Có nên Trồng Bắp nuôi bò ?

Tình hình là gần đây ngày càng có nhiều "nông dân" đổ xô vào việc trồng cỏ nuôi bò. Có rất nhiều lý do để bà con ta chọn con bò làm con vật "hot" hiện tại. Trong số đó có không ít các "nông dân trí thức" chọn đối tượng đầu tư là con bò.Khác với cách nuôi bò truyền thống của bà con nông dân ta là nuôi bò cho ăn cỏ, ăn rơm; "nông dân tri thức" thì tìm các loại cỏ để trồng và cho bò ăn cỏ, cám,....Và điều đáng nói ở đây là việc trồng cỏ.
Ngày trước, bà con nuôi bò thường cắt cỏ tự nhiên ngoài ruộng, bờ mương, bờ suối. Nhưng thời gian gần đây họ đã bắt đầu biết đến những loại cỏ trồng hiệu quả hơn việc cắt cỏ ngoài tự nhiên. Hình như khoảng trước năm 2014, ở Việt Nam chúng ta chỉ biết đến 2 nhóm cỏ chính đó là cỏ voi và cỏ sả.
Cỏ voi (sau này có thêm cỏ VA06) là nhóm cỏ thân cứng, cây cao tạo thành hom, mắt như dạng thân tre. Cỏ này được trồng từ hạt hoặc từ thân. Ưu điểm của nhóm cỏ này là cho sinh khối lớn, lá nhiều giá trị dinh dưỡng chấp nhận được. Nhược điểm là thích nghi kém trong điều kiện đất ngập úng, thiếu ánh sáng.
Cỏ sả - thân dạng buội như buội sả, lá vươn dài. Trồng bằng hạt hoặc tách buội. Ưu điểm của nhóm cỏ này là lá mềm, thích nghi tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng (trồng được trong các vườn xen canh như dưới tán dừa, tán bạch đàn thưa). Nhược điểm là sinh khối ít, không thích nghi được trong điều kiện ngập úng.
Nhưng thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có không dưới 5 loại cỏ khác nhau. Những giống cỏ mà Ngaytrovellcd biết là cỏ Ghine, Mulato,Alfalfa, ... mỗi giống cỏ có những ưu điểm khác nhau (theo nhà cung cấp hạt giống). Tuy nhiên, điều mà Ngaytrovellcd quan tâm là liệu những giống cỏ mới kia có thật sự tốt hơn 2 loại trước không? Hay chỉ là những thông tin thổi lên do một nhóm người "đoán đầu xu thế"? Khi phong trào nuôi bò rộ lên như hiện tại thì nhu cầu cỏ giống đã và đang trở thành đề tài hấp dẫn để bàn luận. Và đâu đó sẽ có những giống cỏ mới, "tốt hơn" các giống trước đó. Nào là cỏ có hàm lượng đạm 20%? Thật vậy không? Nếu có thật Ngaytrovellcd nghĩ nên dùng làm thức ăn cho con người cũng tốt đấy chứ????
Có thể Ngaytrovellcd lạc hậu trong vấn đề này, nhưng bản thân Ngaytrovellcd thì nghĩ rằng với nhóm cỏ voi hay cỏ sả (tuỳ điều kiện trồng) chỉ cần dùng hom (cỏ voi và VA06) hoặc tách bụi (cỏ sả) để nhân giống. Từ lúc nhân giống đến khoảng 30 ngày sau ta có thể cắt cỏ lứa đầu tiên cho bò ăn vậy tại sao không làm???? Nếu chăm sóc tốt cứ mỗi 30 ngày ta cắt cỏ thì còn gì bằng??? Tại sao không???? Nếu cần trồng trên diện tích lớn (tính bằng ha) thì dùng hạt để gieo sẽ tiện hơn rất nhiều.

