Cơ chế về kháng nguyên - kháng thể & cách chủng ngừa

Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể & Cách chủng ngừaVaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dễ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).
+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine cũng là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là một dạng... Kháng nguyên
+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể.
- Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng.
* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể bảo hộ cho một loại Kháng nguyên nào đó).
* Kháng thể bảo hộ của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
- Kháng thể bảo hộ là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất (độ bảo hộ) để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
- Muốn có Kháng thể bảo hộ một bệnh nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể có độ bảo hộ của bịnh đó.
- Thời gian để sản sinh ra Kháng thể bảo hộ là 3 tuần đến không quá 4 tuần.
*Khi cơ thể đã có Kháng thể bảo hộ (độ bảo hộ) của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng, 1 năm hay lâu hơn nữa, là do Kháng thể đặc trưng của từng loại.
* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
- Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể bảo hộ của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
- Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
- Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 5 đến 10 cá thể để chẩn đoán toàn đàn... mắc bịnh gì.)
** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:
+ Thời gian Kháng thể còn độ bảo hộ của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa cơ chế KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể bảo hộ...!
Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
- Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao độ bảo hộ cho kháng thể nào đó, thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.Tốt nhất là 18 đến 21 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!
* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.Chỉ có 2 bịnh đó trên gà thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao
+ Phần 2:
Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả
Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau, muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài.
Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
- Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín- Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa... Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 300C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
- Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trong 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
- Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất).
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
- Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da... Kim dài 32mm.
- Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.
** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể bảo hộ).
Kháng thể bảo hộ:
nó mang 2 ý nghĩa.
- Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên...chìa nào thì khóa ấy).
- Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.
Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!
Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt hoặc làm yếu vaccine ..!
Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu và phản tác dụng.
- Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch (độ bảo hộ).
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất bảo hộ) rồi...ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
- Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!
** Kết luận:
- Thời tiết và nhiệt độ cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc tiêm phòng, nên chon lúc thời tiết tốt, tránh tiêm phòng trong thời tiết khắc nghiệt như mưa bão và lúc nắng gắt có nhiệt độ cao.
- Tốt nhất là buổi sáng từ 7h đến 10h, buổi chiều 15h đến 17h.
- Vacine đã pha hay đen ra khỏi nơi bảo ôn, nên tiêm trong 2h là tốt nhất.
- Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.
- Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
- Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
- Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
- Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.
Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.
 


Last edited by a moderator:
Bác nên viết hai chỗ này chặt chẽ và dễ hiểu hơn.

* Chẳng hiểu bạn muốn nói gì...!
Theo bạn viết như thế nào là chặc chẽ hơn...?
Bạn không hiểu chỗ nào..? Chỗ nào chưa chặc chẽ..??? Tôi xin thọ giáo đây..!
** Nếu bạn đã qua chuyên môn thì bạn sẽ đánh giá nó ở mức độ nào..!
Còn chưa qua chuyên môn cao thì khó thể đánh giá được mức độ bài viết bạn ạ.
Và tôi xin nghe sự góp ý của các thầy là Th.s _ T.s bổ sung thêm kiến thức hạn hẹp của tôi. Có thể trao đổi qua Email hoặc qua điện thoại.
Cám ơn & thân chào.

--------

bác chí cho cháu hỏi tý nhé. nếu cháu dùng các loại thuốc bổ cho chim thì có hòa chung với kháng sinh cho uống cùng 1 lúc được không. nếu mình tiêm kháng thể và vẫn hòa thuốc cho chim uống vậy 2 cái đó có triệt tiêu nhau ko vậy bác( chim bị neucatson và đang tiêm kháng thể đồng thời đang cho uống genta costrim để trị các bệnh kế phát). mong bác chia sẻ. cảm ơn bác rất nhiều

1/ Khi chim bị bịnh ta có thể hòa chung thuốc bổ và kháng sinh trộn vào thức ăn vẫn được. Còn cho vào nước uống là không tốt lắm, có khả năng 2 loại này tương tác với nhau làm giảm hiệu lực. Còn trong tiêm chích là không thể hòa chung kháng sinh và thuốc bổ chung với nhau được.

2/ Trong khi tiêm kháng thể Gumboro hoặc Newcastle ta nên bổ sung thêm thuốc bổ qua nước uống là rất tốt.

3/ Trong khi tiêm kháng thể bạn có thể dùng 1 kháng sinh khác như Genta-cotrim để điều trị bệnh kế phát khác: tiêu chảy (Ecoli, thương hàn...) vẫn được...nhưng ko tốt lắm, có thể làm chim suy kiệt & rối loạn sự chuyển hóa dẫn tới sự rối loạn sự hấp thu...
Than chào bạn.
 


Last edited by a moderator:
Chào anh Chí !
em có đổ chơi một số gà mỷ lai.khi nở ra em nuôi đến khoảng 40 ngày gà rất khỏe và mau lớn.nhưng sau đó nó có triệu chứng khẹt rồi tới sổ mũi(mùi rất hôi) em có cho uống nhiều loại thuốc không thấy giảm em chích tylosin cũng không hết.nó chết tứ từ rồi hết gà.em bị mấy đợt như vậy rồi.xin anh chỉ giúp em với em xin thành thật cám ơn anh
à Anh khâu vệ sinh chuồng em làm rất tốt
 
Last edited by a moderator:
Chào bạn gunnygateen

*Câu hỏi này là 1 câu hỏi rất hay mà người chăn nuôi chúng ta hay mắc phải...

**Sau khi chúng ta chủng ngừa 1 loại Vaccine nào đó thì 21 ngày sau cơ thể sẽ sản sinh ra 1 kháng thể đắc hiệu của loại vaccine đó. Vậy cơ thể sẽ có kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bịnh đó.

Ví dụ như bạn đã chủng ngừa Vaccine Newcastle sau 21 ngày thì cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch đối với bệnh Newcastle, nếu bạn lấy kháng thể Newcastle đem tiêm vào thì cơ chế (trung hòa) sẽ tiêu diệt đi kháng thể đặc hiệu Newcastle, vậy cơ thể không còn kháng thể Newcastle nữa...lại trở về ban đầu như chưa từng chủng ngừa...đó là 1 việc không nên làm...!

Chỉ khi nào "chữa cháy" bằng cách dùng kháng thể là lúc con vật không còn kịp thời gian để chủng ngừa, đó là lúc Virut tấn công dịch bệnh đã hoành hành trên đàn gia cầm của mình thì mới dùng giải pháp này...!
Nếu gia cầm khỏe mạnh thì nên dùng phương pháp chủng ngừa thì tốt hơn, đảm bảo hơn, an toàn hơn & ít tốn kém hơn.

***Giải pháp dùng kháng thể là giải pháp dùng "nước để dập lửa", dù cho lửa tắt đi nhưng vẫn bị hao tổn về tiền bạc...gia cầm cũng bị thương vong tổn thất chứ không nguyên vẹn..! Không lẽ nhìn lửa cháy mà không dập lửa...!

Vẫn còn 1 phương pháp nữa là dùng "lửa để dập lửa"...! Vậy bạn đoán phương pháp này là gì...???

Để đoán thử xem nào , Dùng 1 lượng Vaccine , tương ứng với con vật đang mang bệnh cho vào cơ thể nó (tiêm , nhỏ mủi hay mắt) với liều lượng gấp đối lượng phòng bệnh , lượng Virus nhược độc với liều lượng như thế này , sẽ xử lại đồng loại của nó đang tấn công vào cơ thề con vật , cách này rất hay "lửa để dập lửa" , mình thì gọi là "dùng thằng đầu bò để trị thằng đầu bò"

+ Trên thực tế khi con vật mà chúng ta chưa tiêm phòng vaccine , khi nó bị bệnh (Như New , IB hay Gum) thì cách chúng ta cứu nó cũng như chơi 1 ván cờ tàng vậy , 1 là con vật sẽ tàng 2 là con Virus sẽ tàng , do đó người nuôi phài bíêt cách khi nào dùng quân (Kháng thể , Vaccine hay Kháng sinh), có lợi cho vật nuôi mình ở từng thời điểm , mà để dùng quân đúng vào thời điểm nào thì đó mới là sự cao tay ấn và am hiểu của chúng ta , cá nhân tôi cũng bị rơi vào con đường cùng này , và cũng đành để vật nuôi mình phải ra đi , đó là bài học mà tôi đã học được khi con gà trống bổn yêu quý của mình phải ra đi mãi mãi ,chỉ tiếc là kiến thức mình về "Thú Y" quá nong cạn và hạn chế
 
Gởi bạn HackerPro

Để đoán thử xem nào , Dùng 1 lượng Vaccine , tương ứng với con vật đang mang bệnh cho vào cơ thể nó (tiêm , nhỏ mủi hay mắt) với liều lượng gấp đối lượng phòng bệnh , lượng Virus nhược độc với liều lượng như thế này , sẽ xử lại đồng loại của nó đang tấn công vào cơ thề con vật , cách này rất hay "lửa để dập lửa" , mình thì gọi là "dùng thằng đầu bò để trị thằng đầu bò"

+ Trên thực tế khi con vật mà chúng ta chưa tiêm phòng vaccine , khi nó bị bệnh (Như New , IB hay Gum) thì cách chúng ta cứu nó cũng như chơi 1 ván cờ tàng vậy , 1 là con vật sẽ tàng 2 là con Virus sẽ tàng , do đó người nuôi phài bíêt cách khi nào dùng quân (Kháng thể , Vaccine hay Kháng sinh), có lợi cho vật nuôi mình ở từng thời điểm , mà để dùng quân đúng vào thời điểm nào thì đó mới là sự cao tay ấn và am hiểu của chúng ta , cá nhân tôi cũng bị rơi vào con đường cùng này , và cũng đành để vật nuôi mình phải ra đi , đó là bài học mà tôi đã học được khi con gà trống bổn yêu quý của mình phải ra đi mãi mãi ,chỉ tiếc là kiến thức mình về "Thú Y" quá nong cạn và hạn chế

Bạn HackerPro ơi, tôi rất thích bạn về lối giao lưu như vậy, dù cho đúng hay sai chúng ta cũng học được và bổ sung cho nhau.
* Khống chế vùng dịch & ổ dich pheo phương pháp lấy "lửa dập lửa", hiện nay chúng ta vẫn còn áp dụng cho vùng dịch. Nó được chia làm 3 vòng (có điều kiện sẽ nói sau).
_ Còn đối với ổ dịch hộ cá nhân mới bùng phát, vì là Virut nên chúng ta không có thuốc chữa đặt hiệu nên mới dùng phương pháp này.
_ Cách làm: Khi biết đàn gia súc hay gia cầm của mình mắc phải những bịnh là Virut (dịch tả, Newcastle, Gum, FMD...).
Phải xác định đúng đó là loài Virut gì...ta tiến hành mua Vaccin đúng bịnh đó tiêm vào đúng liều cho tùng loại vật nuôi.
_ Biện pháp này có ưu điểm là nhanh chóng làm sạch vùng bệnh, ít để lại mầm bịnh tiềm ẩn trong con vật mang trùng (mãng tính), dễ tiến hành sát trùng, loại bỏ hẳn những con vật mang trùng ra khỏi chuồng trại cao.
Yêú điểm: gia súc hay gia cầm bị chết nhiều.
Loại thải không còn bệnh mãng tính đối với động vật nuôi so với phương pháp dùng dùng "kháng thể". (các bạn tự tìm hiểu...bạn nào muốn giả thích cứ gọi trực tiếp cho tôi nhé.!).

* Không phải như bạn HackerPro bảo là dùng "dùng thằng đầu bò để trị thằng đầu bò" he...he:blink::wacko::unsure: bạn này chơi theo kiểu "xã hội đen" mà dùng liều gấp đôi thì không đúng rồi..! Vô tình hại cả đàn "nghẻo" nhiều đó..!
,không đúng đâu nhé...! Nó cũng nằm trong cơ chế kháng nguyên kháng thể ...đó.
Thân chào bạn.
 
Last edited by a moderator:
Chào anh Chí !
em có đổ chơi một số gà mỷ lai.khi nở ra em nuôi đến khoảng 40 ngày gà rất khỏe và mau lớn.nhưng sau đó nó có triệu chứng khẹt rồi tới sổ mũi(mùi rất hôi) em có cho uống nhiều loại thuốc không thấy giảm em chích tylosin cũng không hết.nó chết tứ từ rồi hết gà.em bị mấy đợt như vậy rồi.xin anh chỉ giúp em với em xin thành thật cám ơn anh
à Anh khâu vệ sinh chuồng em làm rất tốt
 
Chào anh Chí !
em có đổ chơi một số gà mỷ lai.khi nở ra em nuôi đến khoảng 40 ngày gà rất khỏe và mau lớn.nhưng sau đó nó có triệu chứng khẹt rồi tới sổ mũi(mùi rất hôi) em có cho uống nhiều loại thuốc không thấy giảm em chích tylosin cũng không hết.nó chết tứ từ rồi hết gà.em bị mấy đợt như vậy rồi.xin anh chỉ giúp em với em xin thành thật cám ơn anh
à Anh khâu vệ sinh chuồng em làm rất tốt

Muốn gà nuôi ít bị bịnh, bạn cần phải phòng bịnh bằng vaccin cho đủ các loại bịnh ngay từ 1 ngày tuổi cho đến dưới 30 ngày tuổi, đó là giai đoạn 1.
Đến tháng thứ 5 nếu bạn muốn nuôi làm giống thì bạn phải chủng ngừa lần 2 trước khi đẻ, thì mới mong thành công.

* Còn bạn hỏi chung chung như vậy, bản thân tôi dù là kinh nghiệm lâu năm cũng chưa dám đưa ra 1 loại bịnh nào là chính xác...vì bịnh của gia cầm rất nhiều, hơn nữa chúng ghép 2-3 bịnh với nhau thì khó dùng thuốc để điều trị cho dứt điểm...!

Muốn biết đích xác là bịnh gì thì cần phải mổ khám, có điều kiện thì gởi bịnh phẩm đi xét nghiệm để làm kháng sinh đồ.
+ Bản thân tôi chưa nhìn thấy và chưa mổ khám nên tôi không dám "phán ẩu". Bạn thông cảm, tôi chỉ nghi đây là bịnh do virut gây nên không có kháng sinh nào là đặc hiệu cả..!
Nếu là Newcastle ghép với hô hấp thì không thuốc gì chữa khỏi...!
_ Newcastle thường là gà đi phân có nhớt trắng (có vôi) lợn cợn màu xanh... mũi chảy nước đặc rất hôi, hay há thở bằng miệng...rất lâu chết (từ 5 đến 7 ngày) ốm còi cọc còn lại chỉ da bọc xương...! Bịnh này chúng ta hay nhầm là hô hấp...nhưng dùng các loại kháng sinh trị hô hấp đều vô vọng..! Vì nó là virut nên vô phương cứu chữa... chỉ dùng kháng thể (KTG) của công ty Hanvet chích 1 con 2cc, thì có khả năng cứu được, nhưng chúng lại thải trùng ra ngoài lây cho những con khác của nhà bên cạnh (bịnh mãn tính)...

** Muốn nuôi gia cầm thành công, chúng ta phải biết chủng ngừa đủ và chủng đúng nguyên tắc bạn nhé.
Thân chào bạn.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn anh Chí tư vấn giúp em.để bầy này em tiêm ngừa đầy đủ thử xem sau.chúc anh có nhiều sức khỏe nhé.chào anh
 

tiem khang the

theo lời tư vấn của anh Chí sang nay tôi đa tiêm cho đàn chim kháng thể gum và neucatson đén chiều tối nay đàn chim đã tỉnh hẳn tình trạng đi cầu ra nước giảm rõ rệt( vẫn có 1 số con đi lỏng phân xanh nhưng đỡ hơn mấy ngày trước nhiều)ngày mai em tiếp tục tiêm cho chúng mỗi con 1cc nữa hy vọng là đàn chim sẽ khỏi hẳn. Cảm ơn bác Chí nhiều lắm[/
Chào bạn!
Chào Bác Chí!
Tôi cũng đang nuôi gà thả vườn và đàn gà của tôi cũng bị tình trạng như của bạn, theo như lời hồi đáp, cám ơn bạn Chí của bạn Tôi thấy bạn nói: Ngày mai bạn sẽ chích thêm mỗi con 1cc nữa,xin phép hỏi bạn như vậy,có thể chia ra hai lần chích phải ko bạn? Và xin hỏi cụ thể lần đầu chích mấy cc.Xin cám ơn các bạn trước.Mong tin.
 
muốn cám ơn bác Chí mà chả biết bấm chỗ nào cả!

Xem chỗ nào có "Lỗ tai" thì bấm cho nó mấy phát nhé...!
He..he...ko cần cảm cảm ơn đâu...!
Có gà hay vịt gì làm mồi nhậu thì hú tôi 1 tiếng nhé..! :huh:

--------

theo lời tư vấn của anh Chí sang nay tôi đa tiêm cho đàn chim kháng thể gum và neucatson đén chiều tối nay đàn chim đã tỉnh hẳn tình trạng đi cầu ra nước giảm rõ rệt( vẫn có 1 số con đi lỏng phân xanh nhưng đỡ hơn mấy ngày trước nhiều)ngày mai em tiếp tục tiêm cho chúng mỗi con 1cc nữa hy vọng là đàn chim sẽ khỏi hẳn. Cảm ơn bác Chí nhiều lắm[/
Chào bạn!
Chào Bác Chí!
Tôi cũng đang nuôi gà thả vườn và đàn gà của tôi cũng bị tình trạng như của bạn, theo như lời hồi đáp, cám ơn bạn Chí của bạn Tôi thấy bạn nói: Ngày mai bạn sẽ chích thêm mỗi con 1cc nữa,xin phép hỏi bạn như vậy,có thể chia ra hai lần chích phải ko bạn? Và xin hỏi cụ thể lần đầu chích mấy cc.Xin cám ơn các bạn trước.Mong tin.

Ah...Hôm trước tôi có tư vấn kĩ cho bạn qua điện thoại rồi...chắc là quên tuốt...! (thời gian này hơi bận ít thăm bà con Agi của mình).

Những trường hợp đó là biẹn pháp chữa cháy...chỉ cần 2 lần tiêm kháng thể là đủ..
Thời gian này bạn nhớ vệ sinh chuồng trại = thuốc sát trùng. Nuôi xong lứa này bạn nên bán sạch, tẩy uế chuồng trại khoảng 20 ngày sau mới nuôi lứa khác...vì chim hay gà có 1 số con vẫn còn ở thể (ẩn) mãn tính chứa đầy Viruts chúng sẽ thải ra môi trường chung quanh làm ảnh hưởng đến vật nuôi xung quanh lây bệnh đó bạn...!
Bạn nên đọc kĩ bài "Kháng nguyên - Kháng thể .." vài lần sẽ hiểu rõ và nắm được quy tắc phòng bệnh tốt hơn...!
 
Last edited by a moderator:
Bài viết của anh rất hay. Cám ơn anh đã chia sẽ những kiến thức rất bổ ích.
 
Bài viết của anh rất hay. Cám ơn anh đã chia sẽ những kiến thức rất bổ ích.
.

Quá khen...!
Lão bộc này ko dám nhận..! (có khen cũng nở mũi tí..tí) :9^:
Lão bộc này đến với nhà nông cũng là cái nghiệp của lão, mong bà con được mùa bội giá.
Ai thương tình thì biếu lão cân trà lít Rượu là OKIA rồi.
 
Chào Chú Chí (Cháu 24 tuổi), hiện cháu đang tính gây đàn gà bằng cách tự ấp nở. Cách đây 3 tuần cháu mới bắt 50 con giống gà ta khoảng 700gr-1kg/con( cháu mua ở Chợ) và không biết là họ đã làm vacxin chưa. Vì nuôi để làm giống nên cháu muốn làm lại theo lịch vacxin của gà nhỏ có được k chú ! tức là làm lại cả 6-7 lần vacxin . Như vậy có ảnh hưởng gì k chú? Nếu không được thì xin chú chỉ giúp cháu những biện pháp tốt nhất để có thể phòng cho đàn giống ! Cám ơn chú ạ !
 
Chào Chú Chí (Cháu 24 tuổi), hiện cháu đang tính gây đàn gà bằng cách tự ấp nở. Cách đây 3 tuần cháu mới bắt 50 con giống gà ta khoảng 700gr-1kg/con( cháu mua ở Chợ) và không biết là họ đã làm vacxin chưa. Vì nuôi để làm giống nên cháu muốn làm lại theo lịch vacxin của gà nhỏ có được k chú ! tức là làm lại cả 6-7 lần vacxin . Như vậy có ảnh hưởng gì k chú? Nếu không được thì xin chú chỉ giúp cháu những biện pháp tốt nhất để có thể phòng cho đàn giống ! Cám ơn chú ạ !

Bạn chịu khó đọc lại bài này vài 3 lần thì sẽ thấm dần & sẽ hiểu sâu hơn....

Trường hợp này, nếu là gà ta thả vườn...thì ở gữa hay cuối tháng thứ 3 rồi...Bệnh Gum cũng ít viếng thăm...!
Chỉ sợ bệnh Newcastle thôi, nhưng bạn vệ sinh chuồng trại tốt, để thêm thời gian 1,5 tháng nữa ta làm lại lần 2 cho gà hậu bị thì tốt & ý nghĩa hơn.

* Giữa Kháng thể & Vaccin đối lập nhau hoàn toàn, nắm ko rõ nguyên lí...chúng sẽ triệt tiêu nhau ngay...!
_ Muốn dùng Vaccin thì phải để Kháng thể yếu hẳn (có nghĩa là phải sau 4,5 đến 5 tháng khi đã tiêm vaccin, mới được tiêm lại vaccin "cùng loại" lần kế tiếp...).
Nắm ko rõ mà chủng ngừa là chúng sẽ đối kháng (tiêu diệt) nhau...cũng giống như chưa chủng ngừa.

Cố gắng đọc nhiều lần để nắm thật rõ & vững chắc về bản chất & nguyên lí của nó.
(Nhiều người lầm tưởng...tiêm nhiều lần là được bảo vệ cao, là sai hoàn toàn...)
_ Còn việc tiêm nhắc nhở thì giữa 2 lần tiêm là không quá 21 ngày, mới tạo thành "Kháng thể chồng Kháng thể', điều này là rất tốt.
_ Gum & dịch tả nên làm 2 lần để nhắc nhở.
_
 
Chào anh Chí em chăn nuôi heo cũng tương đối lâu và làm vắcxin cho vật nuôi cũng được nhưng khi đọc những bài viết của anh em mới hiểu rõ được những nguyên lí cơ bản của việc dùng vắcxin hay kháng thể . cám ơn anh nhiều
Nhân tiện cho em hỏi trên thị trường bây giờ có những loại vắc xin chủng cho heo người bán nói nó có thể có tác dụng cho cả 3 loại bệnh chính là dịch tả , thương hàn và tụ huyết trùng vậy theo anh có loại vắcxin tổng hợp đó có không và nếu có thì giá trị của nó có tương đương với những vắc xin đơn lẻ không ?
Cho em hỏi 1 bệnh ở heo nữa là heo của em từ 60-80 kg khá khỏe mạnh ăn uông tốt không có biểu hiện ốm tự nhiên lăn ra chết , phân đen(máu khô), khi mổ phổi bthường tim xung huyết , gan hơi sưng , ruột xung huyết nặng có con đầy cám chưa tiêu hóa có con đói thỉnh thoảng lại bị 1 con . anh giúp em nhận định xem đó là bệnh gì nhé và cách sử lí
 
Bạn chịu khó đọc lại bài này vài 3 lần thì sẽ thấm dần & sẽ hiểu sâu hơn....

Trường hợp này, nếu là gà ta thả vườn...thì ở gữa hay cuối tháng thứ 3 rồi...Bệnh Gum cũng ít viếng thăm...!
Chỉ sợ bệnh Newcastle thôi, nhưng bạn vệ sinh chuồng trại tốt, để thêm thời gian 1,5 tháng nữa ta làm lại lần 2 cho gà hậu bị thì tốt & ý nghĩa hơn.

* Giữa Kháng thể & Vaccin đối lập nhau hoàn toàn, nắm ko rõ nguyên lí...chúng sẽ triệt tiêu nhau ngay...!
_ Muốn dùng Vaccin thì phải để Kháng thể yếu hẳn (có nghĩa là phải sau 4,5 đến 5 tháng khi đã tiêm vaccin, mới được tiêm lại vaccin "cùng loại" lần kế tiếp...).
Nắm ko rõ mà chủng ngừa là chúng sẽ đối kháng (tiêu diệt) nhau...cũng giống như chưa chủng ngừa.

Cố gắng đọc nhiều lần để nắm thật rõ & vững chắc về bản chất & nguyên lí của nó.
(Nhiều người lầm tưởng...tiêm nhiều lần là được bảo vệ cao, là sai hoàn toàn...)
_ Còn việc tiêm nhắc nhở thì giữa 2 lần tiêm là không quá 21 ngày, mới tạo thành "Kháng thể chồng Kháng thể', điều này là rất tốt.
_ Gum & dịch tả nên làm 2 lần để nhắc nhở.
_


Vâng ! Cháu sẽ đọc kỹ lại ! nhưng điều cháu lo chính là vì cháu chưa biết chính xác liệu đàn này đã được làm vacxin lần nào chưa( vì cháu mua tầm gà nhỡ mà), chính vì thế cháu băn khoăn nếu giờ làm lại vacxin New( từ lần 1 là nhỏ mắt mũi cho đến tiêm) thì có bị sao k. Chú cho cháu lời khuyên với ! Cám ơn chú !
 
Vâng ! Cháu sẽ đọc kỹ lại ! nhưng điều cháu lo chính là vì cháu chưa biết chính xác liệu đàn này đã được làm vacxin lần nào chưa( vì cháu mua tầm gà nhỡ mà), chính vì thế cháu băn khoăn nếu giờ làm lại vacxin New( từ lần 1 là nhỏ mắt mũi cho đến tiêm) thì có bị sao k. Chú cho cháu lời khuyên với ! Cám ơn chú !

Vậy là cháu muốn dùng đàn gà này để giống (gà đẻ). Mà phân vân là nó đã được chủng ngừa tốt chưa chứ gì..? Trong suy nghĩ muốn chủng lại cho an toàn đúng ko...?

_ Nếu lo sợ như vậy thì bạn mua KTG về tiêm 1cc/con, hoặc cho uống 2cc/con...(gà đẻ thì tiêm 2cc, cho uống 3cc)

* Có 2 khả năng xảy ra mà vẫn an toàn:
_ Nếu gà đã được chủng rồi, ta tiếp thêm Kháng thể nữa (vẫn tốt)....chúng sẽ kéo dài KT thêm 2 tháng nữa, chống được bệnh quái ác đó là dịch tả. Vì giai đoạn này được 3 tháng rồi...chờ thêm 2 tháng nữa là tiến hành làm Vaccin cho gà hậu bị chuẩn bị bước vào đẻ.
_ Nếu gà chưa được chủng Dịch tả, thì chúng được bổ sung vào cơ thể 1 lượng KT nhất định để chống lại bệnh Dịch tả...chờ đến đầu tháng thứ 5 thì chủng ngừa lại tất cả.

** Giải pháp dùng Kháng thể để bổ sung vào cơ thể thì hay hơn dùng Vaccin mà chúng ta không nắm rõ thời gian trước kia đã chủng ngừa hay chưa...

*** Giải pháp dùng Kháng thể từ ngoài đưa vào, thì độ bảo hộ không cao bằng chính cơ thể sản sinh ra kháng thể (Kháng thể đặc hiệu). Mà Kháng thể đặc hiệu tạo ra chính là ta tiêm Vaccin vào cơ thể để cơ thể sản sinh ra.

--------

Chào anh Chí em chăn nuôi heo cũng tương đối lâu và làm vắcxin cho vật nuôi cũng được nhưng khi đọc những bài viết của anh em mới hiểu rõ được những nguyên lí cơ bản của việc dùng vắcxin hay kháng thể . cám ơn anh nhiều
Nhân tiện cho em hỏi trên thị trường bây giờ có những loại vắc xin chủng cho heo người bán nói nó có thể có tác dụng cho cả 3 loại bệnh chính là dịch tả , thương hàn và tụ huyết trùng vậy theo anh có loại vắcxin tổng hợp đó có không và nếu có thì giá trị của nó có tương đương với những vắc xin đơn lẻ không ?
Cho em hỏi 1 bệnh ở heo nữa là heo của em từ 60-80 kg khá khỏe mạnh ăn uông tốt không có biểu hiện ốm tự nhiên lăn ra chết , phân đen(máu khô), khi mổ phổi bthường tim xung huyết , gan hơi sưng , ruột xung huyết nặng có con đầy cám chưa tiêu hóa có con đói thỉnh thoảng lại bị 1 con . anh giúp em nhận định xem đó là bệnh gì nhé và cách sử lí

Chào bạn.

Vaccin ngừa được 1 bệnh gọi là vaccin đơn giá.
Vaccin ngừa được nhiều bệnh gọi là Vaccin đa giá.

Thị trường hiện nay có bán nhiều loại Vaccin đa giá dùng cho heo & gà, vịt.
Ở VN có Phân viện thú y Nha Trang sản xuất Vaccin tiêm cho heo loại Vaccin đa giá, nông dân hay gọi đó là Vaccin tổng hợp, kép, 3 trong 1.
THT + PTH ở 1 lọ & lọ kia là Dịch tả + thêm 1 lọ nữa là nước pha.

Khi tiến hành tiêm, ta nên pha riêng từng lọ 1, rồi mới tiến hành trộn chung lại.

Mục đích:
_ Giảm được công tiêm phòng.
_ Giảm được lần tiêm là giảm sự xáo trộn của đàn, heo khỏi bị Strets.
_ Giảm được chi phí tiêm phòng.
_ Nâng cao được "Hiệu giá" của Vaccin...có nghĩa là nâng cao được thời gian bảo hộ.
(Trong lí thuyết thì Vaccin đa giá có độ bảo hộ cao hơn Vaccin đơn giá).

********************************************************************************

Còn riêng con lợn của bạn tôi chưa có thể đoán ra được bệnh gì...vì chỉ xảy ra cá tính .
Chính xác nhất là có hình đưa lên, hoặc làm xét nghiệm để phân lập mới dám khẳng định bịnh.
Thân chào
 
Last edited by a moderator:
Heo của em em nghi ngờ nhất 2 bệnh là tụ huyết trùng cấp hoặc bị Ecoli theo anh liệu có cơ sở của 2 bệnh đó k? vì bệnh qua cấp k kịp điều trị chứ k sẽ phát hiện ra ngay. Từ trước tới giờ có nhiều thứ k biết hỏi ai giờ đây biết anh rồi em sẽ làm phiền anh nhiều hihi, anh nhông cảm nhé . Cám ơn anh nhiều
 


Back
Top