cho hỏi chi phí trồng rừng

  • Thread starter khatvonglg
  • Ngày gửi
các bác cho em hỏi nếu trồng tầm 10ha rừng gồm 5ha xoan với 5ha keo lai thì mất chi phí khoảng bao nhiêu vậy. em đang dự định trồng bằng đấy trước có vốn thì tính tiếp. xoan thì giống em tự tạo chỉ cần mua keo mà thôi, em cần tầm bao nhiêu vốn thì có thể đủ cho trồng bằng đấy ak cả chi phí chăm sóc tầm 1 năm. theo các bác thì em trồng 2 loại cây này có đc ko hay có cây gi tốt hơn ko ak, nếu có các bác có thể tư vấn giúp em đc ko ak.em ở lạng sơn, đất rừng đồi núi đất cũng tương đối tốt ak.
em cảm ơn các bác
 


Tôi cũng khoái cây trám lắm, nhưng chưa có điều kiện trồng.
Video kĩ thuật trồng trám:

http://222.252.146.146:82/nnptnt/?language=vi&nv=tvs&op=Trong-trot/Trong-va-ghep-cay-tram-lay-qua/53



Về màu gỗ (google):
Trước đây trám trắng trồng chủ yếu để lấy gỗ; hiện một số nơi đã trồng trám trắng để lấy nhựa (Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn). Gỗ trám trắng có giác lõi phân biệt không rõ ràng về màu sắc, thường có màu trắng vàng nhạt và hơi hồng. Vòng sinh trưởng không rõ. Gỗ cứng và nặng trung bình, khối lượng 550-630 kg/m3; sợi gỗ có nhiều vách ngăn ngang, dài trung bình 1,1 mm. Gỗ trám trắng được dùng làm đồ mộc, dùng trong xây dựng và làm nguyên liệu cho công nghiệp gỗ dán, lạng. Hiện nay trám trắng được trồng chủ yếu để lấy quả, do thị trường Trung Quốc có yêu cầu cao về loại quả này.
.....
Gỗ trám đen nhẹ, mềm, màu xám trắng, giác lõi không phân biệt, có thể dùng làm nhà, đóng đồ, làm gỗ dán lạng, bút chì, diêm, bột giấy.
 


Theo tin bạn tìm ở Google vể màu gỗ Trám, thì tôi đã
nghĩ nhầm trái ngược lại.
*
Tôi đã xẻ vài cây gỗ màu trắng đường kính gần 1 mét,
nhưng xẻ cây gỗ màu hồng thì chỉ xấp xỉ nửa mét thôi.
*
Còn nói gỗ Trám tốt, thì tốt thế nào? Nói xấu thì xấu
thế nào? Phải có so sánh mới biết được. Ví như 1 nghìn
đồng là to, khi so với 1 trăm đồng, nhưng so với 1 triệu
thì lại nhỏ. Tôi nói gỗ Trám xấu, vì trong hạng xếp loại
gỗ, nó đứng gần cuối, chứ không được đứng giữa. Nếu gỗ
Trám làm chuồng gà thì không sao, chứ làm cột kèo, bỗng
nhiên găy giữa những cột kèo gỗ khác, thì sửa chữa tốn
kém lắm. Còn đóng đổ thì cũng vậy, chẳng ai đóng đồ gỗ
Xoan với gỗ Trám cả, mà gỗ Trám chỉ đóng cùng với gỗ
Vạng thôi, và chỉ xài mấy tháng thôi, như đóng thùng đựng
két bia, hay thùng hàng đựng đồ một lần rồi bỏ.
*
 
Công ty giống lâm nghiệp đông bắc, không phải "giống nông nghiêp" bạn ơi. Họ có trám ghép đấy, nhưng tốt nhất là gọi điện hỏi trước vì cũng có khi hết hàng (như hôm tôi lên). Thấy họ nói trám trắng bán chạy hơn, nhưng tôi khoái ăn trám đen nên nếu có đất tôi sẽ trồng 2 đen - 1 trắng.

Vâng đúng rồi giống lâm nghiệp mình nhầm. nếu có trám ghép thì tốt hôm nào mình ghé qua hỏi luôn và khi nào có thì mình sẽ xg lấy nhưng dù sao thì mình cũng sẽ thử tự chiết cái xem sao có đc hay ko nếu tự chiết đc thì tốt, mình thì cũng chỉ mua trám trắng nhiều mà thôi vì trám trắng người ta thu mua với số lượng lớn nhiều hơn, tiêu thụ dẽ hơn trám đen thì trồng ít thôi. trám trắng đúng thương lái buôn sang trung quốc rất nhiều vì ở trên mình thì người ta lấy ở rừng cũng bán cho lái buôn qua trung quốc mà. nhưng giờ thì ít rồi, trồng đc thì chắc có giá đó

