Trong hoạt động nông nghiệp, có tình trạng rất bực mình là "kẻ làm người phá". Ở nhiều nơi, nạn trộm nông nghiệp đã làm bà con mất ăn mất ngủ. Máy nỗ,máy bơm để ngoài đồng. Mất!. Gà vịt nuôi trong chuồng trại. Mất! Hoa quả, thủy sản sắp thu hoạch. Mất!.
Nhiều bà con ứng dụng các cách chống trộm truyền thống như nuôi chó, nuôi ngỗng để chúng báo động cũng không ăn thua.
Có bác nông dân làm chòi giữ đìa tôm sắp thu hoạch...nữa đêm bỗng nhiên...nhớ vợ; bác bèn bật đèn trong chòi thật sáng, mở ti vi rất to để chứng tỏ với tôm tặc là chủ nhân đang hiện diện ở đó, rồi yên tâm về nhà ôm vợ! Sáng ra, đìa tôm mất sạch!
Trộm nông nghiệp thật ra không phải kẻ trộm chuyên nghiệp. Nếu là kẻ trộm chuyên nghiệp thì đến nhà băng bên Mỹ cũng bó tay chấm com. Vì vậy, xin mở chủ đề này để bà con bàn bạc, đóng góp ý kiến, nhằm tìm ra giải pháp đơn giản mà hiệu quả. Tôi xin mở đầu bằng cách đưa ra các cách chống trộm nông nghiệp như sau:
1-Chống trộm cho nhà kho, vật cố định để ngoài kho:
Nhà kho, nhà nuôi chim yến, tài sản có giá để cố định (mô tơ bơm nước, máy nỗ vv..), Tuy đã làm tường bao che bảo vệ, nhưng vẫn bị bọn trộm phá ổ khóa (dùng cưa sắt, búa đập) dễ dàng.
Cách làm khóa cửa 2 lớp này, tôi học lõm của 1 bác nông dân:
-Bên ngoài trông như ổ khóa thông thường, có thể dùng cưa sắt cắt dễ dàng:
-Nhưng cắt được ổ khóa ngoài rồi, bên trong lại có ổ khóa nữa!
Kẻ trộm phá được ổ khóa bên ngoài, nhưng không thể thò cưa vào bên trong để cắt phá ổ khóa trong.
Khi muốn mở cửa, ta lật ổ khóa bên trong lên, tra chìa vào mở khóa.
Đây là cách làm hay, nhưng còn có nhược điểm là bên trong sử dụng ổ khóa thường, kẻ trộm có thể dùng "đoản" tra vào lỗ khóa, phá ổ khóa dễ dàng. Tôi cũng làm theo bác nông dân, nhưng không làm ổ khóa bên ngoài, chỉ chừa lổ ở cửa, móc khóa số bên trong. Khi cần mở, ta lật khóa số lên, có thể nhìn thấy số để mở.
Khóa số không có chỗ tra chìa nên kẻ trộm cũng không thể phá khóa bằng cây "đoản"
(Có hình nhưng tải lên không đuợc (!).
2-Chống trộm cho chuồng trại chăn nuôi:
Nuôi chó, nuôi ngỗng để chúng báo động cũng hay, nhưng bọn trộm cũng khống chế dễ dàng bằng cách dùng rắn, bả chó, ớt bột...
-Do đó, nếu nuôi thì nên nuôi vài con gà sao.Gà sao còn tập tính hoang dã là rất sợ người, ngay cả chủ nhân của chúng vào cho ăn hàng ngày mà chúng cũng la inh ỏi. Gà sao còn có đặc điểm khác là bay như chim, nên không dễ gì bắt được chúng. Nuôi vài chú gà sao trong chuồng trại, kẻ trộm (và cả chủ nhân) vào gần khoảng 20 mét là chúng đã la toáng lên, vừa la, vừa bay nhảy lung tung...
(Tôi không có bà con gì với mấy bác nuôi gà sao, nên không có quảng cáo cho những người nuôi gà sao á nha!)
-Nếu không nuôi gà sao thì mua máy báo trộm dùng đèn hồng ngoại.
