Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Gửi bởi: Phạm Diễm My:

-Có người tư vẩn khi cắt ngọn cây thì khoan ghép ngay mà hãy chờ cho gốc mai tứ quí vừa nức vỏ nhú mầm thì lãy bỏ
các mầm này rồi ghép cắm ngọn là cây dễ dính và phát triển nhanh nhất, như vậy đúng không Bác?




Ngoài những tư vấn của các nghệ nhân như trên rất hữu ích, tôi xin góp thêm ngụ ý của việc " chờ cho gốc tứ quí vừa nức võ nhú mầm thì lãy bỏ các mầm này rồi ghép ngọn là cây dễ dính và phát triển nhanh nhất ". Đây là cách làm tôi nghe được từ nhả vườn tại Bến Tre nói lại. Vì họ cho rằng khi mới cắt ngọn đồng loạt thì có cây đang lên nhựa, nhưng cũng có cây chưa lên nhựa . Nên họ chờ cây tự thích ứng để tồn tại bằng cách nãy mầm đâm tượt thì ghép sẽ dễ dính và phát triển nhanh vì lúc này họ nói cây đang lên nhựa mạnh nhất.
Chúc bạn thành công.

tôi lại có suy luận khác cắt xong ghép luôn, trước khi ghép tưới nước trước 1 tiếng.
một gốc mai sống khỏe mạch nếu chúng ta cắt ngang thì nhựa chảy ra rất mạnh nếu bôi keo vào ko bao giờ keo khô vì nhựa cứ đùn ra 2 đến 3 ngày sau mới hết hiện tượng đó vì cây ko còn lá để quang hợp nhựa sẽ đứng lại. nếu tình trạng ko có lá này kéo dài cây sẽ suy đi! vậy tại sao chúng ta phải chờ kéo dài thời gian cây ko có lá?
 
tôi lại có suy luận khác cắt xong ghép luôn, trước khi ghép tưới nước trước 1 tiếng.
một gốc mai sống khỏe mạch nếu chúng ta cắt ngang thì nhựa chảy ra rất mạnh nếu bôi keo vào ko bao giờ keo khô vì nhựa cứ đùn ra 2 đến 3 ngày sau mới hết hiện tượng đó vì cây ko còn lá để quang hợp nhựa sẽ đứng lại. nếu tình trạng ko có lá này kéo dài cây sẽ suy đi! vậy tại sao chúng ta phải chờ kéo dài thời gian cây ko có lá?

Suy luận của Bác rất giống thắc mắc của tôi về cách ghép của nhà vườn Bến Tre kia. Họ giải thích rằng nhựa tuôn ra khi cắt là nhựa vết thương chảy do cây bị mất cân bằng đột suất. Nhựa chảy ra từ lõi gổ và cả võ nữa. Còn nhựa khi cây nức võ đâm mầm là nhựa thích ứng của cây để tái sinh trưởng. Do đó ghép lúc này là dính ngay và phát triển rất nhanh. Nhà vườn này tên Toàn. Ông có điểm bán mai ghép sơ chế quanh năm cung cấp số lượng lớn tại Bến Bình Đông
Quận 8. Ông khẳng định ông và các đồng nghiệp của ông ta cũng có chung cách lảm này và tỉ lệ thành công gần như 100%. Sau khi ghép cây liền mối và phát triển cực nhanh. Ông rất thật lòng và nhiệt tình chia sẽ kinh nghiệm với tất cả mọi người. Những thàmh viên của Diễn Đàn nếu có dịp nên ghé qua đây để tích luỹ thêm kinh ngjieejm rất hữu ích.
 
Last edited by a moderator:
Suy luận của Bác rất giống thắc mắc của tôi về cách ghép của nhà vườn Bến Tre kia. Họ giải thích rằng nhựa tuôn ra khi cắt là nhựa vết thương chảy do cây bị mất cân bằng đột suất. Nhựa chảy ra từ lõi gổ và cả võ nữa. Còn nhựa khi cây nức võ đâm mầm là nhựa thích ứng của cây để tái sinh trưởng. Do đó ghép lúc này là dính ngay và phát triển rất nhanh. Nhà vườn này tên Toàn. Ông có điểm bán mai ghép sơ chế quanh năm cung cấp số lượng lớn tại Bến Bình Đông
Quận 8. Ông khẳng định ông và các đồng nghiệp của ông ta cũng có chung cách lảm này và tỉ lệ thành công gần như 100%. Sau khi ghép cây liền mối và phát triển cực nhanh. Ông rất thật lòng và nhiệt tình chia sẽ kinh nghiệm với tất cả mọi người. Những thàmh viên của Diễn Đàn nếu có dịp nên ghé qua đây để tích luỹ thêm kinh ngjieejm rất hữu ích.