--------

Bạn hỏi một mặt hàng của Mỹ có bán ở ViệtNam không, và bán ở đâu,
thì đợi tôi từ Mỹ về Việt Nam tìm hiểu xong sẽ cho bạn biết.
*
Ngày tôi còn trẻ ở Hà Nội, năm 1954, thấy người gánh thúng bán Trám
đen ngâm trong nước, thật ra màu hơi tím chứ không đen hẳn. Mấy chục
năm sau lớn lên, tôi đi làm ở Cao Bằng, Bắc Kạn, và cũng đi Lạng Sơn,
thì mới biết thêm có Trám Trắng. Theo hiểu biết của tôi, Trám Đen ngon
hơn, đắt hơn, và hiếm hơn Trám Trắng. Vì thế người buôn mới đem về
Hà Nội Trám Đen, mà không đem Trám Trắng. Tôi làm thợ xẻ, tay đã xẻ
mấy chục cây gỗ Trám, khác nhau về chất gỗ, cùng lúc ăn trái Trám,
nhưng tiếc thay chưa từng được nhìn thấy cây Trám còn đang tươi tốt
trên rừng. Vì bận lao động kiếm sống nên ý chí tìm hiểu không thể nảy
nở được, nhưng mầm tìm hiểu về Trám đã gieo từ thuở ấy.
*
Đến Mỹ, tôi thấy trái Olive giống y chang Trám, cũng có 2 loại Đen và
Trắng. Tôi ngờ rằng cây Olive là cây Trám, nhưng khi tìm hiểu thì thất
vọng vì tên khoa học 2 cây này hoàn toàn khác nhau. Dú sao, tôi vẫn
không bỏ qua chuyện này, vì không thể tin được trái Olive và Trám giống
nhau 100% kể cả màu sắc, kích cỡ, mùi vị, mà cái mùi vị mới thật là đáng
suy ngẫm. Trên đời, chỉ có Olive và Trám có cùng mùi vị mà thôi. Nếu ta
xuất khẩu Trám sang Mỹ bán, và nói rằng đó là Olive giống ở Việtnam thì
không biết Olive Việt bán đắt vì ngon hơn hay Olive Italian ngon hơn.
*
Còn chuyện gieo hạt Xoan, thì nên quên cái vụ đốt đi. Xoan mọc hoang ở
đồng bằng thì có ai đốt như ở miền núi đâu mà cũng mọc hàng triệu cây
phải phá đi như cỏ dại?
*
Viết thêm:
*
Lại xảy ra sai ngày nữa rồi. May mà bài của tôi vẫn đúng ngày.
*
Còn một cách hái trái Trám ở cây rừng hoang cao hàng chục mét
tôi nghe được ở Cao Bằng như thế này:
Lấy dây thép cỡ đưỏng kính 2-3 milimet quấn vòng quanh gốc cây
Trám, rồi xỏ một con néo vào mà vặn xoắn cho xiết ngập vào vỏ
Trám. Mấy hôm sau thì cây Trám chết, cành lá úa vàng, trái chín
ép rụng hàng loạt, rất tiện thu nhặt. Sau đó thì mối mọt thanh
toán cây gỗ rất nhanh. Bài báo trong "Hóng chuyện" nói gỗ Trám
tốt thì là nói bậy. Gỗ Trám thuộc loại gỗ xấu thứ 2, rất rẻ tiền.
Gỗ xấu nhất là gỗ Vạng, vì mềm hơn Trám, và hôi chứ không thơm
như gỗ Trám. Gỗ Trám hồng nhạt thì cứng hơn, nhưng Gỗ Trám trắng
tinh thì cây to lớn hơn và thằng hơn. Trong bụng tôi thầm nghĩ
cây Gỗ Trám hồng thì có trái Trám Đen, còn cây Gỗ Trám trắng thì
cho trái Trám Trắng, nhưng không hỏi được ai cho ra lẽ.
*[/QUOTE



  • Vâng cảm ơn bác Trâm. trám thì gỗ cũng bình thường bán cũng ko đắt lắm nhưng cũng bán đc
còn trồng trám thì chủ yếu là trồng lấy quả thôi chứ gõ thì khi nào cây ko thành quả thì giải quyêt
no thôi. cháu trồng thì cháu ngĩ rằng trồng trám trắng thì tốt hơn vì cháu thấy người ta thu mua
trám trắng với số lượng lớn và thị trường tiêu thụ có vẻ là dễ hơn. bảo quản cũng sẽ tốt hơn trám đen
  • ak bác nói trái olive ở bên mỹ ấy thì bán như thế nào vậy bác, chắc cũng như cây trám ở nước mình
nhưng lại có tên gọi khác, giống nhau 100% như vậy thì chắc phải là một loài chứ.
  • còn về xoan chúa định làm thế vì đằng nào thì mình cũng phải phát và đốt lên thì mình mới trồng đc,nhà
cháu có làm nương nên trước đấy cháu để ý thấy chỗ nào có cây xoan ở đó thì đốt lên làm nương là mọc
rất nhiều. nên cháu sẽ lấy hạt đi vãi rồi phát đốt lên là mọc luôn ko khác gì là mình đã trồng rồi lúc đó chỉ
cần chăm sóc mà thôi,1 công đôi việc mà.
  • gỗ trám thì ko tốt lắm và bán giá cũng bình thường nhưng gỗ xoan cháu thấy bán rất chạy và giá cả
cũng kha khá, trồng lại dễ nên cháu sẽ làm 1 phi vụ trồng xoan với keo. còn gần nhà thì trồng trám
thôi.
cảm ơn bác

Công ty giống lâm nghiệp đông bắc, không phải "giống nông nghiêp" bạn ơi. Họ có trám ghép đấy, nhưng tốt nhất là gọi điện hỏi trước vì cũng có khi hết hàng (như hôm tôi lên). Thấy họ nói trám trắng bán chạy hơn, nhưng tôi khoái ăn trám đen nên nếu có đất tôi sẽ trồng 2 đen - 1 trắng.

Vâng đúng rồi giống lâm nghiệp mình nhầm. nếu có trám ghép thì tốt hôm nào mình ghé qua hỏi luôn và khi nào có thì mình sẽ xg lấy nhưng dù sao thì mình cũng sẽ thử tự chiết cái xem sao có đc hay ko nếu tự chiết đc thì tốt, mình thì cũng chỉ mua trám trắng nhiều mà thôi vì trám trắng người ta thu mua với số lượng lớn nhiều hơn, tiêu thụ dẽ hơn trám đen thì trồng ít thôi. trám trắng đúng thương lái buôn sang trung quốc rất nhiều vì ở trên mình thì người ta lấy ở rừng cũng bán cho lái buôn qua trung quốc mà. nhưng giờ thì ít rồi, trồng đc thì chắc có giá đó

