Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
-Như vậy mình ghép bổ sung cành cho cây đã ghép lâu rồi thì có cần phải xã bớt tàn gọn lại và tỉa hết lá rồi ghép. Hay cứ ghép bổ sung trực tiếp không cần các động tác trên ạ !

- Ghép ngọn mà cành của gốc ghép khoản chiếc đũa ăn thì mình chẻ đôi giữa cành ghép hay chỉ ghép vào phần tiếp giáp giữa võ cây và lõi gỗ vậy Bác.


anh_nen00001.jpg


anh_nen00002.jpg


anh_nen00003.jpg



còn bo này thì sau 15 ngày:
anh_nen00006.jpg


Đọc kĩ trang này rồi tùy tình hình thưc tế mà làm :

http://agriviet.com/home/threads/20058-cho-hoi-ve-ky-thuat-ghep-mai#ixzz2m1t1xM1V
 
Nhiều người thích ghép tứ quý nhưng riêng cháu lại thích ghép mai vàng hơn, khi cây còn non tơ thì mai vàng phát mạnh mẽ hơn nhiều, có thể ghép cây cỡ dưới 1cm vẫn tốt.
Đúng đó anh, ghép trên mai vàng thì sẽ đẹp hơn. Nhưng em đã thử rồi có nhiều giống ghép trên gốc mai vàng thì không cho kết quả tốt như Giảo INDO, CÚC MAI...nhưng khi ghép lên tứ quí thì rất tốt. Nhưng mổi ghép không đẹp vì hay bị phù và mai ghép lớn nhanh hơn so với gốc ghép nên càng về sau nhìn mất cân đối.
 
Đối với cành to như chiếc đũa ăn cơm thì cũng khó nói đây bạn, nếu cành như đầu nhỏ của chiếc đũa bạn có thể chẽ rồi lấy đọt ghép vót mỏng bớt phần tiếp xúc nêm vào rồi cột chặt mối ghép. Với cành như đầu to chiếc đũa bạn có thể ghép áp phần vỏ, cũng nêm đọt ghép vào rồi cột chặt. Bạn lưu ý cần có 1 bao nilon trồng vào và cột lại để tránh tình trạng đọt ghép chưa được tiếp nhựa kịp sẽ bị khô héo đi. Khi làm đã quen tay bạn sẽ thấy không khó lắm đâu. Khi bạn ghép đạt tỷ lệ bo ghép sống sót 80% là thành công rồi.
 
Bác Mục Tử xem giúp cây bị sau:hình gửi sau
cây có hoàng 40 đã ghép gần 2 năm, sáng nay mới phát hiện cây suy nặng mà ko biết nguyên nhân tại sao. lá đang héo dần và rủ xuống, các nhánh da khô đi. hiện tại em nó đang quấn dây nhôm
 
Bác Mục Tử xem giúp cây bị sau:hình gửi sau
cây có hoàng 40 đã ghép gần 2 năm, sáng nay mới phát hiện cây suy nặng mà ko biết nguyên nhân tại sao. lá đang héo dần và rủ xuống, các nhánh da khô đi. hiện tại em nó đang quấn dây nhôm

Cái chết của cây mai…rắc rối lắm đấy…nhưng cũng chả khác cái chết của người ta chi mấy
Chết đột ngột :…trúng độc…: lậm phân bón..hoặc hóa chất gì đó..
Lậm kali…15 ngày sau mới chết

Chết từ từ…nguyên nhân bịnh tật.. đa số tại rễ bị gì đó…tuyến trùng?
Bị tuyến trùng, cây vàng lá rụng từ từ..lá non không mọc hoặc mọc ra rất ít, cây chết rất chậm

Sũng nước rễ thúi cũng chết từ từ

Còn 1 lí do nữa…sâu đục thân….ăn ngay gốc. cây cũng chết nhanh

Mai suy…1 thuật ngữ để nói về cây mai chết rất chậm..lá nhỏ đi…lá me..2 năm sau mới chết thật..
Theo tôi hiểu là cây suy kiệt rồi bị nhiễm…siêu vi, hoặc nhiễm siêu vi rồi suy kiệt mà chết

Bác không cần phải gửi hình…chỉ đọc bài bác mô tả tình trạng…cũng biết cây này không còn hi vọng sống
 
Đối với cành to như chiếc đũa ăn cơm thì cũng khó nói đây bạn, nếu cành như đầu nhỏ của chiếc đũa bạn có thể chẽ rồi lấy đọt ghép vót mỏng bớt phần tiếp xúc nêm vào rồi cột chặt mối ghép. Với cành như đầu to chiếc đũa bạn có thể ghép áp phần vỏ, cũng nêm đọt ghép vào rồi cột chặt. Bạn lưu ý cần có 1 bao nilon trồng vào và cột lại để tránh tình trạng đọt ghép chưa được tiếp nhựa kịp sẽ bị khô héo đi. Khi làm đã quen tay bạn sẽ thấy không khó lắm đâu. Khi bạn ghép đạt tỷ lệ bo ghép sống sót 80% là thành công rồi.

