Có nên Trồng Bắp nuôi bò ?

Tình hình là gần đây ngày càng có nhiều "nông dân" đổ xô vào việc trồng cỏ nuôi bò. Có rất nhiều lý do để bà con ta chọn con bò làm con vật "hot" hiện tại. Trong số đó có không ít các "nông dân trí thức" chọn đối tượng đầu tư là con bò.Khác với cách nuôi bò truyền thống của bà con nông dân ta là nuôi bò cho ăn cỏ, ăn rơm; "nông dân tri thức" thì tìm các loại cỏ để trồng và cho bò ăn cỏ, cám,....Và điều đáng nói ở đây là việc trồng cỏ.
Ngày trước, bà con nuôi bò thường cắt cỏ tự nhiên ngoài ruộng, bờ mương, bờ suối. Nhưng thời gian gần đây họ đã bắt đầu biết đến những loại cỏ trồng hiệu quả hơn việc cắt cỏ ngoài tự nhiên. Hình như khoảng trước năm 2014, ở Việt Nam chúng ta chỉ biết đến 2 nhóm cỏ chính đó là cỏ voi và cỏ sả.
Cỏ voi (sau này có thêm cỏ VA06) là nhóm cỏ thân cứng, cây cao tạo thành hom, mắt như dạng thân tre. Cỏ này được trồng từ hạt hoặc từ thân. Ưu điểm của nhóm cỏ này là cho sinh khối lớn, lá nhiều giá trị dinh dưỡng chấp nhận được. Nhược điểm là thích nghi kém trong điều kiện đất ngập úng, thiếu ánh sáng.
Cỏ sả - thân dạng buội như buội sả, lá vươn dài. Trồng bằng hạt hoặc tách buội. Ưu điểm của nhóm cỏ này là lá mềm, thích nghi tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng (trồng được trong các vườn xen canh như dưới tán dừa, tán bạch đàn thưa). Nhược điểm là sinh khối ít, không thích nghi được trong điều kiện ngập úng.
Nhưng thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có không dưới 5 loại cỏ khác nhau. Những giống cỏ mà Ngaytrovellcd biết là cỏ Ghine, Mulato,Alfalfa, ... mỗi giống cỏ có những ưu điểm khác nhau (theo nhà cung cấp hạt giống). Tuy nhiên, điều mà Ngaytrovellcd quan tâm là liệu những giống cỏ mới kia có thật sự tốt hơn 2 loại trước không? Hay chỉ là những thông tin thổi lên do một nhóm người "đoán đầu xu thế"? Khi phong trào nuôi bò rộ lên như hiện tại thì nhu cầu cỏ giống đã và đang trở thành đề tài hấp dẫn để bàn luận. Và đâu đó sẽ có những giống cỏ mới, "tốt hơn" các giống trước đó. Nào là cỏ có hàm lượng đạm 20%? Thật vậy không? Nếu có thật Ngaytrovellcd nghĩ nên dùng làm thức ăn cho con người cũng tốt đấy chứ????
Có thể Ngaytrovellcd lạc hậu trong vấn đề này, nhưng bản thân Ngaytrovellcd thì nghĩ rằng với nhóm cỏ voi hay cỏ sả (tuỳ điều kiện trồng) chỉ cần dùng hom (cỏ voi và VA06) hoặc tách bụi (cỏ sả) để nhân giống. Từ lúc nhân giống đến khoảng 30 ngày sau ta có thể cắt cỏ lứa đầu tiên cho bò ăn vậy tại sao không làm???? Nếu chăm sóc tốt cứ mỗi 30 ngày ta cắt cỏ thì còn gì bằng??? Tại sao không???? Nếu cần trồng trên diện tích lớn (tính bằng ha) thì dùng hạt để gieo sẽ tiện hơn rất nhiều.

Ngoài ra, có một loại khác có thể thay thế trông trường hợp này đó chính là cây bắp (cây ngô). Việc trồng ngô lấy trái và tận dụng thân, lá cho gia súc thì tạm thời không nói đến. Vấn đề Ngaytrovellcd muốn nói đến ở đây chính là gieo bắp để lấy thân cho bò. Chúng ta chỉ cần dùng những hạt bắp dùng để cho gia súc ăn (hạt nguyên) đem gieo để thu lấy thân cho bò ăn. Mật độ gieo thích hợp trong khoảng 10 - 20kg/1000m2. Giá bắp giống tối đa là 7k/kg, quá rẻ luôn.Thời gian từ lúc gieo đến khi cắt thân cho bò là 30 ngày, quá tuyệt vời!!! Tại sao không??? Đó là cách mà Ngaytrovellcd đã và đang làm. Hy vọng chia sẻ cùng bà con trong đợt "sốt hạt cỏ giống" này.

caybap.jpg
hai_lang-jpeg.2570

Thienly!
 


Last edited by a moderator:
C
Chắc bác chưa hiểu hết nguyên lý lên men vi sinh, k có chuyện lên men vi sinh làm giảm chất lượng cỏ và có thể lên men độc làm chết bò mà ngược lại bác à. Hiện nay đã có công ty chuyên thu mua thân bắp về lên men rồi xuất qua Nhật, Úc...để họ nuôi bò rồi xuất thịt bò đó qua Việt Nam.
Chào chú. Hiện nay con đang có 50 ha bắp được trồng làm thức ăn cho bò nhưng con chưa tìm được đầu ra. Chú có thể cho con thông tin liên hệ của công ty thu mua thân bắp và lên men được không? Con cám ơn chú.
 


