Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Mấy bữa nay mạng yếu quá, gởi bài lên không được, hôm nay khá hơn 1 chút
Cám ơn GACHOIMAI đã copy lại bài trên của lão viết từ trang nào (trong chuyên đề này thôi) về cách bấm tược..v..v

để lão viết thêm 1 chút nữa về công việc cuối cùng của cuối năm.. :

tinhtyet :
bác vi cho cháu hỏi cắt chùm lá đầu cành là khi nào ạ? và tại sao mình cắt nó đi vậy bác?
và bác cho cháu hỏi trước ngày lặt lá mình chó ngưng tưới nước trước bao nhiêu ngày không ạ?
cháu cảm ơn

Chuyện lặt lá mai cuối năm, lí ra là 1 niềm vui rất âm thầm…nhưng nếu phải hổi hả để lặt lá cho kịp ngày, nhất là khi có nhiều cây to tàng lớn…sẽ không thành 1 thú vui nữa, mà là 1 vất vả

Ai đã từng trải vì cái vất vả của sự vội vàng phải lặt lá mai dứt điểm trong 1 ngày giũa trưa nắng. sẽ thấy … oải lắm
Để niềm vui được trọn vẹn..không biến thành nỗi cực nhọc cuối năm, bác nên làm như sau :
lặt lá từ từ..công việc sẽ nhẹ hơn và vui hơn

Thí dụ : có 20 cây to tàn lớn. Nụ cũng nụ rất to, theo dự tính các cây này phải lặt hết lá vào ngày 18 tháng chạp
làm sao bác đủ khả năng lặt lá hết 20 cây tàng lớn rất nhiều lá trong 1 ngày nếu bác không huy động đủ nhân lực?

vậy ngày10 hoặc 12 , 13 bác bắt đầu lặt lá mỗi cây 1 ngày 1 chút..lặt từ trong ra đến đầu mỗi cành để lại vài lá.
các lá bên trong bị lặt hết..nhưng đầu cành vẫn còn vài lá già , cây vẫn không thể khởi động nở hoa
do có đến 6 ngày để lặt lá nên công việc lặt lá cho thoáng 20 cây thành dễ..

Đến ngày 18 các cây chỉ còn lá đầu cành….bác dùng kìm cắt bỏ đi rất nhanh..mất hết lá đầu cành…là cây không còn lá..cây sẽ khởi động nở hoa
Vả lại cắt bỏ đầu cành là cắt bỏ luôn ngọn ngủ..cây chỉ có thể nở hoa mà không bung chồi ngọn được..hoa sẽ nở mạnh hơn

Trước khi dứt điểm, cần giảm tưới 1 ngày để đất chậu khô..sang ngày 20 hãy chà rửa cây cho sạch rong rêu và tưới lại..
Chiều ngày 20 hoặc sáng 21 phun 1 lần actara…để diệt các con bọ trĩ còn ẩn nấp đâu đó..thì khi cây bung nụ sẽ an toàn..ngày 25 phun 1 lần regen…ngày 29 phun 1 lần actara…ngày 30 vài bông đầu tiên bắt đầu nở
Lưu ý là mỗi cây bác phải lặt dần dần mỗi ngày 1 chút..sao cho đến ngày 17 là chỉ còn lại lá đầu cành..để ngày 18 cắt đi
Hoàn toàn không nên lặt nhiều lá đột ngột trong 1 ngày
Thí dụ mới có ngày 13 mà bác lặt hết lá bên trong, dù để lại lá đầu cành, cây có thể nở hoa đấy…vì mất lá già nhiều đột ngột…ABA mất nhiều đột ngột…cây sẽ căng nước đột ngột và khởi động cho quá trình nở hoa

Cứ 1 lá già có khả năng kềm 5 nụ chính không cho nở.vậy tùy theo số nụ của mỗi cành mà tính ra số lá để lại ở đầu cành..

Phạm diễm My:
Bác Vi xin tư vấn giúp cháu:
Một số cây mai ghép cháu có hiện tượng càng về sau cành trên ngày càng to hơn so với các cành phía dưới. Cũng như cháu chưa hiểu lắm về qui tắc bấm tượt cho phân nhánh. Như vậy sau tết ta tỉa phớt thì từ lúc này đến tháng 4 ta có bấm đọt khi được 4 không Bác ? Và mình tỉa bỏ cành mọc ra thảng 4 khi lặt lá ( trong chủ đề Muốn định hình cho cây mai) thì bỏ mất nụ trên những cành này luôn phải không Bác? Còn mình khống chế ngọn và cành ngọn thì ta tỉa cành hay bấm tượt vậy Bác. Và việc khống chế ngọn và tượt ngọn này nên thực hiện vào gian nào là cuối cùng ạ
Xin cám ơn Bác.