Cách nay 2 năm em đã ghép mai vào thân tứ quí rồi, nhưng ghép một cách tự do không hề chuẩn bị trước cứ cắt ghép đại nhưng may mắn các cành ghép cũng liền mối khoản 70%. Vì gốc tứ quí rất mạnh lần này nếu đã đươjc tư vấn như vậy thì chắc sẽ đạt 90% số cành ghép
 
Thuốc diệt cỏ này là loại nào vậy anh ?
Nó là ANCO 600 SL nhé Diễm My
Cẩn thận trước khi dùng , cái này là do vô tình trong bình xịt của mình còn xót lại một ít nước mình mang bình đi xịt phân và cây bị trúng một lượng rất nhỏ nên nó mới như vậy. Bạn pha nhiều quá coi chừng tiêu luôn cây

anco_zpsf4b8ce0e.jpg
 
Last edited by a moderator:
Nó là ANCO 600 SL nhé Diễm My
Cẩn thận trước khi dùng , cái này là do vô tình trong bình xịt của mình còn xót lại một ít nước mình mang bình đi xịt phân và cây bị trúng một lượng rất nhỏ nên nó mới như vậy. Bạn pha nhiều quá coi chừng tiêu luôn cây

anco_zpsf4b8ce0e.jpg

Cám ơn anh HaLeMinh nhiều lẳm, đây cũng là cách hay để em áp dụng cho những cây sinh trưởng quá mạnh không đúng thời điểm của em!
 
Lâu lắm rồi. có 1 cây mai to cứ mải tăng trưởng xanh um..tháng 6 rồi mà không thấy cái đầu kim nào…các nách lá phẳng lì..
Lấy 2,4D pha loãng gấp 10 lần liều diệt cỏ. phun các lá non co rụi lại hết, các lá đang trưởng thành cũng cằn lại luôn mất cái màu…”óng ả mơn mởn”… không phát triển được..
khoảng 15 ngày sau 1 số tược lại muốn mọc ra. Phun 1 lần nữa.các tược cũng ngủm luôn..sau đó các đầu kim nhú ra rất đều…cây bắt đầu kết nụ

Chân tường nhà có dán đá xanh phía ngoài…có viên đá đi “joong” không kín…rồi có cây sanh mọc lên từ kẽ hở này…ngắt bỏ cở nào nó cũng mọc mầm mới lên…dùng 2,4D liều diệt cỏ phun….cây chết…nhưng vài tháng sau mầm cây sanh lại mọc lên…

Hôm phun 2,4D cho cây mai cứng cổ…còn lại 1 ít trong bình…bèn lấy ống chích hút ra 10cc gắn kim to vào sau đó lách vào kẽ đá bơm thuốc loãng này vào… bộ rễ
Từ đó cây sanh chết thật sự

Túm lại: liều loãng phun cho lá sẽ có tính kềm hãm sinh trưởng…nhưng tưới vào gốc…rễ chết luôn
Suy ra : rễ chịu thuốc kém hơn lá…vì thế bón phân gốc nên dùng liều loãng hơn bón lá sẽ an toàn hơn

Tôi thích Ô Môi…bông của nó đẹp nở rực rỡ…phải lần mò đi tới Châu Đốc để mua 1 trái ô môi….đem về ương rồi trồng 2 cây..
Chỉ vài năm là nó to, rồi nó to lắm…cả 1 vòng tay mới ôm hết...sự phiền nhiễu của nó tạo ra nhiều hơn là cái đẹp của nó mang lại…
Gỗ ô môi rất cứng…gốc lại rất to…có mang máy cưa mà cưa cũng phải è cổ mới cưa nổi
Bèn dùng khoan, khoan 4 lỗ quanh gốc….sau đó bơm thuốc diệt cỏ (loại lưu dẫn) vào rồi lấy đất sét bịt lỗ lại…
cây ô môi to lớn …ngủm luôn