--------

Bạn hỏi một mặt hàng của Mỹ có bán ở ViệtNam không, và bán ở đâu,
thì đợi tôi từ Mỹ về Việt Nam tìm hiểu xong sẽ cho bạn biết.
*
Ngày tôi còn trẻ ở Hà Nội, năm 1954, thấy người gánh thúng bán Trám
đen ngâm trong nước, thật ra màu hơi tím chứ không đen hẳn. Mấy chục
năm sau lớn lên, tôi đi làm ở Cao Bằng, Bắc Kạn, và cũng đi Lạng Sơn,
thì mới biết thêm có Trám Trắng. Theo hiểu biết của tôi, Trám Đen ngon
hơn, đắt hơn, và hiếm hơn Trám Trắng. Vì thế người buôn mới đem về
Hà Nội Trám Đen, mà không đem Trám Trắng. Tôi làm thợ xẻ, tay đã xẻ
mấy chục cây gỗ Trám, khác nhau về chất gỗ, cùng lúc ăn trái Trám,
nhưng tiếc thay chưa từng được nhìn thấy cây Trám còn đang tươi tốt
trên rừng. Vì bận lao động kiếm sống nên ý chí tìm hiểu không thể nảy
nở được, nhưng mầm tìm hiểu về Trám đã gieo từ thuở ấy.
*
Đến Mỹ, tôi thấy trái Olive giống y chang Trám, cũng có 2 loại Đen và
Trắng. Tôi ngờ rằng cây Olive là cây Trám, nhưng khi tìm hiểu thì thất
vọng vì tên khoa học 2 cây này hoàn toàn khác nhau. Dú sao, tôi vẫn
không bỏ qua chuyện này, vì không thể tin được trái Olive và Trám giống
nhau 100% kể cả màu sắc, kích cỡ, mùi vị, mà cái mùi vị mới thật là đáng
suy ngẫm. Trên đời, chỉ có Olive và Trám có cùng mùi vị mà thôi. Nếu ta
xuất khẩu Trám sang Mỹ bán, và nói rằng đó là Olive giống ở Việtnam thì
không biết Olive Việt bán đắt vì ngon hơn hay Olive Italian ngon hơn.
*
Còn chuyện gieo hạt Xoan, thì nên quên cái vụ đốt đi. Xoan mọc hoang ở
đồng bằng thì có ai đốt như ở miền núi đâu mà cũng mọc hàng triệu cây
phải phá đi như cỏ dại?
*
Viết thêm:
*
Lại xảy ra sai ngày nữa rồi. May mà bài của tôi vẫn đúng ngày.
*
Còn một cách hái trái Trám ở cây rừng hoang cao hàng chục mét
tôi nghe được ở Cao Bằng như thế này:
Lấy dây thép cỡ đưỏng kính 2-3 milimet quấn vòng quanh gốc cây
Trám, rồi xỏ một con néo vào mà vặn xoắn cho xiết ngập vào vỏ
Trám. Mấy hôm sau thì cây Trám chết, cành lá úa vàng, trái chín
ép rụng hàng loạt, rất tiện thu nhặt. Sau đó thì mối mọt thanh
toán cây gỗ rất nhanh. Bài báo trong "Hóng chuyện" nói gỗ Trám
tốt thì là nói bậy. Gỗ Trám thuộc loại gỗ xấu thứ 2, rất rẻ tiền.
Gỗ xấu nhất là gỗ Vạng, vì mềm hơn Trám, và hôi chứ không thơm
như gỗ Trám. Gỗ Trám hồng nhạt thì cứng hơn, nhưng Gỗ Trám trắng
tinh thì cây to lớn hơn và thằng hơn. Trong bụng tôi thầm nghĩ
cây Gỗ Trám hồng thì có trái Trám Đen, còn cây Gỗ Trám trắng thì
cho trái Trám Trắng, nhưng không hỏi được ai cho ra lẽ.
*[/QUOTE



  • Vâng cảm ơn bác Trâm. trám thì gỗ cũng bình thường bán cũng ko đắt lắm nhưng cũng bán đc
còn trồng trám thì chủ yếu là trồng lấy quả thôi chứ gõ thì khi nào cây ko thành quả thì giải quyêt
no thôi. cháu trồng thì cháu ngĩ rằng trồng trám trắng thì tốt hơn vì cháu thấy người ta thu mua
trám trắng với số lượng lớn và thị trường tiêu thụ có vẻ là dễ hơn. bảo quản cũng sẽ tốt hơn trám đen
  • ak bác nói trái olive ở bên mỹ ấy thì bán như thế nào vậy bác, chắc cũng như cây trám ở nước mình
nhưng lại có tên gọi khác, giống nhau 100% như vậy thì chắc phải là một loài chứ.
  • còn về xoan chúa định làm thế vì đằng nào thì mình cũng phải phát và đốt lên thì mình mới trồng đc,nhà
cháu có làm nương nên trước đấy cháu để ý thấy chỗ nào có cây xoan ở đó thì đốt lên làm nương là mọc
rất nhiều. nên cháu sẽ lấy hạt đi vãi rồi phát đốt lên là mọc luôn ko khác gì là mình đã trồng rồi lúc đó chỉ
cần chăm sóc mà thôi,1 công đôi việc mà.
  • gỗ trám thì ko tốt lắm và bán giá cũng bình thường nhưng gỗ xoan cháu thấy bán rất chạy và giá cả
cũng kha khá, trồng lại dễ nên cháu sẽ làm 1 phi vụ trồng xoan với keo. còn gần nhà thì trồng trám
thôi.
cảm ơn bác

