Chó con bị ỉa chảy xử lý thế nào?

  • Thread starter Trojan
  • Ngày gửi
Tôi hay gặp bệnh chó con mới sinh ra rất đẹp nhưng sau một thời gian là bị bệnh ỉa chảy, không ăn, vài ngày sau là chết. Có thuốc nào chữa bệnh này không? Chữa như thế nào? Xin cảm ơn.
 


hay thit no di ban oi,lau sao thi ngon phai biet cai nam cho con ay day.
 
Khi chó con đã bị như vậy rồi thì khó sống lắm. Thấy ra máu thì đem tiêu hủy ở xa (chưa chết cũng phải làm thôi) để tránh lây những con chó con khác.
Chó con bắt đầu ăn thì tiêm cho chắc, phòng mấy bệnh đường ruột, khoảng vài chục nghìn.
 
Chó con mới sinh...

:confused:
Tôi hay gặp bệnh chó con mới sinh ra rất đẹp nhưng sau một thời gian là bị bệnh ỉa chảy, không ăn, vài ngày sau là chết. Có thuốc nào chữa bệnh này không? Chữa như thế nào? Xin cảm ơn.

Chào Trojan,
Chó con mới sinh trong 5 ngày là phải đi chích ngưà 5 loại trong đó có cả loại phòng ngưà tiêu chảy. Hãy đến thú y gần nhà để nhờ chích ngừa ngay vì chó con sau khi sinh không dùng cách gì tốt hơn chích ngưà. Lần sau vậy:cool:
nguyen agawood
 
Tôi hay gặp bệnh chó con mới sinh ra rất đẹp nhưng sau một thời gian là bị bệnh ỉa chảy, không ăn, vài ngày sau là chết. Có thuốc nào chữa bệnh này không? Chữa như thế nào? Xin cảm ơn.
Theo ý mình thì chó bị bệnh ấy là do khi còn nhỏ bạn ko chăm sóc đúng cách cho nó nên nó bị nhiều bệnh,nhà mình có nuôi 2 con chó,khi mới sinh ra thì mình đã chăm sóc rất kỷ rồi,có lúc nó cũng bị bệnh tiêu chảy giống chó nhà bạn ấy,thế là lúc ấy mình đi mua thuốc cho nó ở tiêm thuốc tây áy,nhưng bạn mua thuốc cho nó nên nhớ là chỉ mua liều nhẹ thôi nha chớ không thôi lỡ thuốc mạnh quá có chuyện ji thì mình ko chịu đâu nha!
 
Nếu chó con của bạn mới đẻ ra mà hay bị tiêu chảy như vậy thì bạn cần chú ý đến việc để đàn chó được đủ ấm khi sinh ra trong vài ngày. Mặt khác, cần chú ý quản lý chăm sóc chó tốt hơn. khi chó bị tiêu chảy có thể dùng thuốc có các thành phần như: Enrofloxaxin, colistin, Tetracillin... Nếu kết hợp cả viêm phổi có thể dùng thuốc có thành phần như: Ampicillin, Gentamycin, Doxycillin... Cho uống điện giải để trợ sức trợ lực như: Bcomlex...
 

Ban co thể dùng GENTA-COSTRIM (chứa gentamycin, sulfadimidin, vitamin PP) 4000 đồng/goi 10g tron vao thức ăn hay nc uống.Lưu ý là liều lượng rất nhỏ nhá! 1g/ 1kg thức ăn.Nghĩa là 1lần chỉ dùng 1 tí tẹo thôi .Ngoài trị tiêu chảy còn trị đc phân máu thường gặp ở chó con .
Bạn có thể dùng hiệu khác miễn là có các kháng sinh như bác nghung nêu là đc .Nhưng gói GENTA thì thấy bán gói nhỏ 10g .Các loại khác toàn thấy 1kg hay 500g ko nên tui ko chỉ làm gì
Nếu tiêu chảy nhiều phải bổ sung điện giải như BIO- Zone pha nước uống.Hoac đơn giản pha muối + đường lợ lợ cho uống .Chó ko uống thì dùng 1 ống chích nhỏ bơm vào miệng
Chó sơ sinh quá nhỏ ko ăn uống đc thì nên tiêm kháng sinh .Nếu biết thì mua tự tiêm , còn ko thì ra thú y ng ta sẽ biết mà tiêm
Cách phòng cũng tương tự nhưng liều lượng bằng 1/2 liều chữa.
Muốn chắc ăn thì chích ngừa vacin trc .Thường là chích : Tả , thương hàn.
 
