Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 980
Bác Mục Tử ơi, bác có thể chỉ e thêm đối với việc lặt lá mai, khi nụ mai còn nhỏ, đối với mai Tân Châu và mai Thủ Đức thì lặt vào ngày nào vậy. Hàng năm e thấy nụ hoa nhỏ e lặt lá mùng 12, mai Thủ Đức thì nở nhanh còn mai Tân Châu thì rất chậm.
Theo bác đánh giá ghép mai Tân Châu sức sống mạnh, bông to nhưng ít tàn bằng máy Thủ Đức hoặc Bến tre, vậy ghép mai Tân Châu những cây mai chơi bonsai dạng trung, dạng lớn có đẹp không vậy. Hôm nào e chụp ảnh, bác tư vấn dùm e nha. Hj

Mai Giảo lá gai ( Thủ Đức) gần đây được thêm 1 cái tên mới là Mai Tân Châu..

Loại mai này có bông to 7cm (mai Bến Tre hoặc mai Thủ Đức nếu chăm giỏi cũng nở bông tới 7cm)
Cái khuyết điểm của chúng là lá to quá có răng bìa mép rõ ràng.. do đó khi còn trong năm cây có bộ lá trông không đẹp, như các loại mai giảo khác

Nhà tôi cũng có 2 cây... 1 cây trong chậu và 1 cây trồng dưới đất..
Thú thật với bác... lão mỗ chả thích tí nào...trồng là để cho vườn có đủ loại mai..cho thỏa thích cái thú sưu tầm thôi

Nếu ghép mai Tân Châu vào BonSai hoặc dạng trung sẽ là 1 sai lầm lớn về..thẩm mỹ...vì bonsai là cây nhỏ trong chậu nhỏ....mà lá lớn quá 1 cái lá lớn hơn cái gốc..thì coi sao được ?
Nhưng khi nở hoa tết cái bông nở to muốn hơn cái gốc...trông cũng ngộ ngĩnh

Người ta khuyên rằng vói mai Tân Châu nên lặt lá sớm hơn các loại mai giảo khác khoảng 2 ngày ( khoảng cách 1 ngày là 1 khoảng cách khá... mơ hồ)

Năm nay lặt lá các cây mai ngày nào là câu hỏi ....khó
Vì nó tùy cây...tùy vào sự phán đoán...tùy vào sự nhạy cảm của bác...tùy vào kinh ngiệm

Với tôi khi vào năm nhuần tôi đều lặt lá muộn hơn các năm khác 2 ngày có khi 3 ngày.... cũng có cây phải đến ngày 20 tháng chạp tôi mới lặt lá

Nếu bác dự định lặt lá năm nay giống như các năm khác thì chắc chắc sẽ có 1 số nở banh hết trơn khi mới vào....ngày 25 tháng chạp
 


Cám ơn 2 bác, vậy là hiện giờ cây của em chắc nguyên nhân là do tưới phân nhiều quá nên ngộ độc à?

vì trước giờ có tưới phân bao giờ đâu, năm nay đc bác Mục chỉ dẫn, nên chắc tưới hơi nhiều cộng thêm cây chưa thích ứng, nên mới vậy.

Đóng học phí thì chắc chắn rồi bác, thất bại là mẹ của thành công mà hihi, nên ngày càng tiếp thu nhiều kinh nghiệm thêm, để làm sao đc 1 cây mai thật khoẻ mạnh..... Nhìn hình mấy cây mai của các bác trồng mê lắm, bộ lá rậm rạp, xanh, và nụ nhiều....

Cũng không hẳn là do phân . Mỗi thứ một chút góp lại làm cho cây suy yếu . Vd : Cây thiếu nắng , chậu thoát nước kém v. v ...
 
Last edited:
Bác Mây và bác Mục cho e hỏi tí nữa nhé, thay vì chúng ta ngâm NPK và Dinamic trong 10 lít nước/10 ngày, chúng ta có thể ngâm 1 lít nước thôi và pha ra xài cho mỗi lần như vậy dễ bảo quản, nhưng có chất lượng tốt hơn ngâm loãn 10 lít không vậy. E rất bâng khuâng vấn đề này, hai bác có thể chỉ thêm giúp e với!!
 