Ngoài ra, có một loại khác có thể thay thế trông trường hợp này đó chính là cây bắp (cây ngô). Việc trồng ngô lấy trái và tận dụng thân, lá cho gia súc thì tạm thời không nói đến. Vấn đề Ngaytrovellcd muốn nói đến ở đây chính là gieo bắp để lấy thân cho bò. Chúng ta chỉ cần dùng những hạt bắp dùng để cho gia súc ăn (hạt nguyên) đem gieo để thu lấy thân cho bò ăn. Mật độ gieo thích hợp trong khoảng 10 - 20kg/1000m2. Giá bắp giống tối đa là 7k/kg, quá rẻ luôn.Thời gian từ lúc gieo đến khi cắt thân cho bò là 30 ngày, quá tuyệt vời!!! Tại sao không??? Đó là cách mà Ngaytrovellcd đã và đang làm. Hy vọng chia sẻ cùng bà con trong đợt "sốt hạt cỏ giống" này.

caybap.jpg
hai_lang-jpeg.2570

Thienly!
 


Last edited by a moderator:
Tôi hiểu lên men chứ. Tôi hiểu rất nhiều loại men.
Men rượu, men đỗ tương, men nước mắm, men giấm,
men sữa chua cũng là men muối dưa, muối cà, vân vân.
Tôi còn hiểu có nhiều men làm chết bò, chết người.
Ấy là khi lên men có chuyện xảy ra, mà ngoài sự
khống chế của mình. Việc gì cũng có như vậy. Ví
dụ lái xe nhiều, thì có ngày đâm vào đâu, va quệt
chẳng hạn. Đi đêm lắm thì gặp ma. Người ta gọi là
"sự cố" bằng tiếng Tàu, hay "accident" tiếng Anh.

Lên men không luôn luôn có sự cố, nhưng có thể.
 


N
Hì . mình cũng dự trồng bắp làm t. Ăn cho bò. Nhưng đất xấu bạc màu phải thuê đất ruộng. Nên đóng vai phản diện để ae vào thảo luận cân nhắc lợi hại. Nhưng chỉ sợ việc nhiều quá vừa nuôi bò vừa làm đồng thì làm ko kịp.
Mùa đông thì bắp nó chịu ko mọc nổi rồi. Hè nóng quá cũng chết nếu ko tưới.Chịu khó tới mùa gặt lúa đi gom cho một con bò một xe vận tải rơm khô là mùa đông không lạnh hiho
 
Tôi hiểu lên men chứ. Tôi hiểu rất nhiều loại men.
Men rượu, men đỗ tương, men nước mắm, men giấm,
men sữa chua cũng là men muối dưa, muối cà, vân vân.
Tôi còn hiểu có nhiều men làm chết bò, chết người.
Ấy là khi lên men có chuyện xảy ra, mà ngoài sự
khống chế của mình. Việc gì cũng có như vậy. Ví
dụ lái xe nhiều, thì có ngày đâm vào đâu, va quệt
chẳng hạn. Đi đêm lắm thì gặp ma. Người ta gọi là
"sự cố" bằng tiếng Tàu, hay "accident" tiếng Anh.

Lên men không luôn luôn có sự cố, nhưng có thể.

Bác so sánh như thế này thì tôi cũng k biết phải giải thích như thế nào. Chỉ có một điều tôi chắc chắn rằng nếu dự trữ thân bắp k ủ men và dự trữ có ủ men thì bò ăn vào chết chỉ có thể xãy ra ở cách thứ 1 do nhiễm nấm độc.
Bác Dũng có thể gửi cách ủ lên men cây bắp giúp em tí được không?
Hiện em đang có khoảng 1hecta thân cây bắp đã thu hoạch xong,về cách ủ men này em chưa rõ lắm,phiền bác giúp em tí nhé.

Cách tốt nhất là chặt cây bắp ra từng đoạn 0.5-1 tấc hoặc dùng máy băm, sau đó trộn vào đó một ít cám gạo hoặc cám bắp (khoảng 10-20%), xịt đều men vi sinh vào hổn hợp rồi cho vào ủ trong thùng phi đậy kín hoặc bao ni lon cột chặt.

Nếu làm biếng để luôn nguyên cây, xếp từng lớp khoảng 0.2m, rãi cám, xịt đều men vi sinh, làm hết lớp này tới lớp khác. Lớp dưới cùng lót bạt, khi đã xếp thành đống cao, dùng bạt phủ kín.

Hai ngày sau khi ủ là có thể lấy ra cho bò ăn.
 
