Chuyển đổi giới tính gia cầm từ phôi.

Trứng gia cầm là 1 phôi được hình thành ngay trong cơ thể mẹ có n nhiễm sắc thể, khi 2 nhiễm sắc thể của bố và mẹ tập hợp lại, một hợp tử lưỡng bội 2n ra đời (trứng đã thụ tinh).

Vậy ta đã khẳng định được giới tính chưa?

Và ta cũng biết Tinh trùng có 2 nhiễm sắc thể quy định giới tính đó là X & Y
Còn Phôi mang nhiễm sắc thể là X.

Vậy chúng ta muốn chuyển đổi giới tính là ta chuyển đổi giữa X & Y.

Nếu ta nhìn thì liên tưởng giống cái sẽ chiếm ưu thế hơn, vì:
XX x XY
Thì X chiếm 3/4, nhưng thực tế bài toán về giới tính còn nhiều vấn đề phức tạp không dễ gì làm theo ý muốn đối với gia cầm.

Đây là bài toán về giới tính

Thực ra 1 phôi chỉ mang n nhiễm sắc thể là X (đơn bội là 1n)
Còn tinh trùng mỗi con cũng chỉ mang 1n nhiễm sắc thể là Y hoặc X.

Vậy bài toán về giới tính được viết dưới dạng như sau:

XY (tinh trùng) x XX (trứng)

Khi 1 hơp tử ngẫu nhiên được hình thành là XX ( con mái) & XY (con trống)

Vậy tỉ lệ của trống và mái bằng nhau, đây là trên lí thuyết.

Nhưng chủ đề này ta muốn chuyển đổi giữa XX & XY theo ý muốn, có nghĩa là trống nhiều hơn mái hoặc ngược lại.

Còn phôi (trứng) chỉ mang đơn bội nhiễm sác thể là X thì không có tính quyết định đực hay cái.

Và nhiệt độ đã chuyển được giới tính của gia cầm trong khi ấp trứng (phôi) mà tôi muốn chia sẻ dưới đây.

Về động vật nuôi con bằng sữa thì đã giải quyết được là tinh phân biệt giới tính mà các nước tiên tiến như Mỹ đã làm được. (tinh bò, phôi bò đã thụ thai).

Còn đối với con người của chúng ta, theo tôi nghĩ cũng thực hiện được nhưng bị cấm vì nó thuộc về tính nhân văn và nhân đạo. (mất cân bằng giới tính).

Agriviet.Com-G%25C3%2580_CON....jpg



Câu chuyện sau đây tôi muốn chia sẻ với bạn thuộc về kinh nghiệm mà tôi đã tìm tòi học hỏi và đã thử nghiệm thành công trên gia cầm (gà và vịt), áp dụng cho ra giới tính theo mong muốn.

Đây cũng là 1 Blog chia sẻ chứ chưa được 1 đề tài nào công bố... nên các bạn cứ góp ý, tôi chân thành ghi nhận từ các bạn. Nếu cảm thấy hay thì Like cho tôi nhé.

Vào những năm tôi còn học PT, tình cờ tôi được nghe lõm ông anh rể làm nghề ấp trứng vịt. Lúc đó họ đã nhậu say và 2 thầy trò đã thì thầm cho nhau tôi nghe lõm được.

...... _ Sao tao nói rồi, mày không phơi thêm 30 phút nữa, hình như trứng lần này thiếu nóng nên nở ra mái nhiều hơn trống... Thầy nói.
_ Lần sau em nhớ, hay lần sau ta phơi thêm một ngày nữa...! Trò ý kiến.
_ Không được nó chỉ có 2 ngày đó thì mới có hiệu quả, nếu thêm ngày nữa trứng sẽ sát khó nở... Thầy khuyên trò.
.........
_ Vì nhà ông anh ấp trứng vịt bán, mà lúc đó ấp thủ công bằng trấu và lúa rang. Còn trứng vịt thì được cho vào 1 khăn vuông 20 trứng nên công việc ủ trấu và lúa rang lấy nhiệt để ấp rất khó, nên ấp trứng là 1 nghề gia truyền, còn ai muốn học thì làm công rất lâu (2 năm thí công).

