Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
bác Mục ơi cho em hỏi : ATONIC là phân gì , dùng để thúc hoa giấy mà bác đã nêu bên topic hoa giấy rùi ....trên mai vàng nó có tác dụng gì kg bác ? phải dùng như thế nào ?
- cám ơn bác Mục nhiều lắm !!
 
bác Mục ơi cho em hỏi : ATONIC là phân gì , dùng để thúc hoa giấy mà bác đã nêu bên topic hoa giấy rùi ....trên mai vàng nó có tác dụng gì kg bác ? phải dùng như thế nào ?
- cám ơn bác Mục nhiều lắm !!

Atonik là kích thích tố tổng hợp trong phòng thí ngiệm..nó khả năng kích thích ra đọt hay tạo nụ là tùy giai đoạn dùng và cách dùng..
Thí dụ:
dùng đang trong giai đoạn sanh trưởng thì nó sẽ làm cây ra đọt ra lá nhiều hơn…
Dùng trong giai đoạn tạo nụ kèm theo biện pháp xiết nước nó sẽ kích thích cây ra nụ
Kích thích tố dùng đúng liều lượng sẽ là kích thích dùng quá liều lượng sẽ trở thành ức chế…kìm hãm…thậm chí có thể chết cây

Không phải kích thích tố nào cũng có công dụng tốt cho tất cả cây cối
Thí dụ:
nitrat kali ( phân bón)phun qua lá có công dụng kích thích xoài ra bông…nhưng nó không kích thích được khóm ra bông

Ethylen nếu cho vào đọt cây khóm…khóm sẽ ra bông

Ethylene phun cho xoài cũng làm xoài ra bông

Nhưng nếu phun Ethylen vào mai sẽ làm vàng lá, rụng lá rụng nụ rụng bông hết trơn,

Do đó dùng kích thích tố phải theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất và đúng liều lượng

Và kết quả như thế nào…thì mình ráng mà chịu…nhà sản xuất luôn luôn biện bác rằng khách hàng dùng không đúng cách…hoặc thuốc của “bổn hãng” không đăng kí dùng cho….bông giấy hay mai vàng
 
Last edited by a moderator:
gửi bác mục
cháu bắt đầu chăm mai khoảng 3 năm nay, điều cháu lo sợ nhất là tuyến trùng cầu mong ko phải gặp chúng vậy mà cháu phải dối diện với nó rồi, nó lây từ nơi mà cháu ko ngờ tới, cách đây 3 tháng cháu có mở quây tôn thành chậu 1 cây mai (cây này rất xanh tốt) thì thấy các rễ tơ có nổi hột, nghĩ chắc là nó rồi, chạy ra cửa hàng thì ko có 1 sản phẩm nào trị tuyến trùng (cháu ở trung tâm vũng tàu mua các sản phẩm rất khó) hỏi 1080 chạy đi bà rịa có mỗi sản phẩm vifuran 3g cháu rải 2 lần mới kiểm tra lại các rễ tơ mọc ra vẫn bị nổi hột, chắc phải nhờ người ở sài gòn mua dùm.
Bác cho cháu hỏi mocap hay nokap có tan được trong nước ko? hay có sản phẩm dạng nước? vifuran thì nó ko tan trong nước,
cháu co seach google thì thấy có tervigo của syngenta mới ra quảng cáo rầm rộ ít độc hại với môi trường bác có tìm hiểu chúng chưa?
cháu cảm ơn Bác...
 