B
N
Là một nông dân thuần thì phải biết cái gì là thực tế. Trồng bắp nuôi bò thì giống như nuôi giun quế làm thức ăn cho gà.
Các bác chỉ ngồi trên bàn phím rồi nghĩ ra nhiều trò hay thật. Nào là ủ men . làm dưa cải bắp trồng bắp cho bò ăn.... Hix.
Chẳng ai trả lời câu hỏi tưởng như đùa mà thức tế của em( con bò ăn hết đống rơm trên đầu chuồng nó trong bao lâu.)
Hay là chưa ai nuôi bò nên chưa biết nó ăn như thế nào chỉ đọc trên sách báo internet rồi phán.
Trồng bắp trồng mía tận dụng làm thức ăn cho gia súc như HAGL nhà nông mình làm cđ ko.
Còn việc lấy đất canh tác mà đem đi trồng bắp cho bò ăn thì thật phí. Chưa nói là tào lao. Vì ko biết trồng cây gì khác để kinh tế hơn ah.
Trồng bao nhiu cho đủ bò ăn. 1 con bò ăn 1 ngày tầm 40kg thân bắp tươi. 10 con 1 ngày ăn khoảng 1 sao trung bộ (500m2). Đây là thân bắp 2tháng họ thubhoạch trái mình cắt về bò ăn tẩm bổ.
Vậy bạn trồng bao nhiêu ha cho đủ 10 con bò ăn . một ngày nó nhai 1 sào bắp lên kịp kko.
Nuôi con bò mà ko có đồng cỏ chăn thả thì nên nuôi bò vỗ béo còn lời hơn
 
N
Người dân Mộc Châu sử dụng cây ngô (bắp) để trồng ủ ướp cho bì sữa rất nhiều. Ước tính năng suất thu được 70-80 tấn/ha. Tuy nhiên, khi bạn nuôi bò thịt hay bò sữa thì vẫn phải trồng thêm cỏ nữa. Trong cỏ có những thành phần dinh dưỡng mà trong cây ngô không thể cung cấp đủ được. Những người có kinh nghiệp nuôi bò sữa, bò thịt luôn phối trộn ngô ủ ướp và cỏ lại với nhau sẽ ra một công thức thức ăn tuyệt vời cho bò và một số loài nhai lại khác.Chào các bác,
Ngồi đọc hết 3 trang mà mờ hết cả mắt các bác ạ. Việc trồng cây ngô (bắp) cho chăn nuôi bò thịt, bò sữa được áp dụng rất nhiều rồi. Nếu kể về thời gian thì cũng có thì thời cha ông chúng ta. Tuy nhiên, tôi có vài điều muốn trao đổi cùng các bác:
1. Việc trồng cây ngô (bắp) và trồng cỏ là hai việc nên tiến hành song song với nhau. Việc phối trộn hay luân phiên sử dụng hai loại thức ăn này sẽ rất tuyệt vời cho chăn nuôi.
2. Năng suất trồng ngô (bắp) cho bò đạt 70-80 tấn/ha. Giá hiện tại 800-1200 đồng/kg sẽ cho thu nhập đến hàng trăm triệu đồng/ha.
3. Cây ngô (bắp) phải được trồng 80-90 ngày mới cho thu hoạch. Khi đó kiểm tra thấy hạt ngô vừa khô sữa.
4. Trong quá trình trồng ngô (bắp) làm thức ăn thì tuyệt đối không sử dụng các dạng thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy cần phải chọn được các giống ngô có khả năng kháng bệnh cao, đặc biệt các bệnh như đốm lá, rỉ sắt, khô vằn, ...
5. Ngô (bắp) sau thu hoạch sẽ được đem vào ủ ướp và đóng thành tứng bánh để dự trữ. Thường thì việc ủ ướp rất ít khi sử dụng các loại men do trong bắp ngô đã có sẵn tinh bột nên chúng sẽ tự lên men.
6. Ngô (bắp) trồng để chăn nuôi cho bò có thể được trồng từ 2-3 vụ/năm.
7. Gửi thêm cho các bác những hình ảnh thực tế tại Nông trường Mộc Châu.
DSC03760.jpg

DSC03761.jpg
DSC03762.jpg
DSC03763.jpg
DSC03766.jpg
DSC03767.jpg
 
Last edited by a moderator:
Làm ăn như thế mà giá thịt bò cũng chẳng rẻ hơn Việt Nam.

[media]

Làm ăn như thế mà giá thịt bò cũng chẳng rẻ hơn Việt Nam.

Nói về giá thịt bò:

Bạn nói giá bán thịt bò của Mỹ cũng chẳng rẻ hơn Việt Nam là đúng rồi. Dĩ nhiên là giá thịt bò của Mỹ trên thị trường thế giới luôn được giá và được thị trường ưa chuộng hơn thịt bò của Việt Nam

Nói về giá thành để có được 1 Kg thịt bò:

Thì giá thành sản xuất ở Mỹ thấp hơn ở Việt Nam ... là một điều chắc như Bắp ... Vấn đề ở chỗ hiệu quả kinh tế theo từng khu vực sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Trang trại ở Mỹ không chỉ nuôi bò bằng rơm rạ của cây lúa mì, cỏ mà còn phải dùng cây bắp nữa .. vì đây là công thức để đạt chất lượng thì bò. Ở Việt Nam thì về chất lượng thịt bò chưa được chú ý lắm. Về thương hiệu Việt Nam cũng chưa có gì là đáng kể.

Chất lượng thịt thì ôi thôi có liên quan đến nhiều thứ lắm, tạm tóm tắc là

Giống + công thức thức ăn + kỹ thuật qui trình chế độ chăm sóc + ... + ..... + thương hiệu = giá thị trường.

Thịt bò Thịt bò Kobe được biết tới là một trong những món ăn đắt nhất hành tinh. Ước tính, giá trị của một cân Anh (khoảng 0,454kg) loại thịt này lên tới hơn 300 USD (hơn 6 triệu đồng). Nhiều người đồn rằng, để nuôi được bò Kobe cho thịt ngon, nông dân thậm chí phải cho bò uống bia, nghe nhạc hay massage cho chúng.