1 số người dân ở gần bìa “rừng được chính phủ bảo vệ”…họ cần thêm đất canh tác...họ dùng rựa vằm vào các gốc cây rừng…sau đó quét thuốc diệt cỏ nguyên chất vào…cây rừng chết sạch
Bảo vệ rừng không hiểu vì sao cây rừng chết, Không bắt được quả tang…không bắt tội ai được

Đất thành trống…họ trồng rau màu vào đất ấy…vin cớ rằng thấy đất trống thì trồng rau màu..để tận dụng kẻo uổng

Thế là họ có đất canh tác .. đi đúng theo chủ trương của chính phủ : "phủ xanh đất trống…đồi trọc"

2,4D là thuốc diệt cỏ
2,45D là chất độc màu da cam.. chúng giống nhau...nhưng thực sự chúng lại khác nhau về sự độc hại
 
Last edited by a moderator:
Gửi bởi: Phạm Diễm My:

-Có người tư vẩn khi cắt ngọn cây thì khoan ghép ngay mà hãy chờ cho gốc mai tứ quí vừa nức vỏ nhú mầm thì lãy bỏ
các mầm này rồi ghép cắm ngọn là cây dễ dính và phát triển nhanh nhất, như vậy đúng không Bác?




Ngoài những tư vấn của các nghệ nhân như trên rất hữu ích, tôi xin góp thêm ngụ ý của việc " chờ cho gốc tứ quí vừa nức võ nhú mầm thì lãy bỏ các mầm này rồi ghép ngọn là cây dễ dính và phát triển nhanh nhất ". Đây là cách làm tôi nghe được từ nhả vườn tại Bến Tre nói lại. Vì họ cho rằng khi mới cắt ngọn đồng loạt thì có cây đang lên nhựa, nhưng cũng có cây chưa lên nhựa . Nên họ chờ cây tự thích ứng để tồn tại bằng cách nãy mầm đâm tượt thì ghép sẽ dễ dính và phát triển nhanh vì lúc này họ nói cây đang lên nhựa mạnh nhất.
Chúc bạn thành công.
 
Last edited by a moderator:
Chào các bác, cây mai nhà em, em vặt hết lá rồi, vì thời tiết chỗ em giờ không có nắng, lạnh và âm u, các bác xem liệu có làm gì được với nó nữa không, em cám ơn các bác.
IMG_2328.jpg

IMG_2329.jpg
IMG_2330.jpg

IMG_2331.jpg

giờ em chỉ tưới ẩm gốc và phun 901 vào thân và nụ
 



Làm phiên Bác Mục Tử hướng dẫn cứu em này.
đầu năm em nó bị nấm hồng cả cây luôn, con sử dụng COC 85 pha sệt quét lên đã khỏi nhưng cây phát triển yếu, tược lá ko nhiều
 
Quan trọng trong trồng mai là chăm sóc …gồm : nước tưới, phân bón ,chất trồng. môi trường..và phòng ngừa côn trùng nấm bịnh..tất cả phải đúng, sơ xuất 1 khâu là cây suy..khi đã suy thì ít có hy vọng..1 cây khi đã suy xụp thì vài năm sau mới chết

Chữa trị phải đi từ nguyên nhân….mà nguyên nhân ở đâu thì chỉ có người chăm sóc biết…vì nếu nắm vững về kiến thức cây trồng chậu, cây của họ sẽ không suy…và nếu đã suy thì họ sẽ biết ngay họ sơ xuất từ chỗ nào..
Rất nhiều khi chính họ biết rõ nguyên nhân…cũng không cứu được
Người ngoài cuộc nhìn vào Các tấm hình không nói lên được nguyên nhân đâu…và càng không thể góp ý đúng được

Tôi cũng đã từng có cây bị suy rồi chết.. đa số có nguyên nhân từ rễ bị hư đi do côn trùng, nấm bịnh trong đất
 



Sáng nay con thay đất 80% ,phát hiện loài sâu này
Bác hướng dẫn thêm về sâu này, thuốc trị vì còn sót chưa bắt hết
 
Con này tôi vẫn thấy trong cây mục…nếu cứ mỗi 3 tháng bác rải Basudin viên lên mặt chậu…thì không bị bất kì con gì….sống làm ổ trong đất chậu

Ngay đến con giun nó sẽ rất có ích nếu nó ở trong đất vườn…nhưng khi vào đất chậu , thì nó biến thành họa đấy

cây mới suy...thay đất có thể làm 1 số cây...tốt lên
Cây suy vài tháng rồi...thay đất, cây chết còn nhanh hơn
 
