Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
ngày thứ 5,cuả đợt đầu tiên các e mai được hưởng thụ phân loãng. Chuẩn bị cho 10 ngày sau thay 40% chất trồng.các bác nhìn góp ý,cám ơn nhiều.
26637742351_f43e9740a7_o.jpg

26610858832_e589c054e8_o.jpg

26099833863_5346b3cb93_o.jpg
 
Dạ bác Mục cho con hỏi: thời gian mai kết nụ là thời điểm nào để con giảm đạm ạ; với lại lượng đạm mình giảm là ở phân loãng phải ko bác Mục. Con ở miền trung đang nắng nóng lắm bác. Con cảm ơn Bác!
Giảm đạm vào tháng 5 và hết tháng 6 AL ( 2 tháng)

Giảm đạm ngĩa là..không tưới thêm phân bánh dầu ( hoặc phân làm từ các cây họ đậu) phân dơi..hay cá..chỉ tưới phân loãng thôi...vì phân loãng là phân cân đối...giúp cây phát triển đều
Nhưng kéo dài thời gian tưới phân loãng ra khoảng 20 ngày 1 lần thay vì 10 hay 15 này 1 lần

Giảm đạm ngĩa là không phun phân bón lá có đạm cao mà phun 20-20-20 vì đó là phân cân đối

Tháng 6 nhớ uốn cành hoặc không uốn cũng được...vì cái nắng nóng khủng khiếp miền trung mà không có đạm bù vào để cầm cự... thì nhất định cây mai mạnh mẽ từ tết đến giờ....phải kết nụ

ở Saigon giảm đạm ngĩa là...không tưới phân gì cả giống như trên..( nếu có thay đất tháng 4).

Nếu không thay đất tháng 4 mà chỉ có tỉa tàn...thì tưới phân loãng bình thường ( không tưới hoặc phun cá chỉ phun 20-20-20) nhưng phải uốn cành tháng 6

Chào Bác Mục Tử
Lúc trước không biết chăm sóc mai vàng hay lên diễn đàn tìm kiếm sao con thấy nói chung chung không hà.Có bài nói này có bài nói kia làm ngở ngàng luôn.Từ hôm tết con có đăng cây mai không ra hoa vao dịp cuối năm mà không thấy ai trả lời hết cin nghĩ chắc hết cứu nổi rồi.Lúc đó tìm đến diễn đàn này tìm hiểu về mai vàng nếu chăm sóc thì phải chuẩn bị đầu năm. Lúc trước con tạo chủ đề hỏi những câu ngớ ngẩn mới thấy ghê chứ.Hỏi làm sao có ai giúp đỡ .
Những bài mà có bác Mục viết con đều theo dõi không bỏ qua chi tiết nào nhưng với tuổi đời còn non quá nên bác viết thì con đều lưu lại.
Trong 2 cây mai đầu năm 2016 thì không ra bông chỉ có lác đác hơn chục bông .Khoảng thời gian 13 al con đưa 2 em ra ngoài và cắt mấy nụ đã còn lại. Khoảng 20al con bón phân N3m và phun lá .Và 30 al con bón phân Dynamic tiếp tục vào ngày 15al 15al thang 2 con ngâm phân Dynamic + Npk 1/1000 theo hướng dẫn của bác Mục Tử .Đến 30al con bón tiếp đến con thấy lá của 2 em mai bị quéo lại như trong hình.Theo tình hiện nay con xin bác Mục Tử giúp con nhé. Bây giờ rối loạn quá bác ơi con sợ quá. Mới đầu làm thì tự tin vô cùng. Bây giờ bác Mục Tử dạy con phải làm sao đây.
Con cảm ơn bác nhiều vì người không biết nên con nói có gì không phải mong bác bỏ qua.

Thân Chào Bác Mục Tử
26431395090_fa2ac1bac4_o.jpg

26431395090_fa2ac1bac4_o.jpg

26611205682_7f023bc0a3_o.jpg
.

