...tưới chco cá em mai trước và sau mưa
Chỉ có cơn mưa đầu mùa hoặc sau 1 thời gian nắng nhiều ngày bất chợt 1 cơn mưa ngắn đến thì hãy cẩn thận.. nhất là khi bạn ở thành phố hay gần 1 khu công ngiệp
Khói nhà máy khói của xe cộ thải ra được mưa cuốn xuống đất thì thật là khó lường...nhất là khi cơn mưa đó ngắn..
Nếu mưa to và mưa dầm dề thì không đáng ngại...vì các cơn mưa sau sạch sẽ hơn sẽ làm loãng các độc hại của cơn mưa đầu tiên...và kéo trôi đi
Nhìn trong thang của bảng trên..sẽ thấy
Khi PH là 1..2 chỉ có ở cục pin acid .. hay acid của acquy
chỉ gọi là mưa acid khi PH là 3 hoặc 4
5 hoặc 6 là nước thường
7 là nước nguyên chất..
Nếu bạn dùng giấy quỳ cho vào super lân ẩm sẽ thấy giấy đỏ ra độ PH là 3 hoặc 2..Ngĩa là acid cao lắm đấy...vì thực sự lân chỉ hòa tan dễ dàng trong môi trường acid..do đó luyện quặng lân người ta phải dùng acid để lân tan ra và hòa tan được trong nước..
Nhưng khi dùng super lân để bón...người ta pha loãng super lân với nước hoặc trộn đều trong đất.....do ít nên acid trong super lân loãng không còn tai hại nữa
( super lân cho vào khâu làm đất từ 1 đến 3% trộn đều với đất sau đó để 1 tuần...rồi mới trồng cây )
-----------------------------------------------
Một nửa trận mưa tại Việt Nam là mưa axit
Tags: Hà Nội,
Việt Nam,
Viện Khoa,
tình trạng ô nhiễm không khí,
khí tượng thủy văn,
không tránh khỏi,
mưa axit,
ảnh hưởng,
nghiên cứu,
trận mưa,
lắng đọng,
môi trường,
nước,
lớn,
quan
Mưa axit gây tác hại lớn cho con người.
Đứng trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, Hà Nội không tránh khỏi những trận mưa axit. Tuy vậy, lượng mưa axit ở Hà Nội được đánh giá là chưa cao bằng nhiều nơi khác.
"Bản đồ" mưa axit ở Việt Nam
Trong cả nước, mưa axit chiếm tới 30-50% số lần mưa. Những nơi có tần suất cao lên tới 50%, điển hình như Việt Trì, Tây Ninh và Huế. Tính riêng khu vực Hà Nội, tần suất xuất hiện mưa axit là 11%. Theo số liệu quan trắc, Hà Nội và TP.HCM có tần suất mưa axit thấp hơn các vùng khác.
Sơ đồ tạo mưa axit
Mặc dù vậy, trong đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP .HCM, lượng mưa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với các khu vực có giá trị sinh thái cao như Cúc Phương, Nha Trang, Cà Mau...
Hà Nội và các thành phố lớn là nơi lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc… có giá trị quan trọng của cả nước. Do vậy, việc bảo tồn và giữ gìn các công trình này khỏi ảnh hưởng của thiên nhiên là cả bài toán lớn.
Ông Dương Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) khẳng định: “Còn nhiều công trình và hiện vật lịch sử đặt ngoài trời nên ảnh hưởng của mưa axit tới các công trình này là không tránh khỏi. Nhưng để đo được mức ảnh hưởng, mức thiệt hại ra sao thì rất khó".
Quá ít nghiên cứu
Tuy nhiên, đây là vấn đề còn rất ít được nghiên cứu. Theo ông ông Dương Hồng Sơn: “Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của mưa axit chưa được tiến hành không hẳn do thiếu kinh phí hay thiếu nhân tố con người. Mà thực tế cho thấy, ảnh hưởng của mưa axit chưa được nhìn nhận sâu sắc. Khi nói về ô nhiễm không khí, hiện tại người ta chỉ quan tâm tới bụi. Còn đối với các nhà hoạch định chính sách trên thế giới hiện nay, vấn đề nổi bật và được ưu tiên hơn hết là ô nhiễm nước nên số 1 chưa phải là ô nhiễm không khí.”
Ông Sơn khẳng định: “Mưa axit gây tác hại lớn cho con người, vật nuôi, cây trồng cũng như các cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, những nghiên cứu về những ảnh hưởng của mưa axit hầu như chưa có và còn khá mới mẻ ở Việt Nam".
Trạm đo lượng mưa tại Hà Nội
Ông Sơn cho rằng: “ Mưa axit xảy ra ở ngoài trời, trong nước mưa có lẫn axit nên việc tách bạch rõ ràng thiệt hại nào do mưa, ảnh hưởng nào do axit, ảnh hưởng nào do yếu tố khác gần như không làm được. Chỉ có thể kiểm định được nồng độ, tần suất của mưa axit cũng như số liệu quan trắc thông qua thí nghiệm trong phòng với mẫu nước mưa".
“Việc thuyết phục các nhà hoạch định chính sách trong Mạng lưới Giám sát Lắng đọng Axit Đông Á (EANET) thống kê về tỷ lệ gây hại do mưa axit cũng không đơn giản. Bởi hiện tại, chưa có bất cứ đề tài nào nghiên cứu về tác động của mưa axit, ngay cả những nước tiên tiến cũng rất hiếm. Ở Việt Nam hầu như là chưa có đề tài nào. Duy nhất, vào năm 2005, có nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của mưa axit lên rau cải và tôm sú của ThS.Nguyễn Thị Kim Lan (Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam)”.
Ô nhiễm xuyên quốc gia
Nhận định về tính chất của mưa axit, ông Dương Hồng Sơn cho rằng: “Mưa axit là do ô nhiễm không khí, mà ô nhiễm không khí thì không có biên giới. Cho nên ô nhiễm xảy ra ở các quốc gia khác nhưng cũng có thể ảnh hưởng sang tận Việt Nam. Trong một đề tài nghiên cứu gần đây, tôi thấy rằng, có tới 30-50% lượng lưu huỳnh lắng đọng – chất gây ô nhiễm không khí và tạo mưa axit tại miền Bắc Việt Nam có xuất xứ từ các quốc gia lân cận. Bởi thế, ô nhiễm không khí nói chung và mưa axit nói riêng đều mang tính xuyên quốc gia".
Một kết luận gây bất ngờ của Viện Khoa học Khí tượng và Thủy văn nói rằng, tần suất mưa axit tại các khu công nghiệp hay đô thị lớn chưa chắc đã lớn hơn. Lắng đọng axit mang tính lan truyền và phụ thuộc vào các phản ứng hóa học trong khí quyển nên cả khu đó và khu lân cận đều hứng chịu.
Hiện tại, Việt Nam có trên 20 trạm quan sát nhưng hoạt động theo 3 quy trình khác nhau. Trong đó, Hà Nội có một trạm Khí tượng do hai đơn vị cùng giám sát về mưa axit. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quan trắc về nước mưa hóa nói chung còn Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường tập trung nghiên cứu lắng đọng axit (lắng đọng ướt hay còn gọi là mưa axit và lắng đọng khô).
Theo nguồn tin từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết, EANET đồng ý cho Việt Nam đặt thêm 2 trạm Khí tượng giám sát mưa axit tại Đà Nẵng và TP.HCM trong thời gian tới.
http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Mot-nua-tran-mua-tai-Viet-Nam-la-mua-axit/55265849/412/