Chào các bác, cây mai nhà em, em vặt hết lá rồi, vì thời tiết chỗ em giờ không có nắng, lạnh và âm u, các bác xem liệu có làm gì được với nó nữa không, em cám ơn các bác.
IMG_2328.jpg

giờ em chỉ tưới ẩm gốc và phun 901 vào thân và nụ
Chào Anh!
Lúc học cấp 3 tại Hà nội em có chăm cây mai vàng Miền Nam tại đây nên rút ra nhận xét như sau. Từ tháng 11 đến tháng 3 ( theo Dương Lịch ) thì trời âm u và rất lạnh. Trong giai đoạn này cây mai gần như không quang hợp được bao nhiêu, và cây gần như ngủ trong thời gian này. Mọi năng lượng tạo ra của cây mai vàng chủ yếu nhờ vào 7 tháng trong năm từ tháng 4 đến tháng 10 (Theo Dương Lịch). Do đó trong thời điểm từ tháng 4 đến tháng 10 DL, em gói gọn việc chăm cây làm 2 giai đoạn cho phù hợp với thời tiết Hà Nội như sau:

- 1) Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 6 Dương Lịch: là giai đoạn sinh trưởng chăm cho cây phát triển cành lá càng nhiều càng tốt. Để cây tạo nhiều năng lượng và thật sung mãn làm nền tảng cho cây có sức kết nụ nhiều. Mùa này em bón phân có đạm cao cho gốc( Phân chuồng,đạm cá, phân Dynamic, phân dơi... + NPK giàu
đạm 17-12-7 + Te ). Còn phun lá thì em dùng phân Đầu Trâu 501 của Công ty Bình điền + đạm cá. Cây phải đưa ra nắng toàn phần thì khi đủ phân phát triển mạnh lắm. Phải tận dụng mùa nắng vì Hà Nội số giờ chiếu nắng của mặt trời trong năm ít hơn miền nam nhiều lắm nếu không đủ nắng cây kết nụ ít lắm.
- 2) Từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10 là giai đoạn kết nụ, nuôi nụ, tích trữ năng lượng cho cây nở hoa, có sức chịu đựng gần 5 tháng thời tiết khắc nghiệt( ở đây là cái lạnh và trời âm u của thời điểm từ tháng
11 đến tháng 3 DL tại Hà Nội ) và cuối cùng là phát triển lại mạnh mẽ sau mùa tết. Bón gốc em sử ụng NPK 20-20-15
+ te + DYNAMIC. Bón lá thì em dùng đầu trâu 701 từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 8 DL cho nụ kết thật nhanh. Từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 DL em vẫn sữ dụng phân bón gốc như cuối tháng 6 đến cuối tháng 8 DL. Bón lá cho cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 DL thì em phun 7-10 ngày/lần xen kẻ giữa Đầu trâu 701
và NPK 20-20-20 cho cây kết nhanh thêm nhiều nụ và dưỡng nụ. Nếu giai đoạn từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 DL mà không chăm tốt thì cây không đủ năng lượng nở hoa hết và sau tết hay bị kiệt sức chết cành ...có cây bị chết luôn do hết năng lượng dự trữ quá ít.
- Cuối cùng từ đầu tháng 11 DL đến tết là thời gian cây ngủ nên lúc này em chỉ đắp gốc bằng phân hữu cơ hoại còn phun qua lá em dùng CANXI + BO phun 20 ngày/lần song song kết hợp đầu trâu 901 phun xen kẻ KNO3 10 ngày/lần liều lượng loãng gấp 4 lần hướng trên bao bì vì không còn nắng cây khó tiêu thụ phần. Việc làm này cho cây dễ thích ứng với thời tiết khắc nghiệt rất lạnh nụ không bị chay sượng.
Sở dĩ em dùng phân ĐẦU TRÂU cho cả tất cả các giai đoạn vì trong loại phân này có kích thích tố nên rút ngắn thời
gian chăm sóc.( chỉ có 7 tháng có nắng nhiều) Dù nụ có phát triển nhanh nhưng anh đừng lo khi cuối nằm trời lạnh là nụ chựng lại . Lúc đó anh tuỳ xem nụ ra sao mà quyết định ngày lặt lá. Em đã có những cây mai bông nhiều và nở rộ tại giữa Hà Nội ngày tết theo cách chăm này rồi đấy !không thua gì ở Miền Nam đâu. Em nghỉ anh sẽ làm được nếu anh để ý kĩ qui luật thời tiết Hà Nội. Nhưng anh đừng quên phòng trị nấm bệnh thật tốt nữa.