E rất bâng khuâng vấn đề này, hai bác có thể chỉ thêm giúp e với!!
Chào bác, tôi vẫn thường dùng chai nước suối nhỏ ( 330ml ) sau khi đổ hỗn hợp phân vào ngâm 1 đêm tới sáng rồi dùng tay bóp cho nhuyễn....dùng xô hứng 10 lít nước cũng để 1 đêm cho bay bớt clor ( vì dùng nước máy ). Đổ phân vào xô rồi quậy đều lên trước khi tưới.
 
Bác Mây và bác Mục cho e hỏi tí nữa nhé, thay vì chúng ta ngâm NPK và Dinamic trong 10 lít nước/10 ngày, chúng ta có thể ngâm 1 lít nước thôi và pha ra xài cho mỗi lần như vậy dễ bảo quản, nhưng có chất lượng tốt hơn ngâm loãn 10 lít không vậy. E rất bâng khuâng vấn đề này, hai bác có thể chỉ thêm giúp e với!!


Bác dùng cách nào cũng được nếu cảm thấy tiện thì làm..
Vì nguyên tắc của phân bón là làm sao cho cây...dễ hấp thụ an toàn và vừa đủ..

Sự cân đong rồi ngâm phân cho rã ra là để chính xác về nồng độ...không cho thừa vì cây trong chậu thừa phân là ..chột tới chết ..... mai là cây ra rễ chậm...rễ đã bị thui chột thì có điều chỉnh lại cho thật đúng
Cũng phải vài năm sau cây mới ra đủ rễ mới để thật sự khỏe lại..

Ngâm vài ngày là để vi sinh phân hủy lân và kali...do đó khi tưới vào đất chậu...cây xử dụng được ngay
Khuyết điểm của ngâm là...ni tơ ( đạm ) có thể bốc hơi do đó cần phải đạy nắp cho kín 1 chút..nếu để lâu ngày quá thì nên thêm vào 1 nhúm Ure trươc khi tưới..để bù vào N đã bốc hơi 1 phần do thời gian
Trong đất chậu cũng có sẵn vi sinh...nếu ta bón phân viên..Thì chỉ có đạm là cây dùng được ngay...còn lân và kali phải chờ 1 thời gian vi sinh phân hủy xong cây mới dùng được..
Trong khi đó mưa...và tưới nhiều sẽ làm phân trôi đi ...trước khi cây xử dụng được
Do đó tưới phân nước...phải tưới vào 1 ngày có nắng to...và liên tiếp 5 ngày sau đó vẫn phải có nắng và phải giữ cho đất luôn ẩm
Vì sau 5 ngày là phân tưới vào sẽ được cây hấp thụ và quang hợp hết phân ( nếu đủ nắng)
 
Bác Mục có thể nói thêm về phần rễ. 01 tháng e dùng Amino Alexin tưới rễ để cây có bộ rễ khỏe, nhưng ko biết chất này có làm cho vi sinh trong đất trồng chết đi không nữa. Theo khuyến cáo trên nhãn thuốc e thấy chỉ khuyên nân dùng 03 lần tưới rễ là đầu - giữa - cuối mùa mưa !
 
Amino Alexin bản thân Nó là vi sinh dùng để diệt nấm gây thúi rễ mà...vì vậy 1 năm dùng 3 lần là đủ rồi..dùng thêm nữa là thừa..uổng tiền thôi
Bản thân nó là là vi sinh có lợi cho đất..như vậy làm sao nó diệt các loại vi sinh có ích ? như Trichroderma ? và các vi sinh phân hủy lân và kali ?

Phân ngâm là để vi sinh phân hủy trước..ngừa khi đất thiếu các loại vi sinh này do nhiều lí do như độ PH quá thấp..
 
bác cho hỏi thêm là tăng trưởng atonic cũng là enzym có làm phá hủy các vi sinh vật ko?
sau khi tưới acrosstim lá cây ra ít nên sử dụng atonic có ảnh hưởng rễ hoặc vi sinh vật trong đất không vậy!
 
bác cho hỏi thêm là tăng trưởng atonic cũng là enzym có làm phá hủy các vi sinh vật ko?
sau khi tưới acrosstim lá cây ra ít nên sử dụng atonic có ảnh hưởng rễ hoặc vi sinh vật trong đất không vậy!