Lí thuyết :

Gỗ là một mô phức tạp gồm cả tế bào sống và chết, có chức năng dẫn nhựa nguyên (dẫn truyền nước và muối khoáng từ rễ qua thân lên tới lá - dòng đi lên).
....
Rễ cây hút nhựa từ nước và khóang chất nhưng thứ nhựa nguyên nầy không đủ để nuôi sống cây nên cây phải phân phát nhựa nầy cho các lá, và với sự hợp tác của ánh sáng mặt trời và không khí, lá biến chế nhựa nguyên thành một thứ nhựa gọi là nhựa luyện có khả năng nuôi sống cây

Cắt ngang 1 thân cây…nhựa trong đó chảy ra rất nhiều, nhất là cây sanh..1 thứ nhựa nhờ nhợ, chảy ra tới vài ngày mới ngưng
Nhựa đó là nhựa nguyên do rễ hút lên từ đất gồm nước…phân bón….nhựa này không nuôi cây..chưa có năng lượng thực sự… thiếu nhựa nguyên lá sẽ héo vì mất nước cung cấp và cây có thể chết ngay tức khắc vì thiếu nước
nhựa nguyên sẽ được đưa ra lá để quang hợp sẽ biến thành nhựa luyện. theo vỏ cây trở về tới gốc
Nhựa luyện
chính là năng lượng là sức mạnh của cây, chứa nhiều ở vỏ cây..
Nhựa luyện sẽ hàn vết thương … tạo mô mới và phù lên khi đọng lại. tạo thành u cục. nhựa luyện là máu của cây do đó nó đặc…
Thiếu nhựa luyện cây sẽ èo uột không mọc được mầm mới. không nở được hoa không kết được trái … không hàn được vết thương...cây chết từ từ

Nếu bạn lột vỏ cây…nhựa tươm ra sau đó khô ngay..đó là nhựa luyện tiết ra từ vỏ
Do đó trong kĩ thuật ghép mắt ngủ, : sau khi lột mắt ngủ và sau khi mở cửa sổ phải làm cho nhanh…đừng để lâu vì nhựa luyện sẽ khô..kết nối sẽ không dính

Không có nhựa nguyên chảy ra từ vỏ đâu…vì nhựa nguyên đi theo các ống dẫn nằm trong mạch gỗ…lột vỏ đâu có làm đứt ống dẫn đâu mà nhựa nguyên chảy ra ?!
Chỉ khi nào bạn cắt ngang 1 thân cây…các ống dẫn bị cắt ngang sẽ chảy ra nhựa nguyên

Nhựa nguyên không giá trị gì trong ghép cây, vì nó không hàn được vết thương…mà chỉ làm hỏng đi mắt ghép thôi.do đọng ở đó rồi thúi đi
 
Last edited by a moderator:
Mấy bác cho tôi hỏi gốc mai vàng và gốc tứ quý khác nhau như thế nào ạ.

Tốc độ phát triển của gốc mai vàng lớn nhanh hơn, nếu dùng làm gốc ghép thì mối ghép đẹp hơn ít bị phù mối ghép...Có những giống mai khi ghép lên gốc mai vàng thì sức sống không mạnh, không cho kết quả như mong muốn. Nhưng khi lấy gốc mai tứ quí làm gốc để ghép thì nó có sức sống mạnh hơn rất nhiều so với mai vàng, dễ chăm sóc, kháng bệnh khoẻ, sai bông, bông có màu đậm...tuỳ theo sở thích và nhu cầu mà đưa ra lựa chọn giữa gốc mai vàng và tứ quí.
 
Xin hỏi ,nơi bán của bác TOÀN ở Bình Đông khúc nào vậy, có nhận giép mai không, giá thế nào.Cảm ơn
.
 
Bác đi trên Đường Bến Bình Đông từ hướng cầu Chà Và về hướng quận 8 qua 1 cây cầu nhỏ rồi đến gần cây Lớn hơn ( cách cầu khoản 150 m) có những điểm bán cây cảnh, hỏi thăm điểm bán của anh Toàn và Cô Loan Bến Tre.
 
Tốc độ phát triển của gốc mai vàng lớn nhanh hơn, nếu dùng làm gốc ghép thì mối ghép đẹp hơn ít bị phù mối ghép...Có những giống mai khi ghép lên gốc mai vàng thì sức sống không mạnh, không cho kết quả như mong muốn. Nhưng khi lấy gốc mai tứ quí làm gốc để ghép thì nó có sức sống mạnh hơn rất nhiều so với mai vàng, dễ chăm sóc, kháng bệnh khoẻ, sai bông, bông có màu đậm...tuỳ theo sở thích và nhu cầu mà đưa ra lựa chọn giữa gốc mai vàng và tứ quí.