Không biết cây của bạn là nguyên cây hay ghép

Nếu là nguyên cây :

Trong sứ thái có những những cây rất ít ra bông ( môi son)...có những cây ra bông liên tục( thần tài)..v.v. là do chủng loài của nó bắt nó phải như vậy...vì thế người hay dùng cách ghép để tất cả phải ra bông như ý muốn

Có những cây mai 5 cánh nguyên cây..trồng chậu không thể kết nụ ra bông..do đó phải ghép với loại rất dễ kết nụ bông đẹp và người ta hay ghép Giảo vào vì loài này dễ kết nụ mạnh khỏe và ra bông đẹp

Những cây mai 5 cánh nguyên cây mà ra bông đẹp..nhiều bông người ta không ghép đâu ( mai Bình Định)

Vì mai có tới hơn 90 loài ( theo cụ Bảy Thới) không biết bạn đã vô tình chọn trúng loài nào...và bạn đã hiểu thế nào các bài viết để chăm sóc

Túm lại trường hợp của bạn cá biệt quá...tôi không có khả năng bao quát đến các vấn đề cá biệt ..

Tôi chỉ đi vào cái chung.
 
bác mục cho con hỏi?khi mình thay đất vào tháng 4 xong,che lưới giảm nắng,mình có cần tưới thêm 1 lần kích rễ ko ạ.cám ơn bác.
 
Con có chậu mai lớn mà bây giờ trong chậu có mọc thêm một cây mai con đã lớn cao khoảng 0,5m, thân khoảng 1,5 lần chiếc đũa, giờ con muốn tách cây mai con này ra trồng riêng trong chậu khác.

Bác Mục cho con hỏi đầu mùa mưa này mình thay đất cho chậu lớn rồi tiến hành tách cây mai con này ra luôn được không Bác hay phải đợi đến tháng chạp khi cây ngừng sinh trưởng mới tách cây con này ra được. Con cám ơn Bác.
 
Giảm đạm vào tháng 5 và hết tháng 6 AL ( 2 tháng)

Giảm đạm ngĩa là..không tưới thêm phân bánh dầu ( hoặc phân làm từ các cây họ đậu) phân dơi..hay cá..chỉ tưới phân loãng thôi...vì phân loãng là phân cân đối...giúp cây phát triển đều
Nhưng kéo dài thời gian tưới phân loãng ra khoảng 20 ngày 1 lần thay vì 10 hay 15 này 1 lần

Giảm đạm ngĩa là không phun phân bón lá có đạm cao mà phun 20-20-20 vì đó là phân cân đối

Tháng 6 nhớ uốn cành hoặc không uốn cũng được...vì cái nắng nóng khủng khiếp miền trung mà không có đạm bù vào để cầm cự... thì nhất định cây mai mạnh mẽ từ tết đến giờ....phải kết nụ

ở Saigon giảm đạm ngĩa là...không tưới phân gì cả giống như trên..( nếu có thay đất tháng 4).

Nếu không thay đất tháng 4 mà chỉ có tỉa tàn...thì tưới phân loãng bình thường ( không tưới hoặc phun cá chỉ phun 20-20-20) nhưng phải uốn cành tháng 6

.

Không biết cây của bạn là nguyên cây hay ghép

Nếu là nguyên cây :

Trong sứ thái có những những cây rất ít ra bông ( môi son)...có những cây ra bông liên tục( thần tài)..v.v. là do chủng loài của nó bắt nó phải như vậy...vì thế người hay dùng cách ghép để tất cả phải ra bông như ý muốn

Có những cây mai 5 cánh nguyên cây..trồng chậu không thể kết nụ ra bông..do đó phải ghép với loại rất dễ kết nụ bông đẹp và người ta hay ghép Giảo vào vì loài này dễ kết nụ mạnh khỏe và ra bông đẹp

Những cây mai 5 cánh nguyên cây mà ra bông đẹp..nhiều bông người ta không ghép đâu ( mai Bình Định)

Vì mai có tới hơn 90 loài ( theo cụ Bảy Thới) không biết bạn đã vô tình chọn trúng loài nào...và bạn đã hiểu thế nào các bài viết để chăm sóc

Túm lại trường hợp của bạn cá biệt quá...tôi không có khả năng bao quát đến các vấn đề cá biệt ..