ưu thế ngọn và ưu thế trên cao bao giờ cũng vượt trội mà bác..do đó nếu không hạn chế bớt thì cây sẽ từ từ bỏ chết cành gốc, nhất là khi cành gốc nhỏ..
Do đó phải thường xuyên tỉa hoặc uốn cành trên và ưu tiên cho cành gốc nhiều ánh nắng, nhất là nắng ban mai
Việc bấm tược cái này đã viết nhiều rồi, muốn bàn thêm để sau tết hãy tính

Và mình tỉa bỏ cành mọc ra thảng 4 khi lặt lá ( trong chủ đề Muốn định hình cho cây mai) thì bỏ mất nụ trên những cành này luôn phải không Bác?

Không hẳn cứ phần cành nào mọc ra từ sau tháng 5 là phải cắt bỏ sau khi lặt lá đâu..Mà tùy tình hình thực tế mà mình cắt bỏ sao cho tàn có hình dạng cân đối và đẹp để nở hoa..

1 cây mai chăm sóc đúng sẽ rất nhiều nụ…nếu để y nguyên cây sẽ nở có thể kiệt sức luôn…hoặc để lại nhiều nụ chai…do đó phải cắt bỏ bớt đi khoảng 1/3 đến ½ tổng số nụ..cây sẽ nở mạnh hơn. Mà hoa vẫn đặc ngẹt
 
Last edited by a moderator:
Cứ 1 lá già có khả năng kềm 5 nụ chính không cho nở.vậy tùy theo số nụ của mỗi cành mà tính ra số lá để lại ở đầu cành..
Bác Vi cho con hỏi trong trường hợp 1 số cành lá già nhanh và rụng hết lá ở những cành này, trong khi các cành khác vẫn còn lá thì lá ở những cành này có kềm nụ cho những cành đã rụng hết lá không Bác Vi. Và trong trường hợp này biện pháp nào để cây không khởi động việc bung nụ vậy Bác. Con đang bị 1 cây như vậy, vẫn thấy nó im re không nhúc nhích gì hết nhưng con không yên tâm nên hỏi Bác. Để sáng Mai con chụp hình úp lên nhờ Bác xem dùm con.
 
Chiều nay có ông bạn già lại chơi…mang theo chai…đế nếp Hà Nội sản xuất từ năm… 2010 rượu có mùi thơm của..trái nhãn …
sỉn nên ngủ sớm. bây giờ thức dậy sớm

pkimduc :
Bác Vi cho con hỏi trong trường hợp 1 số cành lá già nhanh và rụng hết lá ở những cành này, trong khi các cành khác vẫn còn lá thì lá ở những cành này có kềm nụ cho những cành đã rụng hết lá không Bác Vi. Và trong trường hợp này biện pháp nào để cây không khởi động việc bung nụ vậy Bác. Con đang bị 1 cây như vậy, vẫn thấy nó im re không nhúc nhích gì hết nhưng con không yên tâm nên hỏi Bác. Để sáng Mai con chụp hình úp lên nhờ Bác xem dùm con.



Link : http://agriviet.com/home/threads/85481-Cham-soc-cay-mai-trong-chau/page131#ixzz2nHmND0Rz

ABA ( acid abscicic) có trong lá già, là 1 hocmon có tác dụng làm giảm sự căng nước của tế bào..
khi tế bào không căng nước , tế bào không thể phân chia…hoa sẽ không nở được..đã hocmon thì nó phải có công dụng cho toàn thân..

Thực tế nhận thấy..những trường hợp rụng hết lá 1 số cành , nếu rụng từ từ…có khi bị nở cành đó nhưng nở không hết bông..và có khi không bị bông nào nở cả..