Ko phải ý này bác à. Do mấy cây mai ở nhà ra bông hết nên định tới chợ tết năm nay mua mai mà tôi ko biết phân biệt gốc mai vàng và tứ quí. Định mua gốc nhỏ thôi mà mua nhầm gốc tứ quí một hai năm sau nó bị phù thì uổng.
 
Cách chăm mai tốt cho sức khoẻ.

Bác Mục chia sẽ cách chăm mai cho con với, ở nhà tuần nào cũng phun xịch tối thiểu cũng 1 lần phun
đều này làm cho gia đình phàn nàn hoài mà con không biết giải quyết làm sao?. Nào là phân bón lá, nấm,sâu rồi cuối năm thêm các vi lượng..... Đối với cây mạnh khoẻ đủ nắng theo Bác mình phải phun ntn nhằm kéo giản khoảng cách giữa 2 lần phun mà vẫn đảm bảo vi lượng, nấm, sâu không Bác.

*Các loại thuốc sâu nếu phun ngừa nên giảm 1/2 liều (đối với cây không bệnh) nhằm giảm độc tố cho người mà vẫn xua đuổi côn trùng hút chích, đều này có đúng không Bác. Cảm ơn Bác
 
Gửi Bác Mục và toàn thể các AE, các AE cho em hỏi là thật sự công nghệ trồng cây hiện đại hoá như bây giờ thì thật sự có thuốc kích thích cho mai ra nụ và nụ nhiều trong vòng 1,2 tháng cuối năm để tết kịp nở? e đã tranh luận theo quan điểm của em là chắc chắn ko thể đc và bị nói là NGU LÂU DỐT BỀN KHÓ ĐÀO TẠO, đến lúc sau cùng là em bị bock nick ko cho chat tranh luận tiếp ...

 
Last edited by a moderator:
Gửi Bác Mục và toàn thể các AE, các AE cho em hỏi là thật sự công nghệ trồng cây hiện đại hoá như bây giờ thì thật sự có thuốc kích thích cho mai ra nụ và nụ nhiều trong vòng 1,2 tháng cuối năm để tết kịp nở? e đã tranh luận theo quan điểm của em là chắc chắn ko thể đc và bị nói là NGU LÂU DỐT BỀN KHÓ ĐÀO TẠO, đến lúc sau cùng là em bị bock nick ko cho chat tranh luận tiếp ... mời Các AE xem ngắn gọn phần chát, người viết ko dấu là em...


Trước hết phải xem mình là người ngắm hoa hay chơi hoa?
Nếu chỉ ngắm hoa thôi thì cứ thấy hoa nở nhiều, nở hoài, nở liên miên là thích....Sau đó cây tiêu luôn không cần quan tâm thì việc kích nụ cho nó ra là điều mà người ngắm hoa đang cần(hoa ngắn ngày).

Đối với người chơi hoa cần thiết cây phải đúng nhịp sinh học của nó, trời đất sinh ra vạn vật điều có lý do và sự sinh trưởng của nó là có qui luật của tự nhiên. Đừng cố thay đổi nó phát triển sai qui luật. Cây mai là biểu tượng cho sự may mắn . Bác Mục có nói rằng "Chỉ có con người cuối đầu trước Mai, chứ không có điều ngược lại. Chính vì vậy Bác ấy không thích thế Thác đổ".

Ta hay xem cách tỉa bỏ đọt của nhà vườn Bình Định chứng tỏ họ hiểu về cây mai rất rõ ràng :
Từ tháng 6 đến tháng 8 Âm lịch: khi các lá trên cành đã trưởng thành và đọt chuẩn bị bung ra thì tỉa bỏ đọt
Rõ ràng cách bấm này sẽ làm chậm tối thiểu 15 ngày cho mỗi lần bấm( vì sau 15 ngày cây mới tạo được đọt mới) và họ làm liên tục trong 2 tháng
Trong 2 tháng từ 6 tới 8 cây không thể ra được đọt mới do đó sẽ dành toàn bộ năng lượng để ra nụ ở cách nách lá hiện có và ra nụ luôn ở các mầm ngủ năm sâu bên trong cành ( gần thân hoặc trong thân).
Vì năng lượng không bị chia sẻ cho ra đọt nên nụ kết rất nhiều..

