Citrus ( cây có múi )

  • Thread starter Dfruit
  • Ngày gửi
Xin chào các Bạn !
MÌnh là thành viên mới gia nhập diển đàn xin gởi đến tất cả các Bạn lời chúc sức khỏe dồi giàu , làm ăn phát đạt .
Nhân diển đàn này mình xin gởi đến ý tưởng mới cho nền nông nghiệp nước nhà nói chung và ngành trồng trọt sản xuất cây ăn trái nói riêng về đề tài "Cây ăn trái vùng khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới " mà ở nước ta có một số vùng tiềm năng thích hợp cho việc phát triển như Cao nguyên Lâm Đồng Đà Lạt , Sa Pa , Mẩu Sơn ...
2 năm qua mình đã cố công tìm kiếm tài liệu về các loài : Cam , quýt không hạt ( Navel , Valencia , Sátuma ) , dâu tây ( Strawberry ) , nho bảng không hạt ( Table Grapevine ) , Mận ( Plum ) , lê ( Pear ) , Đào ( Peach ), Táo ( Apple ) , Loquat , Cherry , Xuân Đào ( Nectarine ) ... Do KHKT phát triển vượt bật khoảng 5 năm vừa qua các nhà khoa học các nước tiên tiến như Mỹ , Úc , Israel , Trung Quốc ... đã lai tạo thành công một số giống tốt cả về năng xuất lẫn chất lượng phù hợp cho những vùng có giờ thấp lạnh vào mùa đông khoảng 100 - 150 giờ ( giờ thấp lạnh được tính 7,2 độ C ) . Suốt trong mùa đông vừa qua mình luôn theo dõi diễn biến khí hậu tại các vùng nêu trên và không uổng công ,mình có thể khẳng định Việt Nam rất có tiềm năng cho những loại cây trồng trên . Hiện mình đã có hàng ngàn tài liệu liên quan cả văn bản , hình ảnh , video về nuôi trồng , phòng ngừa dịch bệnh , thu hoạch , chế biến ...
Các Bạn ạ ! Mình rất tâm đắc câu phát biểu của Tổng Thống Obama "WE CAN CHANGE " Vâng chúng ta có thể thay đổi cả về tư duy lẫn hành động . Hãy bước ra ngoài để nhìn bầu trời bao la đi các Bạn .
Rất mong các Bạn có cùng chí hướng , tham gia phản biện thật nhiều nhé .
Điện thoại của mình :0908011183 . email : dunguyen1203@gmail.com
 


Bạn đã có nhiều năm nghiên cứu những vùng đất này và đã biết nó có tiềm năng về những loại cây trồng nào.

Vậy theo bạn, hiện nay nên đề xuất vùng nào trồng cây nào để thật hiệu quả, cả về thổ nhưỡng, khí hậu và tương lai trên thị trường?
 
Chào Bạn !
để triển khai dự án ta cần ít nhất 2 năm cho công tác nhập ngoại cây giống và hạt giống gốc về nuôi trồng và nhân giống . theo mình nghiên cứu thì Vùng khí hâu là quan trọng nhất cò vấn đề thổ nhưỡng ta có thể cải tạo đất cho từng giống cây . Có một điểm thật lý thú mà mình xin bật mí với Bạn : những giống cây trên sống tốt trên những vùng đồi , triền núi , không thích hợp cho vùng đồng bằng , mà giá đất đai ở những vùng đó rẻ như bèo thậm chí nhà nước còn hổ trợ thông qua các dự án trồng rừng .
Bạn hỏi đề xuất cho những loài cây nào cho những vùng đất này thì câu trả lời rất dài mình chỉ xin đơn cử một ví dụ : Cam không hạt Valencia ( loại trái cam da vàng mà thỉnh thoảng Bạn thấy ở các sạp hàng trái cây ) nếu trồng ở khu đất có nhiều vôi ta chọn gốc Troyer Citrange làm gốc ghép , nếu vùng đó nhiễm mặn ta chọn gốc Volkameriana hoặc Flying Dragon Trifoliate làm gốc ghép ... Tất cả đều sản xuất ra trái cam Valencia nhưng thời gian thu hoạch sẻ chênh nhau đấy .
 
Thấy bạn phân tích, có lẽ bạn rất am tường về lĩnh vực này, một điều rất hay cho bà con những vùng miền có đủ điều kiện canh tác.

Vậy bạn có thể trình bày từ từ những đề xuất của mình, để từ đó anh em trên diễn đàn có thể nhận xét và tham gia phân tích được không?

Thí dụ khu vực Đà Lạt nên trồng cây gì? tại sao? Rồi khu vực Sa Pa ...
 