Tôi có cây mai, ngọn ghép trắng…mai trắng lá chịu nắng rất dở..do ghép tàng ngọn chịu nhiều nắng quá, nên khoảng tháng 11 là tất cả lá của ngọn trắng chịu nắng hết thấu nên già quá rồi rụng sạch..để lại trên ngọn nhung nhúc nụ căng to…vậy mà không bông nào nở cả..
Tôi chỉ tưới cho cây này vừa đủ ẩm..không tưới sũng nước như những cây khác…và đặc biệt là tránh mưa hoàn toàn cho nó…
Vì nếu bị mắc mưa, nó sẽ nở 1 mớ hoa trắng…trong khi các cây khác vẫn im re..
Do đó mỗi khi thấy trời muốn mưa…tôi đều tưới cho đủ ẩm đất chậu và ướt hết lá sau đó….bung lên 1 cái dù to che mưa cho nó
 
Con chào bác Mục Tử

Đa số các cây Mai trong vườn con nụ đã to như thế này
vwwjqe

vwwjqn


Tuy nhiên vẫn còn khoảng 5 cây to con trồng ngoài đất nụ vẫn còn xanh lè và nhỏ như chân nhang.
Con định bây giờ lặt bỏ dần lá già (lặt lần lần trong 6 ngày chỉ chừa lại ít lá kiềm nụ ở đầu cành) để cho nụ mau lớn có được không bác. Từ giờ đến ngày lặt lá chính thức cũng không còn xa
 
Trời lạnh khô , chậu mất nước khá nhanh , lơ là 1 ngày là cây có thể xuống lá bung nụ , anh em chú ý nước cho mấy em mai . Và dự báo thời tiết khả năng có mưa từ 20%-60% khoảng thời gian 13h-20h bắt đầu từ ngày 11-18/12
 
Con chào bác Mục Tử

Đa số các cây Mai trong vườn con nụ đã to như thế này

..................
Tuy nhiên vẫn còn khoảng 5 cây to con trồng ngoài đất nụ vẫn còn xanh lè và nhỏ như chân nhang.
Con định bây giờ lặt bỏ dần lá già (lặt lần lần trong 6 ngày chỉ chừa lại ít lá kiềm nụ ở đầu cành) để cho nụ mau lớn có được không bác. Từ giờ đến ngày lặt lá chính thức cũng không còn xa

Cây dưới đất phát triển theo khí hậu thiên nhiên và lệ thuộc nhiều vũ lượng mưa…rất khó điều chỉnh
Tôi mà bị như bác tôi bỏ qua luôn, không thúc ép làm gì.

Lặt hết lá bên trong, để lại lá đầu cành là còn ít lá quá, quang hợp, cung cấp carbuahydrat giảm , lấy gì cho nụ phát triển ? ngoài tự rút kho dự trữ để làm nụ lớn nhanh..vậy khi nụ đã to cây còn đủ sức để nở hoa không, khi kho dự trữ….rỗng

Bác dùng 701 phun còn có lí hơn..Các chất điều hòa sinh trưởng có trong Đầu Trâu 701 sẽ làm các tế bào lớn nhanh hơn bình thường ( phun 5 ngày 1 lần) hoặc pha loãng gấp 10 lần phun 1 ngày 2 lần (sáng và chiều tối), nhơ thêm phân gốc dùng phân pha nước nhanh hơn
Đồng thời phun xen kẽ thêm kali+magie để gia tăng khả năng quang hợp và làm lá già nhanh
Trước khi gia tốc…nhở ngắt bỏ các lá đầu cành nếu các lá ấy non…để cây không phải nuôi lá dành sức mà nuôi nụ
Thì có lí hơn

baychap: - bác Mục cẩn thận với rượu nếp 29- hà nội đấy nhé !! xem tivi thấy ớn quá !!

Link : http://agriviet.com/home/newreply.php?do=postreply&t=85481#ixzz2nMBdnfIT

Cám ơn bác nhắc nhở..
Rượu sản xuất từ năm 2010.. ông bạn mua 10 chai...uống hết còn lại 1 chai ,,,nếu rượu độc thì ổng chết lâu rồi
2 người uống hết 1 chai....xỉn oắc cần câu

rượu rất ngon và thơm mùi nhãn...có lẽ do đông người mua nên họ sản xuất gian dối cho được mau nhiều hàng và thu nhiều lời...làm ăn mà u tối vì cái tham...đánh mất thương hiệu của mình, lại còn tù tội nữa
đáng tiếc cho họ
 
Cây dưới đất phát triển theo khí hậu thiên nhiên và lệ thuộc nhiều vũ lượng mưa…rất khó điều chỉnh
Tôi mà bị như bác tôi bỏ qua luôn, không thúc ép làm gì.