Máy báo trộm dùng đèn hồng ngoại có bán phổ biến trên thị trường; nhưng chú ý là không nên mua loại rẻ tiền, không có chế độ điều chỉnh; vì nếu không điều chỉnh được, bất cứ cái gì bay qua: chim, chó, bò vv...máy đều báo động inh ỏi, bạn sẽ bị mất ngủ, vọt ra thì không thấy tên trộm đâu cả (tài thật!).
Máy báo trọm có chế độ điều chỉnh giá khoảng vài triệu, phổ biến là loại của Tàu khựa...Có thể cài các chế độ như tốc độ di chuyển của vật xâm nhập (bay nhanh như chim, hoặc chậm như bò thì máy không báo động); hoặc cài theo độ lớn, độ cao của vật xâm nhập, lớn như bò, nhỏ như chó mèo...thì máy không báo động; nhưng cao như người thì...coi chừng đấy!
Cái máy báo trộm trong hình giá 3,5 triệu, nó có nhiều chế độ báo động và cho phép gắn 50 đèn hồng ngoại. Kẻ trộm xâm nhập cách đèn hồng ngoại khoảng 50 mét là máy phát chuông báo động. Bạn cũng có thể thu âm chính giọng của mình la lên "ăn trộm! ăn trộm...ăn trộm m m m..." Khi kẻ trộm xâm nhập, cái loa đi theo máy (góc trái trên cùng trong hình) sẽ la lên với âm thanh khuyếch đại nhiều lần, kẻ trộm sẽ mất hồn, chạy mất dép!
Kẻ trộm cũng không thể nào vô hiệu hóa máy báo động, vì để vào được nơi đặt máy (trong nhà, kho, chuồng trại) thì phải vượt qua tiếng báo động. Nếu cúp điện thì trong máy có bình ắc quy, sẽ tự kích hoạt lên để hoạt động bình thường!
(Tôi cũng không có bà con gì với Tàu khựa à nha!)
3-Chống trộm cho vườn cây ăn quả:
Vườn cây ăn quả thường rộng mênh mông, kẻ trộm vặt hay "giúp" bà con ta thu hoạch vào ban đêm...vậy làm cách nào để chống loại trộm này? Câu điện theo hàng rào chăng? Tôi không dám bày cách làm này à nha!
Ông Đặng Hồng Quang, ở TP.HCM có sáng tạo ra một mạch điện tử chống trộm cho vườn cây ăn quả rất hay. Mạch điện gắn trong nhà, từ đó có sợi dây đồng rất nhỏ (loại dây đồng cũ, tận dụng lại từ các tăng phô hư, máy quạt bị cháy vv...rất rẻ tiền). Sợi dây đồng sẽ được giăng theo hàng rào, có thể giăng thành nhiều tầng (trên giữa và bên dười). Kẻ trộm đột nhập, vướng đứt sợi dây là mạch điện trong nhà phát âm thanh báo động, Bên cạnh có sơ đồ nhấp nháy để bạn biết kẻ trộm đột nhập vào vườn ở chỗ nào để xông ra bắt!
Ông Quang thường nói ông làm vì người nghèo, phi lợi nhuận. Mạch điện của ông bán có vài trăm ngàn (gởi hàng theo xe hoặc qua bưu điện), còn dây đồng thì bạn tự mua về lắp đặt.
Muốn mua mạch điện nầy hãy điện cho :
KS Đặng Hồng Quang: ĐT: 0983510547
(Tôi không có bà con gì với ông này, nên không có quảng cáo cho ổng đâu nha! Kha kha kha!!!!)
+Cập nhật: Kinh nghiệm chống trộm nông nghiệp của người xưa.
Ngày xửa ngày xưa, đất rộng người thưa, ở nông thôn đồng không mông quạnh, nhà này cách nhà kia rất xa nên nạn trộm cắp thường xảy ra. Do "láng giềng xa" nên khi bị trộm cướp cũng khó lòng mà kêu cứu! Thời đó bọn trộm cũng táo gan, chẳng thèm ăn cắp mô tơ, máy nỗ để ngoài đồng mà "đánh thẳng" vào nhà để lấy những vật có giá trị...