Cận cảnh cuộc sống “ông hoàng bà chúa” của bò Kobe


Cùng đột nhập trang trại nuôi bò Kobe ở Nhật Bản – nơi nông dân hàng ngày đều tẩm quất, massage và cho bò uống bia.


Thịt bò
Kobe được biết tới là một trong những món ăn đắt nhất hành tinh, thức ăn gồm nhiều "món" .. trong đó có thân lá bắp tươi đó ..

Ước tính, giá trị của một cân Anh (khoảng 0,454kg) loại thịt này lên tới hơn 300 USD (hơn 6 triệu đồng). Nhiều người đồn rằng, để nuôi được bò Kobe cho thịt ngon, nông dân thậm chí phải cho bò uống bia, nghe nhạc hay massage cho chúng.

Vậy đâu là sự thật đằng sau những lời truyền tụng ấy? Hãy cùng tới thăm các trang trại nuôi bò Kobe ở Nhật Bản để hiểu rõ hơn những điều này.

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Bò Kobe thuộc giống bò Tajima-ushi, một giống bò độc đáo của vùng Kobe, Nhật Bản. Chúng được nuôi tại xứ hoa anh đào từ thế kỷ II để lấy sức kéo phục vụ việc trồng lúa, thồ hàng của người Nhật.

Trải qua suốt thời kỳ Edo (1603 - 1867), người Nhật hầu như không biết tới mùi vị của thịt bò Kobe, bởi theo quan điểm Phật giáo, họ không hề ăn thịt của động vật hay gia súc bốn chân. Chỉ tới khi Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách (1868), phong tục này mới dần được gỡ bỏ.

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Trong suốt quãng thời gian trên, những người có cơ hội nếm thịt bò Kobe là những người lính. Theo nhiều tài liệu lịch sử, khi tham gia chiến trận, lính Nhật được ăn khẩu phần có thịt bò, giúp họ có thêm sức chiến đấu.

Tuy nhiên khi hồi hương, họ không còn có cơ hội đó nữa. Nỗi nhớ hương vị thịt bò độc đáo này mạnh tới nỗi, nhiều người lính Nhật đã phải tìm cách nấu trộm loại thịt này và sáng tạo ra món ăn Sukiyaki (một dạng lẩu với thịt bò và rau).

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Khi thịt bò trở nên phổ biến, bò Kobe bắt đầu được chú ý và nuôi dưỡng tại những trang trại ở Kobe. Một điều rất may mắn, đó là địa hình chia cắt của Nhật Bản khiến những đàn bò Kobe được nuôi tách biệt với các loại bò khác.

Theo thời gian, sự tách biệt này khiến bò Kobe dần mang những đặc điểm gene đặc trưng, dẫn tới hương vị thịt của chúng rất độc đáo, có 1-0-2 trên thế giới.

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Thức ăn, máng ăn đều được vệ sinh cực kì sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho bò.
can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Nước uống phải đạt đến độ tinh khiết - đó là điều không cần bàn cãi.
Quy trình nuôi dưỡng bò Kobe rất khắt khe. Thức ăn của những chú bò Kobe đều được chọn lọc - đó toàn là thức ăn rất bổ dưỡng như lúa non, cỏ tươi; còn đồ uống là nước được chiết xuất, lọc tinh khiết (có nơi người dân phải khoan giếng sâu tới 180m dưới lòng đất để lấy nước cho bò uống).

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Câu chuyện bò Kobe uống bia là điều có thật và đã từng xảy ra.

Đặc biệt vào mùa hè, bò được cho uống bia hay rượu sake. Theo lý giải của nông dân Nhật Bản, thời tiết nóng ẩm mùa hè khiến thức ăn thường bị ứ lại trong cơ thể bò.

Vì vậy, họ cho bò Kobe uống bia, rượu sake nhằm kích thích chúng ăn uống nhiều hơn và cũng để thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg


Chưa hết, với quan niệm bò Kobe sẽ cho thịt ngon hơn trong trạng thái thoải mái, nông dân Nhật Bản rất quan tâm tới khía cạnh “tâm hồn” của những chú bò.

Có những trang trại, người chủ trang trại còn cho bò nghe nhạc cổ điển và bỏ ra hàng giờ liền trò chuyện, vuốt ve chúng.

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Chổi rơm được làm riêng để massage cho bò Kobe
Một trong những phương pháp chăm sóc bò Kobe nổi tiếng nhất phải kể tới việc nông dân Nhật Bản massage bằng chổi rơm (hoặc tay không) cho chúng.

Trong quan niệm của họ, việc massage sẽ giúp bò bớt căng thẳng, đồng thời làm giảm lượng mỡ thừa trên người bò. Khi đó các thớ thịt bò Kobe thành phẩm sẽ mềm và ngon hơn.

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Bò Kobe luôn được tắm rửa sạch sẽ như một "ông hoàng
Ngoài ra, hàng ngày, bò Kobe còn được tắm táp sạch sẽ, đôi khi bằng các loại rượu khác nhau. Trong suy nghĩ truyền thống của người Nhật, việc làm này giúp cho bò được thả lỏng cơ bắp và đẹp da, từ đó ảnh hưởng tích cực tới chất lượng thịt.

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Bò được chăm sóc từ thuở bé rất cẩn thận
Sẽ không ngoa khi nói rằng, nuôi bò Kobe là cả một “nghệ thuật”. Bò Kobe được nuôi từ bé và mỗi trang trại thường chỉ nuôi từ 10 – 15 con/năm.

Theo tâm sự của nhiều nông dân, việc nuôi ít bò giúp họ chăm sóc tốt hơn cho từng cá thể, tạo điều kiện để chúng cho chất lượng thịt tốt nhất.

