Citrus ( cây có múi )

  • Thread starter Dfruit
  • Ngày gửi
Xin chào các Bạn !
MÌnh là thành viên mới gia nhập diển đàn xin gởi đến tất cả các Bạn lời chúc sức khỏe dồi giàu , làm ăn phát đạt .
Nhân diển đàn này mình xin gởi đến ý tưởng mới cho nền nông nghiệp nước nhà nói chung và ngành trồng trọt sản xuất cây ăn trái nói riêng về đề tài "Cây ăn trái vùng khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới " mà ở nước ta có một số vùng tiềm năng thích hợp cho việc phát triển như Cao nguyên Lâm Đồng Đà Lạt , Sa Pa , Mẩu Sơn ...
2 năm qua mình đã cố công tìm kiếm tài liệu về các loài : Cam , quýt không hạt ( Navel , Valencia , Sátuma ) , dâu tây ( Strawberry ) , nho bảng không hạt ( Table Grapevine ) , Mận ( Plum ) , lê ( Pear ) , Đào ( Peach ), Táo ( Apple ) , Loquat , Cherry , Xuân Đào ( Nectarine ) ... Do KHKT phát triển vượt bật khoảng 5 năm vừa qua các nhà khoa học các nước tiên tiến như Mỹ , Úc , Israel , Trung Quốc ... đã lai tạo thành công một số giống tốt cả về năng xuất lẫn chất lượng phù hợp cho những vùng có giờ thấp lạnh vào mùa đông khoảng 100 - 150 giờ ( giờ thấp lạnh được tính 7,2 độ C ) . Suốt trong mùa đông vừa qua mình luôn theo dõi diễn biến khí hậu tại các vùng nêu trên và không uổng công ,mình có thể khẳng định Việt Nam rất có tiềm năng cho những loại cây trồng trên . Hiện mình đã có hàng ngàn tài liệu liên quan cả văn bản , hình ảnh , video về nuôi trồng , phòng ngừa dịch bệnh , thu hoạch , chế biến ...
Các Bạn ạ ! Mình rất tâm đắc câu phát biểu của Tổng Thống Obama "WE CAN CHANGE " Vâng chúng ta có thể thay đổi cả về tư duy lẫn hành động . Hãy bước ra ngoài để nhìn bầu trời bao la đi các Bạn .
Rất mong các Bạn có cùng chí hướng , tham gia phản biện thật nhiều nhé .
Điện thoại của mình :0908011183 . email : dunguyen1203@gmail.com
 


Bạn Dfruit có vẻ như thích nghiên cứu về các loại cây trồng của xứ lạnh nhỉ? Mình cũng đang tìm hiểu về các loại nấm, trồng nấm đòi hỏi kỹ thuật, môi trường sạch. Như bạn gadacuasat " nói thì dễ, làm mới khó " nhất là đến giai đoạn ươm sợi khi mọi việc đã rồi thì đk nhiệt độ, độ ẩm, môi trường... là yếu tố quyết định sự phát triển của nấm.
Ko biết bạn ở đâu nhỉ, có thể co mình cái nick Y!M đc ko?
 


