Chỉ Giáo: "kĩ Thuật Trồng Chanh Dây( Lạc Tiên)

  • Thread starter Lmobi
  • Ngày gửi
Hiện tôi đang trồng gốing chanh dây(lạc tiên) loại trái tím,trồng được khoảng 6 thang. Hiện nay không biết tại sao khi ra hoa đều không đậu hoăc đậu rất ít.Mong các bạn giúp giùm.
Và xin hỏi có bạn nào biết dung dịch C.A.T là dung dịch gì không? Xin cảm ơn
 


Đăk Nông. Bệnh dịch hoành hành chanh dây

  1. <TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=main_title id=tdStoryTitle></TD></TR><TR><TD class=time_on>






    </TD></TR><TR><TD id=tdStoryContent>


    </TD></TR><TR><TD class=source><TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=BodyLeftSpecialHeadLine>Đăk Nông. Bệnh dịch hoành hành chanh dây</TD></TR><TR><TD class="textupper textsmall textspecial" height=20>(05/07/2010 12:09)</TD></TR><TR><TD class=bgCCCCCC style="HEIGHT: 1px"></TD></TR><TR><TD align=left colSpan=2></TD></TR><TR><TD class=bgCCCCCC style="HEIGHT: 1px"></TD></TR><TR><TD style="HEIGHT: 2px"></TD></TR><!--<tr> <td valign="top" align=left>Bất chấp mọi khuyến cáo, diện tích cây chanh dây ở Đăk Nông vẫn được người dân mở rộng từng ngày. Và rồi điều tệ hại nhất cũng đã đến: Bệnh dịch xuất hiện khiến không ít người rơi vào cảnh dở khóc dở cười…</td> </tr>--><TR><TD height=4></TD></TR><TR><TD>
    04072010135723.jpg


    Bất chấp mọi khuyến cáo của ngành nông nghiệp, diện tích cây chanh dây ở Đăk Nông vẫn được người dân mở rộng từng ngày. Và rồi điều tệ hại nhất cũng đã đến: Bệnh dịch xuất hiện khiến không ít người rơi vào cảnh dở khóc dở cười…

    Bệnh không thuốc chữa
    Một loại bệnh chưa thuốc chữa và hàng loạt các bệnh khác đã xuất hiện ngày càng nhiều trên cây chanh dây. Tại huyện Đăk R’Lấp (Đăk Nông), hơn 2 năm qua, cây chanh dây đã mang lại cho nhiều nông dân nguồn lợi không nhỏ. Theo ngành nông nghiệp huyện này thì lợi ích mà nó mang lại lớn đến gấp 20 lần so cây cà phê. Bởi mỗi năm, nó có thể cho thu nhập lên đến trên 500 triệu đồng/ha. Trong khi đó người trồng chỉ mất khoảng nửa năm cho việc chờ đợi. Nhưng chẳng được bao lâu, loại cây này đã buộc nông dân phải… khốn đốn. Sau một tháng xuất hiện dịch bệnh, ông Hoàng Văn Bính ở thôn 8, xã Nhân Cơ đã phải mất 40 triệu đồng để cứu 2ha chanh dây. Ông Bính cho biết vườn cây của ông đang mắc “đa bệnh”.
    Tuy chưa xác định được năng suất của nó sẽ giảm đi bao nhiêu song chắc chắn là không nhỏ. Mỗi ngày vườn cây của ông có hàng ngàn trái xanh rụng xuống; trái thì thối đen, trái thì nhăn nhúm vỏ, có trái lại bao phủ bên ngoài một loại phấn trắng. Chưa hết, nhiều gốc chanh dây trong vườn… bỗng dưng chết khô. Để cứu vườn cây, ngoài tiền thuốc, ông Bính thuê hẳn một kỹ sư nông nghiệp cùng khoảng năm người phụ tá thường xuyên túc trực chăm sóc. Thế nhưng chưa có một dấu hiệu nào cho thấy bệnh của cây thuyên giảm mà ngược lại nó đang trở nên trầm trọng thêm. Em ông Bính, ông Hoàng Văn Kiều cũng đang lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan như anh mình. Vườn cây đang cho thu hoạch, bỏ thì “đứt ruột” mà giữ thì chưa biết tương lai nó sẽ ra sao. Theo ông Trương Xuân Anh - Trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Đăk R’Lấp - thì vườn cây của hai anh em ông Bính đã mắc bệnh nám bã trầu và một số bệnh khác như úng rễ, phytopphthora (nấm trắng)...
    Và cũng theo ông Anh thì bệnh này rất “nan giải” và năng suất giảm đến 90% nếu như không muốn nói là mất trắng. Theo ngành nông nghiệp huyện này, hiện đã có khoảng 10 ha bị bệnh nấm trắng, loại bệnh chưa có thuốc chữa và hàng loạt diện tích mắc các chứng bệnh khác. Nhiều vườn bị nấm trắng đã chết sạch. Điều đáng nói hơn là ở những vườn cây mắc chứng bệnh này người dân chưa hề có thu nhập gì. Trong khi đó mỗi ha người ta phải đầu tư từ 70 đến 150 triệu đồng. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp-PTNT tỉnh Đăk Nông, diện tích chanh dây bị bệnh đến nay lên khoảng 20 ha. Tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi thì dịch bệnh đã hoành hành trên ít nhất 100 ha. Bởi chỉ riêng một số “đại gia” ở thị xã Gia Nghĩa diện tích của họ đã lên đến vài chục ha. Ông Trương Xuân Anh cho biết: “Hiện tình hình dịch bệnh trên cây chanh dây đang diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó với việc trồng ồ ạt thiếu quy hoạch của người dân khiến cho ngành nông nghiệp rất khó kiểm soát. Đặc biệt hiện đang là mùa mưa, đây là điều kiện rất tốt để dịch bệnh lây lan".