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg


Sau khi bò Kobe đã lớn, chúng sẽ phải trải qua một quy trình kiểm định nghiêm ngặt trước khi được mổ làm thịt. Bò Kobe đạt tiêu chuẩn phải là con thuần chủng được sinh ra ở tỉnh Hyogo, nuôi dưỡng tại Hyogo, bị thiến để đảm bảo “trinh tiết”.
can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg


can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Hình ảnh miếng thịt bò Kobe được "cộp" dấu xác nhận độ chuẩn xác.
Với quy trình này, mỗi năm chỉ có khoảng 3.000 cá thể bò Kobe được mổ làm thịt. Vì vậy, người Nhật muốn ăn thịt bò Kobe thường xuyên phải chờ hàng tháng trời mới tới lượt mình.

can-canh-cuoc-song-ong-hoang-ba-chua-cua-bo-kobe.jpg

Thịt bò Kobe - ước mơ của mọi đầu bếp danh tiếng trên thế giới.
Với quy trình nuôi dưỡng như “ông hoàng, bà chúa”, thịt bò Kobe được mệnh danh là loại thịt bò ngon nhất hành tinh. Trên thế giới, chúng được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau như lẩu, sashimi, bò nướng…

Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình chăm sóc đặc biệt từ "tẩm quất massage" cho đến "bón bia" dành riêng cho những chú bò Kobe.

 
Last edited:
H
:v xem các bác tranh cãi hoài mà chẳng hiểu gì. Em chỉ có hỏi 1 câu thôi: Vinamilk, Đà Lạt Milk, Bò sữa TP HCM, TH true milk.... đều trồng cỏ mà ko trồng bắp là vì sao? Trong khi đó TH true milk là các chuyên gia từ Israel... hay e đang hiểu sang vấn đề bò sữa.
Em biết có thêm loại nữa là cỏ "Tylo plus" (tylo +) nhờ ông anh ở Bình Thuận kêu mua dùm em mới biết nó, nhưng ko biết độ đạm sao?
Em ko có trong ngành nhưng nếu các bác muốn mua Cỏ VO06-cỏ Úc số lượng lớn thì liên hệ Chú Đạo bên Bò Sữa TP HCM nhé. Ngta cho bạn thông tin đến cty chuyên giống này mà mua. Hót gì đâu, có lần em đt hỏi ngta kêu em muốn mua nhiêu? Em mua 1kg ngta ko bán chứ số lượng bao la.
 

H
dây là một ý kiến rất hay. nhưng lại tốn công tháng nào cũng phải trồng lại bắp. quá mất thơi gian nếu trồng cỏ thì chỉ cần trông một lần và thu hoạch hơn 3 năm. quá tốt rồi.
sms 20-11 | loi chuc 20-11 | cau chuc 20-11 |
 
P
bây giờ trồng bắp xịt thuốc nhiều lắm, bò ăn nhiều dễ bị ngộ độc hoặc sẩy thai
 
bây giờ trồng bắp xịt thuốc nhiều lắm, bò ăn nhiều dễ bị ngộ độc hoặc sẩy thai

Ở đây là luận về trồng bắp non làm thức ăn cho bò, chớ không có phải là mình đi thu gom cây bắp non của người khác trồng sẳn. Bắp do mình trồng thì mình đừng xịt thuốc, bạn đã trồng bắp non cho bò của mình ăn thì bạn đâu có xịt thuốc bảo vệ thực vật vào bắp... Còn nếu như mình mua cây bắp non do người khác cung cấp thì chúng ta phải biết nơi cung cấp tin cậy.

Mô hình trồng ngô (bắp) thu trái non kết hợp với nuôi bò đang được triển khai ở nhiều địa phương tỉnh An Giang. Cây ngô sau khi thu trái non, thân vẫn còn rất non, mềm, lá vẫn còn rất xanh và nhiều dinh dưỡng nên cho bò ăn rất hiệu quả...

Lưu ý : cây bắp không phải là thức ăn chủ lực đâu nha, bắp chỉ làm phong phú thức ăn mà thôi. Ngoài cây bắp ra, bò vẫn cần ăn các loại cỏ, vì thế bạn cũng nên trồng nhiều loại cỏ khác nhau để bò thích thú mà ăn nhiều hơn và dĩ nhiên bò sẽ chóng lớn hơn.
Công thức “2B”


Trước đây, nông dân sau khi thu hoạch trái ngô non, thân cây và vỏ trái ngô được bỏ đi, đồng nghĩa với việc bỏ đi một lượng lớn thức ăn cho bò. Từ đó người ta nghĩ ra mô hình trồng ngô kết hợp nuôi bò. Những năm gần đây, ở nhiều vùng trồng ngô thu trái non đã hình thành những mô hình “2B” (bắp + bò). Đặc biệt, ở những cánh đồng 3 vụ, vùng chuyên sản xuất rau màu, nhờ mô hình chăn nuôi bò thịt mà thu nhập của nhiều gia đình ở nông thôn tăng lên do tận dụng được lao động nông nhàn và phụ phẩm từ nông nghiệp.

Hội Thảo mô hình trồng bắp non kết hợp nuôi bò

chauphu.PNG

Ngày 19 tháng 09 năm 2014, Công Ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang tổ chức Hội thảo mô hình trồng bắp non kết hợp nuôn bò, thực hiện theo dự án "Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu Antesco" trên địa bàn Huyện Châu Phú.

Ông Lê Quang Diễn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới hồ hởi: “Trồng ngô thu trái non và nuôi bò riêng rẽ thì nông dân ở đây đã làm lâu rồi, nhưng trồng ngô kết hợp với nuôi bò thì chúng tôi mới làm mấy năm gần đây và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại hình chăn nuôi khác.