Atonik là kích thích tố tổng hợp trong phòng thí ngiệm..nó khả năng kích thích ra đọt hay tạo nụ là tùy giai đoạn dùng và cách dùng..
Thí dụ:
dùng đang trong giai đoạn sanh trưởng thì nó sẽ làm cây ra đọt ra lá nhiều hơn…
Dùng trong giai đoạn tạo nụ kèm theo biện pháp xiết nước nó sẽ kích thích cây ra nụ
Kích thích tố dùng đúng liều lượng sẽ là kích thích dùng quá liều lượng sẽ trở thành ức chế…kìm hãm…thậm chí có thể chết cây

Không phải kích thích tố nào cũng có công dụng tốt cho tất cả cây cối
Thí dụ:
nitrat kali ( phân bón)phun qua lá có công dụng kích thích xoài ra bông…nhưng nó không kích thích được khóm ra bông

Ethylen nếu cho vào đọt cây khóm…khóm sẽ ra bông

Ethylene phun cho xoài cũng làm xoài ra bông

Nhưng nếu phun vào mai sẽ làm vàng lá, rụng lá rụng nụ rụng bông hết trơn,
Do đó dùng phải theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất và đúng liều lượng

Và kết quả như thế nào…thì mình ráng mà chịu…nhà sản xuất luôn luôn biện bác rằng khách hàng dùng không đúng cách…hoặc thuốc của “bổn hãng” không đăng kí dùng cho….bông giấy hay mai vàng

- ra thứ này chỉ dùng được cho bông giấy chứ kg dùng được cho hoa mai !! cám ơn bác Mục nhiều....em sẽ chỉ áp dụng cho bông giấy thui.....
 
Atonik dùng cho mai được mà

--------

gửi bác mục
cháu bắt đầu chăm mai khoảng 3 năm nay, điều cháu lo sợ nhất là tuyến trùng cầu mong ko phải gặp chúng vậy mà cháu phải dối diện với nó rồi, nó lây từ nơi mà cháu ko ngờ tới, cách đây 3 tháng cháu có mở quây tôn thành chậu 1 cây mai (cây này rất xanh tốt) thì thấy các rễ tơ có nổi hột, nghĩ chắc là nó rồi, chạy ra cửa hàng thì ko có 1 sản phẩm nào trị tuyến trùng (cháu ở trung tâm vũng tàu mua các sản phẩm rất khó) hỏi 1080 chạy đi bà rịa có mỗi sản phẩm vifuran 3g cháu rải 2 lần mới kiểm tra lại các rễ tơ mọc ra vẫn bị nổi hột, chắc phải nhờ người ở sài gòn mua dùm.
Bác cho cháu hỏi mocap hay nokap có tan được trong nước ko? hay có sản phẩm dạng nước? vifuran thì nó ko tan trong nước,
cháu co seach google thì thấy có tervigo của syngenta mới ra quảng cáo rầm rộ ít độc hại với môi trường bác có tìm hiểu chúng chưa?
cháu cảm ơn Bác...

Nói đến tuyến trùng thì đáng sợ thật, tên sát thủ âm thầm và dấu mặt này..luôn luôn phải cảnh giác bằng, không nó đến lúc nào không biết được đâu..
Do dó phải định kì 3 hoặc 4 tháng tưới thuốc 1 lần
Mocap Hay Nokaph có dạng viên và dạng nhũ dầu…dạng nhũ dầu là dạng đặc biệt, tan được trong dầu và tan được cả trong nước..
Đây là loại thuốc kịch độc..nếu bác dùng tay trần bốc thuốc dạng viên để rải…1 lúc sau các ngón tay chạm thuốc.. tay sẽ tê đi
Vì thuốc có khả năng thấm qua da
Dùng thuốc hiệu quả nhất là dùng thuốc dạng nhũ dầu pha với nước trong bình tưới đó vòi sen…rồi tưới đẫm thật đều vào đất chậu..sau đó dùng bạt hoặc nilon phủ kín mặt chậu. lấy đá đè lên để thuốc không bay hơi..trong 3 ngày…
Năm kia tôi cũng bị 1 số mai nhiễm tuyến trùng nặng..lá vàng đi…rụng sơ xác…moi rễ thấy nổi cục..
Tôi dùng cách trên và ngay gần cuối tháng 11…không hề ảnh hưởng tới nụ và các lá còn lại..
Sau khi trúng thuốc tuyến trùng sẽ chết…nhưng cái ổ nổi cục của nó vẫn còn..cây sẽ khỏe lại…cái ổ chỉ mất đi khi bác thay đất và… tỉa bỏ

...... tervigo của syngenta mới ra quảng cáo rầm rộ ít độc hại với môi trường bác có tìm hiểu chúng chưa?