Chào Bạn DUNG

Như mình đã nói ở phần trước nếu là mình hoặc một cá nhân nào đó khi khai thác những vùng đồi ở Cao Nguyên Lâm Đồng Đà Lạt cần it nhất 2 năm , đầu tiên là nhập hạt giống gốc về ươm ít nhất là 5 - 10 chủng cho mổi loài , đồng thời nhập luôn cả cây con đã ghép mổi chủng ít nhất khoảng 100 cây ví dụ như Cam vàng , Quýt không hạt , Bưởi đỏ tổng cộng khoảng 1000 cây con . sau khi ươm khoang 1 năm tuổi thì nhập bo về ghép ( Chú ý mổi bo chỉ có thể ghép tương thích , và đạt hiêu quả với khoảng 3 -4 gốc thôi theo tài liệu cấp quốc gia của Hoa Kỳ ghi nhận đấy ) .
Mình nói điều này nếu không phải xin các Bạn bỏ qua cho , theo nhận xét chủ quan của mình thì khi xem xong các tài liệu các nước mình rất bi quan cho ngành sản xuất cây ăn trái của Việt Nam , Cây giống của các nhà vườn ươm ở ta hầu như không đảm bảo cả về cây gốc lẩn bo ghép . họ đâu có trồng cây lấy hạt giống làm gốc mà thật ra họ mua trôi nổi đủ các loại hạt miễn nảy mầm là làm gốc được rồi , Bo ghép củng rơi vào tình trạng tương tự .
Câu Bạn Hỏi thật cụ thể nhưng mình phải nói vòng vo vì thực chất nếu bây giờ khuyến cáo cho bà con trồng loại cây gì thì thực ra chưa có cây gì và chưa có ai cung cấp giống thì làm sao bà con có thể phát triển được , không lẻ lấy Cam Cái Bè , Quýt Lai Vung mang lên trồng ở Lâm Đồng Đà Lạt ? Không , không thể mà cần thiết phải có những nhà tiên phong đủ lực vừa phát triển dự án , vưa tổ chức vườn ươm tiêu chuẩn thì sau 2 năm lời giải đáp cho câu hỏi mới chính xác và đầy ý nghĩa Bạn ạ . Xây nhà phải xây từ móng , móng có chắc thì ngôi nhà mới bền vững chịu được nắng mưa , sương gió thậm chí cả bảo tố , xây dựng một vườn cây ăn trái tiêu chuẩn khâu đầu tiên quan trọng nhất là cây giống , cây giống phải chắc chắn được nuôi trồng trong môi trường cách ly tốt nhất ( nhà kính ) nhằm đảm bảo sạch bệnh , không nhiễn virut , hạt giống làm gốc ghép phải có chứng nhận của các viện nông nghiệp , cơ quan kiểm định đồng thời liệt kê đầy đủ những ưu điềm và khuyết điểm của từng loại ( ví dụ : Hạt A có khả năng kháng phèn , kháng nấm phytothora , tăng trưởng mạnh cho năng xuất sớm , giảm năng xuất từ năm thứ 10 , dể bị giun tròn tấn công , ..Hạt B có khả năng kháng phèn , kháng mặn , kháng nấm phytothora , tăng trưởng trung bình , năng xuất kéo dài 20 năm , kháng giun tròn , tăng hương vị trái cây ….) . Bo ghép ngọn phải chắc chắn được lấy từ cây đầu dòng có chứng nhận và kiểm định và củng như hạt giống gốc phải liệt kê đầy đủ những ưu , khuyết điểm để mổi khu vực với những vùng thổ nhưỡng , khí hậu khác nhau có thể chọn lựa cho phù hợp .
Mình xây dựng đã xong đề án trong một tương lai gần sẻ liên kết với một số đơn vị đã được duyệt dự án trồng rừng ở Lạc Dương , Tà Nung , Đơn Dương , Đức Trọng trồng thử nghiệm khoảng 3 hec ta mổi vùng các loại cây ăn trái nhập ngoại , tin chắc là Đất , Trời , Rừng , Núi sẻ không phụ lòng những con người có tâm huyết với quê hương , đất nước " WE CAN CHANGE "
 