chào bạn fruit !
ngô đồng rất vui vì mỗi lần lên diễn đàng là nhận được câu trả lời của bạn ah, điều đó cho thấy bạn rất có tâm huyết về cuộc "cách mạng cây trồng" do bạn khởi sướng.
mình có chút ý kiến đây:
vấn đề thực hiện mô hình GAP như bạn nói thật ra không dễ lắm đâu vì thực tế còn rất nhiều phiền phức và khó khăn mà người nông dân gặp phải, trong đó giống chỉ là một yếu tố nhỏ thôi. mình lấy ví dụ như thực hiện mô hình VietGap (đây là mô hình Gap tương đối dễ nhất trong các mô hình Gap toàn câu).
- Trước khi thực hiện Gap ở một nơi nào đó đầu tiên phải tiến hành phân tích lực chọn vùng sản xuất, phân tích các yếu tố đât, nước. Xem coi nơi đó có bị nhiễm các chất: lý học, hóa hoc, sinh học hay không. Việc này phải thuê chuyên gia thực hiện (vì nông dân không thể thực hiện được) mà chi phí thuê chuyên gia thực hiện việc này mỗi lần trên 10 000 USD. và mỗi năm phải tiến hành thực hiện ít nhất 1 lần. phải có kinh phí xây dựng nhà kho, nơi bảo quản, đóng gói bao bì ( đây là một yếu tố khó khăn về kinh phí)
- khi thực hiện Gap thì đòi hỏi tất cả nông dân ở một nơi nào đó phải thực hiện đồng loạt vì khi xuất khẩu một loại hàng hóa nào đó các doanh nghiệp nước ngoài cần một số lượng lớn nếu như chỉ có một vài cá nhân thực hiện thì số lượng hàng hóa không đủ đáp ứng cho nhà tiêu thụ vì vậy sẽ không ký được hợp đồng xuất khẩu. mặt khác khi thực hiện Gap đòi hỏi nhà sản xuất phải có các chuyên viên (phải có văn bằng chứng chỉ) theo dỏi về sâu bệnh, sức khỏe cây trông và đề ra biện pháp khắc phục, phải có tổ chức quản lý xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức rõ ràng. nếu như chỉ có một vài cá nhân thực hiện thì không thể được (khó khăn về độ lớn của vùng sản xuất)
đó chỉ là một vài khó khăn trên thực tế còn rất nhiều khó khăn khác, ngô đồng hy vọng với một người có tâm huyết như bạn sẽ giải quyết những khó khăn đó để mô hình Gap có thể đến với người nông dân Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
Mong muốn của nông dân là có thu nhập lớn nhất từ chính sản phẩm của mình, tiêu chuẩn GAP là một trong nhưng tiêu chuẩn để xuất khẩu. Mình cũng muốn tại địa phương mình áp dụng được tiêu chuẩn GAP để khẳng định được giá trị sản phẩm mình làm ra và tiếp cận được thì trường ngoài nước.
 
Rất vui có bạn Dfruit tham gia diễn đàn, và có một đề tài thảo luận hay.
*
Tôi xin có vài ý kiến góp ý như sau:
*
Bạn nói sao không bỏ nghề trồng rau mà thay bằng nghề trồng cây ăn trái,
vì bạn cho rằng nghề trồng rau không bằng nghề trồng cây ăn trái . Thật
ra, đây là 2 nghề khác nhau, không thể thay thế nhau được . Nghề trồng rau
bao giờ cũng là một nghề cần thiết và mãi mãi cần thiết . Nghề trồng rau
dở hơn nghề trồng cây ăn trái là nó cần rất nhiều sức lao động, nhưng chính
cái dở của nó lại tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn nghề trồng cây ăn trái,
và nó cần ít diện tích hơn, xoay vòng nhanh hơn, và nó ở gần đô thị hơn.
*
Bạn nói năng suất lúa trung bình ở TQ là 11 tấn / ha, và cao hơn năng suất
lúa của ta, và ta có thể tăng năng suất lên gấp đôi. Điều đó không có nghĩa