.tôi chưa dùng thuốc này nhưng Sygenta là hãng thuốc nổi tiếng.thuốc của họ rất tốt và mắc tiền..
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục cho con hỏi, nấm màu đỏ đồng (hình) bám vào thân cây có ảnh hưởng gì đến cây không bác? con nghe nói nếu nó tồn tại lâu dài sẽ làm chết cây, nếu muốn diệt nó phải dùng thuốc quét lên nó ngày hôm sau dùng bàn chải chà rửa nó. Con không biết dùng thuốc gì quét lên nấm này, xin Bác chỉ dẫn dùm. Con cám ơn.

Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0619.jpg


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0620.jpg
 
Cái đẹp của rong rêu..là cái bây giờ ít ai muốn dùng tới…vì cái đẹp cũ kĩ ít ai cảm nhận được. nhưng bị chê thì nhiều..

Trước nhất họ chê chủ nhân bỏ bê cây cối không chăm chỉ, thứ 2 thiếu cẩn trọng…vì nấm sẽ bò lên hết cả cây phủ luôn cả các cành nhỏ.
Nấm mốc còn làm chết hết các mầm ngủ

Bác có thấy mấy gốc mai phiá sau đẹp hơn nhiều không..cái đẹp của màu vỏ cây khỏe mạnh

Nấm mốc phát triển được là nhờ..đạm và độ ẩm cao
Cây sanh khó có nấm mốc vì vỏ cây sanh láng..nên không giữ nước mưa
Và cây sanh ít được phun phân bón lá
Cây mai nhiều nấm nốc hơn do vỏ không láng nên giữ được nước mưa và phân bón lá đều đặn bám vào
Do đó muốn rong rêu nấm mốc không phát triển bác phải vệ sinh định kì cho gốc và thân cành…gốc bao giờ cũng bị trước do gốc ẩm nhiều hơn từ đó nấm mốc phát triển dần lên cao

Để diệt rong rêu người ta dùng vôi quét lên..khi vôi khô cạo lột hết rong rêu
Các loại thuốc cooc (cooc85..cooc77..v..v) đều bào chế từ vôi và sulfat đồng
Bác dùng thuốc này pha chút nước cho sền sệt rồi quét lên..khi thuốc khô, bác lột ra rồi dùng bàn chải và nước chà sạch

Vôi có tác dụng làm mất đạm nên rong rêu không còn thực phẩm sống
đồng có tác dụng diệt nấm
 
Đây là loại thuốc kịch độc..nếu bác dùng tay trần bốc thuốc dạng viên để rải…1 lúc sau các ngón tay chạm thuốc.. tay sẽ tê đi
Vì thuốc có khả năng thấm qua da

từ hôm phát hiện chúng cháu có cảm giác bất an rất chán nản có mấy cây mà cũng ko thoát chúng, nó lây từ nơi ko ngờ tới, năm ngoái cháu có mua 1 cây cóc trồng làm kiểng, đầu năm thay chậu và đất cho nó còn chậu của nó lại thay cho cây mai (sai lầm ở chỗ này) cháu tính nhổ cỏ tận gốc cho cây mai lên đường thì lại tiếc ko lỡ, để lại thì như ôm quả bom trong nhà phải sống chung với tụi nó.
mocap dộc hại quá cháu sợ ko dám sài. cháu đang tìm hiểu sản phẩm Tervigo của sygenta ko biết hiệu quả thế nào nhưng thương hiệu này rất có uy tín, vì sản phẩm mới ra lên chưa phổ biến vậy có bác nào ở sài gòn có đi mua phân bón thì hỏi dùm tôi với
xin đa tạ các bác
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/45/45/112861/su-dung-tervigo-cho-cay-tieu-dat-hoa-re.aspx
 