B
Các bác tham khảo thử.

Cái quan trọng của ủ men thân bắp là:
1- Nén thật chặt
2- Đủ độ đường hoặc tinh bột. Nếu thân bắp tươi non hoặc thu bắp sữa ủ chung thì không cần bổ sung đường hoặc tinh bột. Nếu thân bắp thu hạt già thì bổ sung đường bằng rỉ mật hoặc tinh bột bằng chính bột bắp hoặc bột sắn.
3- Đảm bảo độ ẩm trung bình vật liệu 50 - 70%. Nên với ngô thu hoặc lúc ngô sáp là đẹp nhất để đem ủ. Ngô sáp là ngô có hạt khi bấm vào có bột ngô dạng sệt chảy ra. Nếu thu ngô non quá hoặc cỏ lúc phát nhất thì để héo sơ để giảm lượng nước chống thối ủng.
Chú ý: Có thể bổ sung men vi sinh nhưng không thật cần do tốn công và hại tiền.
Nếu cơ giới hóa hoàn toàn từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, ủ, sử dụng thì bảo đảm là hiệu quả rất tốt.
:)
 
P
Các bác tham khảo thử.

Cái quan trọng của ủ men thân bắp là:
1- Nén thật chặt
2- Đủ độ đường hoặc tinh bột. Nếu thân bắp tươi non hoặc thu bắp sữa ủ chung thì không cần bổ sung đường hoặc tinh bột. Nếu thân bắp thu hạt già thì bổ sung đường bằng rỉ mật hoặc tinh bột bằng chính bột bắp hoặc bột sắn.
3- Đảm bảo độ ẩm trung bình vật liệu 50 - 70%. Nên với ngô thu hoặc lúc ngô sáp là đẹp nhất để đem ủ. Ngô sáp là ngô có hạt khi bấm vào có bột ngô dạng sệt chảy ra. Nếu thu ngô non quá hoặc cỏ lúc phát nhất thì để héo sơ để giảm lượng nước chống thối ủng.
Chú ý: Có thể bổ sung men vi sinh nhưng không thật cần do tốn công và hại tiền.
Nếu cơ giới hóa hoàn toàn từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, ủ, sử dụng thì bảo đảm là hiệu quả rất tốt.
:)
nhin khop wa
 
C
Bác so sánh như thế này thì tôi cũng k biết phải giải thích như thế nào. Chỉ có một điều tôi chắc chắn rằng nếu dự trữ thân bắp k ủ men và dự trữ có ủ men thì bò ăn vào chết chỉ có thể xãy ra ở cách thứ 1 do nhiễm nấm độc.

Cách tốt nhất là chặt cây bắp ra từng đoạn 0.5-1 tấc hoặc dùng máy băm, sau đó trộn vào đó một ít cám gạo hoặc cám bắp (khoảng 10-20%), xịt đều men vi sinh vào hổn hợp rồi cho vào ủ trong thùng phi đậy kín hoặc bao ni lon cột chặt.

Nếu làm biếng để luôn nguyên cây, xếp từng lớp khoảng 0.2m, rãi cám, xịt đều men vi sinh, làm hết lớp này tới lớp khác. Lớp dưới cùng lót bạt, khi đã xếp thành đống cao, dùng bạt phủ kín.

Hai ngày sau khi ủ là có thể lấy ra cho bò ăn.
Anh có thể cho biết loại men vi sinh là loại nào? Ủ như vậy( để nguyên cây) thì để được bao lâu? Cảm ơn Anh.
 
Các bác tham khảo thử.

Cái quan trọng của ủ men thân bắp là:
1- Nén thật chặt
2- Đủ độ đường hoặc tinh bột. Nếu thân bắp tươi non hoặc thu bắp sữa ủ chung thì không cần bổ sung đường hoặc tinh bột. Nếu thân bắp thu hạt già thì bổ sung đường bằng rỉ mật hoặc tinh bột bằng chính bột bắp hoặc bột sắn.
3- Đảm bảo độ ẩm trung bình vật liệu 50 - 70%. Nên với ngô thu hoặc lúc ngô sáp là đẹp nhất để đem ủ. Ngô sáp là ngô có hạt khi bấm vào có bột ngô dạng sệt chảy ra. Nếu thu ngô non quá hoặc cỏ lúc phát nhất thì để héo sơ để giảm lượng nước chống thối ủng.
Chú ý: Có thể bổ sung men vi sinh nhưng không thật cần do tốn công và hại tiền.
Nếu cơ giới hóa hoàn toàn từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, ủ, sử dụng thì bảo đảm là hiệu quả rất tốt.
:)
Bạn nói vậy k đúng.