lý gì, vì nông nghiệp không tính giá trị ở năng suất, mà ở nhiều mặt khác .
Ví dụ lúa Mố trên Bắc Kạn có thể mọc trên đồi cằn cỗi, thiếu nước, ít chăm
sóc. Năng suất nó thấp, và giá trị nó thấp (ăn không ngon) nhưng các cây lúa
khác trồng vào ruộng lúa Mố thì không sống được, đừng nói chuyện có năng suất.
Ví dụ lúa Tám Thơm vùng Thái Bình ngày xưa rất khó tính, năng suất thấp, nhưng
rất ngon, các đại gia sẵn lòng bỏ nhiều tiền mua ăn gạo Tám này. Vì thế, mặc
dầu năng suất thấp, giá cắt cổ, Tám Thơm vẫn được trồng trên những thửa ruộng
tốt nhất, đẩy dạt các lúa năng suất cao ra chỗ khác mà mọc.
*
Bạn nói có những cây mọc vùng đồi núi tốt hơn vùng đồng bằng. Tôi thấy kết
luận này không có cơ sở. Ở Mỹ, quận Cam ở California, và ở Florida, là 2 bang
trồng nhiều cam của nước Mỹ, thì các nông trường cam của họ đều ở đất phẳng cả.
Cũng có thể coi không thể phẳng lỳ như Hưng Yên, Thái Bình, và Đồng Bằng Sông
Cửu Long, nhưng không thể coi là đồi núi như miền trung du Phú Thọ được. Rừng
ViệtNam đều ở trên núi. Đó là điều rất hay cho nước ta, nhưng ở các nước khác,
rừng có thể ở trên đất phẳng, và trên đất tốt không có đá. Chẳng vì thấy rừng
của ta có ở trên núi mà cho rằng cây rừng mọc trên núi tốt hơn trên đất phẳng.
*
Trở lại vấn đề chính, là chuyện cây ăn trái có múi, thì như bạn đã cho tin tức
về các nông trường làm ăn lớn của chính phủ đầu tư và điều hành đều thất bại.
Nếu có đại gia đầu tư vào nông nghiệp, họ cũng phải đi từng bước dò dẫm, lấy
ngắn nuôi dài, chứ không thể ồ ạt đầu tư vào thí nghiệm được. Đó là cách kinh
doanh, lấy lợi tức làm đầu, lấy lý thuyết làm chuyện tiện thì làm, chứ không
cần chứng minh cây có múi nhập ngoại nhất định thành công đánh át cây bản địa.
Sau khi thành công kinh doanh có lãi hơn trồng các cây khác, lúc ấy mới là kết
luận cho lý thuyết. Cái lý thuyết ấy, giờ đây chưa được chứng minh .
*
Còn về chuyện trồng nấm: kỹ thuật trồng nấm ngày nay không có gì là bí hiểm nữa,
mà chỉ là chuyện kinh doanh nấm có lời hơn các kinh doanh khác không. Ở Mỹ,
nghề trồng nấm không phát triển, vì nhu cầu không lớn . Có thể thấy trong một
chợ lớn bán rau trái ở Mỹ, tỷ lệ Nấm so với các rau khác thì rất nhỏ . Ví dụ,
các loại Nấm cộng lại cũng không bằng các loại Letus (xà lách, rau diếp). Trong
chợ, Letus còn ít hơn Cải Bắp nữa. Ngoài ra, còn Dưa Chuột, Bầu Bí các loại,
Cà Chua, Cà Tím, vân vân. Cũng như trong nghề chăn nuôi, thịt Thỏ bán trong chợ
so với thịt Gà thì chỉ chừng 1/10, nên nghề chăn nuôi Thỏ không thể phát triển
mạnh như nuôi Gà, nuôi Lợn, nuôi Bò được. Mấy loại Nấm bạn kể, không thích hợp
khí hậu trong nam, mà chỉ có thể nuôi trồng ngoài Bắc thôi, vì đỡ tiền làm lạnh
nhà nuôi nấm . Khi nấm mọc, nó uống nước, và nóng lên nhiều, có thể chết vì nóng.
Nếu trong Nam có nhiều đại gia sẵn lòng bỏ nhiều tiền mua giá cao, thì ta có thể
mở lò nuôi nấm có máy làm lạnh để nuôi trồng nấm này. Trại trồng nấm này ở ngoài
bắc, thì mùa hè cũng vẫn phải chạy máy quạt lạnh, nhưng mùa đông thì đỡ tiền
chạy máy lạnh, hạ giá thành sản phẩm hơn.
*
Nhân tiện, xin hỏi các bạn GAP là cái gì nhỉ ?
*
 