Đến tháng 9 al họ thay đổi cách bấm đọt bằng cách bấm đọt có chọn lọc ngĩa là lúc này cành nào nụ đã to họ không bấm mà thả cho đọt phát triển..để nụ không bị dồn nhựa nuôi thành quá già mà nở sớm
Và cành nào nụ còn nhỏ thì bị bấm tược khi đọt muốn phóng ra..để cành dồn sức nuôi nụ cho mau lớn

Cái gọi là thuốc kích nụ theo tôi cũng chỉ là 1 loại hóa chất làm cằn cỗi lại đọt non không cho đọt phát triển..để cây dồn sức ra nụ
Và công dụng của thuốc rõ ràng là thay cho việc bấm tược thôi

Theo em nghĩ trong 2 tháng cuối vẫn có thể kích cho ra nụ từ mầm ngủ ở các nách lá khó tính. Bằng cách tác động bằng hóa chất (Người ta đồn là hoạt chất 2,4D có trong thuốc diệt cỏ, dùng với liều lượng > 1/10 so với chỉ dẫn), hoạt chất 2,4D có tác dụng ức chế quang hợp của cây cỏ lá rộng. Làm cho cây ngừng sinh trưởng cộng với nắng nóng cỏ sẽ chết. Nhưng gặp mưa hay ngập nước nó sẽ có khả năng tái sinh lại bình thường, cái mà dân làm ruộng trước đây như em không thích chút nào. Vì phải dùng loại thuốc khác và diệt tiếp.

Theo em nghĩ đối với cây Mai là cây thân gỗ đa niên, cây có nội lực mạnh mà gặp hoạt chất này sẽ là lá cằn lại rất nhanh và các cành bị trúng hoạt chất sẽ ngừng quang hợp . Ngừng quang hợp thì không phát triển thêm cành nhánh. Nội lực mạnh + không phát triển cành nhát nó sẽ phát cái gì đây ngoài nụ!? Đối với cây suy có thể chết, nhưng cây mạnh thì không sao

Ngoài ra em nghĩ rằng có thể dùng các hoạt chất khác mà cốt yếu của nó cũng chỉ làm cho "Lá cằn nhanh, ngừng phát cành nhánh, chỉ con đường duy nhất là phát nụ!"

Trồng và chăm cả năm mà ngắm hoa vài ngày rất thú vị Bác ạ, trồng mà ngắm một năm 5 7 lần thì còn gì là thú vị...
 
Last edited by a moderator:
- đáng lẽ bạn ko nên tranh luận tiếp với những người như thế .
- Còn mod nào bank nick bạn , chắc do bạn phạm quy định dd
 
Bác Mục chia sẽ cách chăm mai cho con với, ở nhà tuần nào cũng phun xịch tối thiểu cũng 1 lần phun
đều này làm cho gia đình phàn nàn hoài mà con không biết giải quyết làm sao?. Nào là phân bón lá, nấm,sâu rồi cuối năm thêm các vi lượng..... Đối với cây mạnh khoẻ đủ nắng theo Bác mình phải phun ntn nhằm kéo giản khoảng cách giữa 2 lần phun mà vẫn đảm bảo vi lượng, nấm, sâu không Bác.

*Các loại thuốc sâu nếu phun ngừa nên giảm 1/2 liều (đối với cây không bệnh) nhằm giảm độc tố cho người mà vẫn xua đuổi côn trùng hút chích, đều này có đúng không Bác. Cảm ơn Bác


Năm nào đọc báo thấy viết : Phụ nữ Bến Tre sanh con dị tật nhiều hơn phụ nữ quận 10 thành phố HCM đến 30 lần…
Cứ đổ lỗi cho trong chiến tranh tại chất độc da cam..!!nhưng theo tôi biết chất độc da cam ngày xưa…rải ở rừng núi Trường sơn chứ đâu có rải ở Bến Tre.
Còn các thuốc trừ bịnh, trừ cỏ các thuốc diệt sâu rầy đang được dùng hằng ngày chung quanh không có hại là vô can hoàn toàn vì không có độc cho người hay sao ?

Vườn mai dùng nhiều các loại thuốc sau:
diệt bọ trĩ :
Actara. Regen…không có mùi.nhưng không mùi đâu phải là không độc
Phun nên lúc vào sáng sớm sẽ có công dụng cao. trời lại ít gió nên không ngại bụi thuốc bay xa.
Người trồng dưa hấu…họ dùng 1 gói atara trộn đều trong 1 thùng 20 lít phân hữu cơ ủ 1 đêm cho thuốc tan đều…sau đó cho vào mỗi gốc dưa vài nắm..thuốc sẽ lưu dẫn lên tới ngọn dưa…diệt bọ trĩ rất hiệu quả lại không gây độc cho người chung quanh

Nhện đỏ:

Thuốc diệt nhện đỏ mùi cũng rất nặng..
Ngừa nhện đỏ hay nhất là dùng cách tưới nước phun mạnh trên lá có công dụng ngừa nhện rất tốt..do đó vườn tôi từ đầu năm đến giờ mới phun alfamite có 1 lần

Tuyến trùng :
Ngay từ đầu năm nên dùng sincosin +agrispon 1 tháng 1 lần đây là thuốc sinh học nên không độc với người, đồng thời trồng cây cúc vạn thọ trong vườn
Sang tháng 5 sincosin + agrispon không dùng được nữa , hãy nhổ vạn thọ lên để lấy thân lá bằm ra ủ gốc. Trong thân lá, hoa, cây cúc vạn thọ có chứa chất có tác dụng như nematicid diệt được tuyến trùng.

Kết hợp thuốc
Sự kết hợp sẽ làm giảm công lao động, và giảm số lần phun như vậy sẽ giảm độc hại cho chung quanh
Ngừa diệt bọ trĩ nên pha chung với phân bón lá..hoặc trộn chung với thuốc ngừa nấm bịnh
Nhưng nên nhớ là phân bón lá không nên kết hợp chung với thuốc ngừa nấm…vì sẽ làm giảm khả năng trừ nấm của thuốc

Cuối cùng là chuyển dần dần sang dùng thuốc trừ sâu sinh học , trừ nấm bằng dược thảo khi có điều kiện

Năm nay tôi dùng BoaMa 2.0EC của Đài Loan..hoạt chất sinh học là Abamectin 2%...thuốc có công dụng tốt nhưng mùi rất nặng, như mùi của Kelthan.. pha 10cc + 10 lít nước..phun 2 ngày sau vẫn còn mùi

Cuối cùng hơn nữa là : mọi cái đam mê đều có giá phải trả..
Người đam mê xe..ngoài cái tốn nhiều tiền mua xe…mà còn coi chừng tai nạn..thương tật, có khi mất mạng. như 1 tài tử holywood thật dễ mến mới đây đã chết vì tai nan khi mới tuổi 40

Người đam mê mai vàng…ngoài tốn tiền, tốn công mua và chăm sóc mà còn coi chừng nhiễm độc hại từ thuốc bảo vệ thưc vật..không chỉ cho mình mà còn cho thân nhân và chung quanh
Do đó cần phải cân nhắc và ngiên cứu làm cách nào cho cái thú vui được an toàn trọn ven mà không bị cái hệ quả của nó...thành lớn quá

... Trích : ..Các loại thuốc sâu nếu phun ngừa nên giảm 1/2 liều (đối với cây không bệnh) nhằm giảm độc tố cho người mà vẫn xua đuổi côn trùng hút chích, đều này có đúng không Bác.

Theo tôi hiểu là không đúng…vì công dụng của thuốc là ăn trúng thuốc hoặc dính trúng thuốc côn trùng phải chết..dùng liều nhẹ nó sẽ không chết thì nó sẽ miễn nhiễm với thuốc….còn khó diệt hơn

Các loại thuốc xua đuổi côn trùng chỉ có trong thuốc trừ sâu sinh học..thí dụ như HTD 01 đến HTD 04 năm nào…giá rất mắc…công dụng của thuốc là xua đuổi côn trùng bọ trĩ..v..v như quảng cáo
Nhưng thực sự dùng cho mai vàng thuốc này không xua đuổi được bọ trĩ

Bác đọc thêm bài dưới đây về các loại thuốc trừ sâu sinh học và trừ bệnh gốc thảo dược, đang có trên thị trường :

I - Thuốc trừ sâu

1 - Chất ABAMECTIN và EMAMECTIN
Là các chất được chiết xuất trong môi trường nuôi cấy loài nấm Streptomyces avermitilis. Hai chất này có cấu tạo hóa học và tính chất gần giống nhau, trong đó Emamectin có hiệu lực diệt sâu mạnh hơn. Thuốc có tác động diệt sâu qua đường tiếp xúc, vị độc và có khả năng thấm sâu, hiệu lực diệt sâu nhanh và mạnh không thua kém thuốc hóa học. Do hiệu lực mạnh nên lượng hoạt chất sử dụng rất thấp, chỉ từ 3-5 g/ha, trong đó Emamectin mạnh hơn Abamectin. Thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt sử dụng cho rau, hoa cảnh, các cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị cao.