Chúng tôi kết hợp với CLB Nông dân các ấp thường xuyên cung cấp thông tin, vận động hội viên, nông dân tham gia huấn luyện kỹ thuật và tích cực hưởng ứng thực hiện mô hình “2B”. Hiện riêng ở xã này đã có 3 tổ hợp tác chăn nuôi bò có 37 thành viên, với hơn 9,5ha đất đang phát huy phương pháp làm ăn hiệu quả cao này.

Bà Mai Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết: “Sắp tới sở sẽ tiếp tục thí điểm triển khai mô hình này tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú. Các địa phương sẽ được Sở Công Thương và Công ty Antesco hỗ trợ một phần kinh phí về giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật canh tác ngô thu trái non kết hợp nuôi bò…”.

Ông Bùi Công Khanh - Chi hội trưởng Nông dân ấp Bình Tấn, xã Bình Phước Xuân cho biết, từ năm 2005 đến nay, nông dân nơi đây đã chuyển đổi từ lúa sang trồng ngô thu trái non kết hợp chăn nuôi bò. Ngô thu trái non trung bình đạt 300kg/công, bán với giá 13.000 đồng/kg, thu được 3,9 triệu đồng. Tận dụng phụ phẩm cây ngô, nông dân có thể nuôi thêm 2 con bò thịt, sau 8 tháng lãi được 17 - 19 triệu đồng, tùy theo thời giá thị trường. Theo tính toán của anh Khanh, nếu thực hiện theo mô hình “2B” thì riêng phần bò sẽ có lãi trung bình từ 1 - 1,2 triệu đồng/tháng/con.

Cùng nhau phát triển

Xã Mỹ An, huyện Chợ Mới là địa phương tiêu biểu ở An Giang về phát triển mạnh mô hình “2B”. Anh Võ Ngọc Phi - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Đến cuối tháng 8, chúng tôi đã thành lập 5 tổ vay vốn nuôi bò, hiện toàn xã có gần 350 hộ nuôi với tổng số gần 2.900 con bò. Chúng tôi xem việc hỗ trợ vốn cho bà con nông dân là khâu tiên quyết để bà con có điều kiện đầu tư chuồng trại, mua con giống…”. Anh Phi còn cho biết thêm, có 2 tổ vay vốn nuôi bò trong xã vừa được giải ngân 1,6 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm, Hội đang xúc tiến nhanh để cố gắng cuối tháng 8 này, 3 tổ vay vốn còn lại cũng sẽ được giải ngân tổng số tiền hơn 2,4 tỷ đồng.

Dẫn chúng tôi đi xem mô hình “2B”, nông dân Nguyễn Văn Đoan, ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An phấn khởi: “Bà con rất mê mô hình “2B” vì rất đơn giản và hiệu quả, mang lại kinh tế cao. Chúng tôi chỉ lo thêm phần nuôi bò, bởi vùng này bà con ai cũng trồng ngô.

Có nguồn thức ăn cho bò, ai trồng ít ngô thì mua thêm cũng chẳng tốn bao nhiêu, quan trọng là tiền vốn ban đầu để làm chuồng và mua bò giống. Tôi đang làm nền chuồng cho 2 con bò, chỉ chờ được giải ngân nữa là tôi thực hiện được “2B” rộng hơn…”.
 
Last edited:
L
Bạn ơi, có thể cho mình email hoặc sdt, mình muốn nhờ bạn tư vấn thêm về cách trồng ngô được không? :D Nếu được mình cảm ơn trước.

hề hề, cái này nông dân nuôi bò trên em đã làm 5 - 6 năm nay rồi mà giờ ở dưới đó mới có ý tưởng thôi á, hèn chi năng suất sữa trên mỗi con bò của vùng em luôn đứng top cả nước.
thực ra thì việc trồng bắp nuôi bò là ủ chua cho bò ăn sẽ tốt hơn nhiều, em tính chi phí trên một sào (1000m2) ra luôn nhá.

xới đất : 180.000
bắp giống : 3kg 150.000
phân lót : lân 2 bao 160.000 x 2 = 320.000
công làm cỏ đợt 1 : 150.000
bỏ phân đợt 1 : 5 kg SA 60.000
bỏ phân đợt 1 : 10kg SA 120.000

60 - 70 ngày là thu hoạch, lúc này bắp đã tạo hạt và hạt vừa ngậm sữa và chưa cứng, thu hoạch một loạt toàn bộ và đưa vào máy xay ra và ủ chua.

với đất tốt và mức đầu tư như vầy thì một sao thu được từ 7 - 8 tấn cây tươi (thu lấy tất tần tật), đủ để ủ 8 bao lớn.
còn bán thì vào mùa mưa dư cỏ thì một sào bán được 3 triệu, vào mùa nắng thiếu cỏ thì một sào bán từ 5 - 6 triệu.

như thế thì nuôi chục con bò em trồng 2 sào bắp thật đạt rồi ủ chua cho ăn bổ sung với cỏ thì chẳng quá lo lắng về vấn đề thức ăn thiếu dinh dưỡng nữa
hề hề, cái này nông dân nuôi bò trên em đã làm 5 - 6 năm nay rồi mà giờ ở dưới đó mới có ý tưởng thôi á, hèn chi năng suất sữa trên mỗi con bò của vùng em luôn đứng top cả nước.
thực ra thì việc trồng bắp nuôi bò là ủ chua cho bò ăn sẽ tốt hơn nhiều, em tính chi phí trên một sào (1000m2) ra luôn nhá.

xới đất : 180.000
bắp giống : 3kg 150.000
phân lót : lân 2 bao 160.000 x 2 = 320.000
công làm cỏ đợt 1 : 150.000
bỏ phân đợt 1 : 5 kg SA 60.000
bỏ phân đợt 1 : 10kg SA 120.000