Với việc thành bại là rất quan trọng trong việc lựa trứng, soi trứng để xả và cho ra trứng vịt lộn bán trước khi nở, vì những trứng này bị hụt mỏ hay khèo chân gì đó...để tránh khi nở ra không bán được thì lỗ!

Khi được một mẻ ấp hoàn hảo thì họ cúng tổ và tổ chức ăn uống, tôi là em nên được đi theo bố ăn (ké).!
Cũng phải chứ, tỉ kệ ấp nở quyết định trên 85% là mái và 95% là trống. Vì quê tôi có mùa mưa dân hay mua vài ba chục về thả để cải thiện, thì lúc ấy anh lại ép nhiệt để nở ra toàn là con trống vừa to vừa khỏe nên dễ bán.

Đến mùa Hè thu trời nắng khô hạn ít người mua nuôi, mà ngược lại thì dân nuôi vịt đẻ thì họ đặt lên cả thiên (ngàn con). Lúc này mà ấp ra con trống hết thì chỉ có đi ăn mày và dẹp tiệm..!
Nên bí quyết lấy nhiệt để nở ra con mái 85% là lời rất cao. Vì dân nuôi vịt đẻ mua chăn vào tháng nắng được 4 tháng vào mưa là bắt đầu đẻ, vậy họ chỉ bắt vịt mái thôi.

Tôi suy nghĩ mãi không biết cách nào để ông ta chỉ bí quyết cho, nhưng cuối cũng cũng có cách...vì anh ta là giáo viên dạy cấp 1, mà nghề ấp vịt là tay tái nhưng hái ra tiền và rất bận rộn... Mỗi khi cộng điểm cho học sinh cuối tháng và cuối học kì anh đã nhờ tôi...
và tôi khai thác anh từ đó.

Đến bây giờ thì nó giúp cho tôi đúng nghề, và tôi đã thí nghiệm thành công ấp trứng gia cầm bằng máy ấp.
Tôi sẽ chỉ cho các bạn nào muốn kinh doanh nghề này:

Lấy thời gian ấp nở cho từng loại chia đôi bớt đi 1 ngày, ta tăng nhiệt độ ấp lên 0,3 đến 0,4 độ suốt trong 2 ngày...thì cho ra con trống.
Nếu làm ngược lại thì giảm đi 0,2 độ đến 0,5 độ thì ra con mái nhiều hơn...
Nếu bạn nào nuôi gà chọi thì khi gà mẹ gần ấp ta đem ổ trứng treo lên gần mái tôn cách chừng 0,5 m thì sẽ nở ra gà trống nhiều hơn.
Khi ấp máy 2 ngày tăng nhiệt nhớ để thêm 1 chén nước nhỏ để tăng thêm độ ẩm .


Vậy chứng tỏ gia cầm phân biệt giới tính hình thành trong phôi là do yếu tố nhiệt.


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG NHƯ Ý.
 


Last edited by a moderator:
Anh Chí ơi hoạt chất dexamethasone và sunpamic.mà anh nói đến trong chủ đề học ấp trứng cá sấu...loại này có trong thuốc dùng cho thỏ và gà không anh?thanks

Khi gia súc và gia cầm bị bệnh, người ta dùng kháng sinh để điều trị, thường là những thuốc tổng hợp có nhiều hợp chất tổng hợp lại, nên 2 chất trên hay có mặt trong kháng sinh...nó là hoạt chất chống viêm cực hay nên người ta phối hợp vào...!

Nuôi động vật để lấy thịt, không để lại làm giống sau này thì ko sao...thời gian cách li khi giết mổ có ghi kĩ trên bao bì...

Còn động vật để làm giống thì vô cùng tai hại...! Vì tác dụng phụ của Dexamethasone và Sunfamicd làm cho gia súc cái có chửa sẽ sẩy thai...buồng trứng bị chai hay teo lại, khó thụ thai, trứng gia cầm thì phôi yếu... Tinh trùng thì hoạt lực yếu.
Đào thải thuốc qua thận chậm gây sỏi thận ở vật nuôi lâu dài..!
Trong chăn nuôi bà con nên tránh khi sử dụng thuốc có 2 chất trên cho động vật làm giống...!
Thân chào bạn.
 