Ở nước ta hiện nay các hoạt chất trên được đăng ký với nhiều tên thương mại của nhiều đơn vị và được sử dụng rất phổ biến, trong đó có các thuốc Đầu Trâu Bi-sad, Đầu Trâu Merci, Proclaim… Thuốc Đầu Trâu Bi-sad 0,5ME chứa 0,5% Emamectin dưới dạng siêu nhũ, dùng phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ bắp cải, sâu vẽ bùa cam… pha liều lượng 10-15ml/10l nước, hiệu lực diệt sâu sau 1 ngày đã đạt trên 75%.

2 - Hỗn hợp ABAMECTIN + DẦU KHOÁNG
Dầu khoáng có tác dụng bít lỗ thở làm sâu ngạt thở mà chết, ngoài ra còn xua đuổi sâu trưởng thành không đến đẻ trứng và làm ung trứng. Chế phẩm dầu khoáng dùng hòa nước phun lên cây để trừ sâu (gọi là Petroleum Spray Oil) ngày càng sử dụng phổ biến. Đặc biệt trong phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi, dầu khoáng được coi là sản phẩm chủ lực ở nhiều nước. Dầu không độc hại với người và môi trường.
Chất Abamectin hỗn hợp với dầu khoáng làm tăng hiệu lực diệt sâu do tác động bổ sung và khả năng loang trải, bám dính tốt của dầu, cũng được dùng để phòng trừ các loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng. Thuộc nhóm này có các chế phẩm Đầu Trâu Bihopper, Feat… Thuốc Feat 25EC chứa 0,5% chất Abamectin và 24,5% dầu khoáng, dùng phòng trừ bọ trĩ hại dưa hấu, dưa leo, dòi đục lá cà chua, nhện đỏ cam, quýt… pha liều lượng 12-15ml/10l nước. Cây cam, quýt được phun thuốc Feat cho trái bóng đẹp và chất lượng tốt hơn rõ rệt.

3 - Nhóm THUỐC THẢO MỘC
Đáng chú ý là các chất Matrine (từ cây khổ sâm), Azadirachtin (từ cây Neem, là một loài xoan ở Ấn Độ), Rotenone (từ cây thuốc cá). Từ lâu con người đã biết dùng thuốc thảo mộc để trừ sâu nhưng gần đây do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cùng với các tiến bộ về công nghệ, các chất có nguồn gốc thảo mộc trừ sâu ngày càng được phát triển nhanh. Các chất này cũng có hiệu lực diệt sâu nhanh, phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu hại cho nhiều loại cây trồng.

Ở nước ta hiện nay các thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc cũng đã được đăng ký với nhiều tên thương mại của nhiều đơn vị, trong đó có các chế phẩm Đầu Trâu Jolie (hoạt chất Matrine), Vineem (Azadirachtin), Vironone (Rotenone)… Thuốc Đầu Trâu Jolie 1,1SP chứa 11g matrine/1l, là thuốc đặc trị bọ trĩ hại lúa và các cây trồng khác.

II - Thuốc trừ bệnh
Trong số các thuốc trừ bệnh cây tác động theo cơ chế kích kháng hiện nay đáng chú ý là chất Chitosan (còn gọi là oligo - sacarit). Chitosan là một chất hữu cơ cao phân tử được điều chế từ vỏ tôm, cua và một số loài rong biển. Ngoài tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây, Chitosan còn có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng của cây và trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do hủy hoại màng tế bào vi sinh vật. Với các tác dụng trên, Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virút. Có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật.
Ở ta hiện nay hoạt chất Chitosan đăng ký với với nhiều tên thương mại như Olicide, Thumb, Stop… phòng trừ nhiều loại bệnh do nấm, vi khuẩn và tuyến trùng cho lúa và nhiều cây trồng khác. Thuốc Olicide 9DD chứa 9% chất Chitosan phòng trừ nhiều loại bệnh quan trọng cho nhiều loại cây trồng như bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh thán thư hại ớt, bệnh gỉ sắt hại chè. Đặc biệt đối với bệnh chết nhanh hồ tiêu, nhiều bà con trồng hồ tiêu ở Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk… đã sử dụng và đánh giá tốt.
Với sự ra đời của nhiều loại thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới sẽ góp phần tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng để ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch cung ứng cho con người và không gây ô nhiễm môi trường.