từ hôm phát hiện chúng cháu có cảm giác bất an rất chán nản có mấy cây mà cũng ko thoát chúng, nó lây từ nơi ko ngờ tới, năm ngoái cháu có mua 1 cây cóc trồng làm kiểng, đầu năm thay chậu và đất cho nó còn chậu của nó lại thay cho cây mai (sai lầm ở chỗ này) cháu tính nhổ cỏ tận gốc cho cây mai lên đường thì lại tiếc ko lỡ, để lại thì như ôm quả bom trong nhà phải sống chung với tụi nó.
mocap dộc hại quá cháu sợ ko dám sài. cháu đang tìm hiểu sản phẩm Tervigo của sygenta ko biết hiệu quả thế nào nhưng thương hiệu này rất có uy tín, vì sản phẩm mới ra lên chưa phổ biến vậy có bác nào ở sài gòn có đi mua phân bón thì hỏi dùm tôi với
xin đa tạ các bác

Trồng cây mà bác không chấp nhận thuốc độc thì không thể nào trồng được đâu..vì nó là thuốc bảo vệ thực vật..
Điều quan trọng là phải có ý thức về an toàn cho mình và cho môi sinh

Regent..amico..diệt bọ trĩ kelthane..alfamite nhện đỏ v..v đều là thuốc độc
Không có các thứ thuốc độc này cây mai vàng không thể sanh trưởng tốt, trước đám côn trùng tuy nhỏ bé nhưng nhiều đến hằng hà sa số và đủ loại đó đâu

Ngay đến trái dưa hấu trông ngon lành…nhưng thực sự để có trái dưa hấu người nông dân đã phải trộn Atara ( của hãng sygenta) vào phân bón rồi đắp vào gốc dưa thuốc độc này lưu dẫn mạnh lên tới tận ngọn để diệt các con bọ trĩ nào dám nhấm nháp vào ngọn dưa non…

Thuốc diệt tuyến trùng là thuốc kịch độc thế nên người ta phải trộn mùi hôi hám kinh khủng vào…để khỏi bị uống nhầm, hoặc dùng nó để đầu độc người khác

Đất trồng cho mai phải được chế tạo đặc biệt chỉ dành riêng cho mai..không nên dùng lại của 1 cây khác….vì đất đã mịn rồi…mất thông thoáng mai không phát triển tốt đâu…ấy là chưa kể đến nấm bịnh tiềm ẩn trong đó gồm cả tuyến trùng

... cảm giác bất an rất chán nản có mấy cây mà cũng ko thoát chúng, nó lây từ nơi ko ngờ tới

Ngay đến cây lan treo trên cao…cũng bị nhiễm tuyến trùng nếu không ngừa diệt định kì cho chúng

để làm đất an toàn trước khi vào chậu cho cây…chất trồng phải được phơi kĩ nhiều nắng và đảo nhiều lần..đến khô như rang..sau đó trộn thêm basudin ( thuốc độc) rồi phun nước cho ẩm đảo đều….sau đó mới vào chậu cho cây

Chính vì thế dùng trấu chính mình tự hun là…an toàn nhất…vì đã qua quá trình hun rồi thì chả còn cái gì sống trong đó
Dù thế vẫn cứ phải 3 đến 4 tháng phải ngừa diệt tuyến trùng 1 lần bằng thuốc độc.. bằng không cây vẫn bị nhiễm như thường ( do côn trùng chim chuột dán kiến phân bón..v.v mang tới)

Agrispon + sincosin là thuốc diệt tuyến trùng sinh học do thuốc không độc với người…nên thuốc không có pha thêm mùi vị
Thuốc này chỉ dùng được cho mai từ tháng giêng đến tháng 5, 1 tháng phun tưới 1 lần
Sau tháng 5 không dùng được vì bản thân thuốc co nhiều loại kích thích tố sẽ làm nụ mai nở hết (do đó diệt tuyến trùng sau tháng 5 vẫn phải dùng tới mocap thôi)
Cơ chế diệt tuyến trùng của thuốc là….sẽ làm cho tuyến trùng bỏ ăn rồi…chết đói
Thuốc này của Mỹ giá 90 ngàn đồng 2 chai