Tôi chỉ đi vào cái chung.
Cảm ơn bac Mục con thì không rành về mai đã 2 năm rồi 2 cây mai vàng không có kết quả tốt như mong muốn .Con đọc theo bài viết của bác Mục và làm thực hành 2 cây này mua năm 2014 con thây gốc cũng tương đối nên mua thôi.2 năm con chăm sóc tưới tắm đầy đủ .Con theo dỗi gần tháng 11al thì cây mai này ra bông lác đác nên con ngắt bỏ.Theo bác Mục thì vào tháng 4 al con chăm sóc như thế nào .Hiện tại 2 cây mai ra lá không nhiều và bị quéo lại con có dùng Coc 85 phun nhẹ và regent để ngừa .Không biết con có làm đúng chua bác Mục. Cảm ơn bac Mục
 
bác mục cho con hỏi?khi mình thay đất vào tháng 4 xong,che lưới giảm nắng,mình có cần tưới thêm 1 lần kích rễ ko ạ.cám ơn bác.

Không cần kích rễ..vì thay đất giữa năm là thay sô sơ ít đất phía ngoài bầu và đáy bầu..để cây khựng lại...đâu có đứt cái rễ nào đâu..
Con có chậu mai lớn mà bây giờ trong chậu có mọc thêm một cây mai con đã lớn cao khoảng 0,5m, thân khoảng 1,5 lần chiếc đũa, giờ con muốn tách cây mai con này ra trồng riêng trong chậu khác.

Bác Mục cho con hỏi đầu mùa mưa này mình thay đất cho chậu lớn rồi tiến hành tách cây mai con này ra luôn được không Bác hay phải đợi đến tháng chạp khi cây ngừng sinh trưởng mới tách cây con này ra được. Con cám ơn Bác.

trường hợp của bạn đặc biệt quá..tôi hoàn toàn không hiểu..nên không ý kiến
nhưng cây vẫn còn sống là may mắn rồi
tôi có ông bạn thân..ông đến chơi hoài..cầm tay chỉ việc..hướng dẫn đến đâu..nhưng ông chăm cây gì rồi cũng chết hoặc èo uột..
 
Các bác ơi ,chuyện cá biển miền trung chết ,sáng nay người dân Đà Nẵng rộ đi mua muối ,mắn về dự trử vì sợ mua sau sẻ gặp phải muối mắn nhiểm độc làm thị trường khủng hoảng nhà máy muối hết hàng không bán thật khổ cho quan niệm của người dân ,,,,,
 
...Bác Mục cho con hỏi đầu mùa mưa này mình thay đất cho chậu lớn rồi tiến hành tách cây mai con này ra luôn được không Bác hay phải đợi đến tháng chạp khi cây ngừng sinh trưởng mới tách cây con này ra được. Con cám ơn Bác.

Người ta chỉ thay đất đầu mùa mưa khi đất chậu đã hóa nát mịn..mưa dầm dề sẽ làm thừa nước do đất nát mịn giữ nước quá nhiều

Những cây chất trồng còn tốt tơi xốp...thay làm gì cho...mất công ? chỉ cần giảm đạm..bớt phân loãng...và uốn cành tháng 6 là mai kết nụ tốt rồi lại mạnh mẽ nữa

Bạn thay đất giũa mùa chỉ vì muốn tách 1 cây mai cao 0m5 thì thật là uổng phí...cho cây mai lớn...

Vì khi lấy cây ra bạn mới biết rõ ràng rễ cây mai nhỏ và mai lớn đã đan với nhau...như thế nào...có thể phải đụng chạm đứt rễ nhiều mới tách ra được đấy..

Trường hợp của bạn...nếu là tôi..tôi sẽ cắt thẳng cánh cây mai nhỏ đó mà không chút ngần ngại

Tôi có cảm giác bạn cũng khó mà chăm cây tốt được...khi chưa cân nhắc được lợi hại của vấn đề..:
Cây mai nhỏ nếu lấy ra được thì bạn cũng phải khổ công nhiều năm...mà chưa chắc hoa đã ra gì...dáng thế đã ra gì...sao bằng bỏ ít tiền mua 1 cây vừa mắt về chăm sóc đỡ mất thời gian lại...chắc ăn
Cây mai nhỏ nếu vày vọc mãi cũng không lấy ra được thì cũng động chạm đến rễ cây mai lớn nhiều...giũa năm mà đụng rễ nhiều...cây chột luôn đấy

Các bạn mới tham gia xin vui lòng đọc lại từ trang 1...tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu..