Ủ tự nhiên cần rỉ đường để tạo môi trường lên men. Đây là pp trước đây khi chưa có men vi sinh. Cách này lên men chậm, có thể phát sinh vi khuẩn có hại nếu trong môi trường đó có tồn lưu loại vi khuẩn có hại, do đó k an toàn.

Cấy men vi sinh k cần rỉ đường. PP mới hiện nay, cấy trực tiếp các chủng vi khuẩn có lợi vào môi trường cần lên men, do đó quá trình lên men sẽ nhanh và lấn át các loại vi khuẩn có hại trong môi trường k có điều kiện phát triển.

Giữa hai pp chưa biết cái nào tốn công và tốn tiền hơn cái nào, theo tôi làm cách lên men vi sinh sẽ đỡ tốn công và rẽ hơn. Nhưng chắc chắn cấy men vi sinh sẽ đảm bảo hơn, nhất là đối với những trang trại nuôi số lượng lớn, an toàn là trên hết.

Để xem trong tương lai pp nào sẽ được chọn nhiều hơn.

Nhật bản đã sử dụng công nghệ này trước Việt Nam mấy chục năm rồi, không có lý gì chúng ta k ứng dụng.
Anh có thể cho biết loại men vi sinh là loại nào? Ủ như vậy( để nguyên cây) thì để được bao lâu? Cảm ơn Anh.
Hiện trên thị trường có nhiều loại lắm bạn, đây là công nghệ vi sinh mới, ứng dụng từ Nhật Bản, Mỹ...
Sau khi lên men, sản phẩm lên men có thể dự trữ tới 6 tháng. Tốt nhất trong phạm vi 1 tháng.
 

C
Mỹ nó cắt cây ngô như thế này:

[media]

Làm ăn như thế mà giá thịt bò cũng chẳng rẻ hơn Việt Nam.
Ở Mỹ mỗi lần thu hoạch chắc cả ngàn hecta thì dùng máy này mới bõ, em có tầm 20ha, Anh, chị nào ở Cẩm Mỹ , đồng nai quan tâm trồng bắp ủ chua, hoặc trồng cỏ, mình cùng hùn nhau đặt làm 1 cái, chỗ mình định đặt làm họ đã từng làm máy gặt đập Liên hợp rồi, máy này còn đơn giản hơn,
 
H
Em thấy, nếu như chúng ta trồng bắp lấy trái non bỏ mối nếu có đầu ra thì đây là một mũi tên trúng 2 đích, giá bắp lấy trái non khá cao, giàu dinh dưỡng....thu hoạch trái khi cây vẩn còn non, võ của trái non củng còn tươi non, đều tận dụng làm thức ăn cho gia súc lớn đều được, thời gian thu hoạch ngắn, ngoài nguồn thu là bắp non , chúng ta có nguồn thức ăn cho gia súc lớn khá rẻ mà chất lượng.
 
H
Không biết con dê có ăn lá bắp với lá mía như con bò không ??? - Bác nào biết thì nói giúp em nhé - bác nào đang nuôi dê thì làm nghiêng cứu thử xem - giúp em nhé .
Em chỉ biết cái gì con bò xúc là con dê xúc - còn lá mía với lá bắp thì em chưa từng thấy nó ăn nên không biết.
 
H
Không biết con dê có ăn lá bắp với lá mía như con bò không ??? - Bác nào biết thì nói giúp em nhé - bác nào đang nuôi dê thì làm nghiêng cứu thử xem - giúp em nhé .
Em chỉ biết cái gì con bò xúc là con dê xúc - còn lá mía với lá bắp thì em chưa từng thấy nó ăn nên không biết.
Dê mình rơm nó còn ăn huống gì bắp với mía!
Cái gì con bò xúc là con dê xúc, cái gì con dê xúc chưa chắc con bò xúc được.
 