Nhân tiện, xin hỏi các bạn GAP là cái gì nhỉ ?

Tiêu chuẩn GAP ( Good Agricultural Practices) hiểu nôm na là một chứng chỉ cho sản phẩm nông nghiệp nhầm chứng minh cho sản phẩm đó tốt, sạch, an toàn, bảo vệ mội trường và có nguồn gốc rõ ràng khi tham gia xuất khẩu.

Nhiều nước trên thế giới yêu cầu sản phẩm nông nghiệp khi nhập khẩu vào nước mình phải có tiêu chuẩn GAP.

Một mặt nào đó, GAP còn là một rào cản nhằm bảo vệ sản phẩm cùng loại trong nước.
 
Chào Bạn Anhmytran thân mến ! Thân Chào các Bạn thành viên trên diễn đàn .
Mình rất vui khi thấy đề tài này có nhiều Bạn tham gia cùng thảo luận sôi nổi .
Về đầ tài cây có múi ở California và florida phát triển mạnh như Bạn AnhMyTran nêu ra rất chính xác mặt dù Cam florida trồng ở đồng bằng nhưng nó thuộc vùng cận nhiệt đới , nước ta thuộc vùng khí hâu nhiệt đới riêng chỉ có một số vùng miền mà mình nêu trên diễn đàn trước là Cao nguyên Lâm Đồng Đà Lạt , Sa pa , Mẫu sơn thuộc vùng cao có khí hậu tương thích ôn đới và cận nhiết đới , chứ không phái vùng đồi núi nào ở nước ta củng có điều kiện thích hợp cho các giống cây này . Brasil , Peru là nhưng quốc gia nếu xét về vĩ độ có lẽ tương đồng với nước ta và họ đã thành công khi triển khai những vùng trồng trọt trên cao nguyên đấy .
đề tài thứ 2 mình muốn thảo luận là về năng xuất cây lương thưc , theo mình được biết thì do trồng lúa hiện nay chi phí rất cao mà giá thu mua thì thấp nên một số bà con vùng trọng điểm chuyên cây lương thưc đã chuyển đổi công năng của đất mà cơ cấu lại bằng cây ăn trái mặc dù năng xuất và chất lượng không cao bằng những vùng chuyên canh có lợi thế . Nếu năng xuất tăng cộng với ứng dụng KHKT lai tạo giống đặc sản hiệu quả thì có lẽ bà con nông dân mình đở lận đận hơn nhiều ( được mùa , được giá ) .
Có một thông tin mà mình muốn chia sẻ với các Bạn : Năm 1988 Bộ nông ngiệp TQ tổ chức hội nghị với chuyên đề về cây có múi với đông đủ các ban nghành , nhà KH viện nghiên cứu . Số là tổng sản lượng trái cây có múi cà quốc gia ước chừng gần 1 trăm triệu tấn mà mùa thu hoạch chỉ trong tháng 11 , 12 do đó dẫn đến tình trạng dư thừa trong mùa khiến giá rớt thê thảm , ngược lại các tháng khác thì phải nhập khẩu . Chính phủ phất cờ cho các nhà KH , viện nghiên cứu bằng mọi giá phải lai tạo cho được những giống tốt có thời gian thu hoạch khác nhau trong năm , chỉ cần sau 3 năm hàng trăm giống mới ra đời đáp ứng sự kỳ vọng của mọi người chỉ bằng văn bản và pháp lệnh hành chánh " Công nhận bản quyền và trả tiền bản quyền " . Nếu những nhà KH của ta nếu được những quyền ấy nếu Chính phủ quan tâm hơn cho Nông nghiệp VN mình tinh chắc chỉ trong 3 năm ta sẻ có kỳ tích .
Đổi mới phải là mệnh lệnh của con tim và khối óc
" WE CAN CHANGE "
 

Bạn Anhmytran thân Mến !
Vì mình đang nghiêu cứu về Cao Nguyên Lâm Đồng Đà Lạt nên những gì có thể sinh lợi khi triển khai dự án ở vùng đó mình hay nghiên cứu chuyên sâu , Nấm Đông Co , Nấm Kim Châm đúng như bạn nói nó cần vùng khí hâu mát lanh , Ở Đà Lạt mình đâu cần phải đầu tư chi phí nhiều cho nó phải không Bạn , Cái mình muốn nói ở đây là cùng chi phí về nguyên vật liệu củng như công nghệ sản xuất nấm mèo , nấm sò nếu sản xuất ra được những sản phẩm trên chỉ cần tiêu thụ trong nước thôi củng đã mau giàu rồi há .
Mình nói sao không bỏ nghề trồng rau mà thay bằng nghề trồng dâu tây là ý mình thương cảm khi nghe những thông tin của đợt lạnh hồi cuối năm xảy ra ở đồng bằng bắc bộ khiến cho thiệt hại của bà con trồng bông , rau cải thất thu đến hơn 70% .
TQ nông dân họ ít đất lắm làm nông nghiêp mà chỉ có khoảng 1-2 MU thôi ( mỗi MU = 667 m vuông ) vì thế họ luôn nghiên cứu cách vắt đất ra tiền . Mỗi MU trồng dâu tây năng xuất bình quân của họ hơn 2 tấn đấy có tuyệt không Bạn . mà lại cho thu hoạch đến 3 năm lận đó thấy mà ham luôn .
" WE CAN CHANGE "
 
Ban fruit nói đúng đấy, mình có nhiều dịp sang hợp tác với các viện nghiên cứu ở Quảng Tây, Trạm Giang TQ về cây Mac-ca thấy chính sách chính phủ đầu tư cho nghiên cứu, nhập khẩu, lai tạo về giống rất quy mô và bài bản. Các giống cây trên thế giới được nhập về trồng tuyển chọn, lai tao để cho ra những giống cây ưu việt thích nghi với từng vùng sinh thái. Ví dụ giống cam thôi cũng có trên 60 giống khác nhau...Đúng là trái cây VN cần có bước đột phá, tôi cũng rất yêu thích về nghề nông mong có dịp được thăm mô hình của bạn hay được cộng tác với bạn fruit.
 