bài của chú NGUYỄn Ngoc Chí viết hay quá ,con cũng cãn gà chơi mà tỉ lệ ra mái quá nhiều,nhiều lúc nãn ghê luôn,cãn 100 con gà thì có được chỉ khoãng 30-40 con gà trống..nhìu lúc nhìn bày gà mái tính bẻ cổ chết thì thấy tội làm sao mà nuôi lớn hết cả đám thì tiền lúa chịu sao thấu....hichic

--------

chú Nguyễn Ngọc Chí cho con hỏi ? trong thời gian gà mái đẻ con ko có lấy trứng liền mà chờ cho nó đẻ xong và ấp vài ngày thì con mới lấy trứng bỏ vô tủ ấp,vậy muốn xác định ngày tăng nhiệt độ thì làm cách nào ? có phải gà mái ấp bao nhiu ngày thì tính từ ngày gà mái ấp cho đến lúc bỏ vô tủ ấp ? làm sao xác định được nhiệt độ chuẩn cho rờ le điện tử,con xài rờ le chỉ khoang hon 200 ngàn nên chỉ canh nhiệt độ lên 37 độ là ngắt bóng đèn và xuống 36 là bật bóng đèn ,rờle cùi nên chỉ hiển thị 2 số..hhihih ...xin chân thành cám ơn
 
Last edited by a moderator:
bài của chú NGUYỄn Ngoc Chí viết hay quá ,con cũng cãn gà chơi mà tỉ lệ ra mái quá nhiều,nhiều lúc nãn ghê luôn,cãn 100 con gà thì có được chỉ khoãng 30-40 con gà trống..nhìu lúc nhìn bày gà mái tính bẻ cổ chết thì thấy tội làm sao mà nuôi lớn hết cả đám thì tiền lúa chịu sao thấu....hichic

--------

chú Nguyễn Ngọc Chí cho con hỏi ? trong thời gian gà mái đẻ con ko có lấy trứng liền mà chờ cho nó đẻ xong và ấp vài ngày thì con mới lấy trứng bỏ vô tủ ấp,vậy muốn xác định ngày tăng nhiệt độ thì làm cách nào ? có phải gà mái ấp bao nhiu ngày thì tính từ ngày gà mái ấp cho đến lúc bỏ vô tủ ấp ? làm sao xác định được nhiệt độ chuẩn cho rờ le điện tử,con xài rờ le chỉ khoang hon 200 ngàn nên chỉ canh nhiệt độ lên 37 độ là ngắt bóng đèn và xuống 36 là bật bóng đèn ,rờle cùi nên chỉ hiển thị 2 số..hhihih ...xin chân thành cám ơn

Chờ cho gà đẻ khoảng 5 trứng, thì lấy 4 trứng đó đem vô cất nơi mát...bạn có thể để vào thùng giấy có lót lá chuối khô và để xuống nền đất nhớ tránh ẩm...sau đó chờ gà mẹ đẻ thêm 5 đến 6 trứng nữa ta lấy ấp chung 1 lần.
Không nên lấy từng trứng một thời gian của những trứng đầu quá 1 tuần thì phôi của những trứng đẻ trước sẽ hư đi.
Khi đưa vào máy ấp như bình thường, đến ngày thứ 9 đến ngày thứ 11 ta tăng nhiệt lên 0,5 độ, sau 2 ngày đó ta hạ nhiệt độ ấp xuống trở lại như bình thường thì nở ra gà trống nhiều hơn.
Còn máy ấp có độ giao động nhiệt là 1 độ thì hơi khó chỉnh đó..!
Bạn cứ thử đi thì biết...vì chỉ có 20 ngày thôi.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
 
Last edited by a moderator:
Chở cho gà đẻ khoảng 9 trứng, thì lấy 9 trứng đó đem vô cất nơi mát...bạn có thể để vào thùng giấy có lót lá chuối khô và để xuống nền đất nhớ tránh ẩm...sau đó chờ gà mẹ đẻ thêm 5 đến 6 trứng nữa ta lấy ấp chung 1 lần.
Không nên lấy từng trứng một thời gian của những trứng đầu quá 1 tuần thì phôi của những trứng đẻ trước sẽ hư đi.
Khi đưa vào máy ấp như bình thường, đến ngày thứ 9 đến ngày thứ 11 ta tăng nhiệt lên 0,5 độ, sau 2 ngày đó ta hạ nhiệt độ ấp xuống trở lại như bình thường thì nở ra gà trống nhiều hơn.
Còn máy ấp có độ giao động nhiệt là 1 độ thìd hơi khó chỉnh đó..!
Nạn cứ thử đi thì biết.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.

cám ơn chú....chú có thể tư vấn cho con nhiệt kế điện tữ nào chính xác và ít sai số ko chú.thanks...
 
cám ơn chú....chú có thể tư vấn cho con nhiệt kế điện tữ nào chính xác và ít sai số ko chú.thanks...