Atonic Theo tôi biết không phải là chế phẩm sinh học..Không ghi công thức rõ ràng..mà chỉ vỏn vẹn có vài giòng : các hợp chất nitro thơm
Nó có tính chất kích thích sinh trưởng..vì là thuốc phun vào lá nên đâu có ảnh hưởng gì tới đất ?
Các loại thuốc diệt tuyến trùng...thuốc trừ sâu tưới vào đất..sẽ hủy diệt hệ vi sinh trong đất
1 năm tôi dùng thuốc diệt tuyến trùng tới 3 lần...cây vẫn phát triển tốt, cây mai dưới đây đã ghép được 3 năm...tàng chưa lớn lắm chụp hồi tháng 6 vừa qua :

dangmai2.jpg


Vi sinh vật có rất nhiều trong phân hữu cơ ủ..1 năm bạn nên thêm cho cây 2 lần..1 lần là lúc sau tết và lần 2 là lúc bắt đầu mừa mưa..hoặc khi vào tháng 9 cũng được..

Agrostim là chế phẩm sinh học..chất này có khả năng gia tăng sức hấp thu phân bón và áp lực lưu dẫn phân trong thân..
Do đó khi dùng thuốc này bạn có quyền giảm 20 % phân bón mà cây vẫn tốt tươi

Lá tược ra ít là cây suy yếu...do rễ có vấn đề..
Khi rễ có vấn đề người ta không dùng phân bón vì càng dùng phân cây càng yếu do rễ hư thêm càng nhanh..
Phân bón chỉ được dùng cho cây khỏe mạnh..với tàng lá xum xuê

Cây yếu chỉ nên dùng các loại thuốc kích rễ.. có khi vài năm sau cây mới mạnh lại được
Cây yếu Cần phải coi lại độ PH của đất phải từ 6 đến 7 mới thực tốt cho cây mai
Cần coi lại sự thoát nước của chất trồng và chậu..vì đất ngậm nước..cây sẽ chết từ từ

Những cây còn nhỏ và cây yếu nên dùng chậu ciment đúc thô...không có lớp tô, không sơn màu chậu này tuy xấu xí..nhưng dưỡng cây rất tốt...do cấu tạo chỉ là cát to và ci ment...nên thoát nước rất tốt... nước có thể thoát luôn qua vách chậu...do đó đất ít bị thừa nước rất tốt cho rễ
 
Thuốc duyệt tuyến trùng Bác dùng loại nào tốt vậy?Giao lưu với bác 2 hình, bác góp ý dùm nha, e thích nhất chơi phôi mai và tự mình ghép ah, thường thì e ghép 1-2 bo không ah, ghép nhiều bo khó chăm sóc quá bác.

--------

Hình 1: e định uốn theo dáng bay
Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0067.jpg

Hình 2: ghép 03 bo, gốc cây dính liền 2 trong 1, gốc này e cũng ko biết phải tạo hình như thế nào, uốn đại như vậy thôi. Bác góp ý nhe:
Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0069.jpg


Xin lỗi bác, còn dây xiềng để chống ăn trộm....hj
 
Last edited by a moderator:
Thuốc duyệt tuyến trùng Bác dùng loại nào tốt vậy?......

Rễ mai bị tuyến trùng nổi hột :

htuyentrung1.jpg


Các hột đó là hang ổ của tuyến trùng..nó chặn ngang rễ để hút các dưỡng chất mà rễ thu được trong đất
Do đó các dưỡng chất này không lên được thân lá để nuôi cây..
Cây bị tuyến trùng lá ít và vàng đi..rụng dần...nếu có hoa thì hoa nở sẽ nhỏ
Cây đang xum xuê mà bị tuyến trùng..lá sẽ tự rụng hàng loạt..chỉ còn lại rất ít lá và vàng vọt

Thuốc đặc trị tuyến trùng có 2 loại :
Hóa chất đặc trị . thí dụ như : NOKAPH loại nhũ dầu pha trong nước rồi tưới sau đó dùng bao nilon bao mặt chậu lại 1 đêm không cho bốc hơi..( 95 ngàn đồng 1 chai 500ml)
Thuốc và hơi thuốc sẽ diệt hết tuyến trùng...nhưng cũng diệt luôn hệ vi sinh trong đất, do đó 10 ngày sau phải bón phân hữu cơ mục cho gốc để gầy lại vi sinh
NOKAPH cũng có dạng viên..rải quanh quanh mặt chậu để theo nước tưới thuốc thấm dần xuống đất
Theo ý tôi thưốc viên này có tính ngừa bịnh sẽ hiệu quả hơn là trị bịnh