" Công nhận bản quyền và trả tiền bản quyền "
Văn bản thì có đấy nhưng bảo vệ cho cái nền tản của Văn Bản Luật thì chưa được thực hiện triệt để
nên làm nản lòng người nghiên cứu KH , Giả sử mổi cây giống giá bán 20000đ trả tác quyền cho công trình lai tao 5000đ/cây thì biết bao nhà KH làm giàu , dù cho hói đầu Bạc tóc họ củng quyết lao tâm lao lực , nhưng nguồn lợi khủng khiếp như thế thì biết bao hàng dỏm , hàng giả bung ra thị trường làm sao thưa kiện . câu nói cửa miệng chốn công đình là Chờ được vạ thì má đã sưng rồi .
Đổi mới phải là mệnh lệnh của con tim và khối óc
" WE CAN CHANGE "
 
Vấn đề bảo hộ sản phẩm và vấn đề hàng nhái hàng giả là 2 vấn đề khác nhau, nó không chỉ có riêng ở VN mà hiện diện hầu như khắp nơi trên thế giới, mà TQ là vua của vấn đề này.

Và cũng xuất phát từ đó mà có luật sở hữu trí tuệ. Và nguyên tắc của luật này là nhằm bảo hộ cho những sản phẩm đã đăng ký bản quyền. Và khi phát hiện sự xâm phạm bản quyền, người chủ sở hữu bản quyền đó có toàn quyền đưa vụ việc ra tòa án để phán xét, phân xử, chứ không thể nói rằng làm sao thưa kiện?

Ở Bến Tre đã từng có người kiện đòi lại bản quyền sản xuất kẹo dừa của một doanh nghiệp VN xãy ra tại TQ, kết quả là thắng kiện. Vụ tranh chấp thương hiệu nổi tiếng một thời, mà người thực hiện điều đó là một phụ nữ.

Ở Việt Nam cũng đã từng có những giống lúa khi bán bản quyền sản xuất đã thu về tới 700 triệu đồng.

Ngày càng có nhiều giống cây trồng đăng ký bản quyền sản xuất giống. Quan trọng là phải hiểu rõ về luật sở hữu trí tuệ, để bảo vệ quyền lợi của mình.
 
Qua thông tin trên báo chí mình củng phát hiện ra một vài điều thú vị về việc đăng ký giống cây trồng . Một số vườn ươm hiện nay củng gặp nhiều khó khăn khi có yêu cầu về cung cấp chứng nhận giống cây trồng từ những cơ quan nông nghiệp . theo mình thì thật ra rất khó để thỏa mãn cấp giấy chứng nhận khi những vườn ươm chỉ chú trọng đến phần ngọn ( ví dụ sầu riêng hạt lép chẳng hạn , rỏ ràng là một số nơi trồng có trái thì đúng là hạt lép thật nhưng có cây thị sượng , hoặc chỉ có vài quả trong mùa thu hoạch .... bà con nông dân cần nhiều hơn về tính hiệu quả , khả năng sinh lợi của giống cây như : năng xuất , chất lượng , gốc ghép có khả năng thích ứng ở vùng đất nào ... thật ra củng chỉ là vấn đề kinh tế thôi ) . Phần gốc nếu thực hiện đúng bài bản Vườn ươm phải có sở hữu những cây trồng ra hạt giống gốc , đồng thời xác định ADN để xem có thuần chủng hay không tuổi thọ cao không ...
Ở những nước tiên tiến các vườn ươm phải hội đủ các điều kiện như :
-Thông thường nhà cung cấp giống cây trồng có từ vài chục đến hàng trăm hecta đất đang canh tác các giống cây trồng mà họ cung cấp ra thị trường .( dạng canh tác mẫu )
-Hệ thống vườn ươm tiêu chuẩn , vô trùng
-Cây cho hạt giống gốc , bo ghép phải có giấy phép bộ nông nghiệp của tiểu ban hoặc liên bang qua kiểm chứng ADN nhằm xác định độ tuổi ( có mã số lưu thông trên thị trường ) .
-Đối với giống lai tạo ( sở hữu trí tuệ của những nhà khoa học ) buộc người mua phải trả tiền bản quyền dù chỉ vài mươi cent / sản phẩm ( trong bảng chủng loại có ghi chú )
-Khuyến cáo cho người trồng trọt bản xứ những loại giống thích nghi ( yêu cầu nhà trồng trọt cung cấp mẫu đất , nước , địa điểm thành lập nông trại … ) nhằm tránh tổn thất ( một dạng bảo hiểm bồi thường vì ở nước họ làm nông nghiệp phải vài chục hecta trở lên do đó đầu tư ban đầu là rất lớn ).
Đấy Xã hội và Bà con nông dân mình cần những bảo hiểm đại loại như thế cho dù giá thành có thể cao hơn gấp đôi ba lần , Rất mong các vươn ươm nổ lực nhiều hơn nữa để bà con được nhờ .