Tất cả ở đó..
 
Cảm ơn bác Mục Tử .Chắc cây mai này không đúng người chăm sóc nên cây không thể mở khóa .Cây
Không cần kích rễ..vì thay đất giữa năm là thay sô sơ ít đất phía ngoài bầu và đáy bầu..để cây khựng lại...đâu có đứt cái rễ nào đâu..


trường hợp của bạn đặc biệt quá..tôi hoàn toàn không hiểu..nên không ý kiến
nhưng cây vẫn còn sống là may mắn rồi
tôi có ông bạn thân..ông đến chơi hoài..cầm tay chỉ việc..hướng dẫn đến đâu..nhưng ông chăm cây gì rồi cũng chết hoặc èo uột..
Bác Mục Tử đã nói như vậy là con hết hy vọng roi.Cũng không sao thất bại ở đâu thì đứng lên chỗ đó. Hy vọng trong thời gian hoc hỏi và kiếm nhiều tài liệu của bác Mục Tử .
Thân Chào Bác.
 
Các bác ơi ,chuyện cá biển miền trung chết ,sáng nay người dân Đà Nẵng rộ đi mua muối ,mắn về dự trử vì sợ mua sau sẻ gặp phải muối mắn nhiểm độc làm thị trường khủng hoảng nhà máy muối hết hàng không bán thật khổ cho quan niệm của người dân ,,,,,

Cái hệ lụy của sự cố cá chết ở miền trung nó sẽ kéo nhiều..ngoài du lịch nhà hàng khách sạn..ngư dân cả người bán hàng rong cho du khách..mất trắng

Mà còn đến cả các sản phẩm chế biến từ hải sản cá khô mực khô tôm khô..v.v.nước mắm sẽ bị mất khách nhiều năm...

Ngay gia đình tôi từ nay quyết định : chỉ dùng nước mắm Phú quốc và từ nay sẽ chọn cá khô Cần giờ

Chu Nguyên Phàm không phải là người ngạo ngễ...mà ông là người chân thật...dám nói thẳng cái giá phải trả cho công ngiệp hóa...đó là môi trường sẽ mất

Giám đốc đối ngoại là mưu lược là mềm dẻo để làm dịu tình hình..Hoặc để đạt mục đích
Nhưng ông không làm thế mà ông nói thẳng.. để cuối cùng ông mất việc làm ngay ngày hôm sau ..vì vợ ông là người VN ông học tiếng Việt từ vợ...ông nói tiếng Việt như người Việt...

Ai chửi ông...nhưng tôi thích vì ông dám nói thẳng lên 1 sự thật phũ phàng
 
Con có chậu mai lớn mà bây giờ trong chậu có mọc thêm một cây mai con đã lớn cao khoảng 0,5m, thân khoảng 1,5 lần chiếc đũa, giờ con muốn tách cây mai con này ra trồng riêng trong chậu khác.

Bác Mục cho con hỏi đầu mùa mưa này mình thay đất cho chậu lớn rồi tiến hành tách cây mai con này ra luôn được không Bác hay phải đợi đến tháng chạp khi cây ngừng sinh trưởng mới tách cây con này ra được. Con cám ơn Bác.
Chào bạn Công phấn,
Bác Mục nói đúng, bạn chưa cân nhắc lợi hại, bạn muốn thay đất cho cây chỉ vì mục đích tách cây mai nhỏ ra=> việc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cây lớn vì khả năng rể dính vào nhau rất cao, bạn nên cắt bỏ hoặc ghép áp vào phía bị khuyến tàn của cây lớn. Mình thấy bạn có vẻ tiếc cây mai nhỏ nay, nếu vậy bạn xem kỷ cây mai nhỏ này mọc từ hạt ( cắt bỏ luôn đi bạn) hay mọc từ rể cây lớn, nếu là rể cây lớn thì bạn cắt thấp xuống tạo tàn chơi theo dáng Mẫu tử ở hay phụ tử cũng được. Chúc bạn vui với đam mê.
 