N
nhà em có hai sào đất vừa trồng hành xong các bác ạ;), sau khi thu xong vài ngày thì gặp trận mưa xối xả chưa tới tuần sau thì cỏ mọc quá trời luôn cỏ gì cũng có từ dạng lá rộng cho tới lá hẹp (do đất nhà em còn tồn dư phân từ vụ hành vừa rồi) , khổ cái có cái cây tâm lang thì quá trời mà bò lại ít ăn:(, thấy thế em mua chai thuốc cỏ có chọn lọc về phèo một phát thì nó chết rụi, một thời gian sau nói không phải nổ chứ cỏ nó lên tới đầu gối các bác ạ cắt cứ 10 phút là có 1 xe rùa cỏ vun luôn, sáng 3 xe chiều 3 xe (nhà em nuôi 3 bò với 20 cừu)hễ cắt tới cuối thì đầu nó lại mọc hấp dẫn lắm các bác.
lâu lâu cho nó 1 ít ure thế là có cỏ cắt hoài luôn.
em thấy chỗ em các bác cũng bỏ đất trống ăn cỏ dại thấy cũng tốt chán.:Hello:
 
V
bò lúc này nhiều chưa ông? xuất chuồng được chưa, giá bò trong này hơi thấp 18,5. mấy tháng trước 20.
cố gắng làm ăn hôm nào ra nhậu bữa hoành tráng nhang cha nội.
18,5 mà rẻ gì anh? giá đó là sống khỏe rồi
 
T
9 người 10 ý.
ai cũng có ý kiến riêng, và nêu lên được ưu và nhược điểm, nhưng phải tùy thuộc vào hoàn cảnh của tuần người nữa, ví như người ở gần ruộng, nơi có nhiều rơm lúa thì cần gì phải trồng cỏ? hay người ở vùng không có rơm rạ gì hết thì phải làm sao? ví như tôi đây có gần 10 công đất gò, như thế thì tôi sẽ làm gì? trong khi đất phía trên thì thiếu nước, còn phía dưới thì ngập và ứ nước sau những cơn mưa? tôi cũng nuôi bò, tôi cũng áp dụng cách trồng cỏ va06 cho bò, qua mấy tháng có thể thấy là cỏ trồng lên nhanh cứ 2 tuần sau khi cắt thì có thể cắt lại rồi, phía đất trên gò tôi không trồng cỏ mà trồng thuốc (kim tiền thảo 3 tháng thu cây lá 1 lần) hiệu quả vẫn khá tốt, tôi không cần phải đi cắt cỏ, ở nhà làm cỏ cho thuốc, tới giờ thì cắt cỏ cho bò ăn.
 
H
Bác nguyenhungdung ơi chia sẽ bí quyết lên men cho em với ah e cung đang muôi bò nhưng lượng cỏ vào mua khô hơi khan hiếm. em đang dự định đi thu gop các loại cây như bắp, rơm .. về lên men rùi để dành cho bò ăn qua mua khô. qua năm sau em mới có kế hoạch trồng cỏ VA06 để phát triển đàn bò lên. Bác hướng dẫn giúp em qua địa chỉ mail huylh_eab@yahoo.com.vn. Cảm ơn bác nhiều
 
B
Nếu bạn muốn ủ chua (lên mem) nguyên liệu dùng dần thì bí quyết nằm trong 4 câu sau:
1: Nén chặt
2: Đủ ẩm
3: Đủ đường
4: Kín khí (o2).
Còn 1 lưu ý nhỏ: không để úng nước.
Nếu làm được 4 điều trên bạn chắc chắn sẽ bảo đảm đủ thức ăn cho đàn đại gia súc của bạn
.
 
N
cây bắp nuôi trái bắp
Bác lấy trái hết dinh dưỡng, cho bò ăn cây biết chừng nào bò lớn mà bán.
Sau không học hỏi mỹ, nhật cho ăn thức ăn công nghiệp
Người nào việc nấy thì nông nghiệp mới phát triển được.
 


Back
Top