Dạ,con cảm ơn Bác.Con bỏ qua luôn vì Tết này con có khoảng 10 cây cho hoa rồi
 
Mong Bác Vi và các Bác trên diễn đàn tư vấn giúp cháu:

- Tất cả các chậu Mai trung và nhỏ năm nay cháu trồng trên sân thượng, thì sau khi lặt lá ta có cần mang vào bóng râm hay giăng lưới giảm nắng hoặc cứ để nguyên ngoài nắng vậy Bác. Nhiệt độ buổi trưa trên sân thượng rất nóng và khô cộng với hiệu ứng nhiệt nền bêtõng Rất khắc nghiệt mà cây không còn lá thì có sao không ạ.


- Các cây bị khuyết tàn một phía cháu dự định vừa chưng tết kết hợp ghép bổ sung có được không ạ.
 
Mong Bác Vi và các Bác trên diễn đàn tư vấn giúp cháu:

- Tất cả các chậu Mai trung và nhỏ năm nay cháu trồng trên sân thượng, thì sau khi lặt lá ta có cần mang vào bóng râm hay giăng lưới giảm nắng hoặc cứ để nguyên ngoài nắng vậy Bác. Nhiệt độ buổi trưa trên sân thượng rất nóng và khô cộng với hiệu ứng nhiệt nền bêtõng Rất khắc nghiệt mà cây không còn lá thì có sao không ạ.


- Các cây bị khuyết tàn một phía cháu dự định vừa chưng tết kết hợp ghép bổ sung có được không ạ.

Dù ở sân thượng và cây không còn lá..nhưng cái nắng mùa đông không đủ sức làm chết khô cành đâu, nhưng Nhiệt độ sẽ làm hoa nở nhanh..nếu đủ ẩm hoa sẽ nở to…thiếu ẩm hoa sẽ nở nhỏ
Cái nắng tháng 2 bắt đầu đáng sợ, nhất là khi ở trên sân thượng..

Trồng cây sân thượng bắt buộc phải có lưới giảm nắng…mỗi khi thấy gắt quá
Do đó bác hãy mua lưới trước đi…không mắc đâu..sau khi lặt lá mai xong bác để mai vào, thì sẽ rất an toàn khi ở trên sân thượng.

Không biết sân thượng bác như thế nào, cái sân thượng của tôi nắng toàn phần quanh năm…từ lúc mặt trời mọc…đến khi chiều về đều nắng 100%…cây bông giấy và cả sứ thái cũng không chịu nổi, sân thượng của tôi để trống

Theo lí thuyết : nắng to là 1 lợi thế để trồng cây vì lúc đó cây quang hợp rất mạnh…nhưng nhiệt độ cao lại là 1 bất lợi…vì khi đó cây ngừng sinh trưởng, ngừng quang hợp mà co lại chịu đựng rồi…chết dần dần
Bác thiết kế làm sao mà nắng to nhưng nhiệt độ và độ ẩm bình thường như dưới vườn. thì sân thượng lúc đó trồng cây rất…đắc địa

... Các cây bị khuyết tàn một phía cháu dự định vừa chưng tết kết hợp ghép bổ sung có được không ạ.

Các phần bị khuyết tàn…thì nên ghép ngay bây giờ đi vì “ngọn ngủ” bây giờ có nhiều…nó sẽ dính nhanh vì “tài nguyên” trong thân cây bây giờ đang tích trữ được rất nhiều…nó dính nhưng nó vẫn tiếp tục ngủ
Sau khi lặt lá xong, để chờ nở hoa tết.. mầm ghép sẽ thức dậy ngay và phát triển nhanh…

Rằm tháng giêng xả tàn….nhưng đừng đụng đến cành ghép, nó có lợi thế phát triển còn nhanh hơn nữa và mau chóng phủ kín tàn cho chỗ trống
 
Last edited by a moderator:
Gởi Lão Mục.
Tình hình hiện nay cây mai BĐ có hiện tượng nhiễm nhện đỏ đã xử lý theo hướng dẫn của Bác, đã phun thuốc chuyên trị nhện đỏ 3 lần cách nhau 5 ngày, hiện nay giảm tưới cây vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, ko biết có qua nổi tết ko. Có thể thay đất được không Bác?
Cây mai xanh tốt còn lại thì ra bông lai rai, thấy bung nụ nhiều không kìm hãm được. Cây này năm nào cũng vậy cả, đều nở lai rai trước tết. Khí hậu CT lúc này mát, ítt nắng.
 