Chế phẩm sinh học : Sincosin và argripon 2 thứ này trộn lại pha với nước rồi phun vào lá và tưới cho gốc
Thuốc có tác dụng làm tuyến trùng bỏ ăn rồi..chết vì đói
Do là chế phẩm sinh học nên thuốc không diệt hệ vi sinh trong đất...thuốc còn có nhiều loại kích thích tố sinh trưởng ( gib...cytokinin..) nên kích kích cây ra tược...do đó thuốc chỉ nên dùng từ sau tết đến tháng 7 là phải ngưng.. ( 80 ngàn đòng 2chai mỗi chai 100ml)

Giao lưu với bác 2 hình, bác góp ý dùm nha, e thích nhất chơi phôi mai và tự mình ghép ah, thường thì e ghép 1-2 bo không ah, ghép nhiều bo khó chăm sóc quá bác.

--------

Hình 1: e định uốn theo dáng bay
Hình 2: ghép 03 bo, gốc cây dính liền 2 trong 1, gốc này e cũng ko biết phải tạo hình như thế nào, uốn đại như vậy thôi. Bác góp ý nhe:

Người mới chơi cây mai...hay để ý về dáng thế cầu kì..
Điều này sẽ làm phải trả giá đắt...
Vì khi o ép về dáng thế là làm bớt đi sức sống của tự nhiên ( do cắt tỉa quá đáng và uốn kéo...ngặt ngèo.trong khi chưa biết cách bón phân..tưới nước.ngưà bịnh.chất trồng..chọn chậu ..v..v ..và môi trường đặt cây mai đúng cách)

Ngặt ngèo o ép khi người mới nhập môn chưa rành về cách làm cho cây mai mạnh khỏe...!?

phải có 1 thời gian khá lâu dài. Dù đã được hướng dẫn bạn vẫn phải có kinh ngiệm ( trả giá) mới thực sự biết cách chăm sóc 1 cây mai cho thật mạnh khỏe
Bạn nên lưu ý về cách chăm sóc cho cây mai tươi tốt .....trước đã

nghệ sĩ cây cảnh mới nhập môn thì nhìn cây lá bằng Mắt. Lên một cấp cao hơn nữa thì nhìn bằng khuynh hướng của Ý Thức và "thấm" hơn thì nhìn bằng Tâm và cao hơn hết là nhìn bằng Đạo.

trích thiền kiểng của Trần Kiếm Đoàn
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục nói rất đúng, cháu đã nghi đến điều này lâu lắm rồi. Đã có lúc cháu nghĩ lại về mình lúc mới biết chơi mai thỉ thật là buồn cười và trả giá cũng khá lắm rồi. Hj, có những cây thấy gốc đẹp là cháu mua về, nhưng nó đã bị suy mà ko biết cách chăm sóc, rồi phải đóng học phí...
Cảm ơn bác về chỉ dẫn 02 loại thuốc này. Có những cây ít lá nhưng ko phải do tuyến trùng, như vậy chúng ta ko thể biết được nó có bệnh tuyến trùng hay ko (vì không xem được rễ nằm trong đất). Như vậy để phòng ngừa bệnh này thì tưới bao nhiêu lần cho cây trong 01 năm là đủ và chỉ tưới đến tháng 7 thôi hả bác. Đối với cây đã bệnh thì tưới mấy lần là đủ hả bác?
 
Last edited by a moderator:
........ Như vậy để phòng ngừa bệnh này thì tưới bao nhiêu lần cho cây trong 01 năm là đủ và chỉ tưới đến tháng 7 thôi hả bác. Đối với cây đã bệnh thì tưới mấy lần là đủ hả bác?