    Không thể kiểm soát nguồn giống
    Năm 2008, ngành nông nghiệp tỉnh Đăk Nông chỉ cho phép trồng thử nghiệm 200ha chanh dây. Thế nhưng sau 2 năm diện tích “thử nghiệm” của nông dân đã tăng lên ít nhất gấp 5 lần. Mặc dù nguồn giống khan hiếm và đã có không ít khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhưng diện tích chanh dây của tỉnh vẫn cứ tăng từng ngày. Theo ông Trương Xuân Anh, dịch bệnh được “mang” từ tỉnh Lâm Đồng sang. Thực tế từ giữa năm 2009, bệnh đã xuất hiện. Và tại những vườn cây bị bệnh ở thời điểm đó đều lấy giống từ Lâm Đồng. Cũng theo ông Anh hiện việc kiểm soát giống từ Lâm Đồng sang là không thể.
    Hàng chục hộ dân từ Lâm Đồng sau khi “điêu đứng” với loại cây này đã sang Đăk Nông thuê đất tiếp tục trồng. Ông Trần Tuấn, một nông dân từ Lâm Đồng cho biết: “Vẫn biết khi loại cây này bị bệnh thì không thể cứu nhưng nếu nó “chịu” được vài năm là đã có lãi. Vì vậy rất nhiều người như tôi chấp nhận rủi ro”. Ông Nguyễn Phương, một nông dân từ Đăk Lăk sang, sau 1 tháng, đã bỏ xuống đất khoảng 150 triệu đồng, chưa tính tiền thuê đất. Thế nhưng điều gì đang đợi phía trước ông vẫn chưa biết. Ông Phương cho biết: “Tôi có kinh nghiệm trồng… rau từ nhiều năm nay nên tin rằng mình có thể thành công với loại cây này”. Thế nhưng khi được hỏi về kỹ thuật trồng chanh dây thì ông Phương lại… “cứ như người ta mà làm”.
    Trên thực tế các tài liệu về kỹ thuật trồng chanh dây và cách phòng trừ sâu bệnh trên loại cây này rất ít nếu không muốn nói là chưa có. Người dân hoàn toàn “mù tịt” khi trồng loại cây này. Thế như cũng như ông Phương, ông Tuấn, trước cái lợi mà người đi trước đã thu được, nhiều người đang chấp nhận “đánh bạc với trời”. Chanh dây vẫn tiếp tục mọc lên…
    Sau hai năm thử nghiệm, ngành nông nghiệp tỉnh Đăk Nông vẫn chưa có một hội nghị nào để đánh giá tổng kết việc này. Hiện người ta vẫn chưa chắc chắn dịch bệnh trên cây chanh dây là do đâu. Bởi mẫu xét nghiệm đã được gửi đi hơn 1 tháng song vẫn đang còn chờ kết quả và cũng chưa biết chờ đến bao giờ.




    </TD></TR></TBODY></TABLE>




    </TD></TR></TBODY></TABLE>
 
Last edited:


Back
Top