26615092922_714ebc7b6f_o.jpg

.. Tưới Phân loãng đợt 1..
..Hệ sinh thái xung quanh những Chậu Mai vẫn còn rất nhiều loài .Cóc ,Ếch ,nhái ,Răn mối ,Kỳ đà, Kỳ nhông v.v.. đặc biệt có nhiều loài Chim khác nhau..!!!..giúp cho Nó phát triển ko tiêu diệt ...tạo nhiều cây xanh ,nhiều loài Hoa , yên tĩnh ..thức ăn ..!!..
 
Last edited:
Chúc các bác nghỉ lễ vui vẻ! Hi vọng có mưa cho SG mát mẻ, mấy cây mai sân thượng gồng mình chịu đựng thấy xót quá...!
Nó xanh rì trong nắng lớn...mà bạn xót xa ?!
nó đang hưởng thụ mà bạn xót xa ? bạn có ganh tị với nó không đấy??
....Hệ sinh thái xung quanh những Chậu Mai vẫn còn rất nhiều loài .Cóc ,Ếch ,nhái ,Răn mối ,Kỳ đà, Kỳ nhông v.v.. đặc biệt có nhiều loài Chim khác nhau..!!!..giúp cho Nó phát triển ko tiêu diệt ...tạo nhiều cây xanh ,nhiều loài Hoa , yên tĩnh ..thức ăn ..!!..

Trong hệ sinh thái nó gồm có cả những cây tự mọc bên cạnh nó..cây nào có lợi cho nó phải để lại... cây nào có hại cần phải nhổ bỏ..các loại nấm ..nấm nào có lợi nấm nào có hại đây là 1 diều thú vị..và có cả 1 “tập đoàn sinh vật” đi kèm...gồm bọ trĩ nhện đỏ.. sâu ăn lá ..tuyến trùng các vi sinh trong đất..v.v

Tôi chủ trương dùng vòi nước để diệt bọ trĩ nhện đỏ...nên rất ít khi phải phun thuốc..mà nếu có phải phun tôi chỉ dùng thuốc sinh học.. abamectin ( boama) khi thấy sâu ăn lá..

Năm nay đàn chim sẽ trở lại vườn..chiều chiều chúng về cả bầy bay nhảy trên các cây mai...năm nay tôi không đuổi chim se nữa
Và kết quả : dù buổi sáng và trưa..bướm vờn nhiều...nhưng tuyệt nhiên không con sâu ăn lá nào xuất hiện...kể cả trên các cây sứ thái
Do đó năm nay tôi không phải phun thuốc.mỗi khi thấy bướm vờn
Kết luận chim sẻ có lợi cho cây mai và sứ thái...vì sẽ không có sâu ăn lá

Nhưng cuối năm khi nụ xanh đã bung ra thì chim sẻ lại có hại cho nụ...dù chỉ hại ít thôi
ngày thứ 5,cuả đợt đầu tiên các e mai được hưởng thụ phân loãng. Chuẩn bị cho 10 ngày sau thay 40% chất trồng.các bác nhìn góp ý,cám ơn nhiều.
Tại sao phải thay chất trồng .. khi tàn chỉ có chút xíu như thế này ? lá xanh chứng tỏ cây đang chịu phân bén rễ ..?:

26099833863_5346b3cb93_o.jpg
 
Last edited:
Cách đây ít lâu , trong lúc lang thang trên mạng tìm các phương pháp diệt tuyến trùng , mình có đọc được trên một diễn đàn ( đáng tiếc là quên địa chỉ ) thấy có một người đưa ra cách diệt tuyến trùng trên vườn hồ tiêu bằng cách chích điện xuống đất ( ngập nước ) . Dùng điện ngoài vườn sau khi tưới ngập nước thì khá nguy hiểm cho người , vả lại nếu diệt được tuyến trùng thì chắc cũng diệt luôn cả giun đất . Nhưng nếu áp dụng cho cây trong chậu thì không lo 2 vấn đề trên . Tuy nhiên trên diễn đàn đó chẳng thấy ai phản hồi , nên mình không biết cách này có thực sự hiệu quả không ?! Xin các bác cho ý kiến
 
Cách đây ít lâu , trong lúc lang thang trên mạng tìm các phương pháp diệt tuyến trùng , mình có đọc được trên một diễn đàn ( đáng tiếc là quên địa chỉ ) thấy có một người đưa ra cách diệt tuyến trùng trên vườn hồ tiêu bằng cách chích điện xuống đất ( ngập nước ) . Dùng điện ngoài vườn sau khi tưới ngập nước thì khá nguy hiểm cho người , vả lại nếu diệt được tuyến trùng thì chắc cũng diệt luôn cả giun đất . Nhưng nếu áp dụng cho cây trong chậu thì không lo 2 vấn đề trên . Tuy nhiên trên diễn đàn đó chẳng thấy ai phản hồi , nên mình không biết cách này có thực sự hiệu quả không ?! Xin các bác cho ý kiến

Một ý kiến hay...nhưng mạo hiểm quá cho chính cái cây..