" WE CAN CHANGE "
 
Bạn nói "nông dân Trung Quốc ít đất lắm" nhưng lại nói 1-2 MU, thì
mỗi nông dân có hơn 1 công đất, gấp chục lần nông dân ViệtNam.
*
Bạn không biết mới nói vậy, chứ tôi đã biết điều này mấy chục năm
trước rồi . Theo thống kê ViệtNam sau Cải Cách Ruộng Đất, thì mỗi
nông dân Việtnam có 3 sào ruộng, mồi sào 360 mét vuông, hơn 1 công
đất (1/10 hecta). Từ đó đến nay đã mấy chục năm trôi qua, nông dân
ta đẻ con đàn cháu đống, mỗi nông dân chỉ có mảnh ruộng bằng buồng
ngủ. Vì thế Hợp Tác Xã đã công hữu hoá ruộng đất một cách thầm kín,
không mấy ai biết đến nông dân ta có bao nhiêu đất ruộng nữa . Sau
khi đánh chiếm miền nam, bà con miền bắc ồ ạt vào nam mua ruộng mua
đất. Sau đó nạn sổ đỏ, quy hoạch khiến đât đai lọt vào tay cán bộ
với giá bèo, rồi bán ra với giá rải vàng kín mặt đất . Chuyện này
khỏi nói cũng biết, mặc dù tôi đẻ ra và lớn lên ngoài bắc, và bây
giờ ở Mỹ. Đất nông nghiệp còn bị mất khi Hà Nội bành trướng ra Hà
Đông, Sơn Tây, khiến đất ruộng đất đồi thành đất nhà cửa đường sá,
sân đánh golf. Những ngọn đồi hoang vu cằn cỗi nay đô thị nhà cửa
san sát, vườn rau vườn trái xanh tốt . Chẳng bao lâu, người Việtnam
phải nhập nông sản của Trung Quốc về mà ăn vì nó vẫn còn đất nông
nghiệp .
*
Còn chuyện đợt rét bất thường làm thất thu thì phải chịu thôi . Nước
Nhật nó còn bị động đất nặng hơn, nó cũng phải chịu mà . Làm sao mà
có thể bỏ nghề trồng rau được, khi vợ con bám vào mảnh vườn mà sống?
Trồng dâu tây hay bất cứ cây trồng nào khác, đều không thể cho thu
hoạch cao bằng trồng rau được . Có thể nói vườn rau là một công cụ
tốt nhất biến mồ hôi thành tiền nuôi gia đình. Thiên tai có ấp đến,
thì chậm nhất 1 tháng sau, nhà trồng rau có thể gánh rau ra chợ bán
để kiếm được đồng tiền tiêu ngay được, trong khi trồng các cây khác
thì phải vài tháng mới sờ được tới đồng tiền .
*
Bàn về giống cây ăn trái thuần chủng và không thuần chủng, thì là vấn
đề rất phức tạp . Cây thuân chủng cho năng suât và chất lượng ổn định
nhưng đơn điệu, và nghèo nàn về chất lượng, mùi vị. Ví dụ tôi ở Mỹ,
các trái nhiệt đới hầu như không có mùi vị thơm ngon đặc sắc như tôi
đã từng được ăn ở Việtnam, mặc dù chúng đạt điểm 90 trong khi trái ở
ViệtNam trung bình chỉ được 70-80 hay có khi chỉ 40 (không muốn ăn).
Trái ở Mỹ thì trái nào cũng to, nây, đẹp dáng, đẹp màu, trong khi trái
ngày xưa tôi ăn ở ViệtNam thì chẳNg trái nào giống trái nào cả . Hàng
xóm trồng ra trái khác nhau, mặc dù chỉ cách mấy bước chân. Cây trái
không thuần chủng thì khó kinh doanh, nhưng là nguồn Gien vô tận để
cải tạo giống . Ngoài ra, người ăn chẳng phải ai cũng giống ai, đều
thích ăn trái ngọt cả . Người Mỹ ăn chuối không chín kỹ như người Việt,
nhưng người Việt không ăn Xoài và Đào chín nhũn như người Mỹ . Đào và
Mận của Mỹ thì rất to, nhũn, và không có vị chua, và đó là trái mà tôi
ghét . Tôi thích Đào và Mận phải hơi chua, vị ngọt phải đậm chứ không
nhàn nhạt lợm giọng, và phải cứng giòn sần sật . Vì thế, chợ cũng nên
có vài loại trái khác nhau, chứ không chỉ rặt một trái mà thôi . Nhớ
lại Hítle chỉ coi người cao to, da trắng, tóc vàng, mắt xanh mới là
người lý tưởng, còn người tóc đen thì phải giết hết đi . Nó không biết
ở thế vận hội Ôlympic, các vận động viên thể dục chỉ nặng hơn 3 chục ký
đã đạt huy chương vàng rồi, chứ cao to thì làm sao thi được? Có phải các
cô dự thi sắc đẹp là những người góp phần chính vào khoa học kỹ thuật
ngày nay không? Cây trái cũng thế . Trái ngon với bạn thì không vừa miệng
của tôi. Nhiều thương hiệu khác nhau, thì mỗi thương hiệu có khách hàng
riêng yêu chuộng nó . Bất cứ trái gì, hễ có vài người yêu quý, thì cũng
có thể trở nên một thương hiệu nổi tiếng thế giới . Việc nó có nổi tiếng
được không, và phải bao lâu mới nổi tiếng, thì không phải chuyện đơn giản.
Có người nói, tôi muốn cái giống trái này còn mãi, truyền đời, không cần
biết nó có thể có thương hiệu, có bằng đăng ký hay không . Đó mới chính
là cái tinh thần của người yêu quý cây trái của mình.
*
Tôi vẫn ăn cam Florida và California. Chúng đều có những cái hay: trái
lớn, màu đẹp, dễ bóc, không hạt, và cái dở: nhạt lợ, ít nước, đít trái mọc
tật, múi tật. So giá cam với tiền lương người Mỹ, thì cam Mỹ quá rẻ. Nếu
nhà vườn ViệtNam bán cam với tỷ giá cam và tiền lương người ở Việt, thì
nhà vườn chỉ có tiền ăn cháo cầm hơi.
*
 