Gởi Lão Mục.
Tình hình hiện nay cây mai BĐ có hiện tượng nhiễm nhện đỏ đã xử lý theo hướng dẫn của Bác, đã phun thuốc chuyên trị nhện đỏ 3 lần cách nhau 5 ngày, hiện nay giảm tưới cây vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, ko biết có qua nổi tết ko. Có thể thay đất được không Bác?
Cây mai xanh tốt còn lại thì ra bông lai rai, thấy bung nụ nhiều không kìm hãm được. Cây này năm nào cũng vậy cả, đều nở lai rai trước tết. Khí hậu CT lúc này mát, ítt nắng.

Lá mai bị nhện đỏ, sẽ xấu đi và không mạnh mẽ, không chữa trị kịp, lá sẽ rụng hết
Phun 2 lần thuốc ( phải phun đúng cách = phun buổi chiều, ướt cả 2 mặt trên và dưới lá) nhện sẽ chết hết. nhưng những tổn thương trên lá sẽ không thể phục hồi
Do đó với nhện đỏ và bọ trĩ ngừa sẽ tốt hơn trị

... Cây này năm nào cũng vậy cả, đều nở lai rai trước tết. Khí hậu CT lúc này mát, ítt nắng

Mai Bình Định do trồng nguyên hột…nên nó có cá tánh tùy theo di truyền cho riêng nó,
tôi cũng bị 1 cây BĐ. Kết nụ xong, nụ nào lớn lên là nở, không cách nào cản được nó.
Tôi đang tính, cưa ngắn thân nó đi rồi ghép mai Giảo. làm Bonsai

Các cây BĐ khác không bị vậy. nuôi và giữ nụ giỏi..tháng này nụ đã căng phồng mà chưa có 1 bông nở

Saigon cũng ít nắng và se lạnh. E rằng mùa đông năm nay sẽ lạnh hơn các năm trước..và cũng e rằng 3 tuần cuối năm mà bị lạnh nhiều…thì công lao chăm sóc mai 1 năm sẽ thành …. uổng phí

....Có thể thay đất được không Bác?

Thay đất lúc này không có lợi…
chờ sau tết thay đất là tốt nhất.
nếu muốn thay đất sớm .thay lúc lặt lá xong cũng được, nhưng mai sẽ nở chậm hơn 3 ngày và nở không mạnh
 
gửi bác VI
Bác cho cháu hỏi trong vườn cháu có 1 cây mai ghép THỦ ĐỨC được 2 năm, từ lúc cây được ghép phải nói rằng là cây này rất sung và bộ lá xanh mượt nhưng có 1 điều là cháu không hiểu sao cây mai này kết nụ không được nhiều và lâu lâu ra hoa chỉ có 1 nụ bông. Phải chăng vào tháng 5 cháu không tạo cú sốc cho cây nên nụ không được nhiều?
cháu cảm ơn
 
gửi bác VI
Bác cho cháu hỏi trong vườn cháu có 1 cây mai ghép THỦ ĐỨC được 2 năm, từ lúc cây được ghép phải nói rằng là cây này rất sung và bộ lá xanh mượt nhưng có 1 điều là cháu không hiểu sao cây mai này kết nụ không được nhiều và lâu lâu ra hoa chỉ có 1 nụ bông. Phải chăng vào tháng 5 cháu không tạo cú sốc cho cây nên nụ không được nhiều?
cháu cảm ơn

Do chăm sóc tốt quá, cây mải mê tăng trưởng, thời kì “xuân hóa” kéo dài cây chưa chịu trưởng thành nên không thể kết nụ được, hoặc do thừa đạm, hoặc do thiếu lân nên hệ thống sinh thực không phát triển..

Các điều kiện “ắt có và đủ” để cây mai kết nụ là :
Phải đã trưởng thành..đất phải có đủ lân trong giai đoạn đầu lúc tạo sinh khối ( tàng lá)
Thì khi lá đã trưởng thành…bước vào giai đoạn kết nụ, phải giảm đạm cây mới ra nụ được

... Phải chăng vào tháng 5 cháu không tạo cú sốc cho cây nên nụ không được nhiều?