--------

Tôi trích dẫn bên Hóng chuyện là muốn nói về thị trường tiêu thụ trám đen và trám trắng. Đúng là trám đen ăn ngon hơn và giá đắt hơn trám trắng, ở Hà Nội tìm mua trám đen cũng dễ hơn trám trắng. Nhưng đó là nói về quả tươi. Thịt trám đen khi chế biến có màu sẫm và bở hơn trám trắng nên có lẽ vì thế người ta dùng trám trắng làm mứt, ô mai... nhiều hơn. Có lẽ cả vì lí do rẻ hơn nữa.
Nếu bạn trồng vài ha cây trám, đến mùa thu hoạch 5-7 chục tấn quả, khó có thể tiêu thụ hết khi nó còn tươi. Vậy nên phải nhắm đến thị trường thu mua để chế biến. Xét theo quan điểm này thì trám trắng có triển vọng hơn. Đến lúc đó nếu thương lái Trung Quốc không thu mua nữa thì ta tự làm ô mai trám gừng hay mứt bán vào dịp Tết vậy :)

trám trắng giờ ít rồi nên gia cả cũng cao ra phết bác ak. năm nay giá đc lắm và nó cũng ko tụt giá quá nhiều
người buôn trên mình toàn thu rồi chuyển qua TQ nên số lượng lớn thì sẽ ko sợ bị ế vì thị trường trong nướ
mình cũng đã kha khá rồi. nếu thương lái trung quốc mà ko thu mua thì cháu ngĩ cũng khá vất vả đấy. giờ trên mình
thì chưa thấy có ai trồng nên mình sẽ làm thử, có lẽ thử tư chiết cái xem có thành công ko, ko đc thì tìm
mua cây con ghép,vừa tự thử rồi đi mua thì sẽ tốt. heo mình nghĩ thì có vể cây này chiết khó hơn những
cây khác nhưng chưa thử.
 
Last edited by a moderator:
Chot lai.

chốt lại vấn đề của bác như sau:
- Với S 30ha bác trồng trám, đen hay trắng cũng thế, nếu không tính đến xen canh là hoàn toàn lãng phí. chưa kể đến vòng quay vốn, số vốn bác có đủ đến lúc được thu hoạch không?
- Nếu bác trồng trám khuyến cáo bác nên chọn trám trắng vì giá trị kinh tế và đặc biệt là bảo quản. Trám đen là món khoái khẩu của Kiến( giống như quả cọ), Không thể để lâu, đắp đống, đóng bao được vì nó sẽ sắt lai, cứng như trám ỏm không đúng cách, già nước hoặc non nước.
- Em chưa thấy ai chiết được trám, gần nhà em có viện nghiên cứu cây an quả và lâm nghiệp phía bắc, chỉ thấy họ ghép nên có thể nói là chắc không chiết được, nếu làm được họ đã làm.
- Nhà em cúng có mấy cây trám ghép đã cho thu hoạch. Nói chung nếu có SL lớn thì cũng ổn. Giống cách đây 7 năm em mua ở Viện nghiên cứu cây ăn quả, lâm nghiệp phía bắc( xã Phú hộ, TX Phú thọ, Phú thọ).
- Nếu bác trồng nhiều, sẽ phải đặt hàng giống vì em chưa thấy chỗ nào ghép nhiều(kể cả trong viện NC gần nhà em). Các vườn ươm cây giống gần nhà cũng có bán, nhưng số lượng ít.
- Quan trọng nhất bác phải giám sát nguồn mắt ghép, vì với số lượng lớn, các chủ vườn giống có thể vì lợi nhuận mà không chú trọng chất lượng, họ lấy mắt ghép ở những cây không đạt chất lượng, cây còn ít tuổi, chưa ra quả, thậm chí ghép lại đúng phần ngọn cây gốc ghép. Như thế hậu quả về sau là rất lớn/
Nếu bác quan tâm thì hôm nào tiện về PT, bác đi về nhà cùng em,em đưa bác vào chỗ bán giống trám ghép để bác tìm hiểu. Từ HN lên 100km.
 
- Trồng trám lấy quả phải thâm canh cao, đầu tư còn nhiều hơn đầu tư cho cây nông nghiệp
- Trông trám lấy quả phải ưu tiên hoàn toàn cho mục đích lấy quả: phải tạo cây nhiều rễ bàng, rễ cám, lùn (phân cành sớm) và nhiều cành. Vậy nên không dùng cây mọc tự nhiên, cây chiết mà chỉ dùng cây ghép. Người ta thường ghép cho cây 1 tuổi, ươm thêm nửa năm rồi trông; 3 năm sau cho quả, lứa bói cũng được khoảng 20kg/1 cây.
Sao bác không học cách ươm trám, để đảm bảo chất lượng mắt ghép. Biết đâu sau này còn bán được cây giống nữa.
Tôi đang tìm mua đất, nếu được cũng trồng thử 1ha, quãng 2-300 cây, biết đâu 2 năm sau lại tìm bác để mua giống nhỉ?

--------

- Nhà em cúng có mấy cây trám ghép đã cho thu hoạch. Nói chung nếu có SL lớn thì cũng ổn. Giống cách đây 7 năm em mua ở Viện nghiên cứu cây ăn quả, lâm nghiệp phía bắc( xã Phú hộ, TX Phú thọ, Phú thọ).
Bác cho hỏi gía cây giống, năng suất cây và giá bán quả qua từng năm được không ?
 
Last edited by a moderator:
Không có lý nói Trám chiết không được.
Chưa làm thì chưa biết.
*
Làm rồi thì hoặc thất bại, tức là cây
chiết chậm lớn, kém năng suất, hay sâu
bệnh, chết non, vân vân, nhưng cũng có
thể thắng lợi huy hoàng. Ai dám chắc?
*
Nếu như tôi, thử chiết vài cành là chuyện
nhỏ, và để mấy chục mét vuông trồng thử
mấy cành chiết này cho 5 năm, cũng chẳng
phài chuyện khó, quá tốn kém.
*
 
- Trồng trám lấy quả phải thâm canh cao, đầu tư còn nhiều hơn đầu tư cho cây nông nghiệp
- Trông trám lấy quả phải ưu tiên hoàn toàn cho mục đích lấy quả: phải tạo cây nhiều rễ bàng, rễ cám, lùn (phân cành sớm) và nhiều cành. Vậy nên không dùng cây mọc tự nhiên, cây chiết mà chỉ dùng cây ghép. Người ta thường ghép cho cây 1 tuổi, ươm thêm nửa năm rồi trông; 3 năm sau cho quả, lứa bói cũng được khoảng 20kg/1 cây.
Sao bác không học cách ươm trám, để đảm bảo chất lượng mắt ghép. Biết đâu sau này còn bán được cây giống nữa.
Tôi đang tìm mua đất, nếu được cũng trồng thử 1ha, quãng 2-300 cây, biết đâu 2 năm sau lại tìm bác để mua giống nhỉ?