-Chó con mới đẻ nếu có bú mẹ thì không cần tiêm chủng gì cả vì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của chó, các chất kháng thể được truyền từ mẹ sang con và có trong sữa chó mẹ.
-Chó con tiêm phòng 7 bệnh từ 2 tháng rưỡi tuổi trở lên, trong đó có bệnh Care là bệnh ỉa chảy ra máu nguy hiểm nhất.
-Khi chó con bị ỉa chảy ra máu cần đưa đến thú y ngay lập tức, trong dân gian có phương thức chữa cũng rất hiệu nghiệm là cây CỎ MỰC (cỏ nhọ nồi) mọc ở các bờ ao ruộng. Hái một nắm giã nhỏ banh miệng chó cho uống bằng hết, ngày hai lần. Qua 2 ngày mà k chết thì chó sẽ qua được.
 
Tôi hay gặp bệnh chó con mới sinh ra rất đẹp nhưng sau một thời gian là bị bệnh ỉa chảy, không ăn, vài ngày sau là chết. Có thuốc nào chữa bệnh này không? Chữa như thế nào? Xin cảm ơn.
Bạn thân mến!
Chó con bị tiêu chảy và chết sau vài ngày, có thể nó bị bệnh tiêu chảy cấp.
Nguyên nhân có thể do virut( caré virus, parvovirus, adenovirus...), vi khuẩn (E. coli, salmonella,..), giun-sán (ấu trùng giun có thể truyền qua nhau thai), nấm, thức ăn, thời tiết... Tuy nhiên điều cơ bản là nếu có sự tham gia của virut thì vấn đề đã trở nên phức tạp. Vì hiện nay chưa có thuốc nào chữa được bệnh do virut gây ra, hơn nữa việc sử dụng kháng huyết thanh tỏ ra không hiệu quả đối với điều kiện nước ta. Chính vì vậy việc phòng bệnh là rất quan trọng.
Phòng bệnh:
- Bệnh giun sán: chó con 20 ngày tuổi trở lên khi xét nghiệm phân đã có thể có trứng giun sán. Do đó ở độ tuổi này có thể tẩy giun sán cho nó. Vimectin (của hãng vimecdim): 0,1ml/1kgP. Liệu trình 3 ngày (bạn nên dùng ống tiêm nhựa 1ml, loại sử dụng 1 lần). Còn các loại sán, để nó lớn lên rồi tính tiếp. Thức ăn và nước uống cho chó phải đảm bảo vệ sinh, không cho chó liếm láp lung tung.
- Bệnh truyêng nhiễm:
+ Vaccine đa giá 6 bệnh (caré, parvo, ho cũi, phó cúm, viêm gan, *****) sẽ tỏ ra có hiệu quả nếu các bạn tiêm đúng quy trình. Lần tiêm thứ nhất lúc chó đạt 8 tuần tuổi, lần tiêm thứ hai lúc chó 12 tuần tuổi và cứ cách lần tiêm thứ 2, mỗi năm tiêm một lần cho đến năm thứ 4 thì chó của bạn đã an toàn.
+ Vaccine đã tiêm nhưng không phải vì thế mà bạn được chủ quan. Chó của bạn có thể không đáp ứng miễn dịch với một lý do nào đó (vaccine hỏng, tiêm sai quy trình...). Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh, vận động, tắm chải thường xuyên sẽ cải thiện sức đề kháng của con vật.
- Khi phát hiện chó hàng xóm bị bệnh, phải cách ly hoặc hỏi ý kiến Bác sỹ thú y.
TRị bệnh:
- Nguyên tắc điều trị:
+ Tạm thời ngưng cho chó ăn trong 48h.
+ Bù, cung cấp nước và điện giải nếu con vật mất nước do nôn và tiêu chảy (măt lõm, da mất đàn tính...).
+ Dùng oresol hòa nước cho uống hoặc truyền Ringer lactat 30-50ml/kgP/ngày. Truyền chậm tĩnh mạch (35-40 giọt/phút).
+ Cung cấp năng lượng: glucose 5% hoặc 10% hoặc 30%. Amino acid: liều theo chỉ dẫn cảu nhà sản xuất.
+ Cầm máu: adrenoxyl cho uống hoặc tiêm Transemid(quầy thuốc Tây) chậm vào tĩnh mạch (tiêm xong 5 phút, con vật sẽ có phản ứng phụ là nôn, tuy nhiên không nguy hiểm). Trong trường hợp này, chúng tôi nhận thấy vitamine K không tỏ ra hiệu quả.
+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: Phospholugel: 1 gói/ngày.
+ Giảm co thắt, tiết dịch đường ruột bằng Atropin sulfate.
+ Tiêm kháng sinh: có rất nhiều sự lựa chọn. Nhưng thường là một loại kháng sinh tổng hợp, hoạt phổ rộng.
+ Tùy trường hợp mà thụt rữa tực tràng băng thuốc tím 0,1% ấm.
+ Bổ sung vitamine A, B, C, D... Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng việc dùng vitamine C trong điều trị bệnh cho chó không có ý nghĩa cao như ở người.
Điều trị đến khi nào con vật lành hẵn (thường không quá 7 ngày)
Điều trị càng sớm thì tỷ lệ sống càng cao. Nếu các bạn áp dụng "bổ tả", tỷ lệ sống sẽ rất cao.
Các Bạn cứ thực hiện như vậy đã. Thời gian tới, tối sẽ post phác đồ tối ưu hơn cho các bạn.
Chúc các bạn thành công!
 