Hôm đó, đêm 30, trời tối đen như mực, hai tên trộm quyết định "đào ngạch" nhà ông Bá hộ trơ trọi giữa cánh đồng. Trước khi xâm nhập, bọn trộm dùng những cây nhang đang cháy, cắm theo lối đi để nếu có biến thì cứ nương theo ánh sáng lập lòe của hàng nhang mà ...chuồn lẹ!
Yên tâm, bọn trộm bắt đầu "đào ngạch", tức là đào đường hầm nhỏ xuyên qua dưới vách nhà (thời xưa, nhà thường làm bằng gỗ. không xây móng). Chúng đào nhẹ đến nỗi khó mà nghe thấy.
Đào xong, bằng kinh nghiệm ăn trộm nhiều năm, bọn trộm thò cái nồi rang (nồi gốm) qua ngạch, đưa vo nhà để nếu gia chủ có phát hiện bị đào ngạch, tưởng cái nồi gốm là đầu kẻ trộm, sẽ đánh vở cái nồi...bọn trộm sẽ chạy thoát.
Gia chủ cũng là người có kinh nghiệm chống trộm "sừng sỏ" , biết bọn trộm đưa cái nồi đất vào trước nên để yên.
Bọn trộm yên tâm, nghĩ rằng gia chủ không biết gì, một tên chui đầu qua ngạch để vào nhà. Lúc này, gia chủ dùng cái cuốc chỉa, kẹp vào cổ tên trộm, đè xuống, vừa đè vừa la để cả nhà cùng thức dậy trợ giúp.
Vốn có phương án dự phòng, tên trộm cảnh giới bên ngoài la lên: "Nếu không thả bạn tui ra, tui đốt nhà".
Chủ gia nghe dọa đốt nhà, phát hoảng, đành phải thả tên trộm ra.
Hai tên trộm hí hửng vì thoát nạn, cắm đầu cắm cổ theo ánh sáng của hàng nhang mà tẩu thoát.
Bỗng nhiên, người ta nghe 2 tiếng "ầm , ầm"...
Thì ra, chủ nhà cao tay, trước đó đã bí mật sai đầy tớ nhổ hàng nhang của bọn trộm, cắm dẫn xuống ao. Vì thế, hai tên trộm cứ thẳng đường lao xuống ao mà không biết...
Chủ nhà chỉ cần hô đầy tớ lội xuống ao, tóm 2 tên trộm, giao công an xã xử lý!
Nhiều bà con ứng dụng các cách chống trộm truyền thống như nuôi chó, nuôi ngỗng để chúng báo động cũng không ăn thua.
Có bác nông dân làm chòi giữ đìa tôm sắp thu hoạch...nữa đêm bỗng nhiên...nhớ vợ; bác bèn bật đèn trong chòi thật sáng, mở ti vi rất to để chứng tỏ với tôm tặc là chủ nhân đang hiện diện ở đó, rồi yên tâm về nhà ôm vợ! Sáng ra, đìa tôm mất sạch!
Trộm nông nghiệp thật ra không phải kẻ trộm chuyên nghiệp. Nếu là kẻ trộm chuyên nghiệp thì đến nhà băng bên Mỹ cũng bó tay chấm com. Vì vậy, xin mở chủ đề này để bà con bàn bạc, đóng góp ý kiến, nhằm tìm ra giải pháp đơn giản mà hiệu quả. Tôi xin mở đầu bằng cách đưa ra các cách chống trộm nông nghiệp như sau:
1-Chống trộm cho nhà kho, vật cố định để ngoài kho:
Nhà kho, nhà nuôi chim yến, tài sản có giá để cố định (mô tơ bơm nước, máy nỗ vv..), Tuy đã làm tường bao che bảo vệ, nhưng vẫn bị bọn trộm phá ổ khóa (dùng cưa sắt, búa đập) dễ dàng.
Cách làm khóa cửa 2 lớp này, tôi học lõm của 1 bác nông dân:
-Bên ngoài trông như ổ khóa thông thường, có thể dùng cưa sắt cắt dễ dàng:
-Nhưng cắt được ổ khóa ngoài rồi, bên trong lại có ổ khóa nữa!
Kẻ trộm phá được ổ khóa bên ngoài, nhưng không thể thò cưa vào bên trong để cắt phá ổ khóa trong.