60 - 70 ngày là thu hoạch, lúc này bắp đã tạo hạt và hạt vừa ngậm sữa và chưa cứng, thu hoạch một loạt toàn bộ và đưa vào máy xay ra và ủ chua.

với đất tốt và mức đầu tư như vầy thì một sao thu được từ 7 - 8 tấn cây tươi (thu lấy tất tần tật), đủ để ủ 8 bao lớn.
còn bán thì vào mùa mưa dư cỏ thì một sào bán được 3 triệu, vào mùa nắng thiếu cỏ thì một sào bán từ 5 - 6 triệu.

như thế thì nuôi chục con bò em trồng 2 sào bắp thật đạt rồi ủ chua cho ăn bổ sung với cỏ thì chẳng quá lo lắng về vấn đề thức ăn thiếu dinh dưỡng nữa
hề hề, cái này nông dân nuôi bò trên em đã làm 5 - 6 năm nay rồi mà giờ ở dưới đó mới có ý tưởng thôi á, hèn chi năng suất sữa trên mỗi con bò của vùng em luôn đứng top cả nước.
thực ra thì việc trồng bắp nuôi bò là ủ chua cho bò ăn sẽ tốt hơn nhiều, em tính chi phí trên một sào (1000m2) ra luôn nhá.

xới đất : 180.000
bắp giống : 3kg 150.000
phân lót : lân 2 bao 160.000 x 2 = 320.000
công làm cỏ đợt 1 : 150.000
bỏ phân đợt 1 : 5 kg SA 60.000
bỏ phân đợt 1 : 10kg SA 120.000

60 - 70 ngày là thu hoạch, lúc này bắp đã tạo hạt và hạt vừa ngậm sữa và chưa cứng, thu hoạch một loạt toàn bộ và đưa vào máy xay ra và ủ chua.

với đất tốt và mức đầu tư như vầy thì một sao thu được từ 7 - 8 tấn cây tươi (thu lấy tất tần tật), đủ để ủ 8 bao lớn.
còn bán thì vào mùa mưa dư cỏ thì một sào bán được 3 triệu, vào mùa nắng thiếu cỏ thì một sào bán từ 5 - 6 triệu.

như thế thì nuôi chục con bò em trồng 2 sào bắp thật đạt rồi ủ chua cho ăn bổ sung với cỏ thì chẳng quá lo lắng về vấn đề thức ăn thiếu dinh dưỡng nữa
 
H
Bạn ơi, có thể cho mình email hoặc sdt, mình muốn nhờ bạn tư vấn thêm về cách trồng ngô được không? :D Nếu được mình cảm ơn trước.
nên tìm hiểu thêm. Ngô vẫn phải trồng thêm cỏ. Ngô khó chăm sóc hơn khi trồng diện tích lớn.
 
Tài liệu tham khảo
http://www.th-jsc.com.vn/?id_news_dt=685&language=1
Bình Định: Mở rộng mô hình trồng ngô non làm thức ăn chăn nuôi bò Sữa


Cây ngô được trồng theo phương thức hàng đơn, mật độ 71.000 cây/ha (3.550 cây/sào), bằng giống ngô lai SSC 586 của C.ty CP Giống cây trồng Miền Nam; khi cây ngô được 80-85 ngày tuổi (Vụ Đông xuân) thì tiến hành thu hoạch (thu toàn bộ cây cả trái non), sản phẩm thu được C.ty CP Trang trại bò sữa Bình Định thu mua toàn bộ với giá là 900 đồng/kg;

Với chiều cao cây đạt bình quân 2,0- 2,2 m, chiều dài trái bắp non 20 cm, trọng lượng cả cây và trái bắp là 0,7- 0,8 kg/cây, năng suất ngô non đạt từ 40- 42 tấn/ha; người trồng ngô thu 42,5 - 45 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 15- 20 triệu đồng, tăng hơn 5 triệu đồng so với thu hoạch bắp già lấy hạt, giảm chi phí công thu hoạch tách hạt, rút ngắn thời gian trồng ngô khoảng 30 ngày để có điều kiện tăng vụ và luân canh cây trồng, giảm áp lực nước tưới...

Đây là một hướng làm mới để nâng cao hiệu quả và thu nhập của hộ nông dân, phù hợp kinh tế thị trường và xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Từ năm 2010 mô hình cũng đã được triển khai thực hiện tại các huyện Phù Cát, An Nhơn và đã thực hiện thành công, sản phẩm ngô non được C.ty CP Bò sữa Bình Định thu mua tại ruộng để làm thức ăn chăn nuôi bò sữa.

Mô hình đã được bà con nông dân phấn khởi đón nhận và nhanh chóng phát triển mở rộng. Ông Phan Sĩ Hùng - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Phù Cát cho biết: Mô hình đã góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Phù Cát, do không cạnh tranh đất với cây trồng khác, trên chân đất xám, cát pha bạc màu ở các xã Cát Trinh, Cát Hanh và Cát Tài, ở vụ Hè và vụ 3 cây ngô vẫn sinh trưởng và phát triển tốt; trong 2 năm qua diện tích trồng ngô non làm thức ăn cho bò sữa ở Phù Cát đạt 150 ha, nhiều hộ trồng ngô non đạt năng suất 60 tấn/ha, việc tiêu thụ bước đầu khá thuận lợi vì C.ty CP Bò sữa Bình Định thu mua tại ruộng với giá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Thời vụ trồng ngô sữa cũng giống như ngô hạt, có thể trồng trong vụ Đông xuân, vụ Hè thu, đặc biệt vụ Thu đông nên bắt đầu từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 8 để có sản phẩm tập trung cho Công ty cổ phần bò sữa Bình Định dự trữ bằng phương pháp ủ chua.