Last edited by a moderator:
Tôi hay gặp bệnh chó con mới sinh ra rất đẹp nhưng sau một thời gian là bị bệnh ỉa chảy, không ăn, vài ngày sau là chết. Có thuốc nào chữa bệnh này không? Chữa như thế nào? Xin cảm ơn.
Chó của bạn bị tiêu chảy cấp rồi! Không biết còn sống không? Tôi có phác đồ điều trị khá tốt đấy. Nếu muốn tôi sẽ post lên.
 
Chó tiêu chảy, ỉa ra máu Sử dụng Lin-Spec, or Genta+Amox sd củg tốt lắm đó bạn.
 
Gửi bạn

Nếu chó của bạn bị ỉa chảy có thể do các nguyên nhân sau:
1. Nhiễm khuẩn đường ruột:
2. Nhiễm Parvovirus:
3. Viêm ruột-dạ dày xuất huyết:
4. Nhiễm Toxoplasma:
5. Nhiễm cầu trùng:
6.Viêm ruột:
7. Bệnh Care:
Việc quan trọng nhất khi chó mới sinh hoặc mới mua về là bạn phải tiêm vaccine phòng 7 bệnh quan trọng cho chó cưng. Hiện nay có rất nhiều hãng phân phối như: Pfizer, Hoàng Kim...
Khi chó có triệu chứng ỉa chảy bạn phải điều trị theo nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc điều trị:
+ Tạm thời ngưng cho chó ăn trong 48h.
+ Bù, cung cấp nước và điện giải nếu con vật mất nước do nôn và tiêu chảy bằng cách truyền dịch vào mạch máu: Dùng dung dịch truyền Ringer lactat 30-50ml/kgP/ngày, truyền chậm tĩnh mạch (35-40 giọt/phút) hoặc dùng oresol hòa nước cho uống kết hợp thuốc trợ tim và Vitamin C.
+ Cung cấp năng lượng: glucose 5% hoặc 10% hoặc 30%. Amino acid: liều theo chỉ dẫn cảu nhà sản xuất.
+ Dùng thuốc chống nôn
+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: Phospholugel: 1 gói/ngày.
+ Giảm co thắt, tiết dịch đường ruột bằng Atropin sulfate.+ Tiêm kháng sinh: Kháng sinh phổ rộng, liều cao như: Ampicillin, Gentamycin, Doxycillin, Enrofloxaxin, colistin, Tetracillin...
+ Tùy trường hợp mà thụt rữa tực tràng băng thuốc tím loãng (0.1%)
Điều trị đến khi nào con vật lành hẵn. Điều trị càng sớm thì tỷ lệ sống càng cao.
 
Không nên tùy tiện sử dụng thuốc trợ tim các bạn ạ!
Thuốc trợ tim chỉ được những Bác sỹ thú y lành nghề sử dụng. Các bạn chưa có kiến thức hay kinh nghiệm về Digitalist thì tôi khuyên không nên sử dụng, vì con vật có thể chết dưới tay các bạn đấy.
Digitalist:
Áp dụng lâm sàng
- Chỉ định:
+ Giãn tâm thất.
+ Nhịp nhanh và loạn.
+ Suy tim do tổn thương van.
- Chống chỉ định:
+ Nhịp chậm.
+ Nhịp nhanh tâm thất, rung th ất.
+ Viêm cơ tim cấp (thương hàn...)
+ Nghẽn nhĩ thất.
+ Không dùng cùng với các thuốc sau, có thể gây chết đột ngột hoặc tăng độc của digitalis: calci (nhất là khi tiêm tĩnh mạch), quinidin.
 