Khi muốn mở cửa, ta lật ổ khóa bên trong lên, tra chìa vào mở khóa.
Đây là cách làm hay, nhưng còn có nhược điểm là bên trong sử dụng ổ khóa thường, kẻ trộm có thể dùng "đoản" tra vào lỗ khóa, phá ổ khóa dễ dàng. Tôi cũng làm theo bác nông dân, nhưng không làm ổ khóa bên ngoài, chỉ chừa lổ ở cửa, móc khóa số bên trong. Khi cần mở, ta lật khóa số lên, có thể nhìn thấy số để mở.
Khóa số không có chỗ tra chìa nên kẻ trộm cũng không thể phá khóa bằng cây "đoản"
(Có hình nhưng tải lên không đuợc (!).
2-Chống trộm cho chuồng trại chăn nuôi:
Nuôi chó, nuôi ngỗng để chúng báo động cũng hay, nhưng bọn trộm cũng khống chế dễ dàng bằng cách dùng rắn, bả chó, ớt bột...
-Do đó, nếu nuôi thì nên nuôi vài con gà sao.Gà sao còn tập tính hoang dã là rất sợ người, ngay cả chủ nhân của chúng vào cho ăn hàng ngày mà chúng cũng la inh ỏi. Gà sao còn có đặc điểm khác là bay như chim, nên không dễ gì bắt được chúng. Nuôi vài chú gà sao trong chuồng trại, kẻ trộm (và cả chủ nhân) vào gần khoảng 20 mét là chúng đã la toáng lên, vừa la, vừa bay nhảy lung tung...
(Tôi không có bà con gì với mấy bác nuôi gà sao, nên không có quảng cáo cho những người nuôi gà sao á nha!)
-Nếu không nuôi gà sao thì mua máy báo trộm dùng đèn hồng ngoại.
Máy báo trộm dùng đèn hồng ngoại có bán phổ biến trên thị trường; nhưng chú ý là không nên mua loại rẻ tiền, không có chế độ điều chỉnh; vì nếu không điều chỉnh được, bất cứ cái gì bay qua: chim, chó, bò vv...máy đều báo động inh ỏi, bạn sẽ bị mất ngủ, vọt ra thì không thấy tên trộm đâu cả (tài thật!).
Máy báo trọm có chế độ điều chỉnh giá khoảng vài triệu, phổ biến là loại của Tàu khựa...Có thể cài các chế độ như tốc độ di chuyển của vật xâm nhập (bay nhanh như chim, hoặc chậm như bò thì máy không báo động); hoặc cài theo độ lớn, độ cao của vật xâm nhập, lớn như bò, nhỏ như chó mèo...thì máy không báo động; nhưng cao như người thì...coi chừng đấy!
Cái máy báo trộm trong hình giá 3,5 triệu, nó có nhiều chế độ báo động và cho phép gắn 50 đèn hồng ngoại. Kẻ trộm xâm nhập cách đèn hồng ngoại khoảng 50 mét là máy phát chuông báo động. Bạn cũng có thể thu âm chính giọng của mình la lên "ăn trộm! ăn trộm...ăn trộm m m m..." Khi kẻ trộm xâm nhập, cái loa đi theo máy (góc trái trên cùng trong hình) sẽ la lên với âm thanh khuyếch đại nhiều lần, kẻ trộm sẽ mất hồn, chạy mất dép!
Kẻ trộm cũng không thể nào vô hiệu hóa máy báo động, vì để vào được nơi đặt máy (trong nhà, kho, chuồng trại) thì phải vượt qua tiếng báo động. Nếu cúp điện thì trong máy có bình ắc quy, sẽ tự kích hoạt lên để hoạt động bình thường!
(Tôi cũng không có bà con gì với Tàu khựa à nha!)
3-Chống trộm cho vườn cây ăn quả:
Vườn cây ăn quả thường rộng mênh mông, kẻ trộm vặt hay "giúp" bà con ta thu hoạch vào ban đêm...vậy làm cách nào để chống loại trộm này? Câu điện theo hàng rào chăng? Tôi không dám bày cách làm này à nha!