Điện phóng đi bằng con đường nào dễ nhất.. đường càng dễ nó phóng đi càng mạnh ..do đó dí điện xuống nước..đứng trong nước và cách khoảng 2 m không sao..( đừng thử nhe mất mạng đấy)
con tuyến trùng nó nằm trong rễ và trong cái kén..e rằng cái kén sẽ bảo vệ được nó đấy..vì gỗ dù ướt cũng dẫn điện rất dở do đó sẽ cản được điện

Nhưng cách này chắc chắn nó chết vì bắt con tuyến trùng phải trở thành vật dẫn điện :
Đóng đinh vào gốc cây rồi dí điện vào..điện sẽ chạy ngang cái kén của nó và điện chạy ngang thân thể nó để đi xuống đất

Hồi đó nhà tôi có trồng mấy cây dừa xiêm để uống nước..đuông đục gốc dừa non..tôi chế nước vào hang rồi thòng sâu vào hang đó sợi dây kẽm sau đó dí điện...
Mẹ tôi bảo rằng...nguy hiểm...mà coi chừng dừa sẽ không trái..khoét cái miệng hang cho to ra rồi cho muối vào ( loại muối cho heo ăn mặn ghê lắm)

Hồi còn học lớp 6..7 cuối tuần được về nhà..tháng nắng hồ cá cạn nước..bờ hồ lộ ra1 cái cửa hang vừa vừa thôi..
Không biêt trong hang có gì ..coi chừng rắn.. tôi lấy 1 sơi dây điện to..có bọc vỏ..đầu sợi dây diện tôi lột vỏ...sau đó luồn đầu đã lột vỏ ..sâu vào trong hang tới khi cảm thấy chạm đáy ... đầu kia sợi dây điện để trên bờ

Của hang tôi chặn bằng cái vợt to làm bằng lưới chuyên dùng xúc cá...

Tôi “nhắp” điện rồi buông ngay vào đầu sợi dây diện trên bờ ...bên trong hang nge ầm ầm...rồi mấy con cá lóc to phóng ra...rơi hết vào cái vợt lưới chặn cửa hang
 
Last edited:
nói về dùng điện bắt cá thì con cá lóc là dễ ăn điện nhất chỉ có con cá rô phi là không chết mà nó chỉ bị giật nhẹ rất khó bắt nó, không biết có phải nó có đề kháng gì để trung hòa được nguồn điện không các bác giải thích giùm e tý, ngoài lề tý cho nó xôm tụ mong các bác bỏ qua cho
 
nói về dùng điện bắt cá thì con cá lóc là dễ ăn điện nhất chỉ có con cá rô phi là không chết mà nó chỉ bị giật nhẹ rất khó bắt nó, không biết có phải nó có đề kháng gì để trung hòa được nguồn điện không các bác giải thích giùm e tý, ngoài lề tý cho nó xôm tụ mong các bác bỏ qua cho

Con lươn còn nhanh hơn cá lóc..trúng điện là lật ngay ...
Cá phi tôi không thể bắt được bằng điện...chúng chạy mất tiêu...không phải con gì trúng điện cũng quẹo đâu..do đó coi chừng tuyến trùng không chết mà ...rễ cây chết trước

Nhưng mà...cũng nên phải thử xem...biết đâu đó là 1 cách diệt tuyến trùng mà không cần hóa chất
và biết đâu cây mai 1 năm bị điện giật mấy lần...lớn nhanh hơn nở hoa đẹp hơn
Khoa học là thực ngiệm mà
để chiều nay đóng 4 cây đinh chung quanh 1 gốc mai...rồi vài tháng...dí điện 1 lần...xem chuyện gì xảy ra
 
Last edited:
Back
Top