Chào Bạn !
để triển khai dự án ta cần ít nhất 2 năm cho công tác nhập ngoại cây giống và hạt giống gốc về nuôi trồng và nhân giống . theo mình nghiên cứu thì Vùng khí hâu là quan trọng nhất cò vấn đề thổ nhưỡng ta có thể cải tạo đất cho từng giống cây . Có một điểm thật lý thú mà mình xin bật mí với Bạn : những giống cây trên sống tốt trên những vùng đồi , triền núi , không thích hợp cho vùng đồng bằng , mà giá đất đai ở những vùng đó rẻ như bèo thậm chí nhà nước còn hổ trợ thông qua các dự án trồng rừng .
Bạn hỏi đề xuất cho những loài cây nào cho những vùng đất này thì câu trả lời rất dài mình chỉ xin đơn cử một ví dụ : Cam không hạt Valencia ( loại trái cam da vàng mà thỉnh thoảng Bạn thấy ở các sạp hàng trái cây ) nếu trồng ở khu đất có nhiều vôi ta chọn gốc Troyer Citrange làm gốc ghép , nếu vùng đó nhiễm mặn ta chọn gốc Volkameriana hoặc Flying Dragon Trifoliate làm gốc ghép ... Tất cả đều sản xuất ra trái cam Valencia nhưng thời gian thu hoạch sẻ chênh nhau đấy .
bác vui lòng giải thích dùm ngô đồng chổ này cái, vì ngô đồng ở đồng bằng Sông Cửu Long, mà đất ở đây màu mở lắm bác ah lại nhiều kênh rạch rất thích hợp cho các dự án nông nghiệp
 
Chào bạn Dfruit
Qua đề tài bạn nghiên cứu tôi rất ưng ý vì rất chuyên sâu, chuyên nghiệp. Thực chất các cây ăn trái ở VN các viện nghiên cứu nông nghiệp làm vội vàng cho nhanh nhưng rất tai hại ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân, vì nếu không chọn đúng gốc ghép thích ứng cho từng vùng thì cây sinh trưởng kém, nhiều sâu bệnh, tuổi thọ không cao làm tăng thêm chi phí. Cái nguy hại là 1 dự án khả thi nhưng vì làm không khoa học nên kết luận là không thích nghi nên nông dân mất cơ hội làm giàu.
Nông dân cần những người như bạn và những người đi tiên phong. mong bạn đưa những kiến thức của bạn lên diễn đàn để bà con học tập
 

Bạn Cayngodong thân mến những giống cây mà mình nêu ra ở trên thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới với độ giao động của nhiệt độ ngày và đêm tương đối dài từ 10 - 24 độ C nên vùng đồng bằng sông Cửu Long đất đai tuy màu mở nhưng điều kiện khí hậu không tương thích rất dể thả quả và cháy lá cộng thêm độ ẩm tương đối cao do mưa nhiều rất dể bị úng rể . Nói như thế không có nghĩa là bế tắc , thật ra vẫn còn rất nhiều giống cây ăn trái có giá trị cao thích nghi được với vùng đồng bằng Sông Cửu Long như Sầu riêng , bòn bon , măng cụt , xoài , nhãn ...NHững quốc gia khu vực như Thái Lan , Indonesia ..có rất nhiều chủng loại có năng xuất và chất lương , Thành lập vườn ươm địa phương ta có thể nhập giống nuôi dưỡng để lấy bo ghép cho cây giống gốc Bản địa ( Hạt giống gốc phải được thu thập từ những cây có tuổi thọ cao ít nhất 30 năm vì những lý do sau : 30 năm trở về trước ở ta hầu như chưa có kỷ thuật ghép nên những cây đó thuần chủng , thời gian chúng sống lâu đủ chứng minh khả năng kháng bệnh , hạn , lụt là rất cao ) . Công việc này tương đối khó vì sinh lợi chậm nhưng về sau hình thành nên thương hiệu uy tín cả trong và ngoài nước khi đó việc nuôi trồng theo mô hình GAP không còn khó khăn nhiều , trái cây VN có thể xuất khẩu dể dàng với giátrị cao .
---------------
Bạn vinamaca thân mến !
Mình rất cảm ơn Bạn đã động viên tiện thể mình củng xin trình bày một số kiến thức mà mình đã và đang thu thập về cây giống nhập ngoại :
- Hiện tượng không tự thụ phấn : do một số nhà KH luôn lai tạo để cho ra nhiều chủng loại cây trồng với năng xuất và chất lượng cao nên phần đông nhụy đực vô sinh với nhụy cái của chính nó , khi một nhà vườn mua cây giống thông thường các vườn ươm sẻ cung cấp khoảng 3 chủng tương thích có cùng thời gian phát dục và khi nở hoa họ mua những hộp ong về đặt trong nông trại hiện tượng này được gọi là thụ phấn chéo .
- Phương pháp trồng gần : vì hầu như tất cả các cây giống hiện nay đều được nhân giống bằng phương pháp ghép nên thời gian cho trái rất nhanh ( khoảng 2 năm ) , phần ngọn cho năng xuất rất cao nhưng phần gốc thì chưa đủ sức để nuôi do đó cần thiết phải tỉa mỏng trái sau khi đậu quả khoảng 10 - 15 ngày do đó để đạt được năng xuất bình quân cao họ trồng gần với mật độ tương đối cao 1000 - 1500 cây / hecta .
- Phương pháp tưới nhỏ giọt ( Israel ) : nhằm ngăn ngừa sụ phát triển của cỏ dại , bào tử nấm hại , trứng của các loại côn trùng phá hoại , đồng thời tiết kiệm được chi phí phân bón ( cho ăn phân trong đường ống tưới ) , thuốc BVTV , trái cây đạt được giá trị thương phẩm cao .
Vì thời gian không nhiều hẹn lúc khác mình sẻ cung cấp thêm thông tin để các Bạn cùng tham khảo nhé
---------------
Bạn Nguyenhungdung thân mến !
Những vùng như Sa pa , Mẫu Sơn nhiệt độ mùa đông có khi xuống đến O độ C rất thích hợp cho các loài cây rụng lá như : nho bảng không hạt ( Table Grapevine ) , Mận ( Plum ) , lê ( Pear ) , Đào ( Peach ), Táo ( Apple ) , Loquat , Cherry , Xuân Đào ( Nectarine ) . vì có giờ thấp lạnh ( 7,2 độ C ) từ 200 - 1000 giờ .
Lâm đồng Đà Lạt : Cam , quýt không hạt ( Navel , Valencia , Sátuma ) , dâu tây ( Strawberry ) , nho bảng không hạt ( Table Grapevine ) . Dâu tây ở Đà Lạt hiện tại chỉ cho thu hoạch trung bình khoàng 7 -8 tấn/hecta và không có khả năng kháng bệnh ( đợt sương muối cuối năm vừa qua gây thiệt hại khoảng 70% các vườn dâu tây tạo điều kiện cho dâu tây TQ xâm chiếm thị trường ) Năng xuất các nườc từ 25 - 40 tấn/hecta .
Hãy suy nghĩ khác một chút chúng ta có thể tìm đường ra tốt cho những khắc nghiệt của biến đổi khí hậu toàn cầu ví dụ như : đợt lạnh hồi cuối năm làm các bà con vùng trông rau phía bắc điêu đứng , tại sao không bỏ nghề trồng rau đi ( nghề này không làm giàu chỉ đủ ăn kham khổ ) mà chuyển sang trồng dâu tây , dưa lưới . Củng như sắp tới đây vùng đồng bằng sông cửu long sẻ không còn mùa nước nổi như hàng năm , sự xâm măn sẻ lan truyền trên diện rộng thì ngay từ bây giờ ta chuẩn bị cho việc nuôi trồng thủy sản lợi hơn gấp nhiều lần trồng lúa ....
Bạn có đồng ý với mình không ?
" WE CAN CHANGE "
 
Last edited by a moderator:
Đúng là nền nông nghiệp nước ta cần thay đổi rất nhiều. Đầu tiên là tạo ra giống cây trồng năng suất cao, kháng bệnh... Việc này đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật làm việc nghiên cứu rất cật lực và tỷ mỹ. Vì vậy rất cần những người như bạn Dfruit nghiên cứu chuyên sâu và phổ biến, hướng dẫn bà con nông dân làm tốt hơn nữa.
Mong sao một ngày không xa nên nông nghiệp Việt Nam sẽ là điểm sáng trên thế giới. Gần 70% là làm nông nghiệp, đây là một thế mạnh cần được phát huy.
 
Chào Bạn Tuongsinh thân mến !
Rất vui được biết Bạn , hôm nay mình có đôi điều luận bàn cùng Bạn và các thành viên diễn đàn này về đề tài : Hướng đi nào cho VN trong tương lai .
Các Bạn ạ ! Mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nước ta một điều kiện tự nhiên phong phú để phát triển nông nghiệp , lâu nay ta hội nhập với thế giới xung quanh và mãi chạy theo công nghiệp hóa , hiện đại hóa đến nay ta được gì ? Hầu như là con số 0 ! các ngành công nghiệp của ta hiện nay chỉ đơn thuần là lắp ráp , xuất thô nguyên liệu và giá nhân công rẻ mạt dẫn đến nợ nần chồng chất . Tại sao ta không trở về cội nguồn gốc rể mà đẩy mạnh nông nghiệp hóa , hiện đại hóa . Có một chuyên gia hàng đầu thế giới khi tham dự hội thảo về tương lai của Việt Nam Ông ta phát biểu : Trung Quốc định hướng cho quốc gia mình là công xưởng của thế giới và họ đã thành công , tại sao Việt Nam không định hướng cho mình là nồi cơm của thế giới . Với những thay đổi thất thường của biến đổi khí hậu trong tương lai không xa toàn thế giới sẻ đứng trước nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng mà Việt Nam ta đang có thế mạnh này
theo những thông tin mà mình thu thập được ( nguồn VN mình không chắc lắm các Bạn kiểm chứng dùm ) thì năng xuất hiệu quả nhất cho việc trồng lúa hiện nay là khoảng 8 tấn/hecta . Đất đai TQ không phì nhiêu như Việt Nam nhưng năng xuất bình quân của họ ( theo báo cáo Bộ nông nghiệp TQ 2006 ) là 11 tấn/hecta . Vậy Việt Nam nếu đưa những phương thức canh tác hiện đại cộng với nguồn giống tốt thì việc nâng năng xuất hiện tại lên gấp đôi là nằm trong tầm tay . không phải mình nằm mơ giữa ban ngày đâu các Bạn ạ . Các bạn có từng nghe hay hiểu biết về khâu xử lý vô trùng đất không ?
Này nhé sau khi thu hoạch xong họ cho cày bừa và bơm hợp chất khí Methyl Bromide bằng máy chuyên dụng sau dó ủ bạt khoảng 15 - 20 ngày thì tiến hành giở bạt bơm nước vào ruộng rồi cấy mạ ( mạ đã được trồng trước ở vườn ươm chuyên nghiệp bán theo tấn ) . Xin nói một chút về khí Methyl Bromide : là một hợp chất khí có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh , trứng ấu trùng sâu hại , cỏ dại ....triệt để đến 98% . Các nhà KH Mỹ tuyên bố nếu không xử dụng Methyl Bromide nền nông nghiệp Mỹ có thể thiệt hại đến trên 60% ( tuyên bố Montrean kể từ năm 2000 cấm xử dụng Methyl Bromide phục vụ trồng trọt vì gây hiệu ứng nhà kính . Hiện nay các nhà KH đã tìm được khoảng 7 loại hợp chất có thể thay thế .) . Đấy chỉ mới có khâu xử lý đất là ta đã đủ nâng năng xuất lên gấp đôi chứ chưa nói đến nguồn giống tốt .
điều thứ 2 nói đến là thay đổi phương thức canh tác : lâu nay bà con mình mua giống về tự ươm . Nên chăng ta cần phải có những vườn ươm chuyên nghiệp có bảo hiểm cho bà con theo hợp đồng , cung cấp tận nơi , trả tiền bản quyền cho những nhà KH nghiên cứu lai tạo giống theo tỷ lệ % hoặc mua bản quyền khai thác giống ....Ôi ! Mình đâu có mơ phải không các Bạn nếu những điều đó xảy ra .
" WE CAN CHANGE "
 
Chào bạn Dfruit rất vui khi bạn là 1 thành viên trong cộng đồng agriviet, hy vọng trong tương lai gần các dự án của bạn sẽ được triển khai rộng rãi trên cả nước.
 
ông bà ta có câu " nói thì dễ, làm mới khó " rất mong là dự án của bác đi ngược với câu nói đó.
" nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống " nghe bác nói về giống ko... bác có thấy giống cây có múi ngoại nào thành công ở VN chưa? nói về chất lượng loại gì? của nước nào ngon hơn quýt đường, cam xoàn và cam sành? mẫu mã thì cho em quýt tiều son 1 vé dự thi với...
bác rảnh sao bác ko nghiên cứu dùm bà con mình những giống đó. hànng VN chất lượng cao có thể so sánh với 5 châu. ngoại vẫn là ngoại ko có thương hiệu Việt.
còn cái này là nói thẳng vào viện cây ăn quả miền nam. các bác ở đó cũng ăn ở ko rảnh rỗi ko có gì làm cũng nghiên cứu cây volka ( còn gọi là cây sạch bệnh ) cho bà con trồng. khoảng 8 năm về trước khi phong trào gốc volka rộ lên ( mà gốc volka mấy năm đầu phát triển ghê thiệt => bà con tự tin giống mới ) bà con rủ nhau trồng. kết quả ai cũng khóc ko thấy ai cười. => " cây bệnh sạch"
mình cũng trồng 2ha ( đặt tại "viện" ) kết quả: cây bệnh dã man. lá quýt đường, trái quýt đường rõ ràng mà chua như chanh. kêu mấy ông viện lên vẫn bổn củ soạn lại tiếp tục nói lí thuyết.
cuối cùng là bà con mình có trồng cây có múi nên cân nhắc kỹ lưỡng. vì cây siêu lợi nhuận => = siêu rủi ro.
 
Đúng là cần phải chuyên nghiệp, nhưng chuyên nghiệp thì cần rất nhiều trí lực và vật lực, chính sách, pháp luật... Vì nước ta là một nước nông nghiệp chiếm đa số, nhưng hiện nay chủ trương của nhà nước là ưu tiên phát triễn công nghiệp, quên đi cái nôi của đất nước là xuất phát từ nông nghiệp. Ông bà ta có câu: "Phi nông bất ổn". Để có được sự chuyên nghiệp như các nước trong khu vực lân cận thôi, thì cần có nhiều nỗ lực tự bản thân trước hết rồi cần có sự hỗ trợ văn bản pháp lý... từ phía nhà nước.
Vì vậy, ngay từ bây giờ trước hết là ta hãy tự bản thân nỗ lực hết sức có thể. Để ta có thể làm được những gì mà trước đây người khác chưa làm được.
Hãy cố gắng vì một tương lai tươi sáng!
 
Chào Bạn Gadacuasat !
Rất vui khi có Bạn cùng tham gia và cho phản biện rất tốt xin cảm ơn Bạn .
Vâng theo tài liệu mình có được thì hiện nay các viện nghiên cứu của mình chỉ mới nhập về giống gốc Volkameriana dùng làm gốc ghép . lợi điểm của gốc Volka..là chống thối chân phù hợp với vùng đất trủng ẩm ướt , cho năng xuất sơm , nhiều hạt hơn /lít ( hơn 7000 hạt/lít ) , thân phát triển không mạnh mẻ có thể trồng gần mật độ cao dể thu hoạch... khuyết điểm của nó là hay bị bạc lá , trái chua hơn ( vì nguồn gốc là Chanh ) , trái nhỏ hơn phù hợp cho chanh không hạt hoặc chanh ta , nếu cộng nghệ chế biến nước ta phát triển mạnh có thể ghép với cam dùng làm nước ép trái cây vì nó làm tăng hương vị trái cây , không phù hợp ăn tươi theo tập quán hiện nay của ta .
' WE CAN CHANGE "
---------------
Bạn Tuongsinh thân mến !
Mình rất cảm ơn sự động viên chân thành của Bạn .
Mình thật ra không phải là nhà KH mình chưa học qua một trường lớp nào về nông nghiệp nhưng vì yêu thích trồng cây và hàng ngày phải xốn mắt khi nhìn những trái cây ngoại chiếm lĩnh những vị trí đẹp trên các sạp trái cây ,quầy hàng siêu thị , còn trái của mình thì lăn lóc trên các xe thô sơ bán rong trên khắp mọi ngã đường với giá rẻ mạt . Vì vậy mình cố tâm tìm hiểu về giống cây trồng ngoại .
Bạn Gadacuasat có hỏi mình có giống cây ngoại nào thành công ở ta chưa ? Mình xin trả lời rằng có và rát lâu rồi : Cam Vinh ( vào cuối thập niên 60 TQ đã giúp ta về giống và chuyên gia mang trồng ở nông trường , dân chúng lúc bấy giờ đặt tên nó là Cam Nông Trường .Nhưng trải qua nhiều năm do không có giống gốc ghép tương thích nên Cam vinh hiện nay không bật lên được màu da cam mà phải nhuộm màu ) , Bưởi da xanh ruột đỏ ( theo mình được biết thì có nguồn gốc từ Phúc Kiến , TQ họ đã tuyên bố bản quyền từ thập kỷ 90 . Có lẻ một vài người nào đó mang về trồng thử ở ta và sau này đặt tên là Bưởi Da Xanh ) , Cam Valencia ( Người Mỹ đã mang vào trồng ở Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiếm đóng từ Florida trái ngọt da láng đẹp nhưng không bật lên được màu da cam . Do không có gốc ghép tương thích nên hiện nay còn rất ít và chua .....) .
Các Bạn ạ ! Do nguồn thông tin ở Việt Nam mình còn yếu và thiếu mà mình thì không có chuyên môn cao nên không thể nghiên cứu được nhiều về cây ăn trái VN . Mình chỉ làm kinh tế vì chủ trương phủ xanh đồi troc ( 5 triệu hecta ) của Chính Phủ nên nhìn thấy tiềm năng khả thi cây trồng trên đất đồi thôi . Tất cả vì một ngày mai tươi đẹ[ .
' WE CAN CHANGE "
 
Last edited by a moderator:
Rất cám ơn bạn Dfruit cho mình thêm kiến thức về gốc Volkameriana, hjhj... đến bây giờ mới hiểu được lợi thế của nó.
 
Chào Bạn anh Cuội thân mến !
Cảm ơn lời động viên của Bạn . Trong diển đàn này mình hay chú trọng về cây có múi ( Citrus ) Vâng vẫn cò nhiều giống cây khác nhưng trọng tâm vẫn là Cây có múi .
Củng như đàn bò sữa khi phát triển manh sẻ góp phần tăng chiều cao của thế hệ tương lai , thì cây có múi góp phần tăng sinh lực , sức đề kháng cho cộng đồng ngay cả hôm nay và mai sau ( chứa nhiều vitamin C , tỷ lệ chất rắn hòa tan cao ) . Ở Hoa Kỳ Quốc Hôi đề ra chỉ tiêu 70kg/năm cho mỗi đầu người bao gồm cả ăn tươi và sản phẩm chế biến . Đấy họ chăm lo và định hướng cho vùng trồng trọt biến nó thành một loại công nghệ hẳn hoi . TQ ngày nay củng noi theo họ thành lập cả một viện nghiên cứu Citrus bề thế với nhiều chi nhánh khắp các tỉnh thành , họ nhập giống của Nhật , Hoa Kỳ , Brasil ... về trồng và lai tạo . Hiện nay hâu như tháng nào củng có mùa thu hoạch ( không cần xử lý trái vụ ) .
Khi ta suy nghĩ cho mọi người ta sẻ tìm được con đường cho chính ta .
' WE CAN CHANGE "
 
Last edited by a moderator:
Bạn Cayngodong thân mến những giống cây mà mình nêu ra ở trên thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới với độ giao động của nhiệt độ ngày và đêm tương đối dài từ 10 - 24 độ C nên vùng đồng bằng sông Cửu Long đất đai tuy màu mở nhưng điều kiện khí hậu không tương thích rất dể thả quả và cháy lá cộng thêm độ ẩm tương đối cao do mưa nhiều rất dể bị úng rể . Nói như thế không có nghĩa là bế tắc , thật ra vẫn còn rất nhiều giống cây ăn trái có giá trị cao thích nghi được với vùng đồng bằng Sông Cửu Long như Sầu riêng , bòn bon , măng cụt , xoài , nhãn ...NHững quốc gia khu vực như Thái Lan , Indonesia ..có rất nhiều chủng loại có năng xuất và chất lương , Thành lập vườn ươm địa phương ta có thể nhập giống nuôi dưỡng để lấy bo ghép cho cây giống gốc Bản địa ( Hạt giống gốc phải được thu thập từ những cây có tuổi thọ cao ít nhất 30 năm vì những lý do sau : 30 năm trở về trước ở ta hầu như chưa có kỷ thuật ghép nên những cây đó thuần chủng , thời gian chúng sống lâu đủ chứng minh khả năng kháng bệnh , hạn , lụt là rất cao ) . Công việc này tương đối khó vì sinh lợi chậm nhưng về sau hình thành nên thương hiệu uy tín cả trong và ngoài nước khi đó việc nuôi trồng theo mô hình GAP không còn khó khăn nhiều , trái cây VN có thể xuất khẩu dể dàng với giátrị cao .
---------------
"
ah. lại phát sinh thêm một vấn đề nữa nè.
để cạnh tranh với các loại trái cây khác của nước ngoài thì việc xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam cũng như việc xây dựng mô hình GAP cho vườn cây ăn trái của Việt Nam là điều cần thiết nhưng để làm được như vậy là một điều rất khó, vì để cho mô hình GAP đến với nông dân là một quá trình rất gian nan và gặp không ít khó khăn, còn nếu như doanh nghiệp tư nhân thực hiện thì cần phải có một số vốn khổng lồ. trong thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều mô hình GAP thất bại rùi, ví dụ như: globalGAP bưởi năm roi (Vĩnh Long), VietGap vú sữa lò rèn (Tiền Giang), VietGap khóm ở Tiền Giang... tất cả đã thất bại nặng nề.
bạn chon hỏi thêm những giống cây mà bạn nêu ở đây là những giống cây nào hả bạn. vì tui thấy ở miền Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng có rất nhiều loại cây có múi khá phổ biến và năng suất cũng rất cao như: quýt tiều Lai Vung, cam sành Vĩnh Long, bưởi năm roi Vĩnh Long, quýt đường Phụng Hiệp...
 
Last edited by a moderator:
Chào Bạn Cayngodong thân mến !
---------------
Chào Bạn Cayngodong thân mến !
Những giống cây cận nhiệt đới mà mình nêu ở diển đàn trước là các giống như : Cam , quýt không hạt ( Navel , Valencia , Sátuma ) , dâu tây ( Strawberry ) , nho bảng không hạt ( Table Grapevine ) , Mận ( Plum ) , lê ( Pear ) , Đào ( Peach ), Táo ( Apple ) , Loquat , Cherry , Xuân Đào ( Nectarine ) ...
Còn theo mô hình GAP mình nói không khó thật ra nó cần một quy trình rỏ ràng ,nếu làm bài bản ta cần chỉ 3 năm là hoàn tất :
những cây giống hiện tại trên thị trường thật ra không rỏ nguồn gốc mình giả sử thay vì mua một cây giống 15000đồng/cây trôi nổi không có bảo hiểm , nếu có có công ty hoặc pháp nhân nào bán với giá 100,000đồng mà có bảo hiểm hợp đồng , nêu rỏ đặc tính , nguồn gốc hẳn hoi , khi cây bắt đầu ra trái chiến mới thu tiền , mà lại thu bằng sản phẩm theo giá thị trường không cần bà con ra tiền mặt theo Bạn và bà con mình nên chọn mua ở đâu . Thành lập " vườn ươm địa phương " lợi cho chính mình và lợi cho cả bà con .
Điều thứ 2 mình cần bàn luận là : muốn làm cách mạng thì cần chấp nhận hy sinh cái nhỏ để lấy cái lớn tốt đẹp hơn . Vậng mình nghĩ cần có một cuộc cách mang ngay trong tư duy củ của bà con ( khi có giống mới mua thử một ít về trồng thử cắm chung với các loại cây đang có trong vườn điều này rất nguy hại : Mổi giống cây trồng cần những điều kiện chăm sóc khác nhau về nước tưới , bệnh dich , thời gian ra hoa ... vã lại cây con mới tròng cần ánh sáng để quang hợp tốt , cần nước vì rể chưa phát triển nhiều , không thể cạnh tranh với các cây trưởng thành trong vườn . ) Bà con nông dân mình chịu rất nhiều những thiệt thòi vì không có nhiều sự lựa chọn , nếu có một khu vườn mẩu theo mình khoản 1 hecta đốn sạch những cây trên đó rồi tiến hành xử lý vô trùng đất , cắm cây đã trưởng thành ở vườn ươm ( cây 2 - 3 năm tuổi " ở nước ngoài bạn có thể mua cây từ vài tháng tuồi sau khi ghép đến cây đã cho trái sau 2 mủa tại vườn ươm " ) thì sau thời gian 9 - 12 tháng sẻ cho ta kết quả , lấy đó làm mô hình nếu bà con nào thấy hiệu quả thì ký hợp đồng mua , và phải tuân thủ theo HĐ thực hiện đúng quy trình canh tác . Đấy GAP dể mà : hạn chế thuốc BVTV , mủa trổ hoa thả ong mật vào giúp thụ phấn , trái cây khi đã được khoảng 30 ngảy tiến hành bao trái cây bằng loại giấy bao đặt chủng .
---------------
GAP thật ra là một mô hình trồng trọt an toàn cho người tiêu dùng không nên lầm lẩn với việc xuất khẩu khiến nhiều nhà vườn phải đầu tư nhiều chi phí , đến khi vụ mùa đến nhà nhập khẩu nước ngoài không thu mua ( do tình hình nước họ đang chống chọi với khủng hoảng hạn chế chi tiêu ...) thì bán theo giá thị trường coi như cầm chắc cái lổ .
" Xây nhà phải xây từ móng " Không thể vảo một vườn cây đang trưởng thành yêu cầu thay đổi cái này , sửa chửa cái kia mà có thể thay đổi thành GAP , trong khi vườn hàng xóm vẫn còn phun thuốc BVTV hàng ngày .
Ở Mỹ mỗi nông trại khoảng vài chục hecta nhưng họ có điều luật hẳn hoi đàng hoàn ( trong mùa thu hoạch các trang trại đều mua vài chục hộp ong về thả trong trang trại mình giúp thụ phấn , để tránh tổn thất cho đàn ong đồng nghĩa với việc giảm năng xuất đậu trái , khi phun thuốc BVTV trong khoản thời gian đó phải thông báo cho tất cả các trang trại gần kề trong bán kính 2 dặm ( vì theo nghiên cứu của những nhà KH các con ong thợ không đi xa khỏi tổ mình để lấy mật và phấn hoa ngoài bán kính 2 dặm ) . nếu không mọi tổn thất sẻ phải chịu bồi thường ).
Đấy họ đâu cần xuất khẩu mà vẫn GAP
 
Last edited by a moderator:
Hi ! chào cả nhà nhé
Trồng Nấm thì hiện nay ở VN ta củng có nhiều nơi trồng nhiều loại nấm khác nhau nhưng xin hỏi Các Bạn có biết vùng nào trồng được nấm Đông Cô , và nấm Kim Châm không ? Mình thấy mấy loại nấm này có giá trị lắm mà lại có thể chế biến bảo quản lâu nên không sợ dội chợ .
Mình có một số tài liệu về chúng , nếu có cùng sở thích hảy nghiên cứu cùng với mình nhé .
2011anmngc.jpg
2011anmkimchm.jpg

' WE CAN CHANGE "
 


Back
Top