Tervigo phổ biến rộng rãi ở vùng chuyên canh tiêu…tôi e rằng thuốc cũng có kích thích tố

Hồi nãy tôi có ghé ngang Bồ Cường…nhưng nơi đây nói là tiệm của họ chưa được chào hàng tervigo
 
Last edited by a moderator:
Bác nói đúng trồng cây mà ko dùng thuốc thì ko sống nổi...vì nhà co ít cây lên cháu kiểm soát rất kỹ, hạn chế sử dụng thuốc đối đa, chỉ phun khi chúng mới suất hiện...cháu sử dụng thuốc theo 4 nguyên tắc sau: 1 cty sản xuất. 2 hoạt chất. 3 có nhiều người sử dụng được công nhận hiệu quả. 4 độ độc của chúng thuộc nhóm nào, nếu là nhóm kịch độc được khuyến cáo ko lên sử dụng nhiều thì cháu hạn chế.

cháu ko sử dụng lại đất đã sài, sử dụng lại chậu vừa thay ra chung quoanh thành chậu còn xót lại đất lên lây nhiễm qua
cháu có tìm hiểu sincocin+agripon khoảng 2 năm nay nhưng chưa sài vì nơi cháu ở ko có bán chắc cũng phải nhờ người mua dùm để đấu năm sài
đây là sản phẩm của mỹ được cty vn phân phối và đóng chai, cháu còn đang phân vân ko biết có còn đúng chất lượng hay ko, hay vì tăng lợi nhuận mà đổ thêm nước vào cũng ko chừng..
 
Xin tư vấn sức sống cây mai ghẽp

Mong Bác Vi tư vấn giúp cháu
Cháu có ghép một giống mai vào tết 2011 hoa nở từ 24 đến 36 cánh, hoa to, nụ to, nhiều tầng, không bị rụng nụ như cúc mai. Nhưng đặc biệt màu hoa vàng đậm rất tươi nổi bật khi nằm giữa các loài mai khác. Nhìn rất đẹp và lạ. Giống mai này cháu lấy giống từ nhà người quen tại tỉnh Đồng tháp trên một cây mai nguyên thuỷ đột biến duy nhất trong hàng ngàn cây của họ. Nhưng sao tất cả các cây ghép Giống mai này trên gốc mai tứ quý thì phát triển tốt sung mãn ra hoa nhiều, còn tất cả những cây ghép giống mai này trên gốc mai vàng thì cây luôn trông không mạnh, èo uột mãi không sung, ít bông. Càng về sau thấy các cây này càng suy.
Có cách nào khắc phục hiện tượng này không bác ?
 
Last edited by a moderator:
Mong Bác Vi tư vấn giúp cháu
Cháu có ghép một giống mai vào tết 2011 hoa nở từ 24 đến 36 cánh, hoa to, nụ to, nhiều tầng, không bị rụng nụ như cúc mai. Nhưng đặc biệt màu hoa vàng đậm rất tươi nổi bật khi nằm giữa các loài mai khác. Nhìn rất đẹp và lạ. Giống mai này cháu lấy giống từ nhà người quen tại tỉnh Đồng tháp trên một cây đột biến duy nhất trong hàng ngàn cây của họ. Nhưng sao tất cả các cây ghép Giống mai này trên gốc mai tứ quý thì phát triển tốt sung mãn ra hoa nhiều, còn tất cả những cây ghép giống mai này trên gốc mai vàng thì cây luôn trông không mạnh, èo uột mãi không sung, ít bông. Càng về sau thấy các cây này càng suy.
Có cách nào khắc phục hiện tượng này không bác ?