" Công nhận bản quyền và trả tiền bản quyền "
Văn bản thì có đấy nhưng bảo vệ cho cái nền tản của Văn Bản Luật thì chưa được thực hiện triệt để
nên làm nản lòng người nghiên cứu KH , Giả sử mổi cây giống giá bán 20000đ trả tác quyền cho công trình lai tao 5000đ/cây thì biết bao nhà KH làm giàu , dù cho hói đầu Bạc tóc họ củng quyết lao tâm lao lực , nhưng nguồn lợi khủng khiếp như thế thì biết bao hàng dỏm , hàng giả bung ra thị trường làm sao thưa kiện . câu nói cửa miệng chốn công đình là Chờ được vạ thì má đã sưng rồi .
Đổi mới phải là mệnh lệnh của con tim và khối óc
" WE CAN CHANGE "
bạn dfrut thân mến đó không phải là suy tư trăn trở của riêng bạn đâu mà đó là cái suy nghĩ chung của người làm khoa học nông nghiệp đấy bạn ạh.
khác với các ngành khác khi người ta phát minh hay sáng chế ra 'thứ gì đó' mới mẽ thì được công nhận bản quyền và doanh nghiệp sản xuất ra cái 'thứ gì đó' thì phải trả tiền bản quyền cho người phát minh sáng chế. còn người làm khoa học nông nghiệp khi phát minh hay sáng chế ra 'cái gi đó' thì đem thứ mình phát minh mà truyền dạy lại cho người nông dân miễn phí điều đó thật bất công nhưng cũng là niềm vui của người làm khoa học nông nghiệp đấy bạn
 
khác với các ngành khác khi người ta phát minh hay sáng chế ra 'thứ gì đó' mới mẽ thì được công nhận bản quyền và doanh nghiệp sản xuất ra cái 'thứ gì đó' thì phải trả tiền bản quyền cho người phát minh sáng chế. còn người làm khoa học nông nghiệp khi phát minh hay sáng chế ra 'cái gi đó' thì đem thứ mình phát minh mà truyền dạy lại cho người nông dân miễn phí điều đó thật bất công nhưng cũng là niềm vui của người làm khoa học nông nghiệp đấy bạn

Không phải như vậy. Trong bất cứ ngành nào, một sản phẩm mới được phát minh cũng đều căn cứ luật sở hữu trí tuệ công nhận bản quyền, nếu tác giả đăng ký, chứ không riêng về sản phẩm nào cả. Những sản phẩm truyền thống như rượu Gò đen, rau Đà lạt...nếu không đăng ký thương hiệu độc quyền thì bất kỳ ai cũng có thể đăng ký và sở hữu thương hiệu đó.

