chết bây giờ tự nhiên phóng đọt rất mạnh , nó bị yếu và suy từ khi mới mang về khoảng tháng6 năm ngoái..lá vàng và cháy , rụng còn rất ít lá ...mới tháng 3 vừa rồi tự rụng lá,ra hoa tiếp đợt 2 ..bây giờ phóng đọt mạnh !?
Năm ngoái , Ông chủ cây này nói: Ông ta đi công tác 3 tháng , ko ai chăm sóc, ko ai tưới nước hết ..Nó bị suy ,sắp chết rồi ..!!cây này ở trong Chậu khoảng hơn 10 năm rồi, nó quá yếu nên Con ko thay chậu , chăm sóc từ từ .. Bây giờ nó mới phóng đọt , con nghĩ Mùa nắng này Nó sẻ chết ..!!
..cái đọt cây này, đúng gần 1 năm mới chịu ra Lá ..!!! con nghĩ Nó bị khô và chết rồi nên ko ra Lá nữa !!
Con đã kiên nhẫn chờ đợi và có ý định rồi ,nếu tháng này ko có tiến triển gì hết ,Con đập Chậu vứt bỏ ..!!!
 
..dạ !! Cây mai này nó khác những cây khác , con nghĩ nó chết bây giờ tự nhiên phóng đọt rất mạnh , nó bị yếu và suy từ khi mới mang về khoảng tháng6 năm ngoái..lá vàng và cháy , rụng còn rất ít lá ...mới tháng 3 vừa rồi tự rụng lá,ra hoa tiếp đợt 2 ..bây giờ phóng đọt mạnh !?
Năm ngoái , Ông chủ cây này nói: Ông ta đi công tác 3 tháng , ko ai chăm sóc, ko ai tưới nước hết ..Nó bị suy ,sắp chết rồi ..!!cây này ở trong Chậu khoảng hơn 10 năm rồi, nó quá yếu nên Con ko thay chậu , chăm sóc từ từ .. Bây giờ nó mới phóng đọt , con nghĩ Mùa nắng này Nó sẻ chết ..!!
..cái đọt cây này, đúng gần 1 năm mới chịu ra Lá ..!!! con nghĩ Nó bị khô và chết rồi nên ko ra Lá nữa !!
Con đã kiên nhẫn chờ đợi và có ý định rồi ,nếu tháng này ko có tiến triển gì hết ,Con đập Chậu vứt bỏ ..!!!
Trong lúc mọi người đang thảo luận chuẩn bị cho thời điểm mai kết nụ thì bài thứ 573 của bác chính mình cũng khó hiểu .
..Tại sao lại: mở xích ,không chăm sóc nửa,lại phóng đọt,thêm hai dây xích......khó hiểu quá , cứ nghỉ bác đang chuẩn bị kiến thiết tạo nụ cho em nó
...giờ mới hiểu ra ý bác ,vì quá mừng em nó đả phục hồi mạnh nên không để ý đến lời tâm sự của mình,mọi người hiểu nhầm thôi ..

...Cũng như em thôi ngày xưa chăm mai năm nào mùa nắng cây cũng phải trải qua 1 lần cấp cứu không phát triển nổi ,từ khi gặp Bác Mục chỉ dẩn thì hiểu giá trị của ánh nắng mt với cây mai nói riêng thì cứ trông cho trời nắng ấm cho cây phát triển tốt,.Trong niềm vui đôi khi diển tả không hết nên làm Bác hiểu lầm cho.
...Bác thông cảm...
...Mấy hôm nay em đang ôn lại bài củ để chuẩn bị đến mùa mưa và tạo nụ thì gặp bài nhắc nhở của Bác.