Để tăng năng suất, mật độ gieo trồng cây ngô non có thể tăng lên 80.000 - 100.000 cây/ha, tùy theo mùa vụ, chân đât và loại giống. Lượng giống sử dụng 26- 28 kg/ha. Lượng phân bón khuyến cáo áp dụng trồng ngô non thâm canh giống cao sản có tưới cho 1 sào (500 m2) là:

Phân chuồng 500 kg (nếu thiếu có thể dùng phân Komix Sông Kon hoặc phân hữu cơ vi sinh Bifa thay thế với liều lượng 50 kg), phân lân 20– 25 kg, phân đạm urê 20 – 23 kg, phân kali 5– 6 kg và vôi bột 20 – 25 kg.

Ngoài việc trồng thâm canh cây ngô lai trên chân đất màu, tốt nhất là luân canh với cây ớt vụ Thu đông; các địa phương trong tỉnh nên có phương án và quy hoạch chuyển đổi đối với chân ruộng cao theo công thức: Lúa – Lúa – Ngô sữa ; hoặc Ngô sữa – Ngô sữa – Lúa. gieo trồng những giống lúa ngắn ngày năng suất cao để vừa tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, vừa kết thúc sản xuất vụ 3 (vụ mùa) trước tháng 10 dương lịch tránh được mưa lũ và vất vả.

Hiện nay đàn bò sữa của tỉnh có trên 5.000 con, riêng Công ty Cổ phần bò sữa Bình Định có gần 2.000 con, dự kiến đến năm 2015 ổn định tổng đàn 10.000 con. Một yêu cầu bức thiết đặt ra là thức ăn thô xanh cung cấp cho đàn bò sữa, trong đó cây ngô thu hoạch cả thân lá và bắp non (gọi tắt là ngô sữa) được xem là chủ yếu và C.ty CP Bò sữa Bình Định có nhu cầu thu mua làm thức ăn với số lượng: 60 tấn/ngày và dự trữ ủ chua 7.000 m3/đợt.

Sản phẩm ngô sữa đã trở thành hàng hóa và có thị trường tiêu thụ khá ổn định. Và từ thành công của Mô hình trồng ngô non làm thức ăn cho bò sữa, đến nay tại 4 huyện Phù Cát, An Nhơn, Tây Sơn và Vĩnh Thạnh đã phát triển sản xuất được 335 ha ngô, năng suất bình quân đạt 39,5 tấn/ha. Đặc biệt có 2 xã Cát Tài (Phù Cát) và Nhơn Khánh (An Nhơn) sản xuất ngô sữa chuyên canh 4 vụ/năm trên diện tích 10- 15 ha/vụ.

Về giống bà con nông dân sử dụng chủ yếu các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao như: LVN10, DK888, DK989, SSC586...

Theo Kỹ sư Nguyễn Tiến Dũng-Cán bộ thị trường của C.ty CP Giống cây trồng Miền Nam cho biết giống ngô lai SSC 586 được xem là khá phù hợp để sản xuất làm thức ăn cho cho bò sữa do có thời gian sinh trưởng ngắn (100- 105 ngày ở vụ Đông xuân và 90-95 ngày ở vụ Hè thu và vụ mùa), bộ lá đứng và gọn thích hợp trồng dày để tăng năng suất, ở thời điểm thu hoạch cây non làm thức ăn cho bò, cây ngô có hàm lượng đường và dinh dưỡng trong cây và bắp cao nên làm thức ăn cho bò sữa rất tốt.

Ông Nguyễn Xuân Thưởng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư cũng cho biết: Việc sản xuất ngô non làm thức ăn cho gia súc là mô hình mang lại hiệu quả tốt; phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Trong nhiều năm qua Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình luân canh, xen canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, trong đó có việc chuyển đổi từ 3 vụ sang 2 vụ lúa/năm; giữa 2 vụ lúa còn một khoảng thời gian trống hơn 100 ngày, mô hình này vừa giúp tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, vừa hạn chế cỏ dại mọc giúp giảm công lao động của bà con khi làm vụ tiếp theo.

Mô hình trồng ngô non xen canh giữa 2 vụ lúa, hoặc tăng thêm vụ, giúp tăng hệ số quay vòng đất; đã giải quyết được việc tăng thu nhập cho bà con nông dân, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Việc thực hiện mô hình này giúp giải quyết vấn đề thức ăn thô xanh cho cho chăn nuôi bò sữa, và cả cho bò lai, nhất là khi chăn nuôi vỗ béo bò đang phát triển khá mạnh; trồng ngô non làm thức ăn cho gia súc còn giúp cho bà con các xã vùng cao có thể chủ động nguồn thức ăn dự phòng, phòng chống đói rét cho trâu bò trong mùa đông.

Chính vì vậy phát triển sản xuất ngô non làm thức ăn cho bò sữa nói riêng và gia súc nói chung là giải pháp đem lại hiệu quả nhiều mặt, giúp tăng cao thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên để việc trồng ngô non có thể phát triển ổn định, ngoài công tác xây dựng Mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư;

C.ty CP Bò sữa Bình Định cần có chính sách khuyến khích bà con nông dân phát triển trồng cây ngô non, như phải có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, thực hiện ký kết hợp đồng thu mua, có chính sách hỗ trợ cho tạm ứng vốn, giống ngô, vật tư phân bón và bao tiêu toàn bộ sản phẩm để bà con nông dân yên tâm phát triển sản xuất.

Chỉ có như vậy việc trồng cây ngô non làm thức ăn cho bò sữa mới thực sự phát triển đem lại hiệu nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, giúp chăn nuôi bò sữa ở tỉnh ta ngày càng phát triển một cách bền vững.