Rượu Gò Đen đã rơi vào trường hợp đó, người đăng ký thương hiệu rượu Gò đen lại ở Củ Chi, trong khi người sản xuất rượu tại Gò Đen lại không có thương hiệu, khi tiến hành đăng ký đã bị từ chối vì đã có người đăng ký rồi.

Một cơ sở làm nước mắm gia truyền nổi tiếng tại Phan Thiết, trải qua mấy đời nối nghiệp, đùng một cái có một công ty nọ đưa đơn kiện cơ sở này vi phạm thương hiệu mà họ đã đăng ký. Bất ngờ trước sự việc, chủ cơ sở tìm hiểu và được bết rằng công ty kia ở tận miền tây đã đăng ký thương hiệu của loại nước mắm này. Cuối cùng cơ sở nước mắm đó phải bỏ đi cái tên nước mắm mà mấy mươi năm gia đình mình sử dụng.

Anh phát minh ra sản phẩm mà không lưu tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ thì chắc chắn sản phẩm của anh sẽ bị đánh cắp và chiếm dụng mà anh chẳng làm được gì vì không được luật pháp bảo hộ. Trong nông nghiệp cũng vậy mà thôi.
 
Chào các Bạn Thân Mến !
Nói về đề tài Bản Quyền mình xin chia sẻ một thông tin để các Bạn mình cùng tham khảo nhé :
Ờ TQ có một nhà vườn vô tình sở hữu được giống Bưởi ruột đỏ ( có khả năng do đột biến gen tự nhiên ) và cho năng xuất rất cao . Anh ta nhân giống và cung cấp cho một số nơi trong vùng trong một thời gian dài . Một doanh nhân nông nghiệp nhìn thấy được tương lai của giống Bưởi đó vì sau khi nhờ các nhà KH , y học nghiên cứu đã chứng minh nó có nhiều những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe , có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư ... Thế là Doanh NHân ấy bỏ tiền đầu tư cho thương hiệu , thành lập vườn ươm quy mô , ghép với nhiều giống gốc khác nhau có thể trồng ở khắp đất nước TQ , quảng bá trái Bưởi ruột đỏ ra khắp thế giới với tên Bưởi Phúc Kiến .
Sau một thời gian người có sở hữu giống Bưởi mới gởi đơn kiện , vụ kiện kéo dài 3 năm làm tốn bao nhiêu giấy mực của giới truyền thông nhưng cuối cùng thì phần thắng củng thuộc về Doanh Nhân nọ vì Anh ta đã đưa giống Bưởi ấy trong một thời gian ngắn đã vươn lên một tầm cao giúp cho hầu hết mọi người nông dân TQ có thể trồng được và đạt hiệu quả xuất khẩu , cái mà người chủ sở hữu đầu tiên chưa và có thể sẻ không làm được .
Ai đúng , ai sai , ai hay , ai dở ....
Đổi mới phải là mệnh lệnh của con tim và khối óc
" WE CAN CHANGE "

---------------
Bạn Anhmytran Thân Mến !
Mình rất cảm ơn Bạn về những thông tin và Phản biện lý thú .
Sau một khoảng thời gian dài hội nhập VN ta củng đã học được nhiều cái hay của thế giới bên ngoài nhưng cái dở thì củng nhiều lắm , riêng về nông nghiệp cần có một hồi chuông hay chí ít củng là một tiếng trống cảnh báo về nguồn giống gốc , hầu hết những cây có tuổi thọ lâu năm cho trái không còn giá trị thương phẩm đều bị đốn bỏ thay vao cây giống mới .
Ngọn có chất lượng , năng xuất cao ta có thể lấy từ vùng , miền thậm chí là nước khác nhưng gốc luôn phải là của ta mới có thể bền vững và tồn tại lâu dài được . mình luôn kêu gọi mỗi địa phương nên tự thành lập vườn ươm của chính mình dùng gốc của mình mua bo , ngọn đẹp của người ghép vào .
không nên đi tắt cứ cái gì đẹp của người thì cứ rinh về cho tiện thì có khi không dùng được đôi lúc còn rước họa về nhà . Bệnh dịch trên cây giống là một điển hình .
Đổi mới phải là mệnh lệnh của con tim và khối óc
" WE CAN CHANGE "
 
Last edited by a moderator:
Mình muốn Tim mua giống bắp, đau nành, khoai mì đã qua xử lý gen kháng sâu bệnh và kháng tthương trừ sâu về trồng nhưng ở VN ko có ai bán. Bác nào bên Mỹ mua giúp em 1 ít trồng thử và gây giống đđược không?
 


Back
Top