Sự bất dung hợp với nhau là chuyện của tự nhiên. Đâu cứ phải cùng họ là ghép với nhau tốt đâu
Ngay đến người ta…cấy ghép nội tạng…không phải ai cũng ghép được..nó có 1 sự kén chọn..để tương thích
Dù rằng tương thích để ghép nhưng những người ghép giác mạc…cũng chỉ khoảng 5 năm là giác mạc ấy bị cơ thể loại trừ ( theo tôi biết là vậy)

Thực vật có lẽ cũng vậy thôi…
mầm mai giảo ghép lên mai vàng 5 cánh..sức sống rất mạnh. Tàng lá xum xuê xanh rờn…nhưng nếu chăm sóc kém vì lí do nào đó cây suy yếu đi …cành ghép tưởng như rất mạnh ấy sẽ bị cây loại trừ….bỏ chết luôn để mọc lên mầm nguyên thủy dù mầm yếu ớt hơn giảo

Nhiều người trồng mai đều công nhận rằng…gốc tứ quý nuôi cành ghép tốt hơn gốc mai vàng…

cây mai Huỳnh Tỷ 24 cánh ghép trên gốc tứ quý bao giờ cũng mạnh hơn nở tốt hơn là được ghép trên gốc mai 5 cánh…

Các loài cúc mai nhiều cánh đòi hỏi sự cung cấp dưỡng chất nhiều hơn các loại mai ít cánh…do đó thời gian nuôi nụ cũng cần phải dài chúng mới kịp trưởng thành

Tháng 7 mai giảo nếu bị lặt bỏ hết lá vẫn kịp ra lá khác kết nụ và nuôi nụ để nở kịp tết
Nhưng tháng 7 mà cúc mai bị lặt lá cũng ra lá kết nụ kịp nhưng đến tết nụ còn non èo không nở được

Túm lại loại mai của bác sưu tầm được nó tương thích với gốc tứ quý…thành 1 "cặp đôi hoàn hảo" vậy bác chiều ý nó….để nó yên thân trên gốc mai tứ quý..

Đừng ép buộc nó theo ý bác, bắt nó sống trên gốc mai vàng…nó sẽ bắt bác phải trả giá đấy

bác đọc lại câu này :

.Ngệ sĩ cây cảnh mới nhập môn…nhìn cây bằng mắt
Cao hơn 1 bậc nhìn bằng khuynh hướng của ý thức
"Thấm" hơn nữa nhìn bằng tâm
Và Cao hơn hết nhìn cây bằng... đạo
 
Last edited by a moderator:
Mong Bác Vi tư vấn giúp cháu
Cháu có ghép một giống mai vào tết 2011 hoa nở từ 24 đến 36 cánh, hoa to, nụ to, nhiều tầng, không bị rụng nụ như cúc mai. Nhưng đặc biệt màu hoa vàng đậm rất tươi nổi bật khi nằm giữa các loài mai khác. Nhìn rất đẹp và lạ. Giống mai này cháu lấy giống từ nhà người quen tại tỉnh Đồng tháp trên một cây mai nguyên thuỷ đột biến duy nhất trong hàng ngàn cây của họ. Nhưng sao tất cả các cây ghép Giống mai này trên gốc mai tứ quý thì phát triển tốt sung mãn ra hoa nhiều, còn tất cả những cây ghép giống mai này trên gốc mai vàng thì cây luôn trông không mạnh, èo uột mãi không sung, ít bông. Càng về sau thấy các cây này càng suy.
Có cách nào khắc phục hiện tượng này không bác ?
bạn có hình của nó ko cho tụi tui coi ké với, tui rất thích siu tầm các giống mai lạ
các bác cho tui hỏi noài chủ đề chút nha..tui có gửi tin nhắn kiểm tra lại ko thấy có gì ko biết có đi dược hay chưa hay là chưa đủ chỉ tiêu 10 bài viết...bạn diễm my có nhận được thì nhắn lại dùm tôi nha
cảm ơn các bác
 