Trong trường hợp chó của bạn tiêu chảy xuất huyết mạnh, nguy cơ sốc sẽ rất cao. Để các bạn thuận lợi hơn trong quá trình điều trị. Các bạn nên hiểu rõ hơn về sốc.
Sốc là gì? Sốc là phản ứng của cơ thể đối với những thay đổi về lưu lượng máu trong cơ thể như:
- Xuất huyết ngoại hoặc nội.
- Chấn thương nghiêm trọng.
- Phản vệ (dị ứng nghiêm trọng).
- Tình trạng suy nhược một cơ quan nào đó.
- Nhiễm trùng máu.
Sốc xãy ra khi các tế bào của cơ thể không nhận đủ oxy vì oxy là nguồn sống của chúng.
Sốc thường biểu hiện không rõ ràng, tuy nhiên nguy cơ tử vong bởi sốc rất cao.
Một số dạng sốc
- Sốc do mất máu.
- Sốc do suy tim, máu không đủ cung cấp cho các tế bào.
- Sốc do nhiễm trùng huyết, các sản phẩm phụ của vi trùng tạo ra ngăn cản các tế bào sử dụng oxy.
Phát hiện cún của bạn bị sốc
Sốc có hai giai đoạn
- Giai đoạn đầu: là giai đoạn cơ thể con vật còn có khả năng bù đắp cho việc giảm lưu lượng máu. Biểu hiện như sau:
+ Chó của bạn thở gấp hơn bình thường.
+ Mạch đập thình thịch và tim đập nhanh hơn bình thường.
+ Lấy nhiệt kế đo thân nhiệt, thấy thân nhiệt giảm.
+ Tinh thần ức chế, uể oải, bồn chồn.
+ Lấy tay banh lợi xem, thấy lợi tái màu. Ấn mạnh vào lợi, thấy khoảng sau 2 giây máu mới trở lại vết ấn.
- Giai đoạn sau: đây là giai đoạn khá nguy hiểm, cơ thể không còn khả năng bù đắp về lưu lượng máu. Các hệ thống của cơ thể nhược năng, rất đễ tử vong. Biểu hiện của con vật như sau:
+ Hơi thở chậm và ngắn, tứ chi lạnh.
+ Nhịp tim chậm và không đều. Mạch rất yếu hoặc không bắt được mạch.
+ Lợi tái hoặc xanh.
+ Tinh thần suy nhược mạnh, có thể bất tỉnh.
+ Khi ấn vào lợi, phải mất 4 giây máu mới trở lại.
Bạn biết sao không? Cái chết sắp đến với cún của bạn!


 
Chó bị bệnh tiêu chảy thường đi kèm với triệu chứng nôn mửa. Nếu các bạn chưa có thuốc chống nôn để tiêm thì các bạn có thể xử lý nôn tại nhà
- Không cho dùng thức ăn và nước uống.
- Cho ăn đá cục hoặc 1-3 thìa nước soda.
- Sau 8-12h cho ăn 1-3 thìa thức ăn nhạt (cơm).
- Sau 8-12h cho uống rất ít.
- Nếu hết nôn, cho ăn thêm rất ít mỗi giờ một lần và hôm sau ăn bình thường.
- Nếu chó của bạn bị sốc, hãy chửa sốc cho nó. Nếu mất nước nặng hoặc có bệnh khác hãy đến Bác sỹ thú y.
 
Last edited by a moderator:
Tôi thấy phác đồ đ/ trị của bạn Hongsp có khả thi, có thể áp dụng đt được. Tôi chỉ lưu ý bạn khi sử dụng thuốc Kháng sinh cho con vật cưng của bạn thì cũng nên chú ý xem thể trạng (sức khỏe) của nó, bởi vì Kháng sinh liều cao + sức khỏe yếu có thể làm chó ra đi nhanh đấy bạn ạh.
 
Theo hiểu biết của tôi… các con chó con của bạn bị bịnh CARE.. đây là căn bịnh hủy diệt chó con nhiều nhất… bạn đừng nên ngĩ đến sự điều trị mà nên ngĩ đến cách phòng ngừa… vì điều trị tốn kém và nếu có khỏi cũng để lại nhiều di chứng,, mất đi cái láu lỉnh linh hoạt của một chú cún dễ thương
Việc quan trọng nhất khi chó mới sinh hoặc mới mua về là bạn phải tiêm vaccine phòng 7 bệnh quan trọng cho chó cưng. Hiện nay có rất nhiều hãng phân phối như: Pfizer, Hoàng Kim...
các góp ỹ của các bạn trên đều rất hữu ích nhưng lời khuyên được trích dẫn trên là điều bạn nên triệt để nge theo
 
Last edited by a moderator:
Nhất trí quan điểm.
Tuy nhiên nếu cún nhà bạn bị bệnh virut, bạn có tìm cách để chữa không?
Việc tiêm phòng là hết sức quan trọng, tuy nhiên không phải Cún nào cũng được như vậy. Vì thế chúng ta mới cùng nhau tháo gở.
 


Back
Top