Thật sự chú ko hiểu cháu muốn hỏi gì..!
_ Nhiệt kế bằng điện tử thì có độ sai số nhỏ nhất, dùng loại nào mà ko được..?
_ Còn đầu dò nhiệt độ là khác... có nhiều loại và có rất nhiều kiểu thiết kế, nên độ lệch số cũng khác nhau.
Còn dùng Rờ le để khống chế nhiệt thì khó cho ta 1 giá trị nhiệt chuẩn..! Luôn luôn có biên độ lệch lớn thì nguy hiểm cho những ngày ta tăng hoặc giảm nhiệt độ...!
 
Thật sự chú ko hiểu cháu muốn hỏi gì..!
_ Nhiệt kế bằng điện tử thì có độ sai số nhỏ nhất, dùng loại nào mà ko được..?
_ Còn đầu dò nhiệt độ là khác... có nhiều loại và có rất nhiều kiểu thiết kế, nên độ lệch số cũng khác nhau.
Còn dùng Rờ le để khống chế nhiệt thì khó cho ta 1 giá trị nhiệt chuẩn..! Luôn luôn có biên độ lệch lớn thì nguy hiểm cho những ngày ta tăng hoặc giảm nhiệt độ...!

Anh chí ơi đầu dò nhiệt và nhiệt kế điện tử là cả bộ hay hàng dời,Anh đang dùng loại nào xin cho em tên để em tìm mua.
còn vấn đề em muốn hỏi thêm
hiên các hộ gia đình va em nuôi gà thường bị đồng huyết điều này có ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ trứng và mức độ hao hụt trong ấp trứng và gà con trong thời gian úm không? em cảm ơn Anh.
 
Anh chí ơi đầu dò nhiệt và nhiệt kế điện tử là cả bộ hay hàng dời,Anh đang dùng loại nào xin cho em tên để em tìm mua.
còn vấn đề em muốn hỏi thêm
hiên các hộ gia đình va em nuôi gà thường bị đồng huyết điều này có ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ trứng và mức độ hao hụt trong ấp trứng và gà con trong thời gian úm không? em cảm ơn Anh.

Bạn VAN QUY
Đầu dò nhiệt nằm trong tủ ấp nó được kết nối với bộ xử lí được cài đặt sẵn (Bộ điều khiển) có rất nhiều loại và nhiều nước sản xuất... và cũng có thông số về độ lệch khác nhau..!
Độ lệch nhỏ nhất là 0,1 độ và độ lệch lớn nhất là 0,5 độ...!
Khi lắp ráp bộ phận điều khiển được cài đặt sẵn, thì bạn phải nói với kỉ sư điện tử, họ cho chạy cài đặt phần mềm theo ý muốn của mình nhé (có độ lệch nhỏ nhất).

Mình phải hiểu rằng "Đồng huyết" ko phải hoàn toàn là xấu đâu. Vì muốn giữ lại 1giống nào đó "Thuần chuẩn" thì tất cả các đời đều lựa lại những con có gen trội để lại làm giống và cho chúng giao phối với nhau =>> cho ra giống thuần chuẩn.
Ví dụ như giống gà Đông Tảo (gà Hồ) vẫn còn thuần chuẩn đến ngày hôm nay.

Về mặt khoa học tránh sự giao phối cận thân để tránh đồng huyết, là ta tránh đi gen lặn (gen xấu) trùng lập =>> giống sẽ thoái hóa và ngày càng mất đi cái mạnh của con giống..! Việc này nên tránh, ta nên thay đổi gà trống khác giống là đúng.

Nhưng bạn thấy gà nhà mình quá đạt, cả về năng suất và sức đề kháng tốt, thì bạn vẫn giữ nguyên những con trống tốt và con mái tốt để bảo tồn giống thuần chuẩn, không nên cho lai tạo giống khác sẽ cho ra giống mới chưa chắc đã tốt..!
Tỷ lệ ấp nở vẫn tốt như bình thường.