Phạm Diễm My
 
Last edited by a moderator:
Chào Anh!
Lúc học cấp 3 tại Hà nội em có chăm cây mai vàng Miền Nam tại đây nên rút ra nhận xét như sau. Từ tháng 11 đến tháng 3 ( theo Dương Lịch ) thì trời âm u và rất lạnh. Trong giai đoạn này cây mai gần như không quang hợp được bao nhiêu, và cây gần như ngủ trong thời gian này. Mọi năng lượng tạo ra của cây mai vàng chủ yếu nhờ vào 7 tháng trong năm từ tháng 4 đến tháng 10 (Theo Dương Lịch). Do đó trong thời điểm từ tháng 4 đến tháng 10 DL, em gói gọn việc chăm cây làm 2 giai đoạn cho phù hợp với thời tiết Hà Nội như sau:

- 1) Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 6 Dương Lịch: là giai đoạn sinh trưởng chăm cho cây phát triển cành lá càng nhiều càng tốt. Để cây tạo nhiều năng lượng và thật sung mãn làm nền tảng cho cây có sức kết nụ nhiều. Mùa này em bón phân có đạm cao cho gốc( Phân chuồng,đạm cá, phân Dynamic, phân dơi... + NPK giàu
đạm 17-12-7 + Te ). Còn phun lá thì em dùng phân Đầu Trâu 501 của Công ty Bình điền + đạm cá. Cây phải đưa ra nắng toàn phần thì khi đủ phân phát triển mạnh lắm. Phải tận dụng mùa nắng vì Hà Nội số giờ chiếu nắng của mặt trời trong năm ít hơn miền nam nhiều lắm nếu không đủ nắng cây kết nụ ít lắm.
- 2) Từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10 là giai đoạn kết nụ, nuôi nụ, tích trữ năng lượng cho cây nở hoa, có sức chịu đựng gần 5 tháng thời tiết khắc nghiệt( ở đây là cái lạnh và trời âm u của thời điểm từ tháng
11 đến tháng 3 DL tại Hà Nội ) và cuối cùng là phát triển lại mạnh mẽ sau mùa tết. Bón gốc em sử ụng NPK 20-20-15
+ te + DYNAMIC. Bón lá thì em dùng đầu trâu 701 từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 8 DL cho nụ kết thật nhanh. Từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 DL em vẫn sữ dụng phân bón gốc như cuối tháng 6 đến cuối tháng 8 DL. Bón lá cho cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 DL thì em phun 7-10 ngày/lần xen kẻ giữa Đầu trâu 701
và NPK 20-20-20 cho cây kết nhanh thêm nhiều nụ và dưỡng nụ. Nếu giai đoạn từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 DL mà không chăm tốt thì cây không đủ năng lượng nở hoa hết và sau tết hay bị kiệt sức chết cành ...có cây bị chết luôn do hết năng lượng dự trữ quá ít.
- Cuối cùng từ đầu tháng 11 DL đến tết là thời gian cây ngủ nên lúc này em chỉ đắp gốc bằng phân hữu cơ hoại còn phun qua lá em dùng CANXI + BO phun 20 ngày/lần song song kết hợp đầu trâu 901 phun xen kẻ KNO3 10 ngày/lần liều lượng loãng gấp 4 lần hướng trên bao bì vì không còn nắng cây khó tiêu thụ phần. Việc làm này cho cây dễ thích ứng với thời tiết khắc nghiệt rất lạnh nụ không bị chay sượng.
Sở dĩ em dùng phân ĐẦU TRÂU cho cả tất cả các giai đoạn vì trong loại phân này có kích thích tố nên rút ngắn thời
gian chăm sóc.( chỉ có 7 tháng có nắng nhiều) Dù nụ có phát triển nhanh nhưng anh đừng lo khi cuối nằm trời lạnh là nụ chựng lại . Lúc đó anh tuỳ xem nụ ra sao mà quyết định ngày lặt lá. Em đã có những cây mai bông nhiều và nở rộ tại giữa Hà Nội ngày tết theo cách chăm này rồi đấy !không thua gì ở Miền Nam đâu. Em nghỉ anh sẽ làm được nếu anh để ý kĩ qui luật thời tiết Hà Nội. Nhưng anh đừng quên phòng trị nấm bệnh thật tốt nữa.

Phạm Diễm My
Cám ơn bác nhiều, hôm nào có dịp ra hà nội chơi em mời bác ly cafe nhé
 
còn 2 tháng nữa mới tết , mà trời mưa rồi ngưng mưa và lập đi lập lại , hic hic
 
Back
Top