-------

Bác cho hỏi gía cây giống, năng suất cây và giá bán quả qua từng năm được không ?

Em chưa có thời gian và điều kiện để toàn tâm vào nông nghiệp nên chưa làm được. Chứ ươm, chiết ghép thì em đã làm nhiều rồi. Chỉ ươm cây hạt để lấy gốc ghép thôi. Còn Mắt ghép đảm bảo thì phải liên hệ những nhà có cây trám sai quả, từ 7-10 tuổi trở lên để xin hoặc mua mắt ( cái này thì đơn giản, ở quê, người dân tốt bụng lắm chứ không bon chen, cái gì cũng tính kinh doanh cả như ở HN).

Mấy cây giống em mua cách đây 7 năm, giá lúc đó là 25k = giá cây giống hồng không hạt em cũng mua ở đó.

Mấy cây nhà em trồng ở góc vườn, không người chăm sóc, cũng tưới tắm chăm bón gì cả, từ lúc trồng đến giờ coi như bỏ quên. Vì trồng xong thì em đi bộ đội, về lại xuống HN làm thuê, ở nhà chỉ có ông bà già nên chẳng ai chăm. Năng xuất nói chung là thấp, không cân đo bao giờ, năm rồi được khoảng 20kg/cây. Nhưng chỉ 2 cây có quả. Em về đập hết một lượt, chia cho anh em họ hàng và hàng xóm mỗi người một ít, chứ không bán. Hôm rồi, ở HN, vợ em mua 50k/ kg.

(Theo kinh nghiệm dân gian thì khai thác trám phải đập, cho xơ xác tán cây, gãy cành con, chùm quả, như thế năm sau mới có nhiều quả. Còn khai thác bằng cách néo dây thắt vỏ hay đục lỗ, đóng đinh rồi cho 1 ít muối vào thân cây, qua 1 đêm là trám rụng hết thì phải 2 - 3 năm sau trám mới cho quả lại, Có lẽ vì ở nhà ông bà già ko đập được nên mấy cây nhà em chỉ sai quả năm ra bói. Và hơn nữa vì không cho nó ăn uống, sao bắt nó đẻ được phải ko ah?)

For anhmytran:
Đúng là không thử sao biết, nhưng theo cái tư duy hạn hẹp nông dân của em, nếu làm được thì cái viện nghiên cứu to tướng với bao nhiêu kỹ sư họ đã làm.
Tuy nhiên cũng có thể họ lại không làm, không nghĩ, vì thế nên mình cũng có thể thử phải không bác. Nhưng em nghĩ chắc chắn khó, Vì cây trám thuộc dòng cây có nhựa dầu, giống như cây thông(Ngày xưa các cụ vẫn lấy nhựa để tháp thay đèn dầu, hồi còn nhỏ bọn trẻ con như em cũng đi nhặt về để đốt chơi), vì thế nên đòi hỏi kỹ thuật và cần có sự hỗ trợ kích thích ra rễ.

Nếu có thể bác bác gửi cho em 1 vài gói bột kích thích ra rễ, cuối năm về nghỉ tết em thử nghiệm mấy cành. Trên thị trường không biết có những loại kích thích ra rễ để chiết cành không; nhưng em vẫn muốn có loại bác chia sẻ. Còn trên em chỉ ứng dụng kích thích ra rễ vào dám cành, ươm cành thôi, ví dụ như để dâm trè cành, keo hom, mô. nếu có thể bác gửi cho em theo địa chỉ:
Hoan Nguyễn Kông
Phone: + 84. 977.787.062
Phòng 101A - Nhà A6 - Thanh Xuân Bắc - Thanh Xuân - Hà Nội - VN
Địa chỉ này em đã nhận mấy cái chứng chỉ về IT của MS gửi từ US về nên bác yên tâm.

Thanks các bác nhiều!

--------

Hoan Nguyễn Kông
Phone: + 84. 977.787.062
Phòng 401A - Nhà A6 - Thanh Xuân Bắc - Thanh Xuân - Hà Nội - VN.
Hicc. không sửa được bài đã post. admin ah
 

Last edited:
Làm rồi thì hoặc thất bại, tức là cây
chiết chậm lớn, kém năng suất, hay sâu
bệnh, chết non, vân v
Nói vậy thôi, chứ cứ cành chiết mọc rễ là thắng 90# rồi.
Sau đó, còn tuỳ theo chăm sóc chứ. Chăm sóc tốt thì chẳng
có lẽ nào không lớn tốt, năng suất cao?
*
Yên chí đi. Trong vòng 2 tuần lễ, bạn sẽ nhận được 1 gói.
Thử xong mới biết tốt xấu hơn bột ở Việtnam ra sao.
*
 
Mấy hôm nay tôi quên bẵng đi mất.
Vừa rồi tôi đi ra tiệm mua sắm, có loại này mới,
chỉ có nửa lạng nhưng giá tiền gấp đôi, đựng trong
lọ nhựa chứ không trong bọc nilon.
Đây là hình của nó:
*
DSCF2559.jpg