KS. Nguyễn Mạnh Chinh
Nguồn :Đại học nông lâm SaiGon

http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.p...79&ur=dothiloi

Các loại thuốc trừ sâu sinh học :
(hoạt chất mới nhất : Methylamine avermectin) có tên gọi LUT 5.5 WDG. Của Mỹ
Sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học LUT 5.5 WDG có rất nhiều ưu điểm so với những sản phẩm thuốc sinh học trước như: Phổ tác động rất rộng (có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại: sâu tơ, sâu xanh, sâu vẽ bà, sâu đục quả, sâu đục than, nhện đỏ, nhện gié, bọ trĩ, bọ xít xanh...),Hiệu lực của thuốc kéo dài (do thuốc có khả năng diệt trừ được cả ba pha: pha trứng, pha sâu non và pha trưởng thành), thời gian cách ly ngắn (2 ngày) do đó rất phù hợp cho sản xuất nông sản sạch nói chung và rau màu nói riêng, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, an toàn với con người và động vật có ích... và đặc biệt LUT 5.5 WDG có khả năng thấm qua mô lá nên những đối tượng sâu bọ nằm trong hốc lá, ống lá cũng dễ dàng bị tiêu diệt qua cơ chế làm tê liệt hệ thần kinh. Sâu ăn phải lá có thuốc cũng bị tiêu diệt mạnh bởi cơ chế làm hư đường tiêu hóa, với cơ chế này những đối tượng sâu đục quả, đục thân cũng bị loại trừ.
Có một ưu điểm đặc biệt nữa mà nhiều loại thuốc trừ sâu khác không có là LUT 5.5 WDG tiêu diệt rất mạnh các loài sâu bọ gây hại nhưng lại rất an toàn đối với các vật nuôi khác như tôm, cá nuôi chung trong ruộng lúa.
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục chia sẽ cách chăm mai cho con với, ở nhà tuần nào cũng phun xịch tối thiểu cũng 1 lần phun
đều này làm cho gia đình phàn nàn hoài mà con không biết giải quyết làm sao?. Nào là phân bón lá, nấm,sâu rồi cuối năm thêm các vi lượng..... Đối với cây mạnh khoẻ đủ nắng theo Bác mình phải phun ntn nhằm kéo giản khoảng cách giữa 2 lần phun mà vẫn đảm bảo vi lượng, nấm, sâu không Bác.

*Các loại thuốc sâu nếu phun ngừa nên giảm 1/2 liều (đối với cây không bệnh) nhằm giảm độc tố cho người mà vẫn xua đuổi côn trùng hút chích, đều này có đúng không Bác. Cảm ơn Bác
2 hoạt chất Abamectin và Emamectin mỗi hoạt chất người ta làm ra 2 loại sản phẩm riêng biệt, loại có dầu khoáng và loại ko có dầu khoáng, loại pha dầu khoáng thường có nước màu đen. tôi đã sài qua 2 loại, bác mua loại có dầu khoáng trị tốt hơn nhiều, trị bọ trĩ và nhện đỏ rất tốt.
 
mấy hôm nay im quá, các bác có chủ đề hay đưa lên cho anh em tranh luận cho vui, tôi xin khai đao trước.
Tôi có xiu tầm mấy loại giống mai, cúc miền nam, cúc BĐ, mai cam, mai xanh..vv..chơi mỗi cây 1 loại thì nhàm chán quá, tôi tính làm thế này ghép 1 cây khoảng 5 loại mai, xin các bác cho ý kiến có khả thi ko?

Cách1: lấy cây mai bình định giữ lại 3 chi dưới cùng, tạo thành vòng tròn coi như được 1 loại mai, 3 chi tiếp theo ghép tiếp 1 loại, cứ 3 chi ghép 1 loại, đến loại thứ 4 là thành 12 chi, loại cuối cùng ghép trên ngọn cây là thành 5 loại
ưu điểm: nhanh, 1 năm có thể chơi được
khuyết điểm: trong khi nuôi có thể chúng sẽ đào thải 1 loại nào đó, cái khó nữa là ko biết xắp xếp loại nào trước loại nào sau.

cách2: ghép nối tiếp
lấy cây dảo zin hoặc ghép từ 1-2 năm tuổi ghép 1 loại vào ngọn cây mai dảo(vd:mai cúc) nuôi tiếp 1 năm cho mai cúc lớn lên ghép tiếp 1 loại vào ngọn mai cúc, cứ thế mỗi năm ghép 1 loại, 5 năm sau ta có 1 cây 5 loại. làm xong cây này tôi thành nghệ nhân luôn. hi.hi..
Tôi thấy có cái gì đó ko ổn tí nào lên còn hơi nhát gan, ko được lại tiếc cây mai BĐ, tôi tính nếu khó quá giảm xuống còn 3 loại. xin mời các bác ném đá thoải mái..
 