Hiện giờ anh vẫn thích giống gà nòi có lông cổ ở Bình Định, giống như gà lông chọi ...nuôi rất đạt ít bệnh tật, thịt thơm ngon và dai...anh vẫn duy trì giống này (gà ô tía_ màu rất đẹp và đậm...dễ bán và gà trống đem thiến ăn rất ngon.
 

Last edited by a moderator:
Vậy là "Cùng" chứ không "Cận" hả bác? như vậy cũng đâu gọi là Đồng huyết ta? vì đâu có "bà con, họ hàng" gì với nhau đâu hả bác? Vấn đề này em có đọc sách rồi mà hơi khó hiểu: ở chỗ phân biệt "dòng ", "giống ", "cận huyết ",...
 
Vậy là "Cùng" chứ không "Cận" hả bác? như vậy cũng đâu gọi là Đồng huyết ta? vì đâu có "bà con, họ hàng" gì với nhau đâu hả bác? Vấn đề này em có đọc sách rồi mà hơi khó hiểu: ở chỗ phân biệt "dòng ", "giống ", "cận huyết ",...

Như thế này dễ hiểu nhé:
Giao phối cận thân có nghĩa là 2 đời liền với nhau (bố_con hay mẹ _ con), đời con tiếp theo sẽ đồng huyết =>> cho ta giống thuần chuẩn.
Giống thuần chuẩn có thể là tốt, vì những giống tốt người ta muốn giữ lại để làm giống và cũng là giống dùng để đi cải tạo giống khác....(vừa làm giống vừa nuôi thương phẩm)...

Và giống thuần chuẩn cho giao phối nhau lâu đời, thiếu chọn lọc dễ dẫn đến thoái hóa giống, vì gen mang tính lặn gặp nhau tạo thành dị hợp tử và các cặp A len xấu xuất hiện =>> từ đó sức sống kém, sinh trưởng kém, giá trị thương phẩm không đạt.
Muốn có 1 giống "thuần chủng trội" thì phải loại thải những con ko đạt và ko để giống những con đó nữa.

""Cận thân"" có nghĩa là 2 đời gần nhau hoặc cùng 1 đời
"Đồng huyết"" là cho giao phối 1 giống với nhau, cùng đời và khác đời của 1 giống.
 
Last edited by a moderator:
a, Vậy Cận huyết chỉ là 1 phần của các loại Cùng huyết.
+2 cách này lai xong chọn lọc con con tốt đạt tiêu chuẩn kết hợp con đạt của Giống khác, kết hợp lại được giống tốt hưởng di truyền của cả 2, hii, Cám ơn bác!

+Hoặc cứ lấy các con tốt lai cùng giống với nhau hoài vậy vẫn giữ nguyên giống thuần chuẩn hoài luôn hả bác? Vì các con yếu mình đã loại ra rồi, Nếu như vậy có chắc là sẽ không ra tính trạng lặn ở các đời sau nữa không? Vì qua nhiều đời mình đã loại hết rồi, hi
 
Last edited by a moderator:
a, Vậy Cận huyết chỉ là 1 phần của các loại Cùng huyết.
+2 cách này lai xong chọn lọc con con tốt đạt tiêu chuẩn kết hợp con đạt của Giống khác, kết hợp lại được giống tốt hưởng di truyền của cả 2, hii, Cám ơn bác!

+Hoặc cứ lấy các con tốt lai cùng giống với nhau hoài vậy vẫn giữ nguyên giống thuần chuẩn hoài luôn hả bác? Vì các con yếu mình đã loại ra rồi, Nếu như vậy có chắc là sẽ không ra tính trạng lặn ở các đời sau nữa không? Vì qua nhiều đời mình đã loại hết rồi, hi

Bạn hiểu đúng rồi đó.
a/ Từ chuyên ngành người ta gọi là:
"Cận thân" là các đời cùng nhau hoặc đời gần nhau như (anh -em), (mẹ - con), (bố - con)...hi..hi ko nên gọi là "Cận huyết"
Chỉ có từ "Đồng huyết" là bà con cùng 1 dòng.
Câu a của bạn là "Phép lai cải tạo giống".