Khi cây bị vàng lá và ít lá bạn moi 1 phần đất để xem rễ..nếu thấy rễ nổi cục thì đó là cây đã bị nhiễm tuyến trùng
Các cây lan treo trên cao cũng có thể bị nhiễm tuyến trùng đấy
Với NoKaph loại nhũ dầu bạn chỉ cần tưới 1 lần là tuyến trùng chết hết...sự nhắc lại 3 đến 4 tháng 1 lần là ngừa tái nhiễm..
Để ngừa bạn nên dùng nokaph loại viên..rải vào đất rồi trộn đều..thuốc không chỉ diệt tuyến trùng mà còn diệt tất cả các loại sâu hại trong đất thí dụ như con sùng đất..:

sugraveng11101EA5t.jpg


Sùng đất là ấu trùng bọ hung..trứng có trong phân hữu cơ..khi vào đất sẻ nở ra con sùng...đấy là kẻ thù đáng sợ của rễ mai..thực ra sùng không ăn rễ mai nhưng trên đường di chuyển đào hang để kiếm ăn..nó sẽ cắn đứt rễ mai nào cản trở đường đi của nó

Cụ thể bạn lên 1 chương trình như sau :
Từ sau tết đến tháng 5 dùng sincosin và agrispon phun và tưới 1 tháng 1 lần vừa ngừa,,diệt tuyến trùng, vừa kích thích sinh trưởng để mai mau tạo tàn lá rậm rạp
tháng 9 bạn rải 1 lần NOKPH loại viên..tháng 10 bạn thêm phân hữu cơ mục lên mặt đất chậu..để tái tạo lại hệ vi sinh và để cây nuôi nụ

Thực ra không có công thức nào cụ thể gọi là công thức mẫu nhất định cả...mà diệt tuyến trùng và sâu đất nên làm 3 tháng 1 lần..bạn làm sao cũng được nếu thấy tiện lợi thì làm
Nhưng từ tháng 6 và 7 trở đi tới tết không được dùng sincosin và argispon vì chúng có nhiều chất kích thích sinh trưởng..có thể làm mai nở bông hoặc lạc điệu sinh trưởng của cây vì đây là giai đoạn mai ra nụ và nuôi nụ

Cũng có thể bạn không cần đến hóa chất..mà trồng cây hoa cúc...cây tần dày lá...rồi cắt lá cành các 2 lọai cây này phủ vào đất chậu cũng ngừa được tuyến trùng mà còn là phân cho cây ( nhưng không diệt được sâu đất)
 
e cũng ko rành về độ pH của nước, để thử độ pH mình tiến hành thử như thế nào hả bác, nếu ko đạt pH từ 6-7 thì xử lý như thế nào? Ở chỗ e nước để 02 ngày là đóng vàng khè cái xô luôn, e nghỉ nước ko tốt, mong bác tư vấn tiếp!
 
vanhoang5891:
e cũng ko rành về độ pH của nước, để thử độ pH mình tiến hành thử như thế nào hả bác, nếu ko đạt pH từ 6-7 thì xử lý như thế nào? Ở chỗ e nước để 02 ngày là đóng vàng khè cái xô luôn, e nghỉ nước ko tốt, mong bác tư vấn tiếp!


nước nhiễm Phèn nôm na hiểu là nước có tính acid..có 2 loại phèn là phèn sắt và phèn nhôm
Phèn nhôm nước trong suốt...và rất độc làm rễ cây chết hết

Nước bị phèn sắt khi mới bơm từ giếng hay sông lên trong suốt nhưng 1 ngày sau nước đổi màu vàng đỏ..sau đó đóng cặn..phèn sắt không độc lắm nhưng cây bị tưới nước này những váng màu vàng đỏ sẽ bám vào rễ cây tạo thành cái màng ngăn cản không cho rễ cây hút nước và phân bón...cây sẽ vàng lá dần , rồi chết từ từ

Nước bị phèn nhôm thì trong suốt và có vị chát...để mấy ngày nước vẫn trong...thả cá vào là...chết liền
Nước này sẽ làm rễ cây co lại và chết trắng ra

Túm lại nước bị phèn sắt hay nhôm đều không dùng để tưới cho mai được. và người ta dùng nước này lâu ngày sẽ bị...ngu đần..ung thư hoặc sỏi thận..v.v..( đủ lọai bịnh)

Tôi có người bạn có vườn mai lớn dưới Thủ Đức..nhà có giếng đóng sâu nhưng chỉ dùng để tẩy rửa
Để tưới cho vườn mai 1 lần tốn khoảng 10 mét khối nước vẫn phải dùng nước máy của Thủy Cục
Bế chứa nước thủy cục của anh rất lớn... có nắp kín bằng be ton và được khóa cẩn thận...bể trữ nước được để 1 nơi an toàn được rào kĩ ..Để đề phòng thợ bất mãn hay ganh ghét trong làm ăn..có thể bể nước bị lén đổ thuốc diệt cỏ vào!!