Cách 1: rất khả thi vì kỷ thuật này đã có nhiều nghệ nhân trước đây đã từng làm. Phổ biến nhất là : Tầng trên cao nhất là Mai Trắng do thể trạng yếu nên phải ghép lên trên cao, tráng nhựa cây dẫn lên ngọn nhiều hơn các nhánh bên dưới, bên trên còn có nhiều sương nắng, quang hợp tốt, xanh tươi hơn các nhánh bên dưới. Tầng kế là Mai Cam, Thứ kế tiếp là mai Giảo. Còn mai Huỳnh Tỷ ghép ở dưới cùng vì nhánh mai này rất mau lớn mập to hơn các loại khác
Cách nay 20 năm tại chợ Hoa Sa Đéc tôi có thấy họ bán khoàn hơn chục cây nhìn rất sinh động. Tiếc thay khi tôi xong việc riêng quay lại thì họ đã bán hết rồi.
Còn cách thứ 2: Đây là một ý tướng hay nhưng phải mạo hiểm, vì lả người tiên phong ...rất thú vị nếu có kết quả
 
Last edited by a moderator:
cám ơn các bác đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu.Em cũng có một cây mai nhưng mà chưa đến tết thì đã hết hoa.còn cây thì không được xanh tốt cho lắm.mặc dù em cũng tưới nước và bón phân đầy đủ nhưng vẫn vậy?
 
cám ơn các bác đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu.Em cũng có một cây mai nhưng mà chưa đến tết thì đã hết hoa.còn cây thì không được xanh tốt cho lắm.mặc dù em cũng tưới nước và bón phân đầy đủ nhưng vẫn vậy?
Bác đang sinh sống tại HÀ NỘI nên thời tiết khác hẳn trong miền nam chỉ có 2 mùa mưa nắng và nắng rất nhiều. Hà Nội từ tháng 11 đến tháng 3 Dương Lịch trời rất lạnh và âm u, thiếu nắng cây Mai trong thời điểm này gần như chựng lại.Cả nặm chỉ có 7 tháng có nắng nhiều. Bác nên thu thập các tố sau:
- Qui luật thời tiết tại Hà Nội
- Đặc điểm sinh lý của cây mai.
- Sử dụng phân bón và chế phẩm để rút ngắn thời gian chu kì của cây phù hợp với thời tiết Hà Nội.
- Cỏn cách chăm sóc cây mai cho tốt thì Bác nên xem từ đầu đến cuối chủ đề này : (CHĂM SÓC CÂY MAI TRONG CHẬU ) vì nó rất nhiều trường hợp.
- Và cuối đã có 1 số nhà vườn trồng mai tại Hà nội cũng rất thành công… vào trang này để tích luỹ thêm kinh nghiệm:

http://forum.caycanhvietnam.com/dien...splay.php?f=35
 
mấy hôm nay im quá, các bác có chủ đề hay đưa lên cho anh em tranh luận cho vui, tôi xin khai đao trước.
Tôi có xiu tầm mấy loại giống mai, cúc miền nam, cúc BĐ, mai cam, mai xanh..vv..chơi mỗi cây 1 loại thì nhàm chán quá, tôi tính làm thế này ghép 1 cây khoảng 5 loại mai, xin các bác cho ý kiến có khả thi ko?
...................................
.

Nhiều loại mai ghép trên 1 cây, được chứ vì cùng chủng loài..nhưng khi chúng nở bông lại khác nhau về tính cách, nên có thể sẽ làm bác thất vọng về mức độ rực rỡ

Cúc mai miền nam (trồng chậu)…rụng 90% nụ…cúc lai BĐ do đã đã được lai nên khuyết điểm rụng nụ giảm nhưng vẫn còn 30% nụ rụng ( đó là cây của tôi)

Huỳnh Tỷ cũng rụng nụ và nở từng bông, trông …phát chán

Các lọai trên để giảm rụng nụ, phải chăm sóc đều về phân bón hơn để nụ được sung sức..điều này sẽ làm cho mai giảo mai trắng mai cam ..v..v được ghép cùng cây sẽ.. nở sớm

Tôi cũng có 1 cây mai ghép trong đó tới nhiều loại mai khác nhau mục đích để giữ giống trên 1 cây cho đỡ tốn công chăm sóc nếu để riêng từng cây

Đầu năm nó nở cũng vui : cành nở, cành còn e ấp, cành đã nở sớm chỉ còn lại đài hoa…cành rụng nụ…cành màu cam cành màu vàng. Cành bông màu hơi xanh…cành vàng đậm cành vàng nhạt..cành bông to, cành bông nhỏ.. cành bông lí nhí chen chúc nhau các cánh hoa..cành bông với cánh hoa lớn v..v
Trông vui mắt…
nếu để thỏa mãn cái vui thì không có gì là sai hết…bác cứ tự nhiên
Nhưng nếu bàn về cái đẹp của cây mai ngày tết, lại là …chuyện khác
 
Last edited by a moderator:
Back
Top