..Cho em xin trích lại bài của Bác mà em đả lưu vào máy: để ae cùng tham khảo, theo em đây là bài rất ý nghỉa trong thời gian này :

Kích nụ có nhiều cách : thay đất. uốn ngặt. dùng hóa chất, hoặc để cây kết nụ tự nhiên

1 thay đất : sau khi tỉa xong cứ để nguyên lá, rồi lấy cây ra thay 1/3 đất lờm xờm quanh đầu rễ

Nếu rễ đặc ngẹt thì tỉa xen kẽ cho thoáng ra để có chỗ vào đất mới

Thay đất là 1 cú sock mạnh để mai kết nụ trong bộ tàn bạn đã tỉa các nụ này tháng 6 bắt đầu nhú ra. Tháng 7 vẫn tiếp tục nhú ra. Trong bộ tàn và trong các tược mới mọc

Nhớ kĩ là, thay đất chỉ dành cho các cây mà các lá đã già

2 uốn ngặt

Đã viết rồi ở phần trên, khi uốn ngặ,t mạch nhựa bị ngẽn bớt ,cành ngừng sinh trưởng và bắt đầu kết nụ ớ các nách lá đang có

Uốn ngặt nên kết hợp với bấm tược sẽ có hiệu quả hơn

Bấm tược ngĩa là khi có tược nào mọc ra mới được 2 lá thì lảy bỏ ngọn ( lảy bỏ điểm sinh trưởng) cây tức nhựa sẽ biến thành kết nụ

3 Hóa chất

Các chất kìm hãm sinh trưởng sẽ làm cây kết nụ….giống như điều khiển cho soài kết trái…khi thấy lá đã già phun chất kích hoa..tược sẽ không mọc ra được thì hoa trái sẽ mọc ra

Các chất này chủ yếu là kali + chất kích thích

-Các chất đặc biệt :

- như CCC rất có hiệu quả để kích thích mai kết nụ..vì công dụng của nó làm cho lá non nhỏ lại,,tược chậm ra nhỏ lại, Năng lượng dồi dào trong cây mà không giải phóng được thì mai sẽ kết nụ

-Phun Gibberelin kết hợp xiết nước..:

khi phun gib sẽ kích thích cây phóng đọt, nhưng mô không căng ra , do bị thiếu nước,,nên đọt không thể mọc ra được…"tức mình" cây sẽ kết nụ

Xiết nước cho mai trong tháng mưa là tháng kết nụ là điều không thể..vì chỉ cần 1 cơn mưa,mai đủ nước tới mấy ngàyUốn ngặt là cách chỉ dùng cho câc cây mai mà sau tết bị tỉa sâu. Tược mới phóng ra rất mạnh và nhiều. khi tược mới ra người ta đã phải dùng dây nhôm quấn quanh để kéo nhẹ cành về vị trí nào đó, sao cho các cành được phân bố đều quanh thân cây

Thường thì các cành này mọc xiên xiên hoặc mọc thẳng do đó cành vươn dài ra rất nhanh
Giữa tháng 5 hoặc đầu tháng 6 người ta uốn ngặt các cành đã bị quấn dây nhôm này..uốn vặn vẹo để cành như ngắn lại, uốn cho cành nằm song song với mặt đất…uốn cho thật đẹp…sau đó tỉa đầu cành để tạo dáng cho hình khối cây mai cân đối như cây thông
Cuối cùng bón phân và tỉa đọt để nụ kết trong bộ tàn đã uốn và tỉa xong

Với Các cây mà đầu năm chỉ có tỉa phớt :

Tuyệt dại đa số tược ra với mắt lá rất nhặt..do đó chỉ uốn tược nào đã vươn dài ra cho ngắn lại cho gon lại và cũng uốn song song với mặt đất

Cuối cùng tỉa tàn cho đẹp và chuẩn bị cho mai kết nụ trong bộ tàn đó

Sự giảm đạm đột ngột,trong cao điểm của nắng nóng sẽ làm cây tự chuyển biến Gibberellin đang có trong cây từ sanh trưởng biến thành Gib để sinh thực

Chỉ cần 1 hoặc 2 lần giảm đạm + tăng kali trong tháng 5 là “chất tạo nụ” * được hình thành trong cây rồi, bắt được cái “đà” rồi cây cứ thế mà kết nụ dù sau đó nước mưa mang nhiều đạm đổ xuống làm N trong đất chậu tăng lên, cây vẫn kết nụ như thường

Bấm đọt tháng 5 ,6 có tác dụng không cho cho cây chia bớt sức để nuôi đọt phóng dài ra làm hao tổn tài nguyên. Sự bấm đọt sẽ làm cây dồn hết sức mà kết nụ nhiều

Bấm để lại 2 lá hay 4 lá cũng được, vì phải để lại vài lá còn chuẩn bị thay thế cho bộ lá đang có sẽ rụng vào tháng 8.9 hoặc 10

hoặc bấm không để lại lá nào cũng được ( chỉ trong tháng 5 thôi) tháng 6 bấm phải chừa lại lá