Bầu Đức trồng bắp, nuôi bò

Nguồn thu từ cây bắp và nuôi bò sẽ giúp Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) xoay vòng vốn nhanh hơn, khi cao su, cọ dầu, bất động sản ở nước ngoài chưa mang lại thu nhập lớn trong ngắn hạn.
Chiều 18/4, tại Đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn HAGL năm 2014, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức công bố kế hoạch nuôi 100.000 con bò tại Lào và đẩy mạnh trồng 10.000 hecta bắp thành hai vụ một năm sau khi thử nghiệm một vụ trong năm 2013.

Ông Đức bộc bạch, HAGL có rất nhiều cổ đông trung thành, theo chân tập đoàn từ những ngày mới trồng cây cao su ở Lào và Campuchia. 5 năm qua "tiền tươi thóc thật" nạp đều đều nhưng lợi nhuận lại không đáng kể. "Nhiều cổ đông tâm sự với tôi rằng các dự án phát triển rất thuận lợi nhưng chờ lợi nhuận quá lâu, sốt ruột vô cùng. Vì vậy, tôi phải nghĩ đến cây bắp, con bò để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư", bầu Đức nói.

a-tb-bau-Duc-trong-bap-nuoi-9225-1397824986.jpg

Chủ tịch Tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức cho biết từ quý II/2014 tập đoàn sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu từ bắp và năm 2015 nhiều khả năng sẽ có nguồn thu từ bò. Ảnh: Vũ Lê

Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam giải thích, ông có thói quen âm thầm thực hiện các kế hoạch, làm trước rồi "tâu" với cổ đông sau. Tuy nhiên, kế hoạch nuôi bò và trồng bắp bị lộ hơi sớm nên trình bày luôn tại đại hội để nhà đầu tư hiểu.

Cây bắp có vòng quay ngắn ngày hơn cao su, cọ dầu và bất động sản. Áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, trồng vào mùa khô, ít sâu bệnh, khoảng hơn 3 tháng thì bắp cho thu hoạch. Dòng tiền từ loại cây này sẽ tạo lực đỡ cho tập đoàn trong khi chờ đợi những nguồn thu lớn nhưng lâu hơn. Từ quý II/2014, trong báo cáo của HAGL sẽ xuất hiện nguồn thu từ bắp và dự kiến năm 2015, sản lượng bắp sẽ tăng gấp đôi do các dự án tại Lào và Campuchia đều trồng 2 vụ liên tục. "Tập đoàn được xoay vòng vốn nhanh, cổ đông cũng vui lây vì có thêm lợi nhuận", ông Đức nói.

Trong khi đó, kế hoạch nuôi đàn bò 100.000 con tại Lào lại nhen nhóm từ lời tư vấn, gợi ý của các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài đến thăm dự án của tập đoàn. Theo các chuyên gia quốc tế, thức ăn cho đàn đại gia súc này chiếm 70% chi phí vốn. Trong khi HAG luôn có sẵn nguồn bã cọ dầu, nhà máy đường 50.000 tấn mật rỉ và hàng trăm nghìn tấn hạt bắp, thân bắp phụ phẩm.

a-tb-bau-duc-trong-bap-8156-1397824986.jpg

Robot thu hoạch bắp của bầu Đức tại Campuchia giữa tháng 4/2014. Ảnh: Vũ Lê

Thêm vào đó, các khu đất của HAGL đều gần các dòng sông, tưới tiêu thuận lợi, thích hợp trồng cỏ. Với các lợi thế đó, nếu tập đoàn nuôi bò sẽ không tốn tiền nhập thức ăn. Từ khi đón nhận ý tưởng này, HĐQT đã âm thầm nghiên cứu từ Australia, Thái Lan và Israel để khảo sát cơ hội.

"Người Việt có câu dốt và nghèo mới đi chăn bò. Tôi lại suy nghĩ, chăn bò bằng công nghệ kỹ thuật cao mà lại không phải mua thức ăn, không tốn nhiều nhân công, chỉ dựng chuồng trại và mang con giống về thì cơ hội như thế cần phải làm ngay", ông Đức chia sẻ với cổ đông.

Người đứng đầu tập đoàn HAGL cho biết thêm, ông đã cử Tổng giám đốc tập đoàn là ông Nguyễn Văn Sự ngày 19/4 lên đường đi Australia xúc tiến nhập 40.000 con bò. Thủ tục và vốn cho suất đầu tư này cùng với công tác chuẩn bị chuồng trại và công nghệ kỹ thuật tại Lào cũng đã sẵn sàng.

Mỗi con trong đàn gia súc đều sẽ được gắn chip theo dõi tình trạng sức khỏe. "Sau trồng bắp là đến nuôi bò. Với việc chăn bò bằng công nghệ cao, tập đoàn có thể xoay vòng vốn chỉ trong 12 tháng. Năm 2015 nhà đầu tư sẽ thấy xuất hiện nguồn thu mới từ bò", ông Đức khẳng định.
 
Last edited:
T
có ai đã từng trồng bắp cho bò ăn chưa cho minh xin hỏi một,vài điều:
- khâu chuẩn bị đất
- loai giống
-cách trồng.chăm sóc
-thu hoạch.sản lượng
 
H
Mấy bạn ơi, cho mình hỏi 1 chút... nhà mình trồng 5 mẫu khoai mỡ (1 năm 1 vụ). Hiện tại đã đào rồi, qua mùa nước mới trồng lại. Mình định thời gian này trồng bắp non lấy thân khoảng 1 tháng rưỡi, có công ty trong nước lấy đầu ra giá khoảng 1nghìn/1kg. Mọi người cho mình lời khuyên với. Trồng bắp rồi vụ sau trồng khoai năng suất khoai có bị ảnh hưởng không ạ.
 
Last edited by a moderator:
Về giá bán thì mình ko rành. Bắp thu non hay thu già thì tac dụng với đất là nhu nhau. Vấn đề là dinh dưỡng bạn bón xuống đất cho vụ bắp này và vụ khoai sau.
 


Back
Top