Ông Đặng Hồng Quang, ở TP.HCM có sáng tạo ra một mạch điện tử chống trộm cho vườn cây ăn quả rất hay. Mạch điện gắn trong nhà, từ đó có sợi dây đồng rất nhỏ (loại dây đồng cũ, tận dụng lại từ các tăng phô hư, máy quạt bị cháy vv...rất rẻ tiền). Sợi dây đồng sẽ được giăng theo hàng rào, có thể giăng thành nhiều tầng (trên giữa và bên dười). Kẻ trộm đột nhập, vướng đứt sợi dây là mạch điện trong nhà phát âm thanh báo động, Bên cạnh có sơ đồ nhấp nháy để bạn biết kẻ trộm đột nhập vào vườn ở chỗ nào để xông ra bắt!
Ông Quang thường nói ông làm vì người nghèo, phi lợi nhuận. Mạch điện của ông bán có vài trăm ngàn (gởi hàng theo xe hoặc qua bưu điện), còn dây đồng thì bạn tự mua về lắp đặt.
Muốn mua mạch điện nầy hãy điện cho :
KS Đặng Hồng Quang: ĐT: 0983510547
(Tôi không có bà con gì với ông này, nên không có quảng cáo cho ổng đâu nha! Kha kha kha!!!!)
+Cập nhật: Kinh nghiệm chống trộm nông nghiệp của người xưa.
Ngày xửa ngày xưa, đất rộng người thưa, ở nông thôn đồng không mông quạnh, nhà này cách nhà kia rất xa nên nạn trộm cắp thường xảy ra. Do "láng giềng xa" nên khi bị trộm cướp cũng khó lòng mà kêu cứu! Thời đó bọn trộm cũng táo gan, chẳng thèm ăn cắp mô tơ, máy nỗ để ngoài đồng mà "đánh thẳng" vào nhà để lấy những vật có giá trị...
Hôm đó, đêm 30, trời tối đen như mực, hai tên trộm quyết định "đào ngạch" nhà ông Bá hộ trơ trọi giữa cánh đồng. Trước khi xâm nhập, bọn trộm dùng những cây nhang đang cháy, cắm theo lối đi để nếu có biến thì cứ nương theo ánh sáng lập lòe của hàng nhang mà ...chuồn lẹ!
Yên tâm, bọn trộm bắt đầu "đào ngạch", tức là đào đường hầm nhỏ xuyên qua dưới vách nhà (thời xưa, nhà thường làm bằng gỗ. không xây móng). Chúng đào nhẹ đến nỗi khó mà nghe thấy.
Đào xong, bằng kinh nghiệm ăn trộm nhiều năm, bọn trộm thò cái nồi rang (nồi gốm) qua ngạch, đưa vo nhà để nếu gia chủ có phát hiện bị đào ngạch, tưởng cái nồi gốm là đầu kẻ trộm, sẽ đánh vở cái nồi...bọn trộm sẽ chạy thoát.
Gia chủ cũng là người có kinh nghiệm chống trộm "sừng sỏ" , biết bọn trộm đưa cái nồi đất vào trước nên để yên.
Bọn trộm yên tâm, nghĩ rằng gia chủ không biết gì, một tên chui đầu qua ngạch để vào nhà. Lúc này, gia chủ dùng cái cuốc chỉa, kẹp vào cổ tên trộm, đè xuống, vừa đè vừa la để cả nhà cùng thức dậy trợ giúp.
Vốn có phương án dự phòng, tên trộm cảnh giới bên ngoài la lên: "Nếu không thả bạn tui ra, tui đốt nhà".
Chủ gia nghe dọa đốt nhà, phát hoảng, đành phải thả tên trộm ra.
Hai tên trộm hí hửng vì thoát nạn, cắm đầu cắm cổ theo ánh sáng của hàng nhang mà tẩu thoát.
Bỗng nhiên, người ta nghe 2 tiếng "ầm , ầm"...
Thì ra, chủ nhà cao tay, trước đó đã bí mật sai đầy tớ nhổ hàng nhang của bọn trộm, cắm dẫn xuống ao. Vì thế, hai tên trộm cứ thẳng đường lao xuống ao mà không biết...
Chủ nhà chỉ cần hô đầy tớ lội xuống ao, tóm 2 tên trộm, giao công an xã xử lý!
Last edited: