Có một sự "im lặng" đến kỳ lạ.

Nếu nhớ không nhầm thì gần như từ đầu năm 2014 đến nay nông nghiệp Việt Nam nói chung và diễn đàn Agriviet nói riêng gần như không có cây trồng, vật nuôi nào mới xuất hiện. Phải chăng "nông dân" Việt Nam bây giờ "thông minh" hơn rồi??? Phải chăng cái thời những năm 2010 -2012 đã qua như chính tương lai của những con nhím, cầy vòi hương, lợn rừng, dúi, rắn ráo trâu, ba ba, lươn, trăn, chồn nhung đen, dế, sâu gạo (supper worm),.... và cả những cây một thời như sanh, dó bầu, huỳnh đàn, maccamadia, chùm ngây, .... thời của những phương tiện truyền thông, của những người nhẹ dạ cả tin và thời của những lần bị thương lái "lên lớp". Giờ đây, thời gian này, Agriviet nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung đã có một sự "im lặng" đến kỳ lạ.
Đã không còn những bài viết "lên mây", không còn những thông tin nghe sốt những cách kiếm vài chục triệu đến vài trăm triệu như kiểu "trời cho". Thay vào đó là những chia sẻ rất "nông dân" về con bò, con heo, con gà, ... về cây lúa, cây bầu, cây rau, .... Một sự "náo nhiệt" đã thật sự "hạ nhiệt".
Trải qua những "lần lên cơn" như thế không biết rằng liệu từ nay nông dân ta có còn bị "lên cơn" như những ngày nào đó không? Những ngày mà cả lá điều khô, lá vải khô, ngọn dây lang, rễ cây tiêu, và ngay cả con đỉa cũng kiếm ra tiền!!! Thật trớ trêu cho một sự phát triển mà ở đó hai chứ "phong trào" là cái để kiếm lợi!
Nay ngồi nghĩ lại những thông tin, những gì mà bạn bè, người thân, anh chị em trong và ngoài diễn đàn đã hỏi ngaytrove thấy có một cảm giác buồn buồn khó tả. Hay là từ hôm nay, ngay bây giờ Ngaytrove muốn mua vảy cá trê với giá 100 000 000 vnd/kg. Anh chị em nào có cứ liên hệ!!!!
Chúc anh chị em sức khoẻ và yên ấm.
Thienly.
 


Hì hì,
Sao? Rầy rà phải không? Có dịp mời nguyenghungdung ly cà-phê!
Cám ơn Hiếu, tui chiến-đấu mỗi ngày với bệnh. Bởi "hậu đột-quỵ", mà lôi-thôi thì... xe lăn! Đầu tuần nầy, tui không gặp bác-sĩ, tui không muốn ông đụng tới cái bánh chè của tui. Chưa sao, đường dài mới biết ngựa hay!
Thân.
Thấy anh trả lời, tôi rất mừng, chứng tỏ sức khỏe a đã khá hơn lên rất nhiều, anh tiếp tục chiến đấu nhé. Quay trở lại diễn đàn thăm lại căn nhà của anh kìa: Thủy canh - Trồng cây không cần đất. và nhiều chuyên mục thơ ca, chuyện nhà nông mà mấy khứa lão vẫn luôn nhắc đến anh.
 


Sau vài tháng tham gia diễn đàn thì có lẽ đây là Topic mà mình thấy là có tầm nhìn xa và sâu nhất. Một diễn đàn nông nghiệp là nơi trao đổi kiến thức và tầm nhìn, hội tụ kinh nghiệm của nhiều người trên cả nước, chứ không phải đơn thuần là nuôi con gì?trồng cây gì? Trong chủ đề này chủ top đưa ra vấn đề về sự "im lặng" của nông dân, mình cũng có vài dòng suy nghĩ về vấn đề này.
Thật sự nông dân không "im lặng" mà họ đang kêu la rất thảm thiết đến nổi không thốt lên lời nữa rồi.
Đối với một người nông dân, vốn luyến cho một lần đầu tư là cả gia tài của họ và người thân. Sau một lần làm ăn với Trung Quốc có thể có người sẽ khá hơn nhưng rất nhiều người sẽ phá sản. Vậy những người đó bây giờ làm gì? Cuộc sống như thế nào? Mình nghĩ là họ đang rất chật vật với cuộc sống bởi họ là nông dân, không có một kỹ năng tài chính nào cả. Khi mà phá sản thì họ gần như bị đánh gục bởi họ không chuẩn bị một phương án dự phòng nào. Cơm-cháo-gạo-tiền hằng ngày còn lo được, nhưng tiền thuốc than thì sao? Tiền đâu để đầu tư mới? Từ đó có thể thấy được đại đa số nông dân ta sẽ bị đánh gục ngay lần đầu tiên khi mà họ bước chân ra khỏi sự "quen thuộc hằng ngày".
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác có gắn liền hoặc không gắn liền đến nông nghiệp nhưng vẫn khiến cho những người làm nông liên tục thua lỗ. 1 ví dụ cho vấn đề không liên quan đến nông nghiệp là chi phí nuôi một đứa con và cho đi học. Ai làm cha mẹ chắc biết khoản chi phí này lớn như thế nào mà đúng không. Cái thời mà vật giá leo cao còn đồng tiền mất giá, cạnh tranh không lành mạnh như bây giờ thì làm ăn chất phát như nông dân chỉ có con đường là chết dần chết mòn thôi.
Còn chúng ta (nông dân lên mạng tìm thông tin) lại lên các diễn đàn mạng? Chúng ta muốn tìm thông tin, tìm người chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu gặp gỡ với nông dân các vùng khác nhau, muốn tìm con-cây giống, muốn bán sản phẩm, muốn tìm lời khuyên, lời chia sẻ,... Rất nhiều lý do để chúng ta lên các diễn đàn và do đó có rất nhiều diễn đàn về nông nghiệp được tạo ra nhưng đến giờ này đã rất nhiều trang không còn hoạt động nữa. Tôi không tin người làm nông nghiệp làm theo trào lưu, tôi tin tất cả đều có tâm huyết, tuy nhiên khi đã có quá nhiều bài học thì người ta lại có xu hướng ít nói đi. Tại sao vậy? Tại vì trong thời gian mua bán online : ngu ngơ có - lừa gạt có, 2 loại này sẽ không bền nên dĩ nhiên sau một thời gian sẽ rút khỏi các diễn đàn, còn những người làm ăn chân thật thì lại ít nói đi.
Thiết nghĩ càng ít đi mà càng tinh, càng tâm huyết thì càng tốt. Làm việc cần chất lượng chứ không cần số đông. Ngày nay nông dân không chỉ nên nhìn vào lời nhuận mà nên có một tầm nhìn, tầm nhìn cá nhân và tầm nhìn chung cho xã hội. Và ý kiến của tôi là giờ là lúc mà các "hợp tác xã kiểu mới" nên được hình thành.
 
Thợ ít thầy nhiều. Đó là tình trạng chung của Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề từ lâu lẩu lầu lâu rồi. Nông nghiệp cũng vậy thôi! Những người nông dân chân chất mà biết tìm lên diễn đàn như Agriviet thì chắc chắn họ phải là những người có kiến thức về internet và tìm kiếm thông tin để học hỏi. Vì vậy mà những nông dân này cũng sẽ biết cách để chọn lọc thông tin để phân biệt cái gì đúng, cái gì hợp lý với cái gì sai, cái gì phi hợp lý. Cái gì cảm thấy hợp lý và "ngon ăn" có khi người ta sẽ lặng lẽ làm, làm thành công cũng chưa chắc đã dám nói ra, vì thứ nhất là sợ người khác a dua, thiên hạ a dua để rồi dẫn tới hậu quả là dày xéo, dẫm đạp lên miếng cơm manh áo của nhau. Thứ hai là nói ra có khi bị người ta chê bai dè bỉu, thậm chí còn b5 cho là lên lớp, phét lác... Với những thứ họ còn nghi ngờ hay thấy chưa thỏa đáng thì người ta mới đi hỏi dò người này người kia, chỗ này chỗ nọ để được nghe thêm phản ứng của cộng đồng, từ đó mà tự rút ra kết luận cho riêng mình. Diễn đàn chính là một kênh mà các thắc mắc được đề cập nhiều là vì vậy. Thực tế, thấy rất ít người lên diễn đàn này để kể về cách thức làm của mình ra sao, có chăng đó chỉ là những bài báo, những thông tin gom nhặt đâu đó thì mới đem ra chia sẻ thôi. Cách đây vài tháng, trong quá trình đi tìm hiểu về cây đinh lăng để tính đầu tư, tôi gặp vài người giới thiệu họ là những người có trồng nhiều và rất thành công. nhưng khi tìm hiểu kỹ và đến tận nơi mới biết thực tế họ chỉ chăm chăm quảng cáo bán giống là chính, những mô hình thì họ nói có nhưng muốn xem thì phải mua giống xong người ta mới chỉ cho mình được. Như vậy, những người này dù có lên diễn đàn và nói là sẵn sàng chia sẻ đi chăng nữa thì mục tiêu của họ vẫn luôn là phải bán được giống, tức đi tìm lợi nhuận là mục đích chính chứ không phải để học hỏi, sẻ chia thông tin.
Trở lại với câu chuyện của những người cung cấp giống đinh lăng. Sau khi được các "ông lớn" đầu mối cung cấp giống trao đổi, dãi bày và báo giá tôi cảm thấy khá thuyết phục và tin tưởng, tuy nhiên tôi vẫn chưa thể đi đến quyết định mà ít ngày sau tôi tiếp tục đi tìm hiểu ở vài nơi khác. Tôi lên tận Bình Dương, Bình Phước, Đắc lắc... để tìm về tận những nơi có người trồng đinh lăng để tham khảo. Tìm hiểu qua những người này mới biết thêm một điều thú vị nữa, đó là những người luôn thao thao họ là người trồng và cung cấp giống đinh lăng mà tôi gặp trước kia thực ra họ cũng chỉ là người đi gom giống tại các vườn nhỏ lẻ khắp nơi mà thôi. Giá của họ đưa ra thực tế cao hơn 2-3 lần so với mức giá họ đi thu gom về. Thảo nào mà khi yêu cầu được tham quan mô hình thì họ cứ lấp la lấp lửng là vì vậy đấy các bác ạ!
Kể từ đó, tôi nhận ra rằng, nếu mong muốn có những thông tin khch1 quan và chính xác thì cách ốt nhất là đi đến những nơi "người thật, việc thật", thông tin chia sẻ trên internet chỉ là một trong những kênh để tham khảo và thảo luận thôi. Tôi nói điều này là thực lòng và rất mong các thành viên tại diễn đàn thứ lỗi cho. Các bác cứ ngẫm mà xem, những cây, những con giống một thời được hàng loạt các phương tiện truyền thông ra rả và ca ngợi, người dân đua nhau trồng, đua nhau nuôi thì đến nay nó thế nào??? Những thứ mà người ta đang ca ngợi và khuyến khích trồng thật nhiều, phát triển mọi nơi thì hãy để một vài năm sau xem liệu kết cục của nó sẽ ra sao?! Ông cha ta có cậu" mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", trong nông nghiệp chắc cũng vậy, chả ai áp dụng và làm giống nhau được. Mô hình có thể thành công ở miền này nhưng áp dụng cho miền khác chưa chắc đã thành công, thậm chí hai nhà ở cùng làng đều làm một thứ, quy trình, cách thức giống nhau nhưng kết quả có khi khác nhau một trời một vực. Nông nghiệp là nghề liên quan mật thiết với thời tiết, khí hậu vùng miền, chả ai dám khẳng định chính xác về cách làm này đúng, cách làm kia sai được, vì yếu tố rủi ro nó nằm ở trời đất nhiều. nông nghiệp có xác suất rủi ro cao nên dân nhà giầu (đại gia) hiếm khi đầu tư vào nông nghiệp. Có chăng đó là vì sở thích hoặc họ nhắm đến một mục tiêu nào đó liên quan mà thôi!