Cám ơn Bác Vi đã tư vấn giúp cháu
Cây mai cháu ghép cách đây 2 năm đã ghép phần dưới cây. Nay các tàn này đã to đường kính khoản 1,5 cm. Sở dỉ con ghép phía thấp trước là do sợ nếu ghép cùng thời điểm thì cành trên sẽ lấn át cành dưới làm cành dưới bị lép nhỏ hơn bởi ưu thế ngọn của các cành ghép phía trên. Điều này làm mất cân đối Đầu Voi Đuôi Chuột. Nay cành ghép phía dưới này đã to thì mình ghép bổ sung vào thời điểm nào là hợp lý nhất vậy Bác. Và ghép cách nào cho kết quả tốt hơn vậy Bác.
Xin cám ơn Bác nhiều !

--------

bạn có hình của nó ko cho tụi tui coi ké với, tui rất thích siu tầm các giống mai lạ
các bác cho tui hỏi noài chủ đề chút nha..tui có gửi tin nhắn kiểm tra lại ko thấy có gì ko biết có đi dược hay chưa hay là chưa đủ chỉ tiêu 10 bài viết...bạn diễm my có nhận được thì nhắn lại dùm tôi nha
cảm ơn các bác

Em đang muốn đăng hình đây. Em chưa biết cách tải hình lên diễn đàn, có ai biết chỉ dùm cách đăng hình từ IPAS không xin chỉ giúp.
 
Last edited by a moderator:
......... ghép bổ sung vào thời điểm nào là hợp lý nhất vậy Bác. Và ghép cách nào cho kết quả tốt hơn vậy Bác.
Xin cám ơn Bác nhiều !

--------.


Ghép bổ xung. Thì cuối năm ghép hợp lí nhất..
bây giờ chuẩn bị đi..tháng chạp ghép…sau đó cành ghép sẽ phát triển vào đầu năm là bắt đúng nhịp sinh trưởng rồi
Cuối năm nhiều ngọn ngủ mập mạp..ghép ngọn dễ hơn ghép mắt….vì ghép mắt ngủ đôi khi dính rồi mà vẫn ngủ luôn
Ghép ngọn thì không bao giờ bị sự cố này
Ghép trên cây tứ quí, đẹp nhất là ghép gần sát gốc (gần sát đất) và ghép 1 mầm thôi..mầm này sẽ thành 1 cây đè …trên gốc..tứ quí

Bạn xem cây mai này ghép 1 mầm duy nhất trên gốc tứ quí..mầm đã phát triển thành 1 cây nhiều năm rồi…không thấy được chỗ ghép



Và cây này có 1 ghép cành ngang . 1 ghép ngay vào thân để làm ngọn …chỗ ghép phù ra :

 
gửi Bác Mục. cháu rất thích thế cây thác đổ, cháu đang nuôi 2 cây, đổ rất sâu, 1 cây đổ khoảng 30o nhìn ngang, 1 cây đổ theo đường thẳng đứng nhìn thẳng. nuôi 1năm nữa đem em nó đi dự thi, kiếm cho em nó cái giải vàng.à quên giải bạc thôi, vàng giành cho bác Lô..hi.hi.. cháu đang nuôi theo sự hướng dẫn để cây phát triển theo đường ngang, ngọn hướng mặt trời mọc, chúng phát triển bình thường. cháu định tạo thêm 1-2 cây nữa mà đang phân vân, sau này cây thành phẩm sang chậu dành cho cây thác đổ (chậu có chiều cao) cây có phát triển bình thường ko? cháu sợ chi cành càng ở phía dưới chúng sẽ yếu đi, cây sẽ nuôi chi cành ở phía trên...lúc này nếu lại để nghiêng chậu thì rất khó...nếu Bác có chơi thác đổ rồi thì cho cháu vài lời nhận xét.
 