*
Ngày mai tôi mới ra bưu điện gửi được.
Sẽ báo cho bạn biết sau.
*
 
LC203986203US
Tôi mới gửi lọ bột kích thích ra rễ hôm nay,
vào trong một bao nhỏ màu vàng. Tất cả kể cả
bao nặng hơn 3 ounces.
*
Bạn có thể theo dõi từng chặng đường của nó
theo số mã (tracking number) LC203986203US
*
Trước hết, lên Google tìm từ khoá "USPS tracking
number" và thử một trong những điểu tìm thấy:
http://usps.ems-tracking.net/
*
Sau đó, bạn paste số mã vào ô đánh chữ và nhấn
nút Enter, thì sẽ thấy bao gói này đang ở đâu.
*
 
chốt lại vấn đề của bác như sau:
- Với S 30ha bác trồng trám, đen hay trắng cũng thế, nếu không tính đến xen canh là hoàn toàn lãng phí. chưa kể đến vòng quay vốn, số vốn bác có đủ đến lúc được thu hoạch không?
- Nếu bác trồng trám khuyến cáo bác nên chọn trám trắng vì giá trị kinh tế và đặc biệt là bảo quản. Trám đen là món khoái khẩu của Kiến( giống như quả cọ), Không thể để lâu, đắp đống, đóng bao được vì nó sẽ sắt lai, cứng như trám ỏm không đúng cách, già nước hoặc non nước.
- Em chưa thấy ai chiết được trám, gần nhà em có viện nghiên cứu cây an quả và lâm nghiệp phía bắc, chỉ thấy họ ghép nên có thể nói là chắc không chiết được, nếu làm được họ đã làm.
- Nhà em cúng có mấy cây trám ghép đã cho thu hoạch. Nói chung nếu có SL lớn thì cũng ổn. Giống cách đây 7 năm em mua ở Viện nghiên cứu cây ăn quả, lâm nghiệp phía bắc( xã Phú hộ, TX Phú thọ, Phú thọ).
- Nếu bác trồng nhiều, sẽ phải đặt hàng giống vì em chưa thấy chỗ nào ghép nhiều(kể cả trong viện NC gần nhà em). Các vườn ươm cây giống gần nhà cũng có bán, nhưng số lượng ít.
- Quan trọng nhất bác phải giám sát nguồn mắt ghép, vì với số lượng lớn, các chủ vườn giống có thể vì lợi nhuận mà không chú trọng chất lượng, họ lấy mắt ghép ở những cây không đạt chất lượng, cây còn ít tuổi, chưa ra quả, thậm chí ghép lại đúng phần ngọn cây gốc ghép. Như thế hậu quả về sau là rất lớn/
Nếu bác quan tâm thì hôm nào tiện về PT, bác đi về nhà cùng em,em đưa bác vào chỗ bán giống trám ghép để bác tìm hiểu. Từ HN lên 100km.

vâng cảm ơn bác rất nhiều.em cũng dự định trồng trám trắng bác ak.vậy hôm nào em lên nhà bác xem qua cây giống nhé. bác có thể cho em só điện thoại ko để tiện liên lạc mà. ở trên tỉnh em cũng có giống nhưng mà ko biết là có hiệu quả hay ko? và số lượng trồng nhiều thì chắc là cũng ko đủ. bác cho em xin số lúc nào lên đc chỗ bác thì để em tiện liên lac.
xin cảm ơn

--------

Mấy hôm nay tôi quên bẵng đi mất.
Vừa rồi tôi đi ra tiệm mua sắm, có loại này mới,
chỉ có nửa lạng nhưng giá tiền gấp đôi, đựng trong
lọ nhựa chứ không trong bọc nilon.
Đây là hình của nó:
*
DSCF2559.jpg

*
Ngày mai tôi mới ra bưu điện gửi được.
Sẽ báo cho bạn biết sau.
*

em cũng ngĩ là chiết cũng có thể trồng đc nhưng mà chắc là nó sẽ dễ chết và có thể tuổi thọ ko cao. em ngĩ vậy, bác trâm ơi bác gửi cho cháu 1 gói bột để cháu thử triết với nhé, dạo này đi tìm hiểu cây giống với xem xét để trồng như thế nào ko lên mạng đc.
địa chỉ của cháu:
Triệu Văn Tiến
Thôn: khuổi nà, xã; chí minh, huyện tràng định, tỉnh: lạng sơn
điện thoại: 0978257045
cảm ơn bác nhiều
 
Last edited by a moderator:
Các bác có điều kiện thì nên tự làm cây ghép đi. Từ khi gieo hạt đến khi ghép là 1-2 năm, thừa sức để học cách ghép và tìm nguồn cây mẹ tốt để lấy cành ghép.
Hơn nữa cây chiết bao giờ cũng chóng cỗi hơn cây gieo từ hạt. Mà cây trám ghép trồng kinh doanh lấy quả phải 25 năm mới phải thay cây mới.
Trong kĩ thuật ươm cây thì quan trọng nhất là động tác cắt rễ cọc. Nếu làm đúng thì sau này cây mới khoẻ mạnh và cho phép thâm canh cao. Mát ghép chọn ở cây toàn hoa cái (năng suất tăng theo tuổi), nhưng cũng phải có một tỉ lệ hợp lí các cây có hoa đực-cái (ít quả) và đực-lưỡng tính (năng suất giảm theo tuổi). Khi đó vườn mới có đủ nguồn phấn cho hoa cái được. Còn trong kĩ thuật chăm cây ghép thì quan trọng nhất là bấm ngọn và kích chồi dưới.
To hoanmuikx:
- Cây trám khi chưa ra quả phải bấm ngọn, kích chồi, vít cành tạo tán... ra quả rồi mỗi năm phải bón 2-3 đợt phân chuồng, mỗi đợt 50-100kg + các loại phân khác, rồi còn kích rễ, kích hoa, kích quả ... tưới tắm... Hiển nhiên trồng rồi để đấy thì không thể có năng suất cao, không gọi là thâm canh được.
- Thu hoạch trám thì không được đập, làm gãy cành sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất năm sau. Biện pháp thu hoạch tốt nhất là phun thuốc, sau 4 ngày rung cây là quả rụng đến 99%. Biện pháp này không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và năng suất năm sau.
 