 
Thợ ít thầy nhiều. Đó là tình trạng chung của Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề từ lâu lẩu lầu lâu rồi. Nông nghiệp cũng vậy thôi! Những người nông dân chân chất mà biết tìm lên diễn đàn như Agriviet thì chắc chắn họ phải là những người có kiến thức về internet và tìm kiếm thông tin để học hỏi. Vì vậy mà những nông dân này cũng sẽ biết cách để chọn lọc thông tin để phân biệt cái gì đúng, cái gì hợp lý với cái gì sai, cái gì phi hợp lý. Cái gì cảm thấy hợp lý và "ngon ăn" có khi người ta sẽ lặng lẽ làm, làm thành công cũng chưa chắc đã dám nói ra, vì thứ nhất là sợ người khác a dua, thiên hạ a dua để rồi dẫn tới hậu quả là dày xéo, dẫm đạp lên miếng cơm manh áo của nhau. Thứ hai là nói ra có khi bị người ta chê bai dè bỉu, thậm chí còn b5 cho là lên lớp, phét lác... Với những thứ họ còn nghi ngờ hay thấy chưa thỏa đáng thì người ta mới đi hỏi dò người này người kia, chỗ này chỗ nọ để được nghe thêm phản ứng của cộng đồng, từ đó mà tự rút ra kết luận cho riêng mình. Diễn đàn chính là một kênh mà các thắc mắc được đề cập nhiều là vì vậy. Thực tế, thấy rất ít người lên diễn đàn này để kể về cách thức làm của mình ra sao, có chăng đó chỉ là những bài báo, những thông tin gom nhặt đâu đó thì mới đem ra chia sẻ thôi. Cách đây vài tháng, trong quá trình đi tìm hiểu về cây đinh lăng để tính đầu tư, tôi gặp vài người giới thiệu họ là những người có trồng nhiều và rất thành công. nhưng khi tìm hiểu kỹ và đến tận nơi mới biết thực tế họ chỉ chăm chăm quảng cáo bán giống là chính, những mô hình thì họ nói có nhưng muốn xem thì phải mua giống xong người ta mới chỉ cho mình được. Như vậy, những người này dù có lên diễn đàn và nói là sẵn sàng chia sẻ đi chăng nữa thì mục tiêu của họ vẫn luôn là phải bán được giống, tức đi tìm lợi nhuận là mục đích chính chứ không phải để học hỏi, sẻ chia thông tin.
Trở lại với câu chuyện của những người cung cấp giống đinh lăng. Sau khi được các "ông lớn" đầu mối cung cấp giống trao đổi, dãi bày và báo giá tôi cảm thấy khá thuyết phục và tin tưởng, tuy nhiên tôi vẫn chưa thể đi đến quyết định mà ít ngày sau tôi tiếp tục đi tìm hiểu ở vài nơi khác. Tôi lên tận Bình Dương, Bình Phước, Đắc lắc... để tìm về tận những nơi có người trồng đinh lăng để tham khảo. Tìm hiểu qua những người này mới biết thêm một điều thú vị nữa, đó là những người luôn thao thao họ là người trồng và cung cấp giống đinh lăng mà tôi gặp trước kia thực ra họ cũng chỉ là người đi gom giống tại các vườn nhỏ lẻ khắp nơi mà thôi. Giá của họ đưa ra thực tế cao hơn 2-3 lần so với mức giá họ đi thu gom về. Thảo nào mà khi yêu cầu được tham quan mô hình thì họ cứ lấp la lấp lửng là vì vậy đấy các bác ạ!
Kể từ đó, tôi nhận ra rằng, nếu mong muốn có những thông tin khch1 quan và chính xác thì cách ốt nhất là đi đến những nơi "người thật, việc thật", thông tin chia sẻ trên internet chỉ là một trong những kênh để tham khảo và thảo luận thôi. Tôi nói điều này là thực lòng và rất mong các thành viên tại diễn đàn thứ lỗi cho. Các bác cứ ngẫm mà xem, những cây, những con giống một thời được hàng loạt các phương tiện truyền thông ra rả và ca ngợi, người dân đua nhau trồng, đua nhau nuôi thì đến nay nó thế nào??? Những thứ mà người ta đang ca ngợi và khuyến khích trồng thật nhiều, phát triển mọi nơi thì hãy để một vài năm sau xem liệu kết cục của nó sẽ ra sao?! Ông cha ta có cậu" mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", trong nông nghiệp chắc cũng vậy, chả ai áp dụng và làm giống nhau được. Mô hình có thể thành công ở miền này nhưng áp dụng cho miền khác chưa chắc đã thành công, thậm chí hai nhà ở cùng làng đều làm một thứ, quy trình, cách thức giống nhau nhưng kết quả có khi khác nhau một trời một vực. Nông nghiệp là nghề liên quan mật thiết với thời tiết, khí hậu vùng miền, chả ai dám khẳng định chính xác về cách làm này đúng, cách làm kia sai được, vì yếu tố rủi ro nó nằm ở trời đất nhiều. nông nghiệp có xác suất rủi ro cao nên dân nhà giầu (đại gia) hiếm khi đầu tư vào nông nghiệp. Có chăng đó là vì sở thích hoặc họ nhắm đến một mục tiêu nào đó liên quan mà thôi!
like. Mỗi vấn đề có nhiều khí cạnh và cần có nhiều người đưa ra ý kiến mới có cái nhìn tổng quan về nó được. Cám ơn bạn đã chia sẻ bài viết rất hay.
 


Back
Top