Nếu các điều kiện “ắt có và đủ” đã nêu trên mà không có, thì bác có tạo sock đến đâu cây cũng chẳng ra nụ được…thậm chí phun 2,4D cũng chẳng công dụng…do hệ thống sinh thực…không có, hoặc …chưa có
lân là chất quan trọng nhất để cây tạo rễ…tạo gỗ…và kiện toàn bộ phận sinh thực mà kết nụ, Lân phải bón sớm và bón sâu, lân phải có ngay trong bón lót lúc chưa trồng cây…ngĩa là lân phải có ngay từ khâu làm đất….thì mới có công dụng cao
Túm lại đất trồng cây này thừa đạm và thiếu lân và đang còn…non....

và quan trọng nữa là..... coi chừng cây thiếu nắng
Thiếu nắng là... hỏng hết
 
"Do chăm sóc tốt quá, cây mải mê tăng trưởng, thời kì “xuân hóa” kéo dài cây chưa chịu trưởng thành nên không thể kết nụ được và có thể thừa đạm"
từ tháng 1-5 cứ 15 ngày 1 lần là cháu cho bánh dầu hoặc phân cá ngâm 1 lần
vậy chắc là cháu bị phạm vấn đề này rồi bác ơi. Nhờ bác cho cháu lời khuyên ạ?
nắng thì 100%
LÂN cháu có thêm vào ngay đầu năm và tháng 4,5 cháu củng có cho thêm 1 đợt nữa
đầu năm tới cháu tính thay hết chất trồng cho mai của cháu vì đã được 3 năm và lúc trước chất trồng sơ dừa hơi nhiều nên đợt này cháu dự định chất trồng thay cho mai ghép 2 năm( lên chậu 3 năm) là
-Trấu hun hạ to :60%
-Phân bò đã ủ :10%
-Đất :15%
-sơ dừa + trấu sống: 15%
-và thêm mỗi chậu 1 chén LÂN trộn lại
bác xem dùm cháu thay chất trống vậy ổn không ạ...cháu cảm ơn bác nhiều
 
Last edited by a moderator:
Cáp quang bình thường tốt lắm hôm nay cứ chập chờn..lúc có lúc không. Đành phải kết nối mạng qua cục….3G
mới có…35 phút hết 100M…thảo nào các bác chuyên dùng 3G la làng khi phí tăng cao cũng phải

"Do chăm sóc tốt quá, cây mải mê tăng trưởng, thời kì “xuân hóa” kéo dài cây chưa chịu trưởng thành nên không thể kết nụ được và có thể thừa đạm"
từ tháng 1-5 cứ 15 ngày 1 lần là cháu cho bánh dầu hoặc phân cá ngâm 1 lần
vậy chắc là cháu bị phạm vấn đề này rồi bác ơi. Nhờ bác cho cháu lời khuyên ạ?
nắng thì 100%
LÂN cháu có thêm vào ngay đầu năm và tháng 4,5 cháu củng có cho thêm 1 đợt nữa
đầu năm tới cháu tính thay hết chất trồng cho mai của cháu vì đã được 3 năm và lúc trước chất trồng sơ dừa hơi nhiều nên đợt này cháu dự định chất trồng thay cho mai ghép 2 năm( lên chậu 3 năm) là
-Trấu hun hạ to :60%
-Phân bò đã ủ :10%
-Đất :15%
-sơ dừa + trấu sống: 15%
-và thêm mỗi chậu 1 chén LÂN trộn lại
bác xem dùm cháu thay chất trống vậy ổn không ạ...cháu cảm ơn bác nhiều

bác làm sai rồi,nên cây không kết được nụ

....từ tháng 1-5 cứ 15 ngày 1 lần là cháu cho bánh dầu hoặc phân cá ngâm 1 lần
vậy chắc là cháu bị phạm vấn đề này rồi bác ơi. Nhờ bác cho cháu lời khuyên ạ?
nắng thì 100%
LÂN cháu có thêm vào ngay đầu năm và tháng 4,5 cháu củng có cho thêm 1 đợt nữa...