Câu b thì đúng rồi đó...
Gen lặn sẽ ít thôi, chứ hoàn toàn ko khống chế hết được đâu, ta luôn theo dõi loại bỏ những con không có ưu điểm thật khắc khe bạn nhé, tránh thoái hóa giống.
Chúc bạn chọn giống và lai tạo thành công theo ý muốn.
 
Last edited by a moderator:
Bạn hiểu đúng rồi đó.
a/ Từ chuyên ngành người ta gọi là:
"Cận thân" là các đời cùng nhau hoặc đời gần nhau như (anh -em), (mẹ - con), (bố - con)...hi..hi ko nên gọi là "Cận huyết"
Chỉ có từ "Đồng huyết" là bà con cùng 1 dòng.
Câu a của bạn là "Phép lai cải tạo giống".

Câu b thì đúng rồi đó...
Gen lặn sẽ ít thôi, chứ hoàn toàn ko khống chế hết được đâu, ta luôn theo dõi loại bỏ những con không có ưu điểm thật khắc khe bạn nhé, tránh thoái hóa giống.
Chúc bạn chọn giống và lai tạo thành công theo ý muốn.

Em hiểu ra rồi.
ví như nuôi gà đá thì cứ lấy con nào đá hay,để làm giống con của nó sẽ có gien giống nó và nó cũng đá hay,Cảm ơn Anh.
 
Em hiểu ra rồi.
ví như nuôi gà đá thì cứ lấy con nào đá hay,để làm giống con của nó sẽ có gien giống nó và nó cũng đá hay,Cảm ơn Anh.

Ừ đúng rồi...cách đây gần 20 năm ở ngoài Bình Định có giống gà đòn "Ô ướt" chân vuông như thước kẽ đá cũng hay lắm , ở dốc Mả đá Diêm Tiêu huyện Phù Mỹ. Nhưng nó kị con "Xám khô"
Hình như nó kị màu lông này (Xám chuối mà lông khô)....tới giờ vẫn còn giống, nhưng không thịnh hành nữa...

Gà đòn dòng nào hay người ta vẫn lấy cha và mẹ trong dòng để đúc ra gà hậu duệ...(thuần chuẩn).
Có nhiều dòng cho tạp giao 2 giống hay với nhau, cũng cho ra giống mới cũng hay...và phải lựa chọn. Ví dụ như giống lì đòn đá chết cũng ko bỏ chạy, hay đá đòn hậu về sau nhưng chậm...
Nhiều giống người chơi thích kiểu gì thì lựa làm giống thôi.
 
kinh nghiệm thì ít ai truyền, cám ơn anh! khi nào có thể thì anh chia sẻ 30% còn lại cho e luôn nhe :p, bí kíp mà học không hết thì dễ "tẩu hỏa nhập ma" lắm anh à...thanks!
 
kinh nghiệm thì ít ai truyền, cám ơn anh! khi nào có thể thì anh chia sẻ 30% còn lại cho e luôn nhe :p, bí kíp mà học không hết thì dễ "tẩu hỏa nhập ma" lắm anh à...thanks!

Gà nuôi để đá (chọi) xem tướng tôi không rành đâu bạn, mình chỉ nghiên về Chăn nuôi thú y thôi.
Cám ơn bạn nhé!.:5^:
 
Cám ơn anh vì đã chia sẽ bí kíp em sẽ thử ở bầy gà kiểng.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn anh vì đã chia sẽ bí kíp em sẽ thử ở bầy gà kiểng.
Muốn cho ra trống nhiều hay mái nhiều mà thử...?
Nhớ thưởng vài đôi gà đẹp mình quảng cáo giúp cho bạn, có khi mình làm đại lí cho bạn..?
 
Hôm nay vào lúc 13h30 đến 14h Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh có đoạn Video trên kênh HTV3 nói về Động vật máu lạnh (biến nhiệt) tất cả phôi đều ảnh hưởng về nhiệt độ.
Nhiệt độ cao hơn 1 đến 2 độ c cho ra con đực nhiều hơn.
Ngược lại nhiệt độ thấp hơn bình thường 1 đến 2 độ c thì cho ra con cái nhiều hơn.

_ Cá sấu nước mặn, trăn, rùa biển.

* Đoạn Video này của các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu về loài bò sát
 
Last edited by a moderator:


Back
Top