Có 2 điểu muốn bàn với bạn ở đây: Rễ Cọc và Hoa Đực Cái.
*
Rễ Cọc: Muốn cây thân gỗ được lâu năm, thì phải cần rễ
Cọc còn nguyên, không cắt cụt. Cây không có rễ cọc cắm
sâu không thể thọ được, vì sẽ đổ khi cây quá cao mà không
cắm được sâu xuống lóng đất. Cây Trám có thân gỗ rất lớn.
Tôi đã xẻ nhiều cây đường kính 1 mét. Chắc nó phải cao mấy
chục mét. Nếu không có rễ cọc, chắc nó đổ từ lâu rồi.
*
Chúng ta chưa biết cây Trám hoa ra sao. Theo kinh nghiệm
của tôi, thì nó là hoa lưỡng tính, trong một bông có cả
2 loại nhị đực và nhị cái. Có lẽ bạn bị ảnh hưởng của cây
Đu Đủ rồi. Cây này có 3 loại bông: Đực, Cái, và Lưỡng Tính.
Rất hiếm cây có kiểu ra bông như vậy. Cây Đực và cây Cái
ở đây hiểu theo nghĩa có trái hay không có trái, chứ không
phài cây Trám có cây ra rặt bông đực hay nhiều bông đực.
Cho dù Trám có bông đực bông cái, thì 1 bông đực đủ thụ
phấn cho mấy chục bông cái.
*
Còn kỹ thuật phun thuốc độc cho rụng trái bạn học ở đâu,
sao lại không ảnh hưởng đến cây?
*
 
Có lẽ tôi nên post cả tài liệu lên đây, vì copy về mà quên mất nguồn rồi:
- Cắt rễ cọc sớm (khi mới nứt nanh) sẽ tạo rễ cọc chùm (nhiều rễ cọc). Khi các rễ cọc dài 6-10 cm cắt tiếp, chỉ để lại 1 rễ cọc (gọi là rễ chống hạn). Khi đó cây sẽ ra nhiều rễ bàng và rễ cám. Theo tài liệu nếu không cắt rễ thì rễ không vượt quá giới hạn tán lá. Còn cắt rễ như trên, cây vẫn có 1 rễ cọc, nhưng bộ rẽ vượt ra ngoài giới hạn tán lá 2-3 lần nên dễ xới xáo bón phân.
- Hoa trám có 4 loại: đực, cái, lưỡng tính và dị hình. Hoa tự (các loại hoa trên 1 cây) thì phức tạp lắm. Nhưng để ý 4 loại cây:
1. Cây toàn hoa cái: có sản lượng tăng dần theo thời gian, nhưng phải có hoa đực ở cây bên cạnh thụ phấn. Đây là cây cho năng suất quả cao nhất cần nhân giống.
2. Cây có hoa đực và hoa cái: sản lượng giảm theo tuổi.
3. Cây có hoa đực và hoa lưỡng tính: sản lượng ổn định nhưng thấp.
Cái cây mà gọi là "cây đực" thì đúng là toàn hoa đực thật.
- Về kích rụng trái thì nguyên văn thế này: "Hóa chất chủ yếu được sử dụng là Ethryl 40% pha loãng 300 lần (trên thị trường, loại thuốc này thường được bán để dấm chuối). Tế bào lá hút Ethryl qua khí khổng sẽ giải phóng ra Ethylene, một chất điều hòa sinh trưởng nội sinh vốn có tác dụng đẩy nhanh quá trình lão hóa và kích thích hình thành tầng rời gây rụng lá, rụng quả.
Dùng Ethryl phun tập trung vào quả, sau 4 ngày chỉ cần rung cây có thể làm quả rụng 99 - 100%. Hiệu quả phụ của Ethylene đẩy nhanh lão hóa còn kích thích cây sớm ra quả và tăng mạnh số lượng chùm hoa năm sau".
Các bác search "cây trám ghép vỏ vàng" thử.
Thân.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn tài liệu của bạn. Nghe rất có sức thuyết phục.
*
Còn về chuyện cây ươm hạt, cây ghép, và cây chiết thì
như sau:
*
Cây Olive của miền Địa Trung Hải, từ trong trường ca
Ôđixê của Hôme đã có. Ấy là khi Ôđixê từ chiến trường
vượt biển bão về đến nhà, thì có 1 bọn giàu đến đòi
cưới vợ của chàng. Ôđixê cải trang làm người ăn mày
đến và đòi thi võ với bọn kia, ai thắng sẽ được cưới
vợ của Ôđixê. Cuối cùng thì người ăn mày thắng, và đánh
đuổi bọn cầu hôn ra khỏi nhà. Khi ấy thì vợ chàng không
tin chồng nàng còn sống sót mà trở về, nên nói với chàng
khiêng giường từ ngày cưới ra để dọn buồng ngủ. Ôđixê mới
nói, giường cưới vốn là gốc cây Olive, làm sao khênh nổi.
Lúc đó vợ chàng mới tin ngưòi ăn mày chính là Ôđixê trở vể.
Cây Olive vốn rất cao to, nhưng bây giờ người ta chiết để
trồng cho dễ hái trái.
*
Cây Tào ở Mỹ, vốn cũng cao 5-7 mét, gốc tày ngưòi ôm,
nhưng các vườn trồng Táo chỉ có cây cao 2 mét thôi, gốc
không to hơn cổ tay. Đương nhiên vài năm họ phải trồng lại.
Tôi không rõ là mấy năm, nhưng tôi đã đi thăm nhiều vườn
Táo khác nhau, thì vuờn nào cũng có cả chục hecta đang ươm
Táo còn nhỏ, chưa có trái, không rõ uơm từ hạt hay chiết.
*
Cây Vải, vốn cũng cao 5-7 mét, đến hơn chục mêt, đường
kính gốc 2 người ôm, nhưng vải trồng thì đều chiết, không
ươm từ hạt.
*
Nhãn cách đây mấy chục năm, ty Nông Lâm Hưng Yên còn ươm
hạt, nhung cây ra trái khó được như mong muốn. Kể cả một
loạt cây cùng mẹ, nhưng trái của chúng thì khác hẳn nhau.
Bây giờ người ta cũng chiết Nhãn, và thành mốt thời đại,
chứ không thích ươm hạt nữa. Nhãn cổ ở Hưng Yên, xè gỗ cũng
được tấm ván thiên dày 7-8 cm, rộng 50cm, dài 2 mét.
*
So vườn cây chiết và vườn cây ươm hạt, thì vườn cây chiết
dễ trồng, dễ chăm bón xén tỉa, vả thu hái hơn. Người ta
cũng không mong nó sống lâu năm, vì khoàng cách đã tính
có lợi nhất chỉ trong mấy năm đó thôi. Khi lâu năm, cành
lá vươn dài, xảy ra che lấp lẫn nhau, năng suất từ từ
kém đi. Nói chung, cây chiết dỡ nhiều công, nhưng phải có
công trồng lại nhiều hơn cây ươm từ hạt.
*
Tôi rất lấy làm lạ, chưa ai có lý luận vì sao không nên
trồng Trám chiết? Cũng là một để tài hay chứ?
*
 