Bấm đọt tháng 8 9 10 là tùy vào tình hình nụ..nếu nụ nhỏ thì bấm để cây dòn nhựa mà nuôi nụ

Nếu nụ đã to thì thả không bấm..để cây giải phóng bớt năng lượng, bằng không sung mãn quá tức nhựa rồi tự nở hoa chỉ sau 1 cơn mưa dù chỉ rất nhỏ

Kinh nghiệm này là của Bác Mục mình thấy rất hay,đầy đủ xin chuyển cho các bác ,nhứt là các bác mới gặp dđ néu không biết thì chăm mai sẻ không hiệu quả...Trồng mai theo hướng dẩn của Bác Mục là phải có từng công đoạn,néu thiếu sót 1 công doạn nào thì cuối năm cây sẻ không có công suất cao.

...Các bác cảm ơn Bác Mục nhiều đó nhé.....

Miền nam chỉ còn 1 tháng nửa là bước vào mùa mưa môi trường tốt cho cây phát triển và tạo nụ,nên các ae miềm nam nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết tiếp theo mà Bác Mục đả hướng dẩn trong các bài năm trước đẻ có những cây mai khoẻ nhưng phải có nhiều nụ bông ....

.. ae Đà nẵng mình vẩn còn phân vân vì ĐN hiện mới vào mùa nắng nóng ,mà mùa mưa phải đến cuối tháng 8al , thời tiết khác miền nam nên thơiif gian tạo nụ vẩn còn chưa định chính xác ,
Gởi các bác ảnh cây này cứ đợt lá đầu năm 100% lá đều bị quắn ,dù đả phun ngừa bịnh,nhưng đợt lá thứ hai thì bình thường

26430484590_efc7e35877_o.jpg


hiệu quả của việc bấm ngọn cây phân nhánh.

26430503460_3f74c04c01_o.jpg


xin gởi vài ảnh tahm gia cho vui...!!!
 
Last edited:
Các bác ngoài đó chỉ có 1 cách duy nhất thay đất lúc đầu năm..
Mùa nắng nóng phải thêm đạm hữu cơ ( thịt. cá .đậu phụng .đậu hũ túm lại là cây họ đậu..) thì nắng cỡ nào cũng chả nhằm nhò gì ( chỉ sợ gió nhiều và độ ẩm thấp thôi)

Cao điểm nắng nóng khủng khiếp mìền trung..trùng vào thời gian mai kết nụ...thì các bác giảm đạm...mai sẽ kết nụ rất nhiều đấy

Miền nam cao điểm mùa mưa trùng vào thời gian mai kết nụ..do đó dùng biện pháp thay chậu thay đất tháng 4 hoặc 5
Sau đó ngưng đạm ...siết nước.. tạo 1 cú sock như vậy..thì mai kết nụ chắc chắn

Phải nắm được lý thuyết ...rồi Tùy tình hình mà ứng biến...gọi là “duy biến sở thích” để đạt kết quả...chắc chắn sẽ thành công ...không có 1 công thức nào nhất định đâu
Dạ bác Mục cho con hỏi: thời gian mai kết nụ là thời điểm nào để con giảm đạm ạ; với lại lượng đạm mình giảm là ở phân loãng phải ko bác Mục. Con ở miền trung đang nắng nóng lắm bác. Con cảm ơn Bác!
 
Ngoài lề 1 chút..

Bạn chỉ mất 1 phút để đọc bài này nhưng có thể cứu được 1 mạng người
2016-04-29T05:47:25+07:00

Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…

1, NHẬN DIỆN – TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.
Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.

1461883538-so-cuu-nguoi-bi-tai-bien-mach-mau-nao-2.jpg


2, XÁC ĐỊNH – TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.

C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên

Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.
Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10 người, thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.

Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.

Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.

Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.

Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”

Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.

Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.

Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).

Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.

Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.

Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.

Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.

Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện. Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra.

Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%.

Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não. Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu.

Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó.

Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân.

Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.

Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
T/H
http://phununews.vn/ban-chi-mat-1-phut-de-doc-bai-nay-nhung-co-the-cuu-duoc-1-mang-nguoi-229297.html
 
Back
Top