Last edited by a moderator:
Nếu chị ở SG thì hôm nào rảnh cầm iPad đến chổ mình hướng dẫn cho
Mình làm việc ở Q1 cạnh Nhà thờ Đức Bà từ T2 đến T6 hàng tuần

Em đang muốn đăng hình đây. Em chưa biết cách tải hình lên diễn đàn, có ai biết chỉ dùm cách đăng hình từ IPAS không xin chỉ giúp.
 
Last edited by a moderator:
gửi Bác Mục. cháu rất thích thế cây thác đổ, cháu đang nuôi 2 cây, đổ rất sâu, 1 cây đổ khoảng 30o nhìn ngang, 1 cây đổ theo đường thẳng đứng nhìn thẳng. nuôi 1năm nữa đem em nó đi dự thi, kiếm cho em nó cái giải vàng.à quên giải bạc thôi, vàng giành cho bác Lô..hi.hi.. cháu đang nuôi theo sự hướng dẫn để cây phát triển theo đường ngang, ngọn hướng mặt trời mọc, chúng phát triển bình thường. cháu định tạo thêm 1-2 cây nữa mà đang phân vân, sau này cây thành phẩm sang chậu dành cho cây thác đổ (chậu có chiều cao) cây có phát triển bình thường ko? cháu sợ chi cành càng ở phía dưới chúng sẽ yếu đi, cây sẽ nuôi chi cành ở phía trên...lúc này nếu lại để nghiêng chậu thì rất khó...nếu Bác có chơi thác đổ rồi thì cho cháu vài lời nhận xét.

Tôi có nhiều cây thác đổ tuyệt đẹp…nhưng là các cây khác không phải là mai
Đã từ lâu lắm rồi..tôi không thích dáng thác đổ của mai nữa. không hợp lí, nếu muốn nó sống mạnh vì phải nhiều công chăm sóc..không bình thường..

Bác đọc ý kiến dưới đây của bác dailoc tức là Cổ Mai Hoa Đại Lộc, 1 nhà chơi mai nổi tiếng của Miền Trung :

dailoc : Mai là một trong những cây được mệnh danh là quân tử. Chơi mai, bạn phải biết, trong rất nhiều đặc tính "quân tử" của mai có việc mai không chịu thế thác đổ. Tức thế cúi đầu. Đặc tính này là có thật chứ không phải do sự tôn sùng quá đáng cây mai mà nên đâu.
Nói như bác inVinh rất đúng, "chơi mai rất cực", phải hiểu nó thì bạn mới thành công trong những thế khó như thế này.
Nói như vậy không có nghĩa là hoàn toàn không có những cây mai thác đỗ. Tuỳ dụng ý của người chơi. Riêng mình, dẫu có đẹp, có cao giá đi nữa cũng không bao giờ chơi cây mai thác đỗ, vì hai lẽ:
- Một là ,để có cây mai "cúi đầu" bạn phải tốn rất nhiều công sức. Công sức đó là trong suốt quá trình nuôi cây, phải liên tục chốc nghiêng chậu để ngọn cây cao hơn gốc thì cây mới chịu. Khi cần trưng bày hoặc chơi tết mới lật thẳng thế thác đỗ.
- Hai là - điều này quan trọng nhất - Xưa kia Chu thần Cao Bá Quát từng viết:
"Nhất sinh đê thủ bái Mai Hoa". Có nghĩa là cả một đời Người anh hùng Cao Bá Quát không biết nễ sợ một ai, kể cả triều thần. Nhưng ông chỉ cúi đầu trước Mai Hoa mà thôi. Vậy chỉ có con người cúi đầu trươc Mai Hoa chứ Mai Hoa không bao giờ cúi đầu trước con người. Nên đừng bắt mai phải cúi đầu trước con người, mai sẽ chết đấy.
Đây là quan điểm cá nhân, mình muốn bàn thêm để các bạn tham khảo mà thôi. Không có ý gì khác.
Chúc Khoẻ.

Đọc thêm trang này :
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4588

--------

Khẩu hiệu :

Và Cao hơn hết nhìn cây bằng... đạo
 
Last edited by a moderator:
Back
Top