Tôi nghĩ cây chiết thì bộ rễ không thể khoẻ bằng cây mọc từ hạt. Vậy nên dùng cây ghép để hạn chế nhược điểm đó. Gốc ghép thường chọn từ các cây bản địa, còn cành ghép mới đưa từ nơi khác đến, hoặc chọn những cây sai quả ở địa phương. Như tôi thấy thì người ta trồng cây ghép nhiều hơn, nhất là trồng đại trà. Còn cây chiết thì tôi thấy đa phần là trồng ở gia đình một vài cây.
Người ta còn dùng cả cách phép ngọn cây này lên gốc cây kia khác loài như: chanh lên quít rừng, cà chua lên cà tím... để tận dụng ưu điểm của gốc ghép (chủ yếu là bộ rễ khoẻ, chống bệnh, chống úng hạn...).
 
Chúng ta đồng ý với nhau về điểm chung:
Ghép để nhằm lâu năm, cây có thể cao to, tuỳ tiện cắt xén
cho thầp theo ý thích của mình.
Chiết không thể lâu năm, cũng không thể cao to.
*
Vấn đề còn lại là: Chiết có thể năng suất cao được mấy năm?
Mấy năm ấy có bù lại công trồng cấy lại không?
Câu trả lời này đối với Vải thì mặc định là phải chiết.
Cam vùng quanh thị xã Hưng Yên cũng chỉ chiết, không bao
giờ ươm hạt hay ghép. Nhãn bây giờ cũng vậy.
*
 
Chào các bác!
Mấy bữa nay em cũng khá bận nên không theo dõi toppic này được. Hôm nay xin có ý kiến với các bác như sau:

For bác Nguyen Son: theo em nghĩ đa số các thành viên trên 4rom này đều không phải là những nông dân thực sự, chỉ một ít là nông dân, có trại, có thời gian, có điều kiện và toàn tâm vào nông nghiệp thôi. còn đa số là những người quan tâm, đam mê nông nghiệp nhưng chưa có ĐK, hoàn cảnh thích hợp để làm NN, hoặc muốn chuyển hướng sang lĩnh vực NN trong tương lai. Vì thế nên chắc anh em sẽ không tự làm cây trám ghép như ý bác. Và nếu những người có làm thì sẽ không quay lại đây để chia sẻ sau 2 năm nữa, vì thế phải tự học và làm thôi.

Về khai thác thì em đã nói rõ là theo kinh nghiệm dân gian mà, còn thực hư em không biết. Nhưng có những thứ các cụ tổng kết rất đúng mà không thể giải thích, hoặc chưa đủ hiểu biết để giải thích. Còn nếu phun hóa chất gây rụng lá, rụng quả thì chắc chắn cũng gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, vì rụng lá thì làm sao nó tiếp tục tổng hợp được, mà phải mất thời gian để nó lên lượt lá mới.

Có phải em đã được gặp bác rồi không nhỉ? Dự án bác làm đến đâu rồi? thuận lợi chứ? Rất mong được sự chia sẻ từ những người đi trước như bác.


For anhmytran: Cám ơn bác. Khi nào nhận được hàng của bác em sẽ báo để bác biết. Không biết bác gửi về địa chỉ nào của em: Phòng 401 hay 101??? Em hỏi để tiện theo dõi thôi, chứ địa chỉ nào thì em cũng nhận được.
Nhận được hàng của bác gửi, em sẽ chọn thời điểm phù hợp để test thử, và sẽ báo cáo kết quả cụ thể cho bác. Bác cho em xin Email để khi cần em sẽ mật thư cho bác.
"Tôi rất lấy làm lạ, chưa ai có lý luận vì sao không nên trồng Trám chiết? Cũng là một để tài hay chứ?" Em nghĩ mình đã có câu trả lời cho câu hỏi của bác, nhưng để chắc chắn thứ 7 này em về quê, kiểm tra lại, rồi sẽ trả lời bác và mọi người cụ thể.


For Khatvonglg:
Số điện thoaj của mình public ngay từ đầu mà. trong mail em gửi bác phần chữ ký cũng có đủ thông tin liên hệ của em mà.
Thứ 7 này (01/10) em và một bác nữa về PT để lên kế hoạch nuôi cua đồng, nếu có thể bác đi luôn, đến nơi bác chủ động liên hệ, hoặc em đưa bác đi liên hệ cũng ok. có gì call cho em trước. Tiện cho em hỏi bác nào có kinh nghiệm nuôi cua đồng rồi có thể chia sẻ cho em với, em định hợp tác cùng một bác nữa để nuôi cua, coi như bước chân đầu tiên để làm bàn đạp quay về với NN.


For all: em thấy có nhiều người quan tâm đến loại cây chúng ta đang bàn, có nên chăng mở một toppic mới về cây trám, tại toppic này chủ toppic muốn hỏi về chi phí trồng rừng. Mở toppic riêng về cây trám cho nó tập chung.
 
Last edited:
Không hiểu sao số điện thoại của người ở Hà Nội có 11 chữ số
mà số điện thoại của người ở Lạng Sơn chỉ có 10 chữ số thôi.
*
Xin mời bạn Triệu Văn Tiến cho chắc chắn số điện thoại của bạn.
Cũng xin bạn chấm cho rời các con số ra để dễ làm việc.
Tôi muốn chắc chắn khỏi viết lầm số điện thoại của bạn.
*
 


Back
Top