Do đó tôi thấy trong diễn đàn nhiều anh em thiết kế bể trữ nước không nắp đậy để ở nơi giữa vườn vắng vẻ...thật không an toàn tí nào..
Bể nước phải để ở gần nhà ở...để dễ canh phòng..vẫn phải có nắp đậy và khóa kín

Đất bị nhiễm acid do tưới bằng nước nhiễm phèn...hoặc mặc dù tưới bằng nước máy đất vẫn bị acid hóa do lâu ngày tháng..các chất cặn bã trong phân hóa học tồn đọng lại..hệ vi sinh chết hết...và rễ cây cũng chết dần theo
Do đó vài năm người ta phải thay đất 1 lần...

Nếu dùng nhiều phân hữu cơ..các chế phẩm sinh học..đất chậu sẽ ngày càng màu mỡ không phải thay đất nếu bạn dùng đất phù sa để trồng mai

Với chất trồng là các loại tro trấu thì vài năm phải thay 1 lần khi thấy tro trấu sơ dừa trong chậu đã hóa mục thành...rất mịn
Đất mịn giữ nước rất nhiều làm chết rễ mai...thay chất trồng mới xốp cây sẽ tốt hơn do thoát nước tốt

Để đo độ PH của nước bạn nên dùng giấy quỳ...rất rẻ tiền
Để đo độ PH của đất bạn phải có thiết bị...điện tử :

PH2.jpg

PH1.jpg


Các thiết bị này bán ở chợ Kim Biên...

Hộp giấy tròn là hộp giấy quỳ để đo PH nước giá vài chục ngàn

Cái thiết bị có đồng hồ là máy DM 13 của Nhật giá khoảng trên 1 triệu đồng 1 cái...cắm đầu nhọn có vòng kim loại xuỗng đất chậu...kim đồng hồ sẽ báo cho biết độ PH của đất

cách nhau 1 chỉ số là hơn kém nhau đến 10 lần độ acid :

http://agriviet.com/home/threads/28868-Muon-mua-may-do-pH-cam-tay-?#axzz2Ec4bLQa3


Các cây mai vàng xum xuê tươi tốt bao giờ cũng có PH đất từ 6,5 tới 7
Chưa hề thấy cây nào tươi tốt mà PH = 5 hoặc nhỏ hơn.. ( vàng lá. Ít lá èo uột)
 
như vậy có cách nào xử lý nước hoặc đất bị pH dưới 6 hoặc trên 7 không vậy bác?
 
Nước PH=7 là nước trung tính..tốt cho rất nhiều loại cây
PH trên 7 là nước có tính kiềm...không tốt cho đa số cây cối

Theo lí thuyết thì lọc nước được...trên thị trường có bán các thiết bị lọc nước phèn..
Giá vài triệu 1 bộ loại nhỏ ..

Nhưng nge nhiều người đã từng sài qua than là rất phiền vì cứ bị ngẹt hoài...và nước thực sự không hoàn toàn sạch
Do đó chỉ dùng khi bất đắc dĩ thôi..

Các bạn ở Nhà Bè..đôi khi vào tháng nào đó trong năm..phải mua nước máy với giá rất cao ( hơn 50 ngàn đồng 1 khối) do đó nước máy chỉ dùng để ăn uống..nhưng nếu có phương tiện trữ nước mưa và biết tận dụng nước rửa mặt..nước rửa rau...lúc làm bếp ..cũng đủ để tưới 1 số cây kiểng trong sân sống tốt
 
Last edited by a moderator:
trường hợp của cháu, nước bị nhiễm sắt, thì có hóa chất khử không vậy bác
 
Rễ và đất chậu bị nhiễm phèn sắt..không có cách nào khử được cả..
Nước bị nhiễm sắt có mùi tanh của sắt...khi gặp không khí sẽ kết tủa bám vào rễ và chất trồng 1 lớp màu vàng nâu. Lớp màng này sẽ ngăn cản không cho rễ hấp thụ dưỡng chất..
Chỉ có cách duy nhất : thay chất trồng mới, tưới bằng nước tốt ..và kích rễ đều đặn..
Nếu cây không ngộ độc nặng quá thành suy kiệt ...thì 1 Thời gian sau rễ mới sẽ mọc ra..cây sẽ khỏe từ từ trở lại
 
Back
Top