Sai lầm là chỗ này : thừa đạm từ tháng 1 đến 5 . và thiếu lân dễ tiêu ngay từ đầu năm

Lân chưa phân hủy cho vào đầu năm cây muốn sài được phải từ tháng 4 ngĩa là phải qua 1 quá trình vi sinh phân hủy vài tháng cây mới tiêu thụ được lân ( lân đã được phân hủy gọi là lân dễ tiêu)

Lí ra khi ủ phân bò bác phải trộn chung với super lân phun nước cho ẩm..sau đó ủ là tốt nhất

Tốt hơn nữa là ủ lân với phân gà..phân gà giàu đạm lân và kali
Super lân trong quá trình ủ sẽ được vi sinh phân hủy rồi kết hợp với đạm trong phân gà biến thành 1 dạng gọi là : Phốtphát amon
Phốt phát amon là 1 dạng cây thích nhất…rất dễ hấp thụ lại không bị mất đạm do nước tưới hoặc bốc hơi…vì đạm đã kết hợp được với lân…đặc tính của lân là dính chặt nước không rửa trôi được

Đề ngị : bác nên ủ phân bò với lân ngay từ bây giờ…để sau tết dùng cũng được dù chỉ còn hơn 2 tháng nhưng phân bò lên men không mạnh…nên không tai hại lắm khi chưa hoai

Chất trồng khi thay đất nên thêm chút vôi chết..
đầu hoặc giữa tháng 2 khi thấy tàng lá đã nhiều và đã xanh thì bắt đầu thúc thêm : tưới phân dynamic ngâm với NPK
Phân bón phải cân đối thì cây mới kết nụ được

Phân cá ngâm chỉ nên dùng cho các cây không thay đất và cũng chỉ dùng 1 tháng 1 lần từ tháng 2 đến tháng 5

Thùng phân cá của bác nên đổ thêm vào vài kí super lân thì có lợi hơn
 
Cảm ơn Mục Tử.
Tôi phun thuốc diệt nhện vào buổi sáng sớm, cây còn ít lá nên phun cũng đều hết. Tình trạng cây vẫn tiếp tục rụng lá và chưa thấy mầm mới nào xuất hiện cả, có hiện tượng khô cành. Cây này chỉ mong cứu sống chứ không cần nở hoa tết đâu ạ. Mong bác chỉ giáo thêm. Chiều nay tôi sẽ phun thuốc tiếp.
Cây BD kia thì đúng là nụ lớn là nở không kềm được nó.
 
.......... Tình trạng cây vẫn tiếp tục rụng lá và chưa thấy mầm mới nào xuất hiện cả, có hiện tượng khô cành. Cây này chỉ mong cứu sống chứ không cần nở hoa tết đâu ạ. Mong bác chỉ giáo thêm. Chiều nay tôi sẽ phun thuốc tiếp.
........

........Có thể thay đất được không Bác?

Trước nhất Bác thử moi rễ lên xem có bị nổi hột do tuyến trùng không ?

Hoặc Có thể cây của bác do bị nhện đỏ rụng hết lá…trường hợp này lá phải rụng hết…mầm mới mọc lên được…nếu lá chưa rụng hết bác hãy tước hết lá đi

Nếu bác nhận thấy rằng…cây chết dần do chất trồng đã hóa độc, thì thay đất cây sẽ sống lại
Còn nếu như cây chết dần do bịnh tật làm suy yếu…thì thay đất cây sẽ chết nhanh hơn
 
dạ cháu cảm ơn bác VI
rút kinh nghiệm nên cách đây 1 tháng cháu đã ủ phân bò cừ lớp phân cao 20cm cháu 1 lớp supper LÂN mỏng và rưới tricoderma lên trên đống phân và cứ như vậy cháu đã ủ hết đống...
và hiện tại cháu có 1 thùng phân cá và 1 thùng phân bánh dầu
cháu không hiểu câu này bác ơi
''Phân cá ngâm chỉ nên dùng cho các cây không thay đất và cũng chỉ dùng 1 tháng 1 lần từ tháng 2 đến tháng 5"

các cây không thay đất là cac cây năm đó không thay chất trồng mới phải không bác?
nếu cháu có cả bánh dầu và phân cá thì củng luan phiên 1 tháng 1 lần?
hiện tại trên thị trường cháu thấy có dynamic của nhật.. loại này sdung bằng của úc không bác?
cháu